MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong xu thế mới, con người Việt Nam vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Vấn đề con người là một trong những vấn đề luôn được xã hội coi trọng và quan tâm ở mọi thời đại. Trong giai đoạn đổi mới hiện nay của đất nước ta, việc coi trọng chất lượng cuộc sống của con người Việt Nam đã trở thành mục tiêu, động lực của chiến lược phát triển kinh tế xã hội (KTXH).
Sau nhiều năm triển khai chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản (SKSS) cho lứa tuổi vị thành niên, song kết quả đạt được vẫn còn thấp. Theo báo cáo của Bộ Y tế và Hội Liên Hiệp Thanh niên Việt Nam, người trong độ tuổi vị thành niên chiếm 1 4 tổng dân số, 50 trong số này chưa có kiến thức đầy đủ về sinh lý tuổi dậy thì và các hoạt động tình dục, mang thai. Nhiều thống kê cho thấy có sự gia tăng rõ rệt các vấn đề như mang thai sớm, mang thai ngoài ý muốn, nạo phá thai, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, kể cả HIV AIDS ở vị thành niên ở nhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam.
Xã hội phát triển, nhất là trong quá trình hội nhập, đã kéo theo những mặt khác của xã hội cùng phát triển, đặc biệt là văn hóa. Bên cạnh những mặt tích cực còn có nhiều vấn đề mới nảy sinh đòi hỏi cần giải quyết. Một trong những vấn đề bức thiết đang được xã hội quan tâm hiện nay là vấn đề giáo dục sức khỏe sinh sản (SKSS) cho học sinh (HS) trường trung học cơ sở (THCS) trong toàn thành phố nói chung và ở trường THCS Nguyễn Hiền nói riêng, bởi đây là lứa tuổi có sự thay đổi mạnh mẽ về thể chất và tinh thần.
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), tuổi vị thành niên là giai đoạn từ 10
– 19 tuổi, nằm trong khoảng thời gian từ lúc dậy thì đến lúc trưởng thành. Ở nước ta có 50 dân số dưới 20 tuổi, trong đó 20 có độ tuổi từ 10-19, tức là khoảng 15 triệu người thuộc lứa tuổi vị thành niên.
Tuổi vị thành niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang tuổi trưởng thành. Ở lứa tuổi này cơ thể chưa phát triển hoàn chỉnh về mặt tâm sinh lý. Ngoài ra, sự thiếu hiểu biết, thái độ, hành vi chưa đúng về SKSS là nguyên nhân của nhiều hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe và kinh tế xã hội (KTXH). Cùng với xu thế hội nhập, thanh thiếu niên có cơ hội tiếp cận với nhiều nền văn hóa khác nhau, bên cạnh những yếu tố tích cực thì vẫn có những quan điểm thiếu lành mạnh đe dọa đến sức khỏe. Lứa tuổi còn quá nhỏ, chưa được trang bị kinh nghiệm và k năng sống, dễ bị tác động bởi những yếu tố tiêu cực của xã hội. Hơn nữa, hiện nay xã hội vẫn còn quan điểm giáo dục SKSS, tình dục cho các em là “vẽ đường cho hươu chạy”, vì vậy, việc giáo dục các nội dung này trong gia đình, nhà trường còn hạn chế.
Trường THCS Nguyễn Hiền là một trường thuộc nội thành ở thành phố, trình độ dân trí ở địa bàn không đồng đều, cuộc sống của đa số người dân chủ yếu làm lao động tự do nên đời sống kinh tế chưa cao; thế nên, việc chăm lo, quan tâm đến công tác giáo dục cũng như chăm sóc SKSS cho con, em vẫn còn hạn chế, chưa sâu sát. Vì thế, các em học sinh, đặc biệt là học sinh trường THCS Nguyễn Hiền, thành phố Nha Trang cần được quan tâm nhiều hơn về mặt chăm sóc giáo dục SKSS, bởi lẽ các em là những chủ nhân tương lai của đất nước và chính đây là lực lượng đi đầu trong các hoạt động truyền thông về chăm sóc SKSS trong cộng đồng.
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trường trung học cơ sở Nguyễn Hiền, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn hiện nay - 1
- Những Nghiên Cứu Về Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Sức Khỏe Sinh Sản Cho Học Sinh
- Yêu Cầu Giáo Dục Skss Cho Hs Thcs Trong Giai Đoạn Hiện Nay
- Lí Luận Về Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Sức Khỏe Sinh Sản Cho Học Sinh Trung Học Cơ Sở Trong Giai Đoạn Hiện Nay
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
Vì vậy, nghiên cứu kiến thức, thái độ, hành vi SKSS và tìm hiểu các yếu tố liên quan của đối tượng này sẽ là một bằng chứng khoa học quan trọng, làm cơ sở cho việc hoạch định các chính sách, chương trình liên quan đến chăm sóc SKSS ở tuổi vị thành niên ở địa bàn phường Phước Hải nói riêng và thành phố Nha Trang nói chung. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn, nghiên cứu đề tài “Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trường THCS Nguyễn Hiền, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn hiện nay”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho HS trường THCS; kết quả khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trường THCS Nguyễn Hiền, thành phố Nha Trang và đề xuất một số biện pháp quản lý giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý ở trường THCS Nguyễn Hiền, thành phố Nha Trang.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
- Hoạt động giáo dục SKSS cho học sinh THCS
3.2. Đối tượng nghiên cứu
- Quản lý hoạt động giáo dục SKSS cho học sinh trường THCS Nguyễn Hiền, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
4. Câu hỏi nghiên cứu
Cần có những biện pháp quản lý gì để hoạt động giáo dục SKSS cho học sinh trường THCS Nguyễn Hiền, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay?
5. Giả thuyết khoa học
Các biện pháp giáo dục SKSS hiện nay đã đem lại một số kết quả, song vẫn còn thiếu hiệu quả dẫn đến nhận thức, thái độ và hành vi về SKSS còn hạn chế. Công tác quản lý hoạt động giáo dục SKSS tại trường THCS Nguyễn Hiền vẫn còn nhiều bất cập, chất lượng còn thấp.
Nếu đề xuất và thực thi đồng bộ các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục SKSS cho phù hợp thì hiệu quả hoạt động giáo dục SKSS cho học sinh trường THCS Nguyễn Hiền sẽ được nâng cao.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Tìm hiểu các cơ sở lý luận quản lý hoạt động giáo dục SKSS cho học sinh THCS.
- Phân tích thực trạng quản lý hoạt động giáo dục SKSS tại trường THCS Nguyễn Hiền, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa
- Đề xuất hệ thống biện pháp quản lý hoạt động giáo dục SKSS tại trường THCS Nguyễn Hiền, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa
7. Phạm vi nghiên cứu
Giới hạn nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu, đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục SKSS cho học sinh trường THCS Nguyễn Hiền, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn hiện nay.
Giới hạn thời gian: Nghiên cứu thực trạng quản lý quản lý hoạt động giáo dục SKSS cho học sinh trường THCS Nguyễn Hiền, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa từ năm 2016 đến năm 2019.
Giới hạn địa bàn: Trường THCS Nguyễn Hiền, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
8. Phương pháp nghiên cứu
8.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Tác giả tiến tổng hợp, hành phân tích và hệ thống hóa các tài liệu để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
8.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp quan sát: Thu thập các thông tin liên quan đến hoạt động giáo dục SKSS cho học sinh trường THCS Nguyễn Hiền, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa
Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp một số cán bộ quản lý, GV, học sinh trường THCS Nguyễn Hiền, thành phố Nha Trang
Phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa những vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài, gồm những tài liệu về giáo dục sức khỏe sinh sinh, quản lý, quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh, một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài.
Phương pháp điều tra: Thu thập số liệu về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục SKSS cho học sinh trường THCS Nguyễn Hiền, thành phố Nha Trang. Từ đó, tác giả tiến hành đánh giá công tác quản lý hoạt động giáo dục SKSS chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân, từ đó đề xuất những biện pháp quản lý.
Phương pháp chuyên gia:Lấy ý kiến các chuyên gia về tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất.
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Thông qua tài liệu, văn bản, trao đổi để lựa chọn xây dựng các biện pháp.
8.3. Phương pháp thống kê toán học: Nhằm xử lý kết quả nghiên cứu.
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày theo 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục SKSS cho học sinh THCS trong giai đoạn hiện nay.
Chương 2. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục SKSS cho học sinh trường THCS Nguyễn Hiền, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn hiện nay.
Chương 3. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục SKSS cho học sinh trường THCS Nguyễn Hiền, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn hiện nay.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Những nghiên cứu về sức khỏe sinh sản và giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh
Sức khỏe sinh sản (SKSS) và giáo dục SKSS là vấn đề được các nhà khoa học, các tổ chức y tế, giáo dục trên thế giới dành sự quan tâm nghiên cứu. Các vấn đề như khái niệm SK, SKSS, sự cần thiết phải GD SKSS cho vị thành niên, các nội dung, cách thức GD SKSS cho vị thành niên là các vấn đề được chú ý nghiên cứu nhiều nhất.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) định nghĩa về SKSS: “Sức khỏe sinh sản là một trạng thái khỏe mạnh, hài hòa về thể chất, tinh thần và xã hội trong tất cả mọi khía cạnh liên quan đến hệ thống sinh sản, các chức năng và quá trình sinh sản chứ không phải chỉ là không có bệnh tật hay tổn thương hệ thống sinh sản” [32, tr.5]. Đồng thời, WHO cũng cho rằng quyền tiếp cận với sức khỏe sinh sản toàn diện, được cung cấp thông tin và dịch vụ để mỗi các nhân có thể được tự do lựa chọn thông tin và sử dụng các dịch vụ về SKSS là một trong những quyền của con người [32].
Cynthia B. Lloyd trong nghiên cứu “Vai trò của nhà trường trong việc giáo dục sức khỏe tình dục và sinh sản của thanh thiếu niên ở các nước đang phát triển” đã khẳng định tầm quan trọng của nhà trường khi cho rằng trong môi trường nhà trường HS được giáo dục SKSS sẽ quản lý tốt bản thân hơn khi lớn lên và có thể duy trì sức khỏe của bản thân cũng như sức khỏe của gia đình [29].
Nghiên cứu về sự cần thiết phải giáo dục SKSS, tác giả Mckay
Alexander đưa ra “Những câu hỏi thường gặp về sức khỏe tính dục” [30], trong đó phân tích tình hình giáo dục SKSS trong nhà trường. Tác giả cũng xây dựng các phương pháp giáo dục SKSS cho HS, nhất là HS lứa tuổi vị thành niên.
Tác giả Philonova Onga Vlagimirova đã xây dựng “Phương pháp hình thành kiến thức về sức khỏe sinh sản thông qua khóa học “Những cơ sở về an toàn cuộc sống ở lớp 8-10”. Các phương pháp được hình thành dựa trên việc phân tích các vấn đề lý luận về giáo dục SKSS cho vị thành niên và khảo sát mức độ hiểu biết của HS về SKSS [Dẫn theo 14].
Bên cạnh yếu tố nhà trường thì yếu tố gia đình, xã hội cũng có sự ảnh hưởng tới nhận thức của trẻ vị thành niên về SKSS. Trong nghiên cứu về K năng sống tình dục, sức khỏe sinh sản và k năng sống cho thanh thiếu niên Giáo dục: Hướng dẫn cho giảng viên của Hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ đã nhận định: “Vòng kết bạn của một người trẻ có ảnh hưởng lớn đến hành vi cá nhân cho dù đó là hành vi an toàn hoặc nguy hiểm. Giáo dục ngang hàng sử dụng ảnh hưởng ngang hàng tích cực. Giới trẻ nhìn vào các bạn bè để biết thông tin về các vấn đề nhạy cảm hoặc các vấn đề thường không công khai thảo luận trong một nền văn hóa cụ thể. Giáo dục đồng đẳng cung cấp cho những người trẻ tuổi cơ hội tham gia vào các hoạt động nâng cao trình độ hiểu biết, thái độ, hành vi, kĩ năng và kiến thức của họ. Do đó, họ cũng nhận được các thông tin và dịch vụ cần thiết để bảo vệ sức khỏe của họ” [28]. Nghiên cứu cũng rút ra kết luận cho thấy nhận thức của trẻ vị thành niên chịu sự tác động trực tiếp từ bạn bè, môi trường học tập, làm việc của họ. Do đó, việc cung cấp thông tin cũng như các k năng về SKSS cần thiết để trẻ vị thành niên có thể bảo vệ mình và những người xung quanh trong suốt thời niên thiếu là điều vô cùng cần thiết và quan trọng.
Như vậy, các nghiên cứu đã chỉ ra khái niệm, các quá trình phát triển thể chất, tinh thần, năng lực và hành vi của lứa tuổi đến các ảnh hưởng tâm
sinh lý bởi yếu tố môi trường gia đình, nhà trường, xã hội...đến nhận thức về SKSS của HS; đồng thời các nghiên cứu cũng phân tích thực trạng thiếu hiểu biết kiến thức SKSS ở lứa tuổi HS. Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường kiến thức, hỗ trợ giải pháp để HS xây dựng được lối sống tích cực, lành mạnh và an toàn hơn
Ở Việt Nam những năm qua vấn đề SKSS và GD SKSS cho HS rất được quan tâm. Đặc biệt, vấn đề giáo dục SKSS cho HS được Bộ GD – ĐT và đưa vào chương trình giáo dục chính khóa bậc THCS trên cơ sở tích hợp nội dung của nhiều môn học như Giáo dục công dân, Sinh học, Hoạt động ngoài giờ lên lớp, giáo dục kĩ năng sống, Ngữ văn.
Trong nghiên cứu “Nhà trường với công tác giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản vị thành niên”, tác giả Đặng Quốc Bảo nhấn mạng tầm quan trọng đặc biệt của nhà trường trong công tác giáo dục SKSS cho HS, từ đó tác giả đề xuất một số cách thức giáo dục SKSS cho HS trong nhà trường [2].
Cũng nghiên cứu về giáo dục SKSS trong nhà trường, tác giả Nguyễn Hữu Châu và nhóm nghiên cứu đã thiết kế các môdun GD SKSS cho HS thông qua các hoạt động ngoại khóa [5].
Tác giả Nguyễn Thế Hùng lại quan tâm tới vai trò của nhân tố gia đình, cha mẹ phụ huynh trong việc hình thành những hiểu biết về SKSS cho HS. Tác giả đề xuất các hệ thống giải pháp nhằm bồi dưỡng năng lực giáo dục SKSS cho cha mẹ HS gồm: xây dựng và chuẩn hóa nội dung giáo dục SKSS VTN, tổ chức hoạt động truyền thông giáo dục cộng đồng; bồi dưỡng cho cha mẹ thông qua các sách chuyên đề giới tính, tình dục [15].
Ở phương diện giáo dục SKSS rộng hơn, tác giả Nguyễn Tấn Thắng đề xuất hoàn thiện và bổ sung thêm hoạt động giáo dục SKSS cho HS. Trong luận án tiến sĩ của mình, dựa trên cơ sở nghiên cứu thực trạng SKSS cho HS trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam, tác giả đưa ra “Các biện pháp giáo dục SKSS VTN ở miền núi tỉnh Quảng Nam” [22] bao gồm việc