Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh theo định hướng phát triển năng lực ở các trường trung học phổ thông huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên - 2

QL : Quản lý

QLGD : Quản lý giáo dục

QLHĐ : Quản lý hoạt động

SHCM : Sinh hoạt chuyên môn

SHNK : Sinh hoạt ngoại khóa

SKKN : Sáng kiến kinh nghiệm

TBDH : Thiết bị dạy học

TDTT : Thể dục thể thao

THPT : Trung học phổ thong

v

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

TTCM : Tổ trưởng chuyên môn UDCNTT : Ứng dụng công nghệ thông tin


Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh theo định hướng phát triển năng lực ở các trường trung học phổ thông huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên - 2

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Quy mô trường lớp, giáo viên, học sinh huyện Đồng Hỷ 31

Bảng 2.2. Số lượng GV dạy GDTC ở các trường THPT huyện Đồng Hỷ 32

Bảng 2.3. Số lượng tiết dạy GDTC năm học 2016-2017 32

Bảng 2.4. Bảng quy điểm số của các biến 34

Bảng 2.5. Ý nghĩa của điểm số bình quân 34

Bảng 2.6. Nhận thức về tầm quan trọng của GDTC đối với học sinh THPT 35

Bảng 2.7. Nhận thức về nội dung GDTC cho học sinh THPT 36

Bảng 2.8. Thực trạng nhận thức về nội dung GDTC theo định hướng PTNL

ở các trường THPT huyện Đồng Hỷ 37

Bảng 2.9. Thực trạng tổ chức các hoạt động GDTC cho học sinh THPT theo

định hướng NL 38

Bảng 2.10. Thực trạng các hoạt động GDTC cho HS theo hướng PTNL 39

Bảng 2.11. Nhận thức của cán bộ quản lý về khái niệm GDTC 41

Bảng 2.12. Nhận thức về nội dung QL hoạt động GDTC cho HS theo hướng PTNL 43

Bảng 2.13. Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy môn thể dục 45

Bảng 2.14. Thực trạng lập kế hoạch dạy môn thể dục ở trường THPT 46

Bảng 2.15. Thực trạng quản lý hoạt động ngoại khoá GDTC cho học sinh

theo định hướng PTNL 48

Bảng 2.16. Thực trạng quản lý tổ chức HĐNK giáo dục thể chất cho HS của GV 49

Bảng 2.17. Thực trạng quản lý các hoạt động học tập của HS theo định hướng PTNL 51

Bảng 2.18. Mức độ GV tham gia tổ chức các hoạt động tập thể, hoạt động vui

chơi giải trí, hoạt động câu lạc bộ thể thao cho HS 52

Bảng 2.19. Thực trạng quản lý nội dung chương trình GDTC theo định hướng PTNL cho học sinh các Trường THPT huyện Đồng Hỷ,

tỉnh Thái Nguyên 53

Bảng 2.20. Thực trạng tham gia phát triển chương trình GDTC của GV 54

Bảng 2.21. Thực trạng quản lý kiểm tra đánh giá HĐ GDTC cho học sinh

theo hướng PTNL 56

v

Bảng 2.22. Thực trạng quản lý cơ sở vật chất phục vụ hoạt động GDTC theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các Trường THPT

huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên 57

Bảng 2.23. Thực trạng phương pháp quản lý hoạt động GDTC 58

Bảng 2.24. Thực trạng HS tham gia các HĐGDTC do nhà trường tổ chức 59

Bảng 2.25. Thực trang hoạt động thể thao do nhà trường tổ chức cho học sinh 60

Bảng 2.26. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý các hoạt động GDTC cho HS theo định hướng PTNL 61

Bảng 3.1. Kết quả đánh giá mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất 91

vi

Bảng 3.2. Kết quả đánh giá mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất 92


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Kết quả khảo sát tính cần thiết của các biện pháp 91

Biểu đồ 3.2. Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp 93


vii

PHẦN MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định "Phát triển Giáo dục và Đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư phát triển”. Trước những yêu cầu mới của công cuộc đổi mới căn bản toàn diện của giáo dục Việt Nam, đội ngũ nhà giáo còn nhiều bất cập, những đánh giá của Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI “Quản lý giáo dục và đào tạo còn nhiều yếu kém. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu một bộ phận chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, thiếu tâm huyết, thậm chí vi phạm đạo đức nghề nghiệp”. Nghị quyết trên cũng yêu cầu phải đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học theo hướng hiện đại, coi trọng dạy cách học; phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền đạt áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học.

Nhiều công trình khoa học cho thấy giáo dục thể chất góp phần tạo dựng cơ sở cho sự phát triển cơ thể toàn diện, hoàn thiện hình thể, sức khỏe và hình thành các kỹ năng vận động cho học sinh; Góp phần rèn luyện và hình thành nhân cách cho học sinh- nguồn nhân lực tương lai của đất nước. Đây chính là vấn đề khoa học mà hoạt động giáo dục thể chất trong các trường học nói chung, trường THPT nói riêng phải hướng đến để học sinh phát triển toàn diện. Tuy nhiên trong thực tế, chúng ta chưa làm được nhiệm vụ đó.

Đồng Hỷ là huyện miền núi nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Thái Nguyên, phía Bắc giáp huyện Võ Nhai và tỉnh Bắc Kạn; phía Nam giáp huyện Phú Bình và Thành phố Thái Nguyên; phía Đông giáp tỉnh Bắc Giang; phía Tây giáp huyện Phú Lương và Thành phố Thái Nguyên. Diện tích đất tự nhiên 45.440 ha chia thành 18 đơn vị hành chính (15 xã và 03 thị trấn); dân số 115.456 người gồm 8 dân tộc chủ yếu, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm gần 43%. Đảng bộ huyện có 54 chi, đảng bộ trực thuộc, trong đó 18 đảng bộ xã, thị trấn; 7 đảng bộ cơ quan hành chính, đơn vị sự

nghiệp, doanh nghiệp, lực lượng vũ trang; 29 chi bộ cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp; 370 chi bộ trực thuộc các đảng bộ cơ sở với tổng số 6.177 đảng viên. Huyện Đồng Hỷ có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, trong đó đất lâm nghiệp chiếm trên 50% diện tích đất tự nhiên (rừng phòng hộ là 5.773,8 ha và rừng sản xuất là 18.344,22 ha); các loại khoáng sản có trữ lượng lớn như: mỏ sắt Trại Cau, mỏ sắt Tiến Bộ, mỏ kẽm chì làng Hích…; các loại vật liệu xây dựng như: đá xây dựng, đá vôi, đất sét, cát sỏi… Trên địa bàn có 2 tuyến quốc lộ là Quốc lộ 1B và Quốc lộ 17; 18 xã, thị trấn có đường ô tô đến trung tâm. Có nhiều di tích lịch sử, văn hóa tạo điều kiện thuận lợi cho huyện phát triển kinh tế - xã hội. Những năm qua, cùng với cả nước, Đồng Hỷ đã và đang có nhiều thay đổi theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đời sống vật chất, văn hoá của Huyện được nâng cao rõ rệt.

Xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn cần phải xây dựng nguồn nhân lực cho xã hội cũng như từ những hạn chế, yếu kém trong quản lý về hoạt động giáo dục thể chất ở các trường THPT Huyện Đồng Hỷ, tác giả lựa chọn đề tài: “Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh theo định hướng phát triển năng lực ở các trường THPT huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên" làm đề tài nghiên cứu cho luận văn Thạc sỹ quản lý giáo dục của mình.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý hoạt động GDTC ở các trường THPT của huyện Đồng Hỷ, luận văn đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động GDTC cho học sinh theo định hướng phát triển năng lực ở trường THPT huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục phổ thông nói chung, nâng cao hiệu quả giáo dục thể chất và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh THPT huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Quản lý GDTC cho học sinh ở trường THPT theo định hướng phát triển năng lực của học sinh.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh theo định hướng phát triển năng lực ở các trường THPT huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.

4. Giả thuyết khoa học

Công tác quản lý hoạt động GDTC của các trường THPT huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đã đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên trong quá trình chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, bất cập. Nếu xây dựng được các biện pháp quản lý hoạt động GDTC khoa học, đồng bộ và phù hợp với điều kiện thực tiễn của giáo dục phổ thông ở huyện Đồng Hỷ sẽ được nâng cao góp phần đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh THPT.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Nghiên cứu xây dựng cơ sở lí luận về quản lý hoạt động GDTC cho học sinh theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT

5.2. Khảo sát đánh giá thực trạng quản lý hoạt động GDTC cho học sinh theo ĐHPTNL ở các trường THPT huyện Đồng Hỷ,tỉnh Thái Nguyên

5.3. Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động GDTC cho học sinh theo định hướng phát triển năng lực ở các trường THPT huyện Đồng Hỷ

6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

6.1. Đề tài tập trung nghiên cứu quản lý hoạt động GDTC cho học sinh theo ĐHPTNL ở các trường THPT huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.

6.2. Việc khảo sát thực trạng công tác quản lý hoạt động GDTC cho học sinh theo định hướng phát triển năng lực được tiến hành tập trung tại 03 trường Trung học phổ thông công lập huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa những vấn đề liên quan từ các tài liệu lí luận, văn kiện, chính sách của Đảng, Nhà nước; Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, công trình khoa học có liên quan đến vấn đề nghiên cứu để xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài luận văn.

7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp quan sát: Quan sát những hoạt động của học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý trong nhà trường THPT huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên để thu thập thông tin phục vụ quá trình nghiên cứu đề tài.

- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Sử dựng bảng hỏi để khảo sát ý kiến của cán bộ quản lí cấp trường, tổ chuyên môn, giáo viên bộ môn thể dục và các giáo viên có liên quan nhằm thu thập thông tin phục vụ quá trình nghiên cứu luận văn.

- Phương pháp chuyên gia: sử dụng phương pháp chuyên gia để thu thập ý kiến chuyên gia về các vấn đề liên quan phục vụ quá trình hoàn thiện đề tài nghiên cứu.

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tổng kết kinh nghiệm hoạt động GDTC của giáo viên trực tiếp giảng dạy, kinh nghiệm công tác quản lí hoạt động GDTC của cán bộ quản lí các cấp đặc biệt là những người đang trực tiếp làm quản lí ở các trường THPT.

7.3. Nhóm phương pháp xử lí kết quả nghiên cứu

Dùng phương pháp thống kê toán học để xử lí tổng hợp số liệu xử dụng thống kê mô tả và thống kê suy luận để rút ra kết luận vừa có ý nghĩa định tính, vừa có ý nghĩa định lượng.

8. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và khuyến nghị; tài liệu tham khảo và phụ lục; luận văn được trình bày trong 3 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lí luận về quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh theo định hướng phát triển năng lực ở Trường trung học phổ thông.

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh theo ĐHPTNL ở các Trường THPT huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.

Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục thể chất theo cho học sinh theo định hướng phát triển năng lực ở các Trường trung học phổ thông huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 23/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí