Mô hình cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp - 5

1993. Lợi nhuận của ngành này tiếp tục tăng trưởng trong cả hai năm 1994 và 1995, tương ứng với 3,2 tỷ USD mỗi năm. Mặc dù lợi nhuận tụt xuống vào năm 1996, nó vẫn ở mức cao (2,4 tỷ USD) so với hồi đầu thập niên 90(XX). Lợi nhuận trước thuế của các chuỗi cửa hàng tiện lợi chỉ tăng nhẹ vào năm 1997 với 2,5 tỷ USD, nhưng nhảy vọt tới $ 3,4 tỷ USD trong năm 1998 và $ 4,8 tỷ USD vào năm 1999. Đến năm 2000, tổng lợi nhuận trước thuế của các chuỗi cửa hàng tiện lợi giảm xuống một chút, đạt 4,6 tỷ USD trên doanh thu 269,4 tỷ USD. Cuộc suy thoái kinh tế và sự kiện 11 tháng 9 năm 2001 đã làm giảm tốc độ tăng trưởng doanh thu, với doanh thu đạt 283 tỷ USD, tăng không đáng kể so với năm 2000; đồng thời lợi nhuận giảm 24,6%, đạt 3,453 tỷ USD. Nền kinh tế phục hồi chậm chạp và sự chuẩn bị cho cuộc chiến tranh sắp tới khiến cho lợi nhuận của các chuỗi cửa hàng tiện lợi tiếp tục giảm xuống 24,3%, đạt 2,615 tỷ USD vào năm 2002; mặc dù tổng doanh thu có tăng 2,7%, đạt 290,6 tỷ USD trong năm 2002. Đến năm 2003, sự đi lên mạnh mẽ của nền kinh tế Hoa Kỳ đã gây ảnh hưởng rõ rệt lên ngành kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi, doanh thu tăng 16% và đạt 337 tỷ USD, lợi nhuận trước thuế đạt 4,044 tỷ USD, tăng 55%. Nền kinh tế tiếp tục hồi phục trong năm 2004; doanh thu của các chuỗi cửa hàng tiện ích tăng 17,1% , đạt 394,7 tỷ USD; vì doanh số bán hàng ở phía trong cửa hàng (in-store) và doanh số bán xăng dầu ở phía ngoài cửa hàng đều tăng trưởng hai con số so với năm 2003. Vào năm 2005, sự tàn phá nặng nề của cơn bão Ktrina đã gây ảnh hưởng đến ngành công nghiệp lọc dầu của Hoa Kỳ, cùng với nhu cầu sử dụng năng lượng gia tăng đáng kể đã đẩy giá nhiên liệu tăng lên trong 4 tháng cuối năm 2005. Doanh thu của các chuỗi cửa hàng tiện lợi ở Hoa Kỳ tăng 25,5%, đạt 495,3 tỷ USD trong năm 2005. Lại một lần nữa doanh thu bán hàng ở phía trong cửa hàng và doanh thu bán xăng dầu ở phía ngoài cửa hàng tăng trưởng hai con số, như đã từng xảy ra trong năm 2004. Lợi nhuận trước thuế của các chuỗi cửa hàng tiện lợi tăng 18,2% so với năm 2004, ước đạt 5,895 tỷ

USD trong năm 2005. Sang năm 2006, lại một lần nữa doanh thu của các chuỗi cửa hàng tăng lên, đạt 569,4 tỷ USD, vượt 15% so với năm 2005. Song lợi nhuận trước thuế của ngành kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi chỉ đạt 4,767 tỷ USD, giảm 19,1% so với năm 2005 do lợi nhuận từ việc kinh doanh xăng dầu của cửa hàng giảm xuống [20].

Như vậy, mô hình cửa hàng tiện lợi đã có lịch sử phát triển gần một thế kỷ, trải qua không biết bao nhiêu thăng trầm cùng với nền kinh tế Hoa Kỳ nói riêng và nền kinh tế thế giới nói chung. Cho đến nay, mô hình cửa hàng tiện lợi đã có mặt ở rất nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trong suốt quá trình thích nghi và biến đổi không ngừng, mô hình cửa hàng tiện lợi không dừng lại ở một loại hình đơn điệu duy nhất mà có rất nhiều loại cửa hàng tiện lợi với những nét đặc trưng riêng. Sau đây, tác giả khóa luận sẽ trình bày về sự phân loại mô hình cửa hàng tiện lợi trong mục 2.

2. Phân loại mô hình cửa hàng tiện lợi

Trong quá khứ không xa, mọi cửa hàng tiện lợi trông đều khá giống nhau - diện tích 2.400 phút vuông, tức là khoảng 223 mét vuông và bán các hàng tiêu dùng đóng gói. Ngày nay, các công ty kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi đang tiếp cận thị trường với nhiều loại hình cửa hàng tiện lợi và nhiều sản phẩm dịch vụ hơn. Có những cửa hàng tiện lợi mini (“mini-convenience stores”) với các mái che, hay những cửa hàng tiện lợi theo đúng diện tích truyền thống nhưng cung cấp nhiều dịch vụ thực phẩm hơn, và thậm chí là các đại cửa hàng tiện lợi (“hyper-convenience stores”) với hàng hóa vô cùng đa dạng và các dịch vụ ăn uống ngay trong cửa hàng. Với thị phần phát triển nhanh chóng, rất nhiều người cho rằng mô hình cửa hàng tiện lợi là một mô hình cửa hàng “không có truyền thống” ("nontraditional" stores). Sở dĩ như gọi như vậy vì mặt bằng kinh doanh của các cửa hàng tiện lợi, không chỉ là 2.400 phút vuông như thuở ban đầu, mà còn có thể thay đổi lớn hơn hoặc nhỏ hơn.

Những sự thay đổi đa dạng trong định dạng (“format”) của cửa hàng đã tác động đến tất cả các thành tố của ngành kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi. Các nhà bán lẻ đều quan tâm đến tầm ảnh hưởng của cạnh tranh và các chiến lược, mục tiêu marketing. Khi các nhà cung cấp sản phẩm muốn thống nhất các yêu cầu về quy cách đóng gói sản phẩm, hoạt động xúc tiến thương mại và hoạt động phân phối với đối tác là một cửa hàng tiện lợi; họ rất muốn nhận diện được cửa hàng tiện lợi đó thuộc loại cửa hàng tiện lợi nào. Các nhà cung ứng trang thiết bị cũng rất muốn thiết kế những trang thiết bị phù hợp với từng loại cửa hàng tiện lợi nhất định. Các nhà đầu tư và các chuyên gia kinh tế cũng rất muốn hiểu được các nguyên lý kinh tế của những sự thay đổi đang diễn ra trong ngành kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi và các tác động của những sự thay đổi đó với ngành kinh doanh này. Và các nhà chức trách ở địa phương, các tiểu bang và liên bang cũng cần phải nhận biết được các loại cửa hàng tiện lợi khác nhau để tiện cho việc quản lý và hoạch định chính sách.

Hiện có sáu loại cửa hàng tiện lợi đang tồn tại trong ngành kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi, bao gồm:

1) Ki ốt tiện lợi (Kiosk)

2) Cửa hàng tiện lợi mini (Mini Convenience Store)

3) Cửa hàng tiện lợi hữu hạn (Limited Selection Convenience

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

Store)


Mô hình cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp - 5

4) Cửa hàng tiện lợi truyền thống (Traditional Convenience Store)

5) Cửa hàng tiện lợi mở rộng (Expanded Convenience Store)

6) Đại cửa hàng tiện lợi (Hyper Convenience Store)

Sau đây là các mô tả về sáu loại cửa hàng tiện lợi. Song cũng cần lưu ý rằng những nét đặc trưng trình bày dưới đây chỉ mang tính tương đối vì ngành kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi vốn rất đa dạng, phong phú và có thể thay đổi từng ngày để bắt kịp với nhu cầu của thị trường.

1) Ki ốt tiện lợi (Kiosk)

Diện tích nhỏ hơn 800 phút vuông, tức là khoảng dưới 75 mét vuông và phần lớn doanh thu có được là từ việc bán xăng dầu. Việc kinh doanh xăng dầu luôn là điểm nhấn của loại cửa hàng tiện lợi này vì các chủ sở hữu của nó là các công ty xăng dầu hoặc các nhà kinh doanh xăng dầu. Giống như cửa hàng tiện lợi truyền thống, ki ốt tiện lợi chỉ bán những mặt hàng thiết yếu tiêu thụ nhanh như thuốc lá, đồ uống, đồ ăn nhẹ và bánh kẹo... Ki ốt tiện lợi không bán các mặt hàng tạp phẩm vì nó đơn thuần chỉ là một dạng quầy bán đồ ăn vặt. Doanh thu từ việc bán hàng (không bao gồm xăng dầu) thường chỉ chiếm 10% tổng doanh thu của cửa hàng. Thường thì khách hàng đậu xe ở ngay cạnh trạm bơm xăng dầu. Giờ mở cửa của ki ốt tiện lợi rất khác nhau tùy thuộc vào vị trí của ki ốt và ý muốn của người chủ sở hữu. Khách hàng chủ yếu là các cư dân ngắn ngày và người dân bản xứ dừng lại để mua xăng dầu.

2) Cửa hàng tiện lợi mini (Mini Convenience Store)

Các cửa hàng tiện lợi mini thường có diện tích từ 800 đến 1.200 phút vuông, tức là khoảng từ 75 đến 111 mét vuông. Cũng giống như ki ốt tiện lợi, cửa hàng tiện lợi loại này tập trung chủ yếu vào việc bán xăng dầu và thường thuộc sở hữu của các công ty xăng dầu. Song khác với ki ốt tiện lợi, chủ nhân của các cửa hàng tiện lợi mini coi doanh số bán hàng (ngoài xăng dầu) như một phần đóng góp quan trọng vào doanh thu và lợi nhuận. Mặt hàng tạp phẩm cũng có bán nhưng không nhiều và dịch vụ ăn uống chủ yếu là bánh sandwich chế biến sẵn. Và cũng giống với ki ốt tiện lợi, thông thường khách hàng không có lựa chọn nào khác ngoài việc đỗ xe ngay cạnh cột bơm xăng dầu, mặc dù một số cửa hàng tiện lợi mini có bãi đậu xe nhỏ, song các cửa hàng như vậy chỉ là thiểu số. Các cửa hàng tiện lợi mini này thường mở cửa từ 18 đến 24 một ngày. Khách hàng đến đây chủ yếu để mua xăng, dầu. Tuy nhiên, những cửa hàng loại này ở khu vực thành thị có thể bán hoặc không bán xăng, dầu.

3) Cửa hàng tiện lợi hữu hạn (Limited Selection Convenience Store)

Cửa hàng tiện lợi hữu hạn có diện tích mặt bằng kinh doanh từ 1.500 đến 2000 phút vuông, tức là khoảng từ 140 đến 186 mét vuông. Loại cửa hàng tiện lợi này đang ngày càng trở nên phổ biến. Cửa hàng tiện lợi hữu hạn thường liên kết với các công ty xăng dầu và thường được cải tạo từ một trạm xăng hai gian ở ven đường (two-bay service station). Cả doanh thu từ việc bán xăng dầu và doanh thu từ việc bán hàng hóa (ngoài xăng dầu) đều là những nhân tố quan trọng để hình thành nên lợi nhuận của cửa hàng tiện lợi hữu hạn. Khác với cửa hàng tiện lợi mini, loại cửa hàng tiện lợi này bán nhiều hàng hóa thiết yếu hơn, bao gồm cả thực phẩm, tạp phẩm, đồ ăn nhanh; song so với tiêu chuẩn của một cửa hàng tiện lợi truyền thống thì sự lựa chọn dành cho khách hàng còn hạn chế. Cửa hàng tiện lợi hữu hạn cũng bán các đồ ăn như xúc xích kẹp, bánh ngô, bỏng ngô, vân vân. Mặc dù khách hàng chủ yếu của loại cửa hàng này là khách mua xăng dầu nhưng những khách hàng truyền thống của cửa hàng tiện lợi cũng đóng vai trò rất quan trọng. Khách hàng truyền thống của mô hình cửa hàng tiện lợi là những người dân có nhu cầu mua những hàng hóa thiết yếu một cách nhanh chóng tiện lợi hoặc mua vào lúc đêm khuya, khi các mô hình bán lẻ khác đã đóng cửa. Các cửa hàng tiện lợi hữu hạn này cũng có thời gian mở cửa khuya hoặc suốt 24 giờ.

4) Cửa hàng tiện lợi truyền thống (Traditional Convenience Store)

Đa số các cửa hàng tiện lợi ban đầu đều thuộc loại cửa hàng tiện lợi truyền thống. Cửa hàng tiện lợi truyền thống có diện tích mặt bằng từ 2.400 đến 2.500 phút vuông, vào khoảng 223 đến 232 mét vuông. Cửa hàng tiện lợi truyền thống bán rất nhiều mặt hàng thiết yếu, bao gồm: bơ sữa, bánh mỳ, đồ ăn nhẹ, đồ uống, thuốc lá, tạp phẩm, các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp, bánh kẹo; ngoài ra có thể có thực phẩm chế biến sẵn, thịt tươi hoặc thịt đông lạnh, xăng dầu, và rất nhiều sản phẩm và dịch vụ đa dạng khác. Đa số các cửa hàng này có 6 đến 12 chỗ đỗ xe hoặc có vị trí rất thuận tiện để khách

hàng có thể ghé vào. Đa số các cửa hàng tiện lợi truyền thống mở cửa 24 giờ một ngày, thời gian mở cửa nhiều hơn hẳn các mô hình bán lẻ khác. Phần lớn cửa hàng tiện lợi truyền thống thuộc về các chuỗi cửa hàng tiện lợi, song các công ty xăng dầu cũng xây dựng hoặc mua lại những cửa hàng loại này để kinh doanh.

5) Cửa hàng tiện lợi mở rộng (Expanded Convenience Store)

Các cửa hàng tiện lợi mở rộng có diện tích từ 2.800 đến 3.600 phút vuông, tức là vào khoảng 260 đến 335 mét vuông. Loại cửa hàng tiện lợi mở rộng đang ngày càng phát triển. Với diện tích tương đối lớn, các cửa hàng tiện lợi loại này mở rộng không gian dành cho các giá trưng bày hàng tạp phẩm hoặc có gian kinh doanh và phục vụ đồ ăn nhanh với các chỗ ngồi. Khi các siêu thị trở nên ngày càng rộng lớn, diện tích của một siêu thị có thể lên đến

40.000 phút vuông (khoảng hơn 3700 mét vuông); điều này vô hình chung có thể biến thành trở ngại đối với khách hàng trong việc lựa chọn được sản phẩm ưng ý trong một “rừng sản phẩm”. Hiểu được điều này, một số ít các chuỗi cửa hàng tiện lợi mở rộng đã sử dụng diện tích lớn hơn truyền thống để kinh doanh các mặt hàng tạp phẩm đa dạng như là một sự cạnh tranh với siêu thị; trong trường hợp đó, các cửa hàng tiện lợi này rất gần với hình ảnh một siêu thị cỡ nhỏ ("superette"), chỉ khác là thời gian mở cửa dài hơn, tiện lợi hơn cho khách hàng. Song phần lớn các cửa hàng tiện lợi mở rộng sử dụng diện tích tăng thêm so với truyền thống của mình để kinh doanh và phục vụ đồ ăn nhanh cho khách hàng. Lý do là các cửa hàng tiện lợi mở rộng này muốn tăng doanh thu dựa trên đặc điểm lợi nhuận cao của việc kinh doanh đồ ăn nhanh. Và khi con số các cửa hàng tiện lợi loại nhỏ hơn tăng lên nhanh chóng (chủ yếu thuộc sở hữu của các công ty xăng dầu), tất yếu xu hướng gia tăng việc kinh doanh đồ ăn nhanh của rất nhiều các chuỗi cửa hàng tiện lợi càng trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết. Cũng cần phải nói thêm rằng các cửa hàng tiện lợi loại này vẫn cung cấp các hàng hóa và dịch vụ thiết yếu khác giống như một

cửa hàng tiện lợi truyền thống. Các cửa hàng tiện lợi mở rộng có khu vực đậu xe tương đối rộng với khoảng 10 đến 20 khoang để xe. Thời gian mở cửa cũng được kéo dài hơn các mô hình bán lẻ khác. Các chuỗi cửa hàng loại này không chỉ thu hút các khách hàng truyền thống của một cửa hàng tiện lợi, mà còn thu hút thêm nhiều các gia đình, phụ nữ và người già hoặc người đã về hưu.

6) Đại cửa hàng tiện lợi (Hyper Convenience Store)

Đại cửa hàng tiện lợi có diện tích lớn gấp đôi một cửa hàng tiện lợi truyền thống, với mặt bằng từ 4.000 đến 5.000 phút vuông, tức là vào khoảng 370 đến 465 mét vuông; với hàng loạt các sản phẩm và dịch vụ trong các gian hàng riêng biệt thay vì trưng bày trong các kệ như truyền thống. Một vài ví dụ cho sự đa dạng và phong phú về sản phẩm và dịch vụ của đại cửa hàng tiện lợi như: trong đó có thể có một tiệm bánh mỳ, một nhà hàng nhỏ, hay một hiệu thuốc. Rất nhiều cửa hàng tiện lợi loại này kiêm thêm cả việc kinh doanh xăng dầu. Số nhân viên trong một ca làm việc tăng lên, nhất là khi trong cửa hàng có một nhà hàng cỡ nhỏ. Thông thường một khách hàng dành một lượng thời gian đáng kể để mua sắm trong đại cửa hàng tiện lợi, do đó, số lượng chỗ đậu xe là một vấn đề rất được coi trọng. Thời gian mở cửa cũng được kéo dài hơn so với các mô hình bán lẻ khác. Và ở đây, cũng giống như trường hợp của cửa hàng tiện lợi mở rộng, các khách hàng quen thuộc bao gồm các gia đình, những công dân lớn tuổi cũng như các khách hàng truyền thống của một cửa hàng tiện lợi. Ở một vài địa điểm, các đại cửa hàng tiện lợi này là điểm dừng chân của các xe tải mini (mini-truck stops), và điều này đương nhiên sẽ tác động tích cực đến việc tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ và làm thay đổi nền tảng khách hàng của cửa hàng.

Để tiện cho việc so sánh các loại cửa hàng tiện lợi với nhau, trên cơ sở những kiến thức phân loại vừa trình bày, em xin đưa ra bảng so sánh các loại cửa hàng tiện lợi trong phụ lục 05 của bài viết này.

Trên đây là các loại cửa hàng tiện lợi đang tồn tại trên thế giới hiện nay. Theo hiến pháp và quy chế của Hiệp hội cửa hàng tiện lợi quốc gia của Hoa Kỳ (The National Association of Convenience Stores, NACS Constitution and Bylaws), Cửa hàng tiện lợi được định nghĩa như sau: “...một cửa hàng bán lẻ, có địa điểm và thời gian mở cửa thuận lợi để người dân có thể mua sắm một cách nhanh chóng các sản phẩm và dịch vụ thiết yếu (chủ yếu là thực phẩm hoặc thực phẩm và xăng dầu)...”

Dù gồm nhiều loại khác nhau nhưng các loại cửa hàng tiện lợi đều có chung những nét đặc trưng sau đây:

Diện tích mặt bằng có thể thay đổi đáng kể nhưng thường dưới

5.000 phút vuông, tức là dưới 465 mét vuông;

Có bãi đậu xe ở bên ngoài đường ô tô (Off-street parking) và/ hoặc lối đi bộ thuận tiện (convenient pedestrian access);

Đa số mở cửa 24 giờ một ngày, 7 ngày một tuần với ít nhất 500 mặt hàng (SKUs - “stock keeping units”);

Hàng hóa bao gồm tạp phẩm, đồ uống, đồ ăn nhẹ, bánh kẹo và thuốc lá.

3. Giới thiệu sơ lược về 7-Eleven, chuỗi cửa hàng tiện lợi lớn nhất thế giới Có nguồn gốc từ một công ty nhỏ, 7-Eleven ra đời năm 1927 tại Dallas, Texas, Hoa Kỳ, khi các nhân viên của công ty Southland Ice tại đây bắt đầu bán sữa, trứng và bánh mỳ từ xưởng bán đồ đông lạnh. Ông chủ của Southland Ice nhận ra rằng việc bán các “hàng hóa tiện lợi” như bánh mỳ và sữa rất chạy và thu được nhiều lợi nhuận. Lúc đầu, cửa hàng chỉ mở từ 7 giờ sáng đến 11 giờ đêm . Do đó, công ty bắt đầu đổi tên thành 7-Eleven vào năm 1946 và ngày càng mở rộng mạng lưới. 7-Eleven bắt đầu phục vụ 24/24 giờ từ năm 1962 tại Austin, Texas, Hoa Kỳ. Vào những năm 1980, công ty bắt đầu gặp các khó khăn về tài chính nhưng đã thoát khỏi phá sản nhờ tập đoàn Senven & I của Nhật mua lại số cổ phiếu, từ đó 7-Eleven trở thành công ty

con của Senven & I.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/05/2022