Chính Tiếng Việt, ở mặt nội dung ý nghĩa của nó, là nơi ghi lại, nơi phản ánh chủ yếu những tri thức, kinh nghiệm, những suy nghĩ, quan niệm v.v... từ ngàn đời của cha ông ta về mọi mặt của đời sống dân tộc, về tự nhiên và xã hội, về vũ trụ và con người. Cùng với quá trình hình thành và phát triển nền văn hóa Việt Nam, Tiếng Việt cũng hình thành và phát triển, ngày nay đã trở thành một ngôn ngữ giàu và đẹp, phong phú và độc đáo; đó là một công cụ rất có hiệu lực trong việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Điều quan trọng nhất là mỗi chúng ta có ý thức sâu sắc về sự giàu đẹp của tiếng Việt, có tình cảm của người Việt Nam ta biết yêu và quý tiếng nói của dân tộc, nói rộng ra thì đó là ý thức và tình cảm đối với văn hóa dân tộc mình, đối với đất nước mình.
Có nhà ngôn ngữ học đã ví ngôn ngữ như là một thứ chất kết dính hết sức đặc biệt, hết sức quan trọng, ở đâu cũng thấy có mặt nó: trong kinh tế, trong văn hóa, trong xã hội, trong mọi mặt vật chất hay tinh thần của cuộc sống con người, bình thường và quen thuộc như nước để uống, oxy để thở.
2.1.1.2. Nội dung của ngôn ngữ
Nội dung của ngôn ngữ là nghĩa của những từ được chủ thể sử dụng trong nói hoặc viết, ý của chủ thể muốn chuyển tới người nghe hay người đọc.
Nội dung của ngôn ngữ có hai khía cạnh: khách quan và chủ quan.
- Về khía cạnh khách quan: từ luôn có một nghĩa hoặc một số nghĩa xác định, những nghĩa này không phụ thuộc vào ý muốn của riêng ai. Mỗi từ hoặc cụm từ được dùng để chỉ một sự vật, hiện tượng hoặc một loạt sự vật, hiện tượng nào đó. Nếu trong giao tiếp, một trong các bên không dùng từ chuẩn xác thì giá trị của quá trình đó sẽ bị sai lạc so với mục đích ban đầu.
Mặc dù có nhiều từ đa nghĩa nhưng trong mỗi tình huống cụ thể nó được dùng với một nghĩa nhất định; nói khác đi thì cùng một từ nhưng trong những tình huống khác nhau người ta có thể hiểu nó với nghĩa không giống nhau. Do đó, nếu không hiểu rò tình huống của câu nói, hoặc chỉ nghe người khác tường thuật lại nội dung cuộc đối thoại, người nghe đã có thể hiểu sai sự thật mà người nói muốn truyền đạt, còn gọi là "tam sao thất bản".
- Về khía cạnh chủ quan: ngôn ngữ được chủ thể dùng để truyền tải ý nghĩ, tức là ý của cá nhân, nên nó có thể không trùng với nghĩa thật (nghĩa đen) của từ, trong trường hợp này người nghe phải có sự đồng cảm hay khả năng nhậy cảm mới có thể hiểu đúng nội dung thông điệp được đưa ra là gì.
Nội dung của ngôn ngữ là thông tin, ngôn ngữ luôn chứa đựng thông tin, ngôn ngữ không có thông tin thì chỉ là "mớ" âm thanh hỗn độn. Thông tin chứa đựng trong ngôn ngữ giúp người ta nhận thức và thông tin cũng là kết quả của nhận thức. Trong xã hội phát triển, nội dung của ngôn ngữ đã phản ánh thông tin rất đa dạng về các lĩnh
Có thể bạn quan tâm!
- Quá Trình Truyền Thông Giữa Hai Cá Nhân
- Giai Đoạn Kết Thúc - Đánh Giá Quá Trình Giao Tiếp
- Nhập môn khoa học giao tiếp - 5
- Trang Phục, Trang Điểm Và Trang Sức
- Tính Ổn Định Của Phong Cách Giao Tiếp
- Nguyên Tắc Áp Dụng Chung Đối Với Các Quá Trình Giao Tiếp
Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.
lực, các đối tượng và với mỗi đối tượng thì thông tin lại phản ánh đa dạng về tầng bậc nhận thức, phương diện nhận thức.
Nội dung của ngôn ngữ phản ánh trình độ phát triển của chủ thể. Đối với ngôn ngữ nói, nội dung của nó mang lại cho người ta nhận thức, xúc cảm hay tình cảm như thế nào còn phụ thuộc vào thái độ và sự thể hiện về ngữ điệu của người nói. Như vậy, nội dung của ngôn ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ nói còn có thể phản ánh đúng hoặc không đúng trạng thái tâm lý của chủ thể tại thời điểm đó. Nó sẽ phản ánh không đúng trạng thái tâm lý của chủ thể tại thời điểm đó nếu chủ thể ấy cố tình thực hiện ngữ điệu giả
"Bề ngoài thơn thớt nói cười
Mà trong nham hiểm giết người không dao"
2.1.1.3. Phát âm, giọng nói, tốc độ nói
Ba phẩm chất quan trọng và cần thiết để xây dựng, phát triển những thói quen nói chuyện một cách có hiệu quả là sự phát âm, giọng nói, tốc độ nói.
a. Sự phát âm
Sự phát âm bao gồm cả việc tạo ra và thay đổi cường độ âm thanh của người nói. Chúng ta diễn đạt giọng nói của mình và gửi vào đó cả tình cảm lẫn suy nghĩ thông qua việc thay đổi âm sắc của giọng nói. Các yếu tố như cao độ (giọng cao hay thấp), cường độ (giọng mạnh hay yếu), trường độ (giọng dài hay ngắn) là thành phần chủ yếu của sự phát âm. Những yếu tố này cho phép chúng ta có thể nhận ra chất giọng của người khác qua điện thoại.
Bất cứ ai quan tâm đến giao tiếp bằng lời cũng phải nhớ rằng những thay đổi trong chất giọng cũng thường xảy ra khi người nói chuyện đang ở một trạng thái cảm xúc nhất định.
Người có giọng nói tốt là giọng nói ấy phải có cao độ vừa phải hoặc thấp (trầm) ở mức vừa đủ, chuyển tải những âm thanh dịu dàng, uyển chuyển khi diễn tả cảm xúc. Ngược lại, giọng nói quá cao, hoặc đều đều, hoặc quá yếu thường làm cho mọi người rất khó nghe.
Căn cứ để tập phát âm chính xác là đối chiếu giọng nói của mình với giọng nói chuẩn của phát thanh viên ở một số chương trình phát thanh, truyền hình. Có thể sử dụng từ điển có phụ trú phiên âm để dựa vào đó và tập phát âm theo từng từ. Việc phát âm chuẩn cho từng từ là cơ sở để phát âm chuẩn đối với cả câu. Đối với phát âm trong giao tiếp bằng Tiếng Việt hay bằng ngoại ngữ (Tiếng Anh chẳng hạn) thì âm phát ra đối với một từ và âm phát ra đối với các từ liên tiếp để nói hết một câu là có sự khác nhau vì phải biến đổi theo vị trí của từ trong câu, dạng câu, ngữ cảnh, sự biểu lộ thái độ... và nó được quy định bởi những quy tắc nhất định.
Ngoài khả năng thiên phú, để có một chất giọng tốt cần quan tâm đến sự luyện tập theo ba bài tập có tính cơ bản sau đây:
- Thở đúng nhịp và thư giãn: Một người đang ở trong tâm trạng mất tình tĩnh (trước giờ vào phòng thi vấn đáp chẳng hạn) họ thường mất luôn khả năng kiểm soát nhịp thở bình thường của bản thân. Trong trạng thái tâm lý đó, chúng ta nên hít thở sâu và thờ ra từ từ một vài lần và sau đó là thờ đúng nhịp như trong trạng thái tâm lý bình thường. Đồng thời tạm dừng tất cả những ý nghĩ và nếu có thể thì đi lại nhẹ nhàng, thả lỏng tay kết hợp với đưa ánh mắt nhìn ra nhưng không quá tập trung chú ý vào một đối tượng cụ thể.
- Lắng nghe chính mình: Ngày nay, các phương tiện cầm tay có thể ghi âm khá thông dụng (điện thoại di động hay máy ghi âm mini). Nên ghi âm lại giọng nói của chính mình và nghe lại để tự đánh giá các yếu tố có liên quan đến phát âm như cao độ, âm sắc trong giọng nói. Từ đó, tự tiến hành sửa chữa, luyện tập giọng nói sao cho dễ nghe nhất. Âm sắc của giọng nói chưa ưng ý là yếu tố có thể tự sửa được.
- Tạo sự uyển chuyển cho giọng nói: Một giọng nói hấp dẫn nghe như một nốt nhạc. Mỗi một từ trong câu như là một nốt nhạc trong thang âm. Hãy viết ra một câu, nên lựa chọn một câu cảm thán hoặc một câu mệnh lệnh, từ đó gạch chân vào từ hoặc cụm từ ở vị trí chủ ngữ, tính từ, danh từ, hay vị ngữ... Sau đó, đọc câu đó lần thứ nhất và nhấn trọng âm vào vị trí gạch chân thứ nhất, tương tự như vậy với các lần đọc tiếp theo. Ghi âm những lần đọc đó và nghe lại, chính bản thân cũng đã có thể nhận ra rất rò mức độ hiệu quả từ sự tác động của câu nói tới xúc cảm và nhận thức của người nghe thông qua các lần đọc khác nhau đó.
b. Giọng nói
Tất cả mọi hiệu ứng của lời nói mà ta phát ra cùng với các từ (ngoại trừ những từ cho chính mình) đều được coi là giọng nói. Giọng nói là muốn nói đến cách nói ra từ hơn là việc những từ nào được dùng. Những tín hiệu âm thanh đi kèm theo lới nói có tác dụng rất lớn trong việc truyền thông các cảm xúc.
* Có bốn loại âm thanh chính
- Những tín hiệu âm thanh định tính: Đây là những thay đổi về độ cao, tốc độ, âm lượng của lời nói và cảm xúc được truyền đi theo cách này. Ví dụ: một giọng nói the thé có thể là nguy cơ làm gia tăng sự căng thẳng hay cảm xúc khó chịu ở người nghe, và sẽ bị người nghe đánh giá ít nhất là người nói đang nóng giận. Lời nói cộc lốc hoặc cộc lốc với âm lượng to có liên hệ tới tính cách bề trên hay thiếu tôn trọng người nghe.
- Những tín hiệu âm thanh lấp đầy: Âm thanh được phát ra trước hoặc sau một từ hay cụm từ và những từ dùng một cách vô nghĩa có tác dụng như những tín hiệu âm thanh lấp đầy những truyền thông có ý nghĩa. Những âm thanh lấp đầy này biểu hiện hoặc cố tình biểu hiện sự bối rối hay tốc độ tư duy chưa tương thích với tốc độ nói.
- Những tín hiệu âm thanh định phẩm: Giọng nói khàn khàn được xem như là dấu hiệu khêu gợi; giọng nói trầm biểu lộ thái độ thận trọng, sự thành thật, và tạo nên sự
đáng tin cậy. Do đó, người nghe có thể nhận định được thái độ của người nói tại thời điểm nói thông qua giọng nói.
Ngoài ra, sự im lặng cũng được dùng để đánh giá thái độ hay quan điểm của đối phương/đối tác trong giao tiếp. Tuy nhiên, ở mỗi địa phương hay khu vực khác nhau sự im lặng trong giao tiếp được đánh giá không giống nhau. Ví dụ: Ở Việt Nam, sự im lặng trong quá trình đang giao tiếp có thể được dùng là sự đồng ý, hoặc đuối lý, hay là "không thèm chấp"; nhưng ở phương Tây thì sự im lặng được được dùng là dấu hiệu của sự thiếu tôn trọng.
Thực tiễn cho thấy, khả năng diễn đạt nội dung một cách rò ràng bằng lời nói là giọng nói dịu dàng, lưu loát và vui vẻ. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào nếu không sẵn có khả năng ấy? Phải luyện tập như thế nào để có khả năng diễn đạt rò ràng một ý kiến bằng lời nói? Thứ nhất, bản thân cần lưu ý đến những lỗi thông thường gần như đã thành thói quen. Thứ hai, những lỗi này cần khắc phục trên cơ sở tập luyện bằng cách nói để người khác đủ nghe một cách lặp đi lặp lại những từ hay cụm từ được coi là lỗi đó, nên tập vào vào những buổi sáng trước khi thực hiện những công việc có tính thường nhật. Quá trình tập nói đó cần có sự lưu ý để có thể điều chỉnh sự uốn các khúc của lưỡi hay dịch chuyển của lưỡi (vị trí của lưỡi) kết hợp với răng và môi để tạo nên khầu hình phù hợp. Kết hợp với quá trình tập phát âm là tập lấy hơi một cách hợp lý.
* Các nguyên nhân làm hạn chế đến khả năng diễn đạt:
- Do các khuyết tật về răng, miệng, lưỡi, môi và các cơ quan giác quan có liên quan tới việc phát âm;
- Do khiếm khuyết về kiến thức ngữ âm học;
- Do sự bất cẩn của cá nhân hay các tật bẩm sinh khác.
Cần có sự phân biệt giữa những hạn chế về giọng nói với các loại tiếng địa phương. Tuy nhiên, khi giao tiếp với những người không cùng địa phương thì việc phát âm theo giọng nói được quy định làm chuẩn là điều cần thiết.
c. Tốc độ nói
Tốc độ nói của mỗi người bị chi phối bởi nhiều lý do như giới tính, cấu tạo thanh quản, môi trường ngôn ngữ bao quanh họ từ khi còn nhỏ và trong suốt quá trình phát triển của cá nhân. Tuy nhiên, tốc độ nói của cá nhân có thể điều chỉnh được trên cơ sở tập luyện.
Trong khi giao tiếp, số lượng những từ được phát ra phải đảm bảo thuộc phạm vi quy định từ mức tối thiểu đến mức tối đa đối với từng loại ngôn ngữ. Nếu số lượng từ thấp hơn mức tối thiểu hoặc cao hơn mức tối đa đều được coi là không phù hợp.
Ví dụ: Với Tiếng Việt, người ta ước tính 4,4 từ trong 1 giây hay 264 từ trong 1 phút đối với những người dẫn chương trình giao lưu gặp gỡ trên truyền hình được coi
là tốc độ nói vừa phải; ước tính tốc độ nói từ khoảng 3,7 đến 5,5 từ trong một giây được coi là chấp nhận được.
Mỗi cá nhân khác nhau có tốc độ nói không giống nhau, tuy nhiên trong một cuộc giao tiếp, tốc độ nói kết hợp với âm lượng của lời nói với mỗi khía cạnh của nội dung giao tiếp, với những thời điểm giao tiếp cụ thể được cá nhân chủ động điều chỉnh để tăng sự hấp dẫn, tạo điểm nhấn cho nội dung giao tiếp.
2.1.1.4. Phong cách ngôn ngữ
Phong cách ngôn ngữ được thể hiện qua lối nói, lối viết, tức là cách dùng từ để diễn đạt ý trong giao tiếp. Có nhiều phong cách ngôn ngữ khác nhau: lối nói thẳng, lối nói lịch sự, lối nói ẩn ý, lối nói mỉa mai, châm chọc, tùy theo tình huống giao tiếp mà chúng ta lựa chọn phong cách ngôn ngữ cho phù hợp.
a. Lối nói thẳng
Lối nói thẳng là một loại phong cách ngôn ngữ bao gồm nói thẳng, viết thẳng ra ý nghĩ của mình, cái mình muốn, cái mình cần, cái mình biết, không quanh co, không vòng vèo, không ẩn ý.
Nói thẳng có ưu điểm là tiết kiệm được thời gian, đối tượng nhanh chóng hiểu được ý của chúng ta, tức là đảm bảo tính chính xác của thông tin. Tuy nhiên trong nhiều tình huống, nói thẳng thiếu tế nhị và làm đối tượng khó chịu, khó chấp nhận thông tin mà chúng ta đươc ra, nhất là khi thông tin ấy là điều họ không mong đợi.
Khi giao tiếp với những người thân trong gia đình hay bạn bè có quan hệ ở mức thân mật, trong những tình huống cần sự rò ràng hay thể hiện sự kiên quyết, áp dựng phong cách nói thẳng là phù hợp. Trong giao tiếp chính thức hay trong các mối quan hệ xã giao thông thường người ta không sử dụng lối nói thẳng, thay vào đó là lối nói lịch sự, lối nói ẩn ý.
b. Lối nói lịch sự
Khi sử dụng phong cách này người ta thường sử dụng các động từ tình thái, các mệnh đề tình thái làm cho những cảm nghĩ, thái độ được biểu lộ một cách nhã nhặn, lịch thiệp. Chính nhờ lối giao tiếp này mà người đọc, người nghe dễ chấp nhận những thông tin đưa đến với mình, cho dù đó là những thông tin có thể gây cảm xúc tiêu cực cho họ.
Ví dụ:
Tôi luôn hy vọng rằng mối quan hệ tốt đẹp này còn được phát triển hơn nữa; Theo chúng tôi thấy thì mọi điều đã được các bên hiểu thấu đáo rồi;
Rất tiếc là trong bối cảnh hiện nay chúng tôi chưa thể đáp ứng được điều kiện mà các ông đưa ra;
Phiền bạn ghi phần hướng dẫn/ghi chú rò hơn đối với những điều kiện đã đặt ra.
c. Lối nói ẩn ý
Phong cách này được áp dụng trong các trường hợp không tiện nói thẳng ra những điều muốn nói, nhất là trong bối cảnh giao tiếp có thêm bên thứ ba hay nhiều hơn nữa các bên chứng kiến nhưng người nói lại không muốn cho người chứng kiến hiểu rò điều mình nói. Người ta thường nói một điều có quan hệ gần với điều muốn nói, hàm chứa điều muốn nói để người nghe nghĩ đến điều chủ thể muốn nói.
Ví dụ: Khi giờ giải lao đã gần hết nhưng lại thấy mọi người đang định tranh luận thêm một vấn đề mới, lúc đó chúng ta có thể nói: thời gian giải lao trôi đi nhanh quá, lại đến tiết học mới rồi các bạn ạ!
Lối nói ẩn ý thường mang lại sự tác động một cách nhẹ nhàng, tế nhị, khéo léo, nó đòi hỏi ở cả người nghe và người nói sự tinh tế. Chỉ nên áp dụng lối nói này trong những trường hợp thông tin ít hoặc không có tính chất cấp bách, nguy hiểm, thông tin nếu được hiểu đúng sẽ có lợi cho người nghe; người nghe có quyền không tuân theo và họ có thể đã hiểu nhưng muốn lảng tránh thì cũng có thể vờ như không hiểu.
d. Lối nói mỉa mai, châm chọc
Cùng một câu nói có hàm ý mỉa mai, châm chọc nhưng trong những bối cảnh khác nhau, chủ thể nói khác nhau nó mang lại giá trị tác động nhau không giống nhau.
Nếu trong những cuộc vui, các bên tham gia đều khá hiểu nhau và đều muốn tạo nên không khí vui vẻ, thì một câu nói theo lối này có thể tạo nên những tiếng cười sảng khoái và đối tượng nhận câu nói đó không cảm thấy bị tổn thương, có thể họ còn cảm thấy được đồng cảm. Ví dụ: Trong một bữa tiệc vui có đông người cùng một cơ quan tham gia, một người sinh con một bề phát động "những anh chỉ biết xây nhà tình nghĩa đâu rồi, hãy cùng nhau nâng ly đi".
Nếu trong hành cảnh giao tiếp có tính chính thức, nghiêm túc thì lối nói này có dụng ý cố tình phơi bầy hay nhắc lại cái điều không nên nói, nó có thể dễ gây tồn thương cho người khác. Mặc dù, người nghe cảm thấy bị tổn thương, ấm ức nhưng lại khó phản ứng lại vì nó thường lồng ghép trong những tình huống có vẻ hợp lý nên họ đành chấp nhận một cách miễn cưỡng. Ví dụ: Trong một buổi họp, để quán triệt trách nhiệm khi làm việc, người nói sau khi đã nêu những yêu cầu, tiêu chuẩn hay quy định để mọi người thực hiện và lẽ ra như thế là đủ nhưng họ lại cố tình đưa thêm một ví dụ như chỉ có ý để minh họa: Tôi ví dụ như, mọi người có còn nhớ không, cách đây một số năm, anh A do không để ý trong công việc B nên đã làm sai nhiều quá, ngày ấy mọi người phải mất bao nhiêu công sức giúp anh A nên mới khắc phục được.
Thường thì, lối nói mỉa mai, châm chọc được sử dụng để biểu lộ sự thiếu thiện chí, muốn đưa cái điều gì đó của người khác ra (lẽ ra không nên nhắc lại) để đàm tiếu, chế giễu hay cố ý hạ thấp uy tín của người khác, do đó nó ít khi mang lại sự tốt đẹp mà chủ yếu gây nên sự hận thù, xa lánh của người xung quanh. Nói cách khác, khi người
nào đó cố tình nói mỉa mai, châm chọc người khác tức là họ đã vô tình tự hạn thấp uy tín của chính mình.
2.1.2. Phương tiện phi ngôn ngữ
Ngoài ngôn ngữ nói và viết ra, toàn bộ các cử chỉ, điệu bộ, tư thế, hành vi, ánh mắt, nét mặt, nụ cười của chủ thể đều được coi là phương tiện của giao tiếp. Những phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ chỉ mang ý nghĩa định hướng mà thiếu hẳn sự chính xác, rành mạch. Có thể vẫn chỉ một điệu bộ, cử chỉ diễn ra ở tình huống, đối tượng giao tiếp khác nhau nhưng lại mang nội dung biểu cảm khác nhau. Do vậy, sự vận động của các cử chỉ, dáng điệu của từng phần hoặc toàn bộ cơ thể chỉ mang ý nghĩa hình thức, làm nền, hỗ trợ, bổ sung hoặc làm chính xác thêm cho nội dung của ngôn ngữ nói.
2.1.2.1. Ánh mắt, nét mặt và nụ cười
Những điệu bộ mang nội dung giao tiếp được biểu hiện ở sự phối hợp vận động của nhiều chi tiết trên gương mặt như: trán, lông mày, mi mắt, ánh mắt, môi và miệng, sắc mặt.
a. Ánh mắt
Ánh mắt được ví là cửa sổ của tâm hồn.
Ánh mắt phản ánh tâm trạng, những xúc cảm hay tình cảm của con người như vui, buồn, tức giận, sợ hãi, yên tâm, hốt hoảng, lo lắng hay đang yêu. Với những người được coi là "tinh ý" trong giao tiếp, khi nhìn vào mắt nhau người ta có thể suy đoán được về mong muốn, ý nghĩ hay tình trạng sức khỏe của người đang đối thoại với họ.
So với các giác quan ngoài như thính giác, khứu giác, vị giác, mạc giác thì thị giác là cơ quan thu nhận được nhiều nhất những thông tin cảm tính từ môi trường bên ngoài; nó cũng là giác quan có khả năng phản ứng nhanh nhậy từ sự điều khiển của hệ thần kinh trung ương.
Trong giao tiếp nhất thiết chúng ta phải biết sử dụng ánh mắt, giao tiếp bằng mắt để phối hợp với ngôn ngữ trong biểu lộ nội dung giao tiếp và thể hiện cảm xúc của bản thân. Đôi khi, trong giao tiếp người ta không chỉ căn cứ vào thông tin thể hiện thông qua ngôn ngữ nói (ý tại ngôn ngoại) mà người ta còn căn cứ vào ánh mắt để hiểu chủ thể muốn nói gì; thông tin từ ánh mắt diễn đạt đôi khi lại không như thông tin phát ra từ ngôn ngữ nói (ý không tại ngôn ngoại).
Khi giao tiếp với ai đó, có thể ánh mắt của họ làm cho chúng ta cảm thấy tự tin, thoải mái, muốn gần gũi, muốn tâm sự; nhưng cũng có thể làm cho chúng ta trở nên lo lắng, phân vân.
Để điều khiển ánh mắt theo đúng chủ ý của bản thân trong khi giao tiếp, chúng ta cần lưu ý một số điểm như sau:
Thứ nhất, nhìn thẳng vào người đối thoại
Ánh mắt nhìn tự nhiên, nhẹ nhàng bao quát toàn bộ con người họ, không nhìn vào một điểm nào đó trên khuôn mặt của họ. Nhìn thẳng vào người đang đối thoại với mình sẽ giúp cho họ cảm nhận được về sự thành thật, sự tự tin, sự quang minh chính đại của bản thân mình, không giả dối. Điều này giúp cho người đối thoại tin tưởng vào những thông tin trong ngôn ngữ nói của mình đưa ra.
Có người khi tiếp xúc với người ta, nhất là khi nói, thường không biết nhìn vào đâu nên trở nên lúng túng; có người tìm cách lảng tránh ánh mắt của người khác, dẫn đến tình trạng nhìn quanh, nhìn lên hoặc nhìn xuống. Những biểu hiện không nhìn thẳng vào người đối thoại thường tạo cho họ có suy đoán: chúng ta không tự tin trước họ, hoặc không bằng họ, hoặc sợ họ, hoặc cả ba điều này. Nếu ánh mắt lảng tránh người khác, làm cho họ hiểu là chúng ta đa có điều gì giấu họ hay chưa chân thành với họ; và họ sẽ nghi ngờ những điều chúng ta nói rất khó tin tưởng vì có thể là giả dối, thiếu thành thật, thiếu tự tin.
Thứ hai, không nhìn chăm chú vào người khác
Nhìn chăm chú hay nhìn chằm chằm cũng là một cái nhìn thường gặp trong giao tiếp; cách nhìn này là cho người đối thoại cảm thấy khó chịu, lo lắng, không được sự tin tưởng, đang bị soi mói, hoặc họ đang có gì đó sai sót. Cái nhìn chăm chú chỉ nên áp dụng đối với những gì không phải là con người. Ví dụ: nhìn chăm chú một bức tranh, bông hoa, tấm hình hay con vật. Tuy nhiên, có thể đưa ánh mắt nhìn chăm chú vào bộ trang phục hay đồ trang sức của ái đó khi họ muốn chúng ta đưa ra lời nhận xét; trong trường hợp này nếu chúng ta chỉ nhìn thoáng qua rồi phát biểu ý đánh giá ngay (cho dù ý kiến là xác đáng) thì giá trị của nó cũng không được người nghe cảm nhận như chúng ta mong muốn.
Thứ ba, không nhìn người khác với ánh mắt coi thường, giễu cợt hoặc không thèm để ý
Làm chủ được xúc cảm, tình cảm của mình là một trong những tiêu chí để người khác có thể đánh giá về tính có giáo dục của bản thân mình. Nhờ có điều này mà chúng ta không dễ dàng để cho những xúc cảm, tình cảm của mình bộc lộ ra bên ngoài và làm ảnh hưởng tới những người xung quanh trong những bối cảnh không cần thiết.
Nếu nhìn một con người hoặc nhìn một sự việc mà chúng ta không ưa thích bằng "nửa con mắt", bằng ánh mắt tức tối hoặc không thèm để ý đến, điều này đồng nghĩa với chúng ta là con người hẹp hòi, không được giáo dục tốt. Do đó, ánh mắt coi thường, ánh mắt với những cảm xúc tiêu cực, lườm hay nhìn xéo (kết hợp thêm với sự thay đổi sắc mặt) được thể hiện thường xuyên sẽ làm cho chúng ta không những không thể hiện được quan điểm sống nhân văn của chính mình mà nó còn làm mất dần đi con người có giáo dục của chính mình trong ý nghĩ của người khác.
Thứ tư, không đảo mắt hoặc đưa mắt nhìn một cách vụng trộm