Tổng Quan Về Tích Hợp Giáo Dục Sức Khỏe Cho Học Sinh Tiểu Học

Sau đó, bác sĩ tiến hành kiểm tra những vấn đề cụ thể sau: đo chiều cao, đo nhịp tim, kiểm tra huyết áp và nhiệt độ, nghe tim, phổi hoạt động và đo chu vi vùng bụng.

Một số xét nghiệm có ảnh hưởng tới sức khỏe và các yếu tố nguy cơ: Có thể bao gồm công thức máu, kiểm tra lượng cholesterol và mỡ trong máu khác, xét nghiệm chức năng gan, glucose, kiểm tra tuyến giáp, kiểm tra tim và những loại khác tùy thuộc vào tình hình sức khỏe.

Từ những thông tin trên, bác sĩ sẽ lập kế hoạch cho bệnh nhân về số cân cần phải loại bỏ ra khỏi người bệnh nhân và phân tích các điều kiện sức khỏe hay sự cố có thể xảy ra. Từ đó sẽ giúp bác sĩ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất.

1.2.7. Phương pháp điều trị

Để điều trị béo phì, chúng ta phải kể đến những phương pháp sau: Điều trị y tế; tăng cường thể chất, rèn luyện sức khỏe và có dinh dưỡng, chế độ ăn hợp lí.

Để điều trị y tế bệnh béo phì, bác sĩ phải đưa ra mục tiêu cần thực hiện được và giữ cho cân nặng của bệnh nhân ở mức tốt nhất để giúp cuộc sống và sức khỏe cải thiện hơn. Khi điều trị, có nhiều cách. Tuy nhiên, các phương pháp điều trị phù hợp phải dựa vào số cân nặng của người bệnh, kết quả khám tổng quát cùng ý chí quyết tâm giảm cân của người bệnh. Để có được một cơ thể có cân nặng vừa phải, khỏe mạnh thì bản thân bệnh nhân phải thay đổi lối sống hằng ngày: ăn uống hợp lí và khoa học, chăm chỉ tập thể dục, rèn luyện sức khỏe; thay đổi các hành vi và thái độ trong cuộc sống.

Hằng ngày, việc quan trọng để khắc phục bệnh béo phì là phải ăn uống lành mạnh, giảm lượng calo. Cách an toàn nhất để giảm cân là giảm từ từ và ổn định 1/2 đến 1 kg mỗi. Việc này sẽ giúp bệnh nhân giữ được trạng thái cơ thể khỏe mạnh ở mức tốt nhất. Không nên có chế độ ăn uống quá khắc nghiệt, không nên ăn quá kiêng vì cơ thể sẽ bị thiếu một số chất dinh dưỡng cần thiết. Thay vào đó, cần có những lựa chọn kế hoạch ăn uống khoa học mà vẫn đạt được mục tiêu đề ra (lượng calo nạp vào phải thấp hơn lượng calo thoát ra)

Chìa khóa để giảm cân là giảm bao nhiêu calo tiêu thụ. Bác sĩ xem lại chế độ ăn uống của bệnh nhân để xem lượng calo nạp vào và tiêu thụ là bao nhiêu.

Để rồi từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra phương án và vị trí có thẻ cắt giảm. Phải xác định được chế độ ăn uống chưa hợp lí như ăn đồ ăn nhanh nhiều, uống nước ngọt, ăn bánh kẹo nhiều,...Từ đó, chính bác sĩ sẽ là người giúp bạn có định hướng về lượng calo cần phải có trong mỗi ngày giảm cân được như ý muốn là 1.000 đến 1.600 calo.

Mỗi loại đồ ăn, đồ uống đều có khối lượng tịnh, trong đó sẽ có lượng calo cụ thể. Ví dụ như: các món quà ăn vặt, bánh, kẹo và món ăn đã qua chế biến bằng cách chiên rán thì có lượng calo lớn. Ngược lại, các loại rau củ quả và trái cây lại có ít calo hơn. Do đó, có thể sử dụng cách ăn chủ yếu là thức ăn chứa ít calo thì tạo cảm giác no cho bệnh nhân khiến họ thấy tốt hơn về bữa ăn, thấy mình ăn nhiều rồi mà không ăn các loại đồ ăn khác nữa.

Để cơ thể đạt trạng thái khỏe mạnh, chúng ta có thể ăn theo mức độ của Trọng lượng Kim tự tháp. Chúng ta hãy ăn nhiều thức ăn có ít calo, từ thực vật như các loại quả, các loại rau và ngũ cốc. Bên cạnh đó, cần phải bổ sung vào bữa ăn các protein thực vật từ các loại đậu và protein động vật như thịt nạc, thủy sản. Người bệnh có thể sử dụng muối, đường, sản phẩm từ sữa chuyên dụng có hàm lượng calo thấp. Người lập kế hoạch cho bệnh nhân sẽ luôn đưa ra lời khuyên: Lựa chọn thực phẩm lành mạnh với số lượng vừa phải cho phần còn lại của kim tự tháp, trong đó nguồn carbohydrates, protein từ đậu, cá, sữa ít chất béo và chất béo không bão hòa.

Việc thường xuyên tập thể dục, rèn luyện thể chất cũng giúp điều trị bệnh béo phì. Nếu người bệnh chăm chỉ tập thể dục (đơn giản việc đi bộ mỗi ngày) trong một năm cũng giúp họ giảm và giữ được số cân nặng mong muốn. Ngoài mong muốn là giảm cân, đốt cháy nhiều calo hơn thì các hoạt động này còn mang lại cho sức khỏe những ích lợi khác nữa. Các chỉ số về thời gian tập luyện, tần suất tập luyện và cường độ tập luyện thể chất sẽ có lượng calo được đốt cháy tương ứng.

Muốn giảm mỡ cơ thể, người bệnh có thể thường xuyên rèn luyện thể lực bằng các cách sau: đạp xe, đi bộ, bơi lội, ... Nếu muốn giữ cân năng mong muốn, người béo phì phải hoạt động thể chất trung bình từ 150 phút mỗi tuần trở lên với cường độ tập luyện tích cực. Còn nếu muốn giảm nhiều hơn thì phải hoạt động

250 - 300 phút tập luyện một tuần. Để đạt được mục tiêu thể lực đã đặt ra, chúng ta có thể chia thành nhiều lần tập trong một ngày, mỗi lần 10-15 phút. Hay một cách khác có thể áp dụng ngay tại nhà, đó là tập các bài nhảy aerobic trên ti vi vì đốt cháy được lượng calo rất nhiều, đạt hiệu quả giảm cân.

1.2.8. Phòng chống béo phì

Mỗi người cần thực hiện một số bước sau đây để có thể kiểm soát cân nặng và các vấn đề sức khỏe khác.

Để hạn chế việc tăng cân không kiểm soát, chúng ta phải tập thể dục thường xuyên. Theo nghiên cứu của một trường y, chúng ta phải rèn luyện thể lực khoảng một tuần là 150 - 250 phút để hạn chế sự tăng cân. Đi bộ nhanh và bơi lội có cường độ tập luyện vừa sức, giúp duy trì được cân nặng như mong muốn.

Mỗi người phải tạo thói quen ăn uống một cách lành mạnh và không ăn những "thực phẩm cấm". Cần ăn thức ăn mà có lượng calo ít, các loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe như trái cây, rau và ngũ cốc, hạn chế chất béo, đồ ngọt và bia rượu. Việc ăn một lượng nhỏ chất béo tốt cũng có thể nhưng phải có sự kiểm soát. Chúng ta có thể viết ghi chú mỗi ngày xem mình đã ăn gì với lượng là bao nhiêu.

Hình 1 4 Thực phẩm nên và không nên ăn vào cơ thể 10 Chúng ta nên theo dõi cân 1

Hình 1.4. Thực phẩm nên và không nên ăn vào cơ thể [10]

Chúng ta nên theo dõi cân nặng thường xuyên, cân ít nhất một lần một tuần. Việc này giúp bạn xem xem bản thân đã có kế hoạch phù hợp chưa, mục tiêu giảm cân có đạt được không, công sức bỏ ra có xứng đáng không và còn giúp bạn điều chỉnh lượng thức ăn nạp vào một cách hợp lí, hạn chế tăng cân nhất có thể.

1.3. Tổng quan về tích hợp giáo dục sức khỏe cho học sinh Tiểu học

1.3.1. Tích hợp

1.3.1.1. Khái niệm

Trong giáo dục, khái niệm tích hợp xuất hiện từ thế kỷ XVIII, dùng để chỉ một quan niệm giáo dục toàn diện con người, chống lại hiện tượng làm cho phát triển thiếu hài hòa, cân đối. Trong dạy học các bộ môn, tích hợp được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp các nội dung từ môn học thành “môn học” mới, như Vật lý, Hóa học, Sinh học được tích hợp thành Khoa học tự nhiên; Lịch sử, Địa lý, Xã hội học, Kinh tế học thành môn Nghiên cứu xã hội.

Tích hợp cũng có thể hiểu là sự lồng ghép các nội dung cần thiết vào nội dung vốn có của môn học, ví dụ: lồng ghép nội dung giáo dục dân số, giáo dục môi trường… vào nội dung các môn học: Địa lý, Sinh học, Giáo dục công dân…xây dựng trong các môn học truyền thống. [14]

Về phương diện lí luận dạy học, tích hợp được hiểu là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống các kiến thức trong một môn học hoặc giữa các môn học thành một nội dung thống nhất. Cũng có thể hiểu: Tích hợp là một hoạt động mà ở đó cần phải kết hợp, liên hệ, huy động các yếu tố, nội dung gần và giống nhau, có liên quan với nhau của nhiều lĩnh vực để giải quyết, làm sáng tỏ vấn đề và cùng một lúc đạt được nhiều mục tiêu khác nhau. [21]

Có rất nhiều định nghĩa tích hợp được các nhà nghiên cứu đưa ra, tuy nhiên tất cả đều mang một nghĩa chung như sau: Dạy học tích hợp là định hướng dạy học giúp HS phát triển khả năng huy động tổng hợp kiến thức, kỹ năng, … thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết có hiệu quả các vấn đề trong học tập và trong cuộc sống, được thực hiện ngay trong quá trình lĩnh hội kiến thức và rèn luyện kỹ năng; phát triển được các năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề.

1.3.1.2. Vai trò

Mỗi một vấn đề nào đó trong cuộc sống đều có mối liên hệ với nhau. Do đó, cần phải kết hợp các kiến thức và kĩ năng của nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết vấn đề. Tích hợp giáo dục tạo động lực để HS tích cực tham gia học tập, khiến chúng có thể vận dụng sáng tạo kiến thức, kĩ năng, làm cho HS giải đáp được những thắc mắc trong thực tiễn, góp phần đào tạo thành những người có khả năng giải quyết vấn đề sau này. Thêm vào đó, việc tích hợp giáo dục sẽ giúp cho HS dễ dàng nhận thức và nhớ lâu hơn. Các hình thức giáo dục cũng được phát huy tối đa hiệu quả, đa dạng hình thức giáo dục hơn nên vấn đề giáo dục dễ đi vào cuộc sống.

1.3.1.3. Hình thức dạy học tích hợp

Để dạy học tích hợp, người ta chia thành ba hình thức sau đây:


Hình 1 5 Các hình thức dạy học tích hợp  Tích hợp trong nội bộ môn học 2

Hình 1.5. Các hình thức dạy học tích hợp

Tích hợp trong nội bộ môn học

Trong môn học, tích hợp là tổng hợp trong một đơn vị học, thậm chí trong 1 tiết học hay trong một bài tập nhiều mảng kiến thức, kĩ năng liên quan đến nhau nhằm tăng cường hiệu quả giáo dục và tiết kiệm thời gian cho người học.

Bảng 1.5. Phân loại tích hợp nội bộ môn học


Tích hợp

Theo chiều ngang

Theo chiều dọc

Nguyên tắc

Đồng quy

Đồng tâm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Tích hợp kiến thức, kĩ năng của môn học này với môn

học khác.

Tích hợp kiến thức, kĩ năng mới với những gì đã được học trước đó

(lớp trên với lớp dưới)

Nội dung

Tích hợp liên môn

Tích hợp liên môn là phương án, trong đó nhiều môn học liên quan được kết lại thành một môn học mới với hệ thống những chủ đế nhất định xuyên suốt qua nhiểu cấp lớp.

Tích hợp xuyên môn

Trong cách tiếp cận tích hợp xuyên môn, GV tổ chức chương trình học tập xoay quanh các vấn đề mà HS quan tâm tới. HS có thể học và hình thành kiến thức, kĩ năng ở nhiều thời điểm và thời gian khác nhau, theo sự lựa chọn của người dạy hoặc người học.

Qua tích hợp xuyên môn, HS phát triển các kĩ năng sống khi các em áp dụng các kĩ năng môn học và liên môn vào hoàn cảnh thực tế của cuộc sống.

Tích hợp đa môn

Tích hợp đa môn là hình thức dạy học theo các môn học riêng rẽ nhưng các môn học đều có một chủ đề chung. Ví dụ chủ đề “Bảo vệ môi trường tự nhiên” được các môn Tự nhiên - xã hội, Khoa học, Đạo đức, Địa lí, … cùng thiết kế nội dung dạy học.

1.3.2. Giáo dục sức khỏe

Giáo dục sức khỏe giống như giáo dục chung, là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến suy nghĩ và tình cảm của con người, nhằm nâng cao kiến thức, thay đổi thái độ và thực hành các hành vi lành mạnh để bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho cá nhân, gia đình và cộng đồng.

1.3.3. Tích hợp giáo dục sức khỏe

1.3.3.1. Khái niệm

Tích hợp giáo dục sức khỏe là một hoạt động mà ở đó cần kết hợp, liên hệ, huy động các yếu tố, nội dung về sức khỏe vào trong các bài dạy ở các môn học nhằm nâng cao kiến thức, thay đổi thái độ và có các hành vi lành mạnh để bảo vệ sức khỏe của mình, cũng như nâng cao sức khỏe cộng đồng.

1.3.3.2. Vai trò của giáo dục sức khỏe

Mục tiêu của Tổ chức y tế thế giới (WHO) cũng như của tất cả các thành viên là: “Sức khỏe cho mọi người”. Để đạt được điều này khi mà mọi thành viên, cán bộ y tế, giáo viên và mọi người cùng nỗ lực hết sức, cố gắng làm tốt nhất có thể công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho con người.

Chăm sóc sức khỏe ban đầu ban đầu là việc làm cần thiết để mục tiêu trên đạt hiệu quả cụ thể. Với chi phí thấp, việc CSSK ban đầu đã đáp ứng những nhu cầu SK thiết yếu của hầu hết người dân: Việc thực hiện CSSK ban đầu là trách nhiệm của các cán bộ y tế, của các cơ sở y tế và cũng là trách nhiệm của mỗi cá nhân, mỗi gia đình và cộng đồng.

Trong cuộc sống, mỗi người và gia đình của họ là những đơn vị chịu trách nhiệm về những quyết định liên quan đến sức khỏe của chính họ. Giả sư như: Một người nội trợ đi chợ sẽ đưa ra lựa chọn phải mua những thực phẩm nào cho nhà mình và nấu ra làm sao. Nếu gia đình nào có người bị ốm đau, bệnh tật thì chính những người trong gia đình đó sẽ quyết định sẽ đi khám chữa bệnh ở đâu và khi nào là thích hợp nhất.

Do đó, mọi người cần có những kiến thức sức khỏe cần thiết và cơ bản nhất, rèn cho mình những kỹ năng và chỉ thực hiện những hành động có lợi cho sức khỏe thì sức khỏe của họ mới đạt trạng thái tốt nhất được.

Giáo dục sức khỏe có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của bản thân mỗi ngày; nhằm làm thay đổi hành vi sức khỏe theo chiều hướng tích cực hơn. Từ đó, góp phần tạo ra, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho người dân. Việc này nếu đạt kết quả tốt thì tỉ lệ mắc các bệnh và tử vong sẽ được giảm đáng kể, nhất là ở các nước đang phát triển. Ngoài ra, nó còn làm cho hiệu quả của các dịch vụ Y tế được tăng lên.

1.3.3.3. Nguyên tắc giáo dục sức khỏe cho học sinh

Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học

Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học là xác định các nội dung giáo dục sức khỏe, lựa chọn phương pháp, phương tiện một cách khoa học, làm cho các nội dung này phù hợp với từng đối tượng giáo dục, từng cộng đồng.

Để xác định và lựa chọn ra vấn đề cần được ưu tiên giáo dục trong thời buổi hiện nay thì nội dung GDSK đáng được quan tâm. Người giáo dục sẽ phải dựa vào việc đi khảo sát, điều tra nghiên cứu về tình hình xã hội, đặc điểm tâm lý, lịch sử dịch tể, tình hình kinh tế, chính trị của xã hội. Nội dung GDSK phải đảm bảo gắn với trình độ phát triển khoa học và thực tiễn, không đưa ra vấn đề đang tranh cãi, không rõ ràng, không được công nhận.

Nhà giáo dục phải lựa chọn những phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức GDSK sao cho thật khoa học, hiện đại; phù hợp với đối tượng, cộng đồng, từng giai đoạn trong cuộc sống, từng điều kiện về kinh tế - xã hội cụ thể.

Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp đối tượng

Giáo dục sức khỏe được thực hiện cho toàn bộ người dân, vì ích lợi của chính họ và được mọi người tham gia thực hiện. Mỗi người dân vừa là đối tượng của GDSK, vừa là người tiến hành GDSK. Đối tượng của giáo dục sức khỏe rất đa dạng.

Khi tập hợp các đối tượng giáo dục cùng một thời gian hay trong cùng nội dung sẽ giúp nhà giáo dục đạt được mục tiêu và hiệu quả của GDSK. Khi nghiên cứu đối tượng GDSK, cần chú ý các đặc điểm về địa lí, văn hóa, tôn giáo, kinh tế, xã hội, học vấn và ý thức dân tộc. Mỗi một đối tượng giáo dục có nội dung, phương pháp, phương tiện giáo dục khác nhau nên cần phải có tính phổ cập, phù hợp với đặc điểm tâm - sinh lí của từng người để họ có thể tiếp thu được một cách dễ dàng. Các nội dung này phải đảm bảo phù hợp với từng đối tượng, với từng lớp dưới nhiều hình thức và bằng nhiều biện pháp khác nhau.

Nguyên tắc đảm bảo tính trực quan

Để tạo được sự chú ý cho người được giáo dục, các nhà giáo dục phải dùng các phương tiện trực quan, khiến họ có thể để tâm và chú ý, dễ dàng nhớ và nhớ lâu hơn. Muốn ấn tượng in sâu mãi trong tâm trí đối tượng thì nội dung GDSK phải được minh họa sinh động bằng các tranh ảnh, mô hình, vật mẫu một cách cụ thể và rõ ràng nhất.

Khi sử dụng các phương tiện trong nội dung GDSK, người giáo dục không được quá lạm dụng bởi cái gì nhiều quá cũng không tốt, gây nhàm chán, mất tập trung. Người giáo dục phải biết sử dụng phương tiện trực quan một cách

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 08/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí