So Sánh Vi Phạm Hành Chính Và Tội Phạm Trong Lĩnh Vực Phòng Cháy Và Chữa Cháy

điểm khác lại cho rằng cần xác định lỗi của tổ chức thì mới có đầy đủ cơ sở để xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC. Trong trường hợp này, lỗi của tổ chức được xác định thông qua lỗi của các thành viên trong tổ chức đó khi thực hiện công việc được giao. Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC hiện hành quy định tổ chức phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi do chính mình gây ra và có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC. Đồng thời, phải có trách nhiệm xác định lỗi của người thuộc tổ chức mình trực tiếp gây ra vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ được giao để truy cứu trách nhiệm kỷ luật và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Về phương diện pháp luật, Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định chung rằng tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra. Cùng với nội dung này, Điều 1 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19/7/2013 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính xác định: “cán bộ, công chức, viên chức thực hiện hành vi vi phạm khi đang thi hành công vụ, nhiệm vụ và hành vi vi phạm đó thuộc công vụ, nhiệm vụ được giao, thì không bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, mà bị xử lý theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức”.

- Động cơ vi phạm:

Động cơ vi phạm được hiểu là động lực thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi vi phạm hành chính. Thông thường khi thực hiện hành vi vi phạm hành chính chủ thể được thúc đẩy bởi động cơ nhất định nào đó như vụ lợi, trả thù,...

- Mục đích vi phạm: Mục đích là kết quả cuối cùng mà trong suy nghĩ của mình chủ thể mong muốn đạt được khi thực hiện hành vi vi phạm hành

chính. Mục đích vi phạm của chủ thể cũng thể hiện tính chất nguy hiểm của hành vi.

Ở một số trường hợp cụ thể, pháp luật PCCC xác định dấu hiệu mục đích là dấu hiệu bắt buộc của một số loại vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC. Chính vì thế, khi xử phạt cá nhân, tổ chức về loại vi phạm hành chính này cần phải xác định rõ ràng hành vi của họ có thỏa mãn đầy đủ dấu hiệu mục đích hay không ngoài việc xem xét các dấu hiệu khác. Ví dụ: Hành vi “sử dụng phương tiện chữa cháy ở vị trí thường trực chữa cháy” được coi là vi phạm quy định về trang bị, bảo quản và sử dụng phương tiện phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 41 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12/11/2013 khi “dùng vào mục đích khác”.

c. Chủ thể của vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa

cháy

Chủ thể vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC là các tổ chức, cá nhân

có năng lực chịu trách nhiệm hành chính theo quy định của pháp luật hành chính.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Theo quy định của pháp luật nói chung và pháp luật về lĩnh vực PCCC hiện hành, cá nhân là chủ thể của vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC phải là người không mắc bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi và đủ độ tuổi theo quy định của pháp luật, cụ thể là:

+ Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi là chủ thể của vi phạm hành chính trong trường hợp thực hiện hành vi với lỗi cố ý. Như vậy, khi xác định người ở độ tuổi này có vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC hay không cần xác định yếu tố lỗi trong mặt chủ quan của họ. Thông thường người thực hiện

Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy - Qua thực tiễn thành phố Hà Nội - 4

hành vi với lỗi cố ý là người nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, bị pháp luật cấm nhưng vẫn thực hiện.

+ Người từ đủ 16 tuổi trở lên có thể là chủ thể vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC trong mọi trường hợp.

+ Tổ chức là chủ thể vi phạm hành chính bao gồm: các cơ quan hành chính nhà nước, các tổ chức xã hội, các đơn vị kinh tế, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân và các tổ chức khác có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật.

Cá nhân, tổ chức nước ngoài cũng là chủ thể vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng các quy định của Điều ước quốc tế đó.

d. Khách thể của vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa

cháy

Khách thể vi phạm pháp luật là những quan hệ xã hội được pháp luật bảo

vệ nhưng bị hành vi vi phạm pháp luật xâm hại. Những quan hệ xã hội khác nhau thì có tính chất và tầm quan trọng khác nhau, do vậy, tính chất và tầm quan trọng của khách thể cũng là những yếu tố để xác định mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm pháp luật [36, tr. 214].

Vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC cũng như mọi vi phạm pháp luật khác đều xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Dấu hiệu khách thể để nhận biết vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC là hành vi vi phạm này đã xâm phạm đến trật tự quản lý nhà nước trong lĩnh vực PCCC được pháp luật PCCC quy định và bảo vệ.

1.1.2. So sánh vi phạm hành chính và tội phạm trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy

Vi phạm hành chính là hành vi nguy hiểm cho xã hội nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Vì thế, khi xử lý các vi phạm hành chính, cần đặc biệt lưu ý đến việc nhận biết các dấu hiệu để phân biệt vi phạm hành chính với tội phạm. Trong nhiều trường hợp thực tế, ranh giới giữa vi phạm hành chính và tội phạm rất khó xác định. Vì vậy, nếu không giải quyết đúng đắn vấn đề này rất dễ xảy ra tình trạng để lọt tội phạm hoặc xử lý oan người vi phạm chưa đến mức phạm tội.

1.1.2.1. Giống nhau

- Vi phạm hành chính và tội phạm trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy đều là hành vi vi phạm, xâm hại trật tự xã hội do nhà nước đặt ra. Vi phạm hành chính hay tội phạm là những hành vi vi phạm pháp luật nói chung và phải bị xử lý theo chế tài tương ứng. Vi phạm hành chính bị xử lý bằng chế tài hành chính, còn tội phạm bị xử lý bằng chế tài hình sự.

- Vi phạm hành chính và tội phạm đều là hành vi vi phạm, xâm hại đến lợi ích của nhà nước, tập thể, công dân, gây ảnh hưởng xấu đến đời sống xã hội, là biểu hiện tiêu cực cần phải loại trừ. Ngoài ra, ranh giới giữa vi phạm hành chính và tội phạm rất gần nhau. Trong nhiều trường hợp giữa vi phạm hành chính và tội phạm chỉ là ranh giới mong manh mà vượt qua nó thì vi phạm hành chính sẽ trở thành tội phạm trong điều kiện nhất định.

1.1.2.2. Khác nhau

- Vi phạm hành chính có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm và các hình thức xử phạt hành chính cũng ít nghiêm khắc hơn so với hình phạt áp dụng với tội phạm. Giữa tội phạm và vi phạm hành chính có sự khác biệt đó là mức độ nguy hiểm cho xã hội. Về đại thể, vi phạm hành chính có mức độ nguy hiểm thấp hơn so với tội phạm. Đây cũng chính là đặc điểm

cơ bản để phân biệt vi phạm hành chính và tội phạm. Mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm được thông qua những dấu hiệu nhất định như: mức độ gây thiệt hại cho xã hội, mức độ tái phạm, vi phạm nhiều lần,…

- Tội phạm được quy định tại Bộ luật Hình sự do Quốc hội ban hành. Trong Bộ luật Hình sự có 05 tội phạm liên quan đến lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy là Điều 232 - Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ; Điều 234 - Tội vi phạm quy định về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; Điều 238 - Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc; Điều 239 - Tội vi phạm quy định về quản lý chất cháy, chất độc và Điều 240 - Tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy.

Đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC thì được quy định tại Nghị định số 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.

- Việc xử lý người phạm tội được giao cho cơ quan duy nhất là Tòa án, còn việc xử lý đối tượng vi phạm hành chính được giao cho nhiều cơ quan và người có thẩm quyền.

- Thủ tục xử lý vi phạm hành chính và tội phạm là hoàn toàn khác nhau. Tòa án xét xử vụ án hình sự theo thủ tục tố tụng hình sự, có sự tham gia của người bào chữa. Còn thủ tục xử phạt vi phạm hành chính phần nhiều mang tính quyền lực đơn phương từ phía cơ quan nhà nước, dù pháp luật có quy định quyền khiếu nại, tố cáo của đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính.

- Mức độ của chế tài vi phạm hành chính và chế tài hình sự là khác nhau. Chế tài hành chính chủ yếu tác động vào yếu tố vật chất, tinh thần của người

vi phạm, chế tài hình sự có mức độ nặng hơn chủ yếu là tước đoạt quyền tự do của người phạm tội.

1.2. XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC PHÕNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

1.2.1. Khái niệm xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy

Bản chất của hoạt động xử lý vi phạm hành chính là áp dụng một số loại biện pháp cưỡng chế hành chính do pháp luật quy định. Cưỡng chế hành chính được xác định là biện pháp cưỡng chế nhà nước do cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định áp dụng đối với cá nhân hay tổ chức có hành vi vi phạm hành chính hoặc đối với một số cá nhân, tổ chức nhất định với mục đích ngăn chặn hay phòng ngừa, vì lý do an ninh quốc phòng hoặc vì lợi ích quốc gia.

Khái niệm “xử lý vi phạm hành chính” là khái niệm mới xuất hiện và được chính thức quy định lần đầu tiên trong Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 1995. Trước đây, trong một số văn bản pháp luật có sử dụng cụm từ “xử lý hành chính” hàm nghĩa chỉ các biện pháp phi hình sự như xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính. Tại Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính năm 1989 có sử dụng khái niệm “xử phạt vi phạm hành chính” chỉ các biện pháp xử phạt thông dụng như cảnh cáo; phạt tiền; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm;… Việc xuất hiện khái niệm “xử lý vi phạm hành chính” trong Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 1995 là nhằm đưa ra một khái niệm chung bao hàm cả các chế tài xử phạt hành chính theo Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính năm 1989 và các biện pháp xử lý hành chính khác mới được đưa vào Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 1995 trên cơ sở các quy định trước đây như Nghị quyết số 49/NQ-TVQH ngày 20/6/1961 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tập trung giáo dục cải tạo, Thông tư số 68/TTg-VG

của Thủ tướng Chính phủ ngày 13/7/1964 về việc thành lập các trường giáo dục thiếu niên hư, Quyết định số 217/TTG/CN ngày 18/12/1967 về việc tổ chức lại các trường giáo dục thiếu niên hư,… [29]. Khái niệm xử lý vi phạm hành chính được duy trì và tiếp tục sử dụng trong Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 với hai nội dung cơ bản là xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp xử lý hành chính.

Xử phạt vi phạm hành chính: Khái niệm này được sử dụng khá phổ biến trong các văn bản pháp luật cũng như trong cuộc sống. Tuy nhiên, khái niệm này chỉ mới được quy định trong Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.

Biện pháp xử lý hành chính: Là biện pháp được áp dụng đối với cá nhân vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm, bao gồm biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (Khoản 3 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012).

Trên thực tế, có nhiều ý kiến cho rằng xử lý vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính là một. Cách hiểu như trên là chưa đầy đủ, bởi trên thực tế xử phạt vi phạm hành chính không phải là biện pháp duy nhất nhằm xác lập trật tự quản lý nhà nước bị phá vỡ. Nếu đồng nhất việc xử phạt vi phạm hành chính với xử lý vi phạm hành chính thì dẫn đến việc coi nhẹ các biện pháp cưỡng chế hành chính khác mà chỉ chú trọng biện pháp xử phạt

hành chính của chủ thể có thẩm quyền khi áp dụng pháp luật hành chính, dẫn đến hậu quả không đảm bảo mục đích xử phạt vi phạm hành chính.

Do đó, có thể hiểu một cách khái quát: Xử lý vi phạm hành chính là hoạt động cưỡng chế mang tính quyền lực nhà nước nhằm áp dụng các chế tài hành chính, do các chủ thể được Nhà nước giao quyền, thực hiện đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính theo trình tự thủ tục do pháp luật quy định.

Trật tự quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy là một trong những lĩnh vực được các quy phạm pháp luật hành chính bảo vệ. Vì vậy, cũng có thể hiểu: Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy là hoạt động cưỡng chế mang tính quyền lực nhà nước nhằm áp dụng các chế tài hành chính, do các chủ thể được Nhà nước giao quyền, thực hiện đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy theo trình tự thủ tục do pháp luật quy định.

1.2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy

1.2.2.1. Nhận thức của chủ thể xử lý và chủ thể vi phạm

a) Về chủ thể xử lý

Nhận thức của chủ thể xử lý VPHC trong lĩnh vực PCCC là một yếu tố hết sức quan trọng trong việc đảm bảo thực thi pháp luật về xử lý VPHC trong lĩnh vực PCCC. Chủ thể xử lý VPHC trong lĩnh vực PCCC trực tiếp ở đây là lực lượng Cảnh sát PCCC, các cơ quan có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật. Trước hết để đảm bảo pháp luật về VPHC trong lĩnh vực PCCC được thực thi một cách công bằng và nghiêm minh thì chủ thể xử phạt phải có nhận thức một cách đúng đắn về các quy định của pháp luật trong xử lý VPHC, phải đứng trên quan điểm bảo vệ pháp luật và trật tự QLNN, quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức được pháp luật bảo hộ để đưa ra

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/08/2024