Yêu Cầu Giáo Dục Skss Cho Hs Thcs Trong Giai Đoạn Hiện Nay

long ngóng vụng về, không khéo léo khi làm việc, thiếu thận trọng hay làm vỡ… Sự phát triển của hệ thống tim mạch cũng không cân đối. Thể tích của tim tăng rất nhanh, hoạt động của tim mạnh mẽ hơn, nhưng kích thước của mạch máu lại phát triển chậm. Do đó, có một số rôi loạn tạm thời của hệ tuần hoàn, tăng huyết áp, tim đập nhanh.

Tuyến nội tiết bắt đầu hoạt động mạnh (đặc biệt là tuyến giáp trạng), thường dẫn đến sự rối loạn của hoạt động thần kinh. Hệ thần kinh của lứa tuổi này còn chưa có khả năng chịu đựng những kích thích mạnh, đơn điệu kéo dài.

Một đặc điểm nữa cần chú ý ở lứa tuổi này này, đó là thời kỳ phát dục. Sự phát dục của các em là một hiện tượng bình thường, diễn ra theo quy luật sinh học và chịu ảnh hưởng của môi trường tự nhiên và xã hội. Sự phát dục ở các em trai vào khoảng 15,16 tuổi, ở các em nữ vào khoảng 13, 14 tuổi. Biểu hiện của thời kỳ này là các cơ quan sinh dục phát triển và xuất hiện những dấu hiệu phụ của giới tính. Các em có thể sinh sản được nhưng các em chưa trương thành về mặt cơ thể, đặc biệt về mặt tâm lý và xã hội. Bởi vậy lứa tuổi HS THCS được coi là không có sự cân đối giữa việc phát dục, giữa bản năng tương ứng, những tình cảm và ham muốn tình dục với mức độ trưởng thành về xã hội và tâm lý. Vì thế, người lớn (cha mẹ, giáo viên, các nhà giáo dục...) cần hướng dẫn, trợ giúp một cách khéo léo, tế nhị để các em hiểu đúng vấn đề, biết xây dựng mối quan hệ đúng đắn với bạn khác giới... và không băn khoăn lo lắng khi bước vào tuổi dậy thì

* Sự hình thành tình cảm ở lứa tuổi học sinh THCS

Điểm nổi bật ở lứa tuổi HS THCS là dễ xúc động, dễ bị kích động, vui buồn chuyển hoá dễ dàng, tình cảm còn mang tính bồng bột. Đặc điểm này là do ảnh hưởng của sự phát dục và sự thay đổi một số cơ quan nội tạng gây nên.. Nhiều khi còn do hoạt động hệ thần kinh không cân bằng, thường thì quá trình hưng phấn mạnh hơn quá trình ức chế, đã khiến các em không tự

kiềm chế được. Khi tham gia các hoạt động vui chơi, học tập, lao động các em đều thể hiện tình cảm rõ rệt và mạnh mẽ. Đặc biệt những lúc xem phim, xem kịch … các em có biểu hiện những xúc cảm rất đa dạng, khi thì hồi hộp cảm động, khi thì phấn khởi vui tươi, có khi lại om sòm la hét. Vì thế các nghệ sĩ cho rằng, các em lứa tuổi này là những khán giả ồn ào nhất và cũng đáng biết ơn nhất.

Tính dễ kích động dẫn đến các em xúc động rất mạnh mẽ như vui quá trớn, buồn ủ rủ, lúc thì quá hăng say, lúc thì quá chán nản. Nhiều em thay đổi rất nhanh chóng và dễ dàng, có lúc đang vui chỉ vì một cái gì đó lại sinh ra buồn ngay, hoặc đang buồn bực nhưng gặp một điều gì đó thích thú thì lại tươi cười ngay. Do sự thay đổi tình cảm dễ dàng, nên trong tình cảm của các em đôi lúc mâu thuẫn.

Tóm lại, có thể nói tình cảm ở lứa tuổi này mang tính bồng bột, sôi nổi, dễ bị kích động, dễ thay đổi, đôi khi còn mâu thuẫn. Tuy vậy, tình cảm các em đã bắt đầu biết phục tùng lý trí, tình cảm đạo đức đã phát triển mạnh. Do vốn kinh nghiệm trong cuộc sống của các em ngày càng phong phú, do thực tế tiếp xúc hoạt động trong tập thể, trong xã hội, mà tính bộc phát trong tình cảm của các em dần bị mất đi, nhường chỗ cho tình cảm có ý thức phát triển.

* Sự phát triển trí tuệ của học sinh THCS

- Học sinh THCS có khả năng phân tích, tổng hợp phức tạp hơn khi tri giác các sự vật, hiện tượng. Khối lượng tri giác tăng lên, tri giác trở nên có kế hoạch, có trình tự và hoàn thiện hơn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

- Ở lứa tuổi này trí nhớ thay đổi về chất. Trí nhớ dần dần mang tính chất của những quá trình được điều khiển, điều chỉnh và có tổ chức. Học sinh THCS có nhiều tiến bộ trong việc ghi nhớ tài liệu trừu tượng, từ ngữ, các em bắt đầu biết sử dụng những phương pháp đặc biệt để ghi nhớ và nhớ lại. Khi ghi nhớ các em đã biết tiến hành các thao tác như so sánh, hệ thống hoá, phân

loại. Tốc độ ghi nhớ và khối lượng tài liệu được ghi nhớ tăng lên. Ghi nhớ máy móc ngày càng nhường chỗ cho ghi nhớ logic, ghi nhớ ý nghĩa. Hiệu quả của trí nhớ trở nên tốt hơn, các em không muốn thuộc lòng mà muốn tái hiện bằng lời nói của mình. Vì thế giáo viên cần phải:

Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trường trung học cơ sở Nguyễn Hiền, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn hiện nay - 4

+ Dạy cho học sinh phương pháp đúng đắn của việc ghi nhớ logic.

+ Cần giải thích cho các em rõ sự cần thiết của ghi nhớ chính xác các định nghĩa, những quy luật không được thiếu hoặc sai một từ nào.

+ Rèn luyện cho các em có k năng trình bày chính xác nội dung bài học theo cách diễn đạt của mình.

+ Khi tổ chức quá trình ghi nhớ, giáo viên cần làm rõ cho học sinh biết là hiệu quả của ghi nhớ không phải đo bằng sự nhận lại, mà bằng sự tái hiện.

- Sự phát triển chú ý của học sinh THCS diễn ra rất phức tạp, vừa có chú ý chủ định bền vững, vừa có sự chú ý không bền vững. Ở lứa tuổi này tính lựa chọn chú ý phụ thuộc rất nhiều vào tính chất của đối tượng học tập và mức độ hứng thú của các em với đối tượng đó. Vì thế trong giờ học này thì các em không tập trung chú ý, nhưng giờ học khác thì lại làm việc rất nghiêm túc, tập trung chú ý cao độ.

* Tự ý thức và đánh giá về bản thân

Cấu tạo đặc trưng trong nhân cách thiếu niên là sự nảy sinh ở các em cảm giác về sự trưởng thành, cảm giác mình là người lớn. cảm giác về sự trưởng thành là cảm giác độc đáo của lứa tuổi thiếu niên.

Những biến đổi về thể chất, những biến đổi trong hoạt động học tập, những biến đổi về vị thế của thiếu niên trong gia đình, nhà trường, xã hội... đã tác động đến thiếu niên, làm các em nảy sinh nhận thức mới. Đó là nhận thức về sự trưởng thành của bản thân, xuất hiện “cảm thích là người lớn". Các em cảm thấy mình không còn là trẻ con nữa. các em cũng cảm thấy mình chưa thực sự là người lớn nhưng các em sẵn sàng muốn trở thành người lớn.

Nhu cầu nhận thức bản thân của HS THCS phát triển mạnh. Các em có xu thế độc lập đánh giá bản thân. Nhưng khả năng tự đánh giá của HS THCS lại chưa tương xứng với nhu cầu đó. Do đó, có thể có mâu thuẫn giữa mức độ kì vọng của các em với thái độ của những người xung quanh đối với các em. Nhìn chung các em thường tự thấy chưa hài lòng về bản thân. Ban đầu đánh giá của các em còn dựa vào đánh giá của những người có uy tín, gần gũi với các em. Dần dần, các em sẽ hình thành khuynh hướng độc lập phân tích và đánh giá bản thân.

Sự tự đánh giá của HS THCS thường có xu hướng cao hơn hiện thực, trong khi người lớn lại đánh giá thấp khả năng của các em. Do đó có thể dẫn tới quan hệ không thuận lợi giữa các em với người lớn. Thiếu niên rất nhạy cảm đối với sự đánh giá của người khác đối với sự thành công hay thất bại của bản thân. Bởi vậy để giúp HS THCS phát triển khả năng tự đánh giá, người lớn nên đánh giá công bằng để các em thấy được những ưu, khuyết điểm của mình, biết cách phấn đấu và biết tự đánh giá bản thân phù hợp hơn.

Khả năng đánh giá những người khác cũng phát triển mạnh ờ HS THCS. Các em thường đánh giá bạn bè và người lớn cả về nội dung lẫn hình thức. Trong quan hệ với bạn, các em rất quan tâm đến việc đánh giá những phẩm chất nhân cách của người bạn. Các em cũng rất nhạy cảm khi quan sát, đánh giá người lớn, đặc biệt đối với cha mẹ, giáo viên. Sự đánh giá này thường được thể hiện một cách kín đáo, bí mật khắt khe. Tuy nhiên qua sự đánh giá người khác, HS THCS có thể tìm đuợc hình mẫu lý tưởng để phấn đấu, noi theo.

Tuy nhiên tự đánh giá của HS THCS còn có nhiều hạn chế:

+ Các em nhận thức và đánh giá được các mẫu hình nhân cách trong xã hội nhưng chưa biết rèn luyện để có được nhân cách theo mẫu hình đó.

+ HS THCS có thái độ đánh giá hiện thực khách quan rất thẳng thắn,

mạnh mẽ, chân thành và dứt khoát nhưng chưa biết phân tích mặt phức tạp của đời sống, mặt phức tạp trong quan hệ xã hội.

1.3.2. Yêu cầu giáo dục SKSS cho HS THCS trong giai đoạn hiện nay

Tuổi vị thành niên có rất nhiều thay đổi về tâm sinh lý, vì đây là thời kỳ phát triển về thể chất, tâm lý và các mối quan hệ xã hội. Ở lứa tuổi này, các em thích thử nghiệm, khám phá năng lực bản thân. Chính vì vậy, các em cần được quan tâm chu đáo về mọi mặt từ phía gia đình, nhà trường và xã hội, trong đó, chăm sóc sức khỏe sinh sản là một việc làm quan trọng.

Trên thực tế, mặc dù việc giáo dục, tuyên truyền về SKSS SKTD đã có sự cải thiện đáng kể so với trước đây nhưng vẫn chưa đem lại sự thay đổi mang tính đột phá, nhất là đối với đối tượng VTN/TN. Sự hiểu biết về SKSS/SKTD ở lứa tuổi của các em vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế và mức độ hiểu biết còn chênh lệch giữa các vùng, miền..

Vấn đề GDSKSS cho VTN là vấn đề quan trọng, cần thiết, tuy nhiên cũng là một lĩnh vực phức tạp và tế nhị. Vì vậy, ngoài việc phải đảm bảo những nguyên tắc chung như: tính khoa học, tính giáo dục, tính thực tiễn… như các môn học khác, cần lưu ý một số yêu cầu sau:

Để giáo dục SKSS cho HS THCS có chất lượng và hiệu quả đặt ra mấy yêu cầu sau trong quá trình thực hiện chương trình:

Một là giáo dục SKSS cần đảm bảo sự tôn trọng sự thật và sự trong trắng của GD SKSS

Tính khách quan, tôn trọng sự thật trong GDSKSS phải đi đôi với việc trình bày vấn đề mà trẻ yêu cầu một cách trong sáng, giản dị, dễ hiểu. Tránh cách nói mập mờ, khó hiểu cũng như trình bày sự thật một cách tục tĩu điều đó sẽ kích thích trí tò mò của các em. Trong khi các bậc phụ huynh còn khá dè dặt trong việc trao đổi với con em mình về SKSS thì tại các chương trình học phổ thông, giáo dục giới tính, chăm sóc SKSS hầu hết mới chỉ dừng lại ở mức độ lồng ghép ở các tiết sinh hoạt ngoài giờ lên lớp. Việc các em

VTN/TN tự tìm hiểu về chăm sóc SKSS lứa tuổi mình cũng tạo nên tính hai mặt của vấn đề. Bên cạnh việc các em có thể tự tìm hiểu và nâng cao hiểu biết về vấn đề này thì đây cũng là nguy cơ làm cho các em hiểu sai vấn đề từ những trang mạng không chính thống. Chưa kể đến một số em còn mang tâm lý e ngại, cho rằng vấn đề chăm sóc SKSS là chưa thực sự cần thiết và có ý nghĩa đối với bản thân

Hai là đảm bảo sự tích cực cho sự phát triển của VTN

Những tác động giáo dục phải là những tác động mang tính chất định hướng cho VTN. Để có thể thực hiện tốt điều này những nhà giáo dục phải hiểu được những diễn biến tâm lý của VTN, những diễn biến trong tâm hồn trong sáng của các em bằng sự gần gũi, thân thiện và những biện pháp kín đáo tế nhị. Không phải những kiến thức muốn trình bày cho các em trình bày vào thời điểm nào cũng mang lại hiệu quả cao, nhất là những kiến thức “tế nhị” của SKSS. Do vậy, phải xác định thời gian, địa điểm thuận lợi cho việc cung cấp những thông tin giáo dục điều đó có tác dụng khắc sâu những ấn tượng, những thông tin đầu tiên và sẽ góp phần tích cực vào việc hình thành tính cách, hành vi đối xử tốt cho các em. Góp phần ngăn chặn những ảnh hưởng tiêu cực của những nguồn tin sai lệch từ bên ngoài đang từng ngày tác động vào các em.

Ba là đảm bảo với sự phát triển phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của HS THCS đang tuổi VTN của lớp học, yêu cầu giáo dục đặc trưng thích hợp với đối tượng đồng thời phù hợp phong tục tập quán địa phương.

Ở mỗi một giai đoạn phát triển của con người sự nhận thức sẽ khác nhau, do vậy mà khi giải thích về các vấn đề của SKSS cho VTN cũng phải phù hợp với lứa tuổi. Ở mỗi môi trường khác nhau thì sự nhận thức cũng như trình độ của các em cũng khác nhau, những điều mà VTN thành niên ở thành phố hiểu nhưng điều đó không có nghĩa là các em ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa đã hiểu. Do đó tùy thuộc vào đặc điểm của VTN ở từng vùng miền

mà ta truyền tải kiến thức cũng như những kĩ năng cho phù hợp điều đó sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta “né tránh” trước những câu hỏi của các em vì cho rằng các em còn trẻ con, mà phải giải thích cho các em hiểu với những lời nói dễ hiểu, gần gũi. Chúng ta cũng cần tìm những dịp phù hợp, thuận tiện để nói chuyện chứ không phải chờ các em hỏi mới nói vì đây là một vấn đề tế nhị, khó nói.

Bốn là đảm bảo sự tin cậy trong GD SKSS: Sự tin cậy là điều kiện cơ bản để GD SKSS đạt hiệu quả cao. Nếu như nhà giáo dục tạo được sự thân thiện, cởi mở gần gũi đối với VTN sẽ giúp cho các em thành thực bộc lộ những băn khoăn, thắc mắc, suy nghĩ mà bản thân đang gặp phải cũng như sẽ dễ tiếp nhận những lời khuyên hay sự giúp đỡ từ phía nhà giáo dục. Bởi lẽ, nội dung GDSKSS là một lĩnh vực hết sức tế nhị. Do vậy, nhà giáo dục phải tạo cho các em sự tin tưởng, gần gũi, dễ tiếp xúc và phải tạo được mối quan hệ bền vững, tốt đẹp đối với VTN, tránh dùng các biện pháp “cấm đoán” một cách thô bạo hay chế giễu các em khiến các em không thể chấp nhận được.

1.3.3. Giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trường Trung học cơ sở trong giai đoạn hiện nay

a. Mục tiêu của giáo dục SKSS cho học sinh trong giai đoạn hiện nay Chiến lược Dân số đến 2020 đề ra mục tiêu “góp phần nâng cao

chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và toàn xã hội”. Để làm được điều này, giáo dục SKSS ở bậc phổ thông đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo, nâng cao nguồn nhân lực.

Mục đích của giáo dục SKSS cho HS THCS là nhằm cung cấp kiến thức và sự hiểu biết về các vấn đề dân số, SKSS cho HS, đồng thời hình thành thái độ và hành vi đúng đắn cho học sinh trường THCS trong các mối quan hệ với bạn bè khác giới.

b. Nội dung của giáo dục SKSS cho học sinh trường THCS trong giai đoạn hiện nay

Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý của HS THCS, nội dung giáo dục SKSS bao gồm một số nội dung sau:

Đối với học sinh khối 6, 7, 8, nội dung giáo dục SKSS bao gồm những nội dung sau:

- Giáo dục về tuổi dậy thì, những biến đổi tâm sinh lý tuổi dậy thì; hiện tượng kinh nguyệt, phóng tinh; cách vệ sinh thân thể và bộ phận sinh dục; những biến đổi và khác biệt về tính cách em trai em gái do các hocmon từ các tuyến sinh dục gây ra; giáo dục k năng giao tiếp ứng xử trong quan hệ giữa bạn trai, bạn gái ở tuổi vị thành niên với cha mẹ, anh em trong gia đình.

- Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên về sự thụ tinh; phân biệt tình bạn và tình yêu, hiểu biết sâu sắc các giá trị của tình bạn, tình yêu; hiểu biết những thất bại tâm lý và các nguy hại lâu dài phải gánh chịu nếu quan hệ tình dục sớm, tảo hôn.

Đối với học sinh khối 9, nội dung giáo dục SKSS chủ yếu tập trung vào giáo dục bạn nam biết tôn trọng, bảo vệ bạn nữ và ý thức thực hiện bình đẳng giới; giáo dục luật hôn nhân gia đình.

c. Phương pháp giáo dục SKSS cho học sinh THCS trong giai đoạn hiện nay

* Phương pháp động não

Động não là phương pháp giúp giúp HS nảy sinh được nhiều ý tưởng, nhiều giả định về một vấn đề nào đó trong trong một thời gian ngắn

Phương pháp được tiến hành theo các bước sau:

- GV nêu câu hỏi hoặc vấn đề cần được tìm hiểu trước cả lớp hoặc trước nhóm.

- Khuyến khích HS phát biểu, đóng góp ý kiến để giải quyết vấn đề

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/05/2022