Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Skss Cho Hs Thcs Trong Giai Đoạn Hiện Nay

tăng cường sử dụng các phương pháp không truyền thống như: Quan sát, đánh giá qua sản phẩm hoạt động của giáo viên, học sinh, đánh giá thực hành, tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau. Đồng thời, kết hợp đánh giá thường xuyên với đánh giá cuối kỳ, cuối năm.

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục SKSS cho HS THCS trong giai đoạn hiện nay

1.5.1. Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, sự bùng nổ của CNTT- truyền thông

Trong môi trường hội nhập và phát triển kinh tế xã hôi cùng với chính sách mở cửa, hội nhập quốc tế, thì các vấn đề mới nảy sinh: ma túy, mại dâm, văn hóa phẩm độc hại, các vấn đề toàn cầu như HIV AIDS.… Sự giao lưu và tiếp biến văn hóa dẫn đến sự thay đổi lối sống theo chiều hướng thiếu tích cực, không lành mạnh của một bộ phận người dân… Cùng với đó là sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, nhất là sự bùng nổ của CNTT – truyền thông, mạng xã hội…tạo điều kiện cho các em có thể tiếp cận nhiều thông tin. Bên cạnh các thông tin hữu ích, có rất nhiều thông tin xấu, độc tràn lan trên mạng xã hội chưa được kiểm soát đã tác động không nhỏ đến HS THCS, đòi hỏi các em phải rất hành động một cách cẩn trọng và chín chắn, có trách nhiệm đối với bản thân và xã hội. Các bậc phụ huynh học sinh, cũng như các các nhà hoạch định chính sách giáo dục SKSS cho các em cần phải nhận thức rất rõ những ảnh hưởng bên ngoài đến con em mình, đồng thời phải đổi mới phương pháp và cách thức truyền đạt cũng như tăng cường sự chia sẻ, đối thoại, tư vấn về SKSS cho HS.

1.5.2. Các chính sách của Đảng và nhà nước về chăm sóc và giáo dục SKSS cho học sinh THCS

Trong thời gian qua có nhiều chính sách về SKSS và giáo dục SKSS cho HS được Đảng và nhà nước ban hành. Đây là những cơ sở pháp lý quan trọng để thực thi công tác giáo dục SKSS cho HS. Có thể kể đến các chính sách như: Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011 –

2020: “Cải thiện sức khỏe sinh sản của người chưa thành niên và thanh niên” với mục tiêu “Tăng tỷ lệ điểm cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản thân thiện với người chưa thành niên và thanh niên lên 50 tổng số điểm cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản vào năm 2015 và 75 vào năm 2020; Giảm 20 số người chưa thành niên có thai ngoài ý muốn vào năm 2015 và giảm 50 vào năm 2020” [24]; Quyết định số 4620 QĐ-BYT, ngày 25 11 2009 về Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc chăm sóc sức khỏe sinh sản. Nội dung của văn bản này có sự hướng dẫn chi tiết về SKSS và cách thức chăm sóc SKSS lứa tuổi vị thành niên như: những đặc điểm giải phẫu, tâm sinh lý trong thời kì vị thành niên; kĩ năng sống liên quan đến sức khỏe sinh sản sức khỏe tình dục của vị thành niên và thanh niên; Tình dục an toàn và lành mạnh; Tư vấn về sức khỏe sinh sản vị thành niên và thanh niên; Kinh nguyệt và xuất tinh ở vị thành niên; Thăm khám sức khỏe sinh sản cho vị thành niên và thanh niên; Các biện pháp tránh thai cho vị thành niên và thanh niên; Mang thai ở vị thành niên; Vị thành niên và thanh niên với vấn đề bạo hành; Dịch vụ sức khỏe thân thiện với vị thành niên và thanh niên.

Các chính sách này góp phần tạo điều kiện thuận lợi để tiến hành công tác giáo dục SKSS trở nên sinh động và thiết thực hơn.

1.5.3. Ảnh hưởng của gia đình, xã hội, bạn bè đối với vấn đề giáo dục SKSS cho HS

Xã hội có ảnh hưởng theo chiều hướng cả tích cực và tiêu cực đối với nhận thức và hành vi của HS. Ngày 22/7/2008, Bộ trưởng GD&ĐT đã phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013 trong đó chỉ rõ mục tiêu: “Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phương và đáp ứng nhu cầu xã hội. Đồng thời, phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động xã hội một cách phù hợp và hiệu quả” tại Chỉ thị số 40 2008 CT-BGDĐT.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Yếu tố gia đình có tác động trực tiếp đền việc thực hiện giáo dục SKSS. Trong bối cảnh xã hội hiện đại, nhiều bậc phụ huynh do áp lực công việc, áp lực của cuộc sống nên chưa thực sự quan tâm đến cuộc sống của con cái. Lứa tuổi HS THCS là lứa tuổi có nhiều sự thay đổi nhất là những thay đổi về cơ thể. Nhiều vấn đề băn khoăn, vướng mắc về SKSS con cái không biết chia sẻ với ai. Thậm chí, có bậc phụ huynh vẫn giữ tư duy cũ né tránh giáo dục chủ đề này cho con cái trong gia đình; có người còn cho rằng việc giáo dục giới tính, SKSS cho con cái là “vẽ đường cho hươu chạy”. Ngay chính bản thân các bậc phụ huynh vẫn còn có những hạn chế nhất định về kiến thức, về phương pháp giáo dục SKSS nên thường có tâm lý e ngại khi trao đổi với con cái về vấn đề SKSS.

Yếu tố bạn bè có sự tác động nhất định tới thái độ, hành vi của HS. Về mặt tâm sinh lý, HS THCS có nhu cầu khẳng định cái tôi cá nhân, thích thể hiện bản thân trước bạn bè nên rất dễ bị kích động, bị bạn bè xấu rủ rê, lôi kéo vào những hành vi không tốt cho sức khỏe cũng như SKSS. Trong quá trình hoạch định chính sách giáo dục SKSS, các nhà quản lý giáo dục cần nhìn nhận nghiêm túc vấn đề này.

Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trường trung học cơ sở Nguyễn Hiền, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn hiện nay - 6

1.5.4. Yếu tố tâm sinh lý HS THCS

- Đặc điểm cơ thể của HS THCS có nhiều biến động quan trọng nhất là đây là giai đoạn dậy thì của HS, đánh dấu bước phát triển dần dần từ thiếu niên sang độ tuổi trưởng thành.

- Đặc điểm hoạt động học tập của HS THCS đòi hỏi tính năng động và tính độc lập ở mức độ cao, phát triển tư duy lý luận và tư duy trừu tượng, hình thành những hứng thú học tập gắn liền với khuynh hướng nghề nghiệp. Thái độ học tập có ý thức đã thúc đẩy sự phát triển tính chủ định của quá trình nhận thức của HS trong hoạt động học tập.

- Đặc điểm phát triển trí tuệ: hệ thần kinh của HS THPT có những thay đổi quan trọng do cấu trúc bên trong của não phức tạp và các chức năng của

não phát triển. Có khả năng tư duy lý luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập, sáng tạo. Tư duy của các em chặt chẽ hơn, có căn cứ và nhất quán hơn. Đồng thời tính phê phán của tư duy cũng phát triển. Tuy vậy, nhưng nhiều khi các em chưa chú ý phát huy hết năng lực độc lập suy nghĩ của bản thân.

- Về hoạt động giao tiếp và đời sống tình cảm ở HS THPT mang tính chất tập thể đó là điều quan trọng đối với các em được sinh hoạt với các bạn cùng lứa tuổi. Các em có yêu cầu cao hơn đối với tình bạn – sự đồng cảm – tình bạn của các em rất bền vững, có thể vượt được mọi thử thách và có thể kéo dài suốt đời.

- Với hoạt động lao động: hoạt động lao động tập thể có vai trò to lớn trong sự hình thành nhân cách của HS THPT. Hoạt động lao động được tổ chức đúng đắn sẽ giúp các em hình thành tinh thần tập thể, lòng yêu lao động. Việc lựa chọn nghề nghiệp đã trở thành công việc khẩn thiết của các em nhưng hiện nay các em còn định hướng một cách phiến diện vào việc học tập ở đại học. Đại đa số các em hướng vào các trường đại học hơn là học nghề do đó dễ có ảnh hưởng tiêu cực khi dự định của các em không đạt được, điều này cũng cho thấy các em không chú ý đến nhu cầu của xã hội đối với các ngành nghề khác nhau khi quyết định đường đời. Đây là một vấn đề đặt ra cho nhà trường, gia đình và các đoàn thể cần phải tìm cách giải quyết trong công tác hướng nghiệp [4].

1.5.5. Nhận thức, trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý và các lực lượng tham gia giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh

- Năng lực quản lý, tổ chức, lãnh đạo của Hiệu trưởng:

Người Hiệu trưởng cần có phẩm chất và năng lực, là người hiểu biết đầy đủ các mục tiêu, nội dung và phương thức thực hiện hoạt động giáo dục SKSS cho HS. Hiệu trưởng chỉ đạo Hiệu phó phụ trách chuyên môn và tổ trưởng chuyên môn phân công các giáo viên có năng lực tốt để tổ chức hoạt động giáo dục SKSS cho HS theo từng khối lớp và có sự phối hợp với các GV khác trong quá trình tổ chức giáo dục SKSS.

Bên cạnh đó, CBQL thuyết phục mọi lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tích cực triển khai thực hiện nội dung chương trình giáo dục SKSS theo kế hoạch đã đề ra. CBQL cần phối hợp với gia đình HS trong việc tổ chức giáo dục SKSS cho HS được triển khai thuận lợi.

- Yếu tố giáo viên:

Trong hoạt động giáo dục SKSS cho HS, GV là những người nắm chắc và hiểu sâu sắc mục tiêu, chương trình, nội dung đào tạo và tổ chức thực hiện giáo dục SKSS cho HS hiệu quả, thiết thực. Để làm được điều đó, GV phải thường xuyên học tập, bồi dưỡng, cập nhập những kiến thức về SKSS cũng như phương pháp giáo dục để truyền thụ những kiến thức về SKSS cho HS

- Các đoàn thể của HS như tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Thanh niên là những tổ chức đoàn thể trong nhà trường nơi HS có nhiệm vụ cùng nhà trường tiến hành việc tập hợp, tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục SKSS cho HS theo kế hoạch đã đề ra.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1


Lứa tuổi VTN là một giai đoạn “trung gian”, “chuyển tiếp”, “bắc cầu” từ trẻ em sang người lớn. Là lứa tuổi đang kết thúc quá trình phát triển ở trẻ em sang giai đoạn phát triển mạnh mẽ về thể chất và tâm sinh lý bước đầu hình thành những quan điểm xã hội, sự hình thành nhân cách làm nảy sinh nhiều rối nhiễu về tâm lý.

Mục đích của giáo dục SKSS cho HS THCS là nhằm cung cấp kiến thức và sự hiểu biết về các vấn đề dân số, SKSS cho HS, đồng thời hình thành thái độ và hành vi đúng đắn cho học sinh trường THCS trong các mối quan hệ với bạn bè khác giới. GD SKSS có thể được tiến hành trong gia đình, nhà trường và ngoài xã hội bằng những hình thức, phương pháp, biện pháp phong phú, đa dạng phù hợp với từng điều kiện cụ thể nhằm cung cấp những thông tin cơ bản chính xác về SKSS, giúp tăng cường trao đổi thông tin và nâng cao năng lực của giới trẻ, xác định giá trị và thay đổi các hành vi có nguy cơ đối với bản thân họ và đối với xã hội nhằm giảm tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn, nạo phá thai, viêm nhiễm đường sinh sản, HIV/AIDS cho lứa tuổi VTN.

Quản lý hoạt động giáo dục SKSS cho HS THCS là một quá trình tác động có tổ chức, có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý (hiệu trưởng trường THCS) với khách thể quản lý (các lực lượng GD, HS THCS và quá trình GD SKSS) nhằm đẩy mạnh hoạt động giáo dục SKSS đạt hiệu quả cao nhất theo mục tiêu mà tổ chức đã đề ra.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục SKSS cho HS THCS trong giai đoạn hiện nay là Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, sự bùng nổ của CNTT- truyền thông; Các chính sách của Đảng và nhà nước về chăm sóc và giáo dục SKSS cho học sinh THCS; Ảnh hưởng của gia đình, xã hội, bạn bè đối với vấn đề giáo dục SKSS cho HS;Yếu tố tâm sinh lý HS THCS; Nhận thức, trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý và các lực lượng tham gia giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

NGUYỄN HIỀN, THÀNH PHỐ NHA TRANG, TỈNH KHÁNH HÒA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY


2.1. Khái quát về trường THCS Nguyễn Hiền

Trường THCS Nguyễn Hiền được thành lập từ năm 1975. Nhà trường ra đời dựa trên cơ sở sát nhập 2 trường cấp I-II Phước Hải số 1 và cấp I-II Phước Hải số 2. Năm 1995, sau khi sát nhập trường lấy tên là trường Trung học cơ sở Nguyễn Hiền, trụ sở được xây dựng trên địa bàn phường Phước Hải, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Tổng diện tích của nhà trường là 3461 m2 với 25 phòng học. Số lượng phòng học này đủ đáp ứng được nhu cầu cơ bản của việc nâng cao chất lượng giáo dục và đổi mới giáo dục.

Trong quá trình hình thành và phát triển, nhà trường đã luôn đặt uy tín, chất lượng giáo dục lên hàng đầu. Nhà trường có đội ngũ lãnh đạo, giáo viên và nhân viên có phẩm chất có phẩm chất chính trị, đạo đức nhà giáo, tâm huyết với nghề, có trình độ chuyên môn vững vàng, trong công việc thì nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao, có bề dày kinh nghiệm, tinh thần đoàn kết cao.

Trường có tất cả 96 cán bộ, giáo viên, nhân viên; có tổ chức Chi bộ Đảng gồm 19 đảng viên. Chi bộ Đảng nhà trường nhiều năm liền đạt Chi bộ trong sạch vững mạnh, giữ vai trò lãnh đạo trong toàn bộ hoạt động của nhà trường. Các tổ chức khác như: Công đoàn, Đoàn TNCS HCM, Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Ban đại diện CMHS đều hoạt động tích cực, góp phần cùng với nhà trường hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Trường THCS Nguyễn Hiền rất quan tâm đến công tác nâng cao chất

lượng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên, ứng dụng công nghệ thông tin nhằm đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh; đa số giáo viên áp dụng và thực hiện tốt bài giảng điện tử trong giảng dạy. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang bị các thiết bị, đồ dùng dạy học nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy. Thực hiện nghiêm túc chương trình kế hoạch dạy học, các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động hướng nghiệp, các phong trào văn hoá - văn nghệ, thể dục thể thao nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Nhà trường cũng hết sức quan tâm tới công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Năm học 2018 – 2019, trường có nhiều HS đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh, gồm 02 giải Nhất, 02 giải Nhì, 07 giải Ba, 16 giải Khuyến khích. Trong đó nổi bật là môn Toán đạt 02 giải Nhất, Môn Vật lý, và môn Tiếng Anh đạt 01 giải Nhì...

2.2. Khái quát về quá trình khảo sát

2.2.1. Mục tiêu khảo sát

Phân tích đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trường THCS Nguyễn Hiền, thành phố Nha Trang.

2.2.2. Nội dung khảo sát

- Thực trạng hoạt động GD SKSS cho HS trường THCS Nguyễn Hiền, thành phố Nha Trang.

- Thực trạng quản lý hoạt động GD SKSS cho HS trường THCS Nguyễn Hiền, thành phố Nha Trang.

Khách thể khảo sát: Khảo sát 40 CBQL, GV và học sinh từ lớp 6 đến lớp 9 tại trường THCS Nguyễn Hiền, thành phố Nha Trang.

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 18/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí