- K năng lựa chọn, vận dụng các phương pháp, phương tiện, các hình thức tổ chức dạy học và GD phù hợp với hoạt động giáo dục SKSS cho học sinh THCS;
- K năng ứng dụng CNTT và truyền thông trong giáo dục SKSS cho học sinh THCS
- K năng đánh giá kết quả GD SKSS cho HS THCS
- K năng phối hợp các lực lượng GD như gia đình, xã hội trong giáo dục SKSS cho học sinh
Cách thức thực hiện biện pháp:
CBQL chỉ đạo xây dựng đội ngũ GV cốt cán, có kinh nghiệm, có kiến thức và k năng tổ chức hoạt động giáo dục SKSS cho HS. Hàng năm, nhà trường tổ chức các lớp bồi dưỡng do đội ngũ GV này trực tiếp giảng dạy, chia sẻ kinh nghiệm cho GV trong nhà trường.
Mặt khác, CBQL chỉ đạo mời chuyên gia về giáo dục SKSS ở các trường đại học tổ chức bồi dưỡng chuyên đề cho GV trong nhà trường.
* Điều kiện thực hiện
- Hiệu trưởng tạo điều kiện về thời gian cho GV, tham gia các hoạt động bồi dưỡng.
- Dành nguồn kinh phí cho hoạt động bồi dưỡng nâng cao trình độ của GV
Có thể bạn quan tâm!
- Mức Độ Thực Hiện Các Phương Pháp Giáo Dục Skss Cho Hs
- Thực Trạng Công Tác Chỉ Đạo Giáo Dục Skss Cho Hs
- Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Skss Cho Học Sinh Trường Thcs Nguyễn Hiền
- Khảo Sát Tính Cấp Thiết Của Các Biện Pháp Đề Xuất
- Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trường trung học cơ sở Nguyễn Hiền, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn hiện nay - 13
- Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trường trung học cơ sở Nguyễn Hiền, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn hiện nay - 14
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
3.2.4. Đa dạng hóa các hình thức GD SKSS thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
* Mục tiêu
Nhằm khắc phục tính chất đơn điệu lập đi lập lại một vài hình thức đã quá quen thuộc có thể gây nhàm chán tẻ nhạt đối với các em, thu hút các em tham gia vào hoạt động giáo dục SKSS, nhà trường, giáo viên và các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục SKSS phải nghiên cứu để làm sao có thể đa dạng hóa các hoạt động.
* Nội dung và cách thực hiện
Giáo dục SKSS cho HS sẽ đạt hiệu quả cao hơn nếu HS được tiếp cận nhiều hình thức giáo dục thay vì chỉ được hoạt động bằng một vài hoạt động quen thuộc, nhàm chán. Do đó, Hiệu trưởng nhà trường cần chỉ đạo GV thay đổi cách thức tổ chức hoạt động giáo dục SKSS cho HS bằng nhiều cách khác nhau. Tổ chức hoạt động giáo dục SKSS bằng các chương trình hoạt động ngoài giờ lên lớp phong phú, đa dạng, các hoạt động trải nghiệm phù hợp với tâm sinh lý HS THCS là những hình thức đáp ứng nhu cầu nguyện vọng của các em. Qua đó, thu hút học sinh tham gia tự giác, tích cực, tạo điều kiện cho các em phát huy năng lực bản thân, tự quản sáng tạo và phát triển những phẩm chất đạo đức, các thói quen hành vi SKSS, sống yêu thương, sống có trách nhiệm và ý thức vươn lên hoàn thiện nhân cách.
Khi xây dựng kế hoạch cho hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động trải nghiệm, Hiệu trưởng phải căn cứ vào những hướng dẫn cơ quan quản lý cấp trên đảm bảo sao cho các hoạt động này đảm bảo mục tiêu giáo dục SKSS và lối sống cho học sinh cũng như đảm bảo các quy định hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động trải nghiệm. Kế hoạch cho hoạt động này cần phù hợp với những điều kiện thực tiễn của nhà trường. Kế hoạch cần xác định chủ điểm cho từng thời gian, có lịch hoạt động hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, học kì và cả năm học, thậm chí có kế hoạch dài hạn cho cả cấp học. Các hoạt động phải phong phú, đa dạng, nhằm thu hút, hấp dẫn, lôi cuốn học sinh tham gia tích cực.
Nhà trường có thể thực hiện một số hoạt động ngoại khóa hay trải nghiệm để thực hiện giáo dục SKSS cho HS như:
- Thành lập Phòng truyền thông và sinh hoạt câu lạc bộ SKSS học đường. Nhà trường bố trí không gian để làm nơi sinh hoạt câu lạc bộ với những với tên gọi gắn với SKSS nhưng không quá nhạy cảm để các em không ngại khi đến sinh hoạt như “Câu lạc bộ Búp măng non”, “Câu lạc bộ Tôi đi
tìm tôi”, “Câu lạc bộ Tiền hôn nhân” “Câu lạc bộ Tuổi hồng”… Phòng sinh hoạt câu lạc bộ có thể kết hợp với phòng tư vấn tâm lý học đường được trang bị các tài liệu về SKSS, được lưu giữ các thông tin về những thắc mắc của HS và câu trả lời.
- Tổ chức thảo luận nhóm theo chủ đề nhằm giúp các em tự tìm hiểu, bổ sung những kiến thức mà các em còn thiếu hụt về kiến thức SKSS; nâng cao kĩ năng sống, giúp các em đưa ra quyết định sáng suốt trong lĩnh vực SKSS vị thành niên.
- Chỉ đạo GV chủ nhiệm lớp phối hợp Đoàn thanh niên, phối hợp với Chi cục Dân số tỉnh tổ chức các hội thi tìm hiểu kiến thức về SKSS VTN, tìm hiểu HIV AIDS, Hội thi “Rung chuông vàng”,… nhằm thu hút đông đảo đoàn viên thanh niên tham gia, qua đó nâng cao hiểu biết, nhận thức về SKSS cho HS. Ngoài ra có thể tổ chức diễn tiểu phẩm, lồng ghép nội dung chăm sóc SKSS trong buổi sinh hoạt dưới cờ.
- Tổ chức và chỉ đạo công tác tư vấn tâm lý học đường để tư vấn các vấn đề liên quan đến tâm sinh lý, SKSS và những thắc mắc về giới của HS. Bên cạnh phân công, bồi dưỡng GV làm công tác tư vấn tâm lý, nhà trường phân công một số GV dạy môn Sinh học và GD công dân có kinh nghiệm, có kiến thức tốt về các vấn đề SKSS, được tin tưởng làm công tác tư vấn trực tiếp cho những em có những khó khăn, khúc mắc riêng.
- Phối hợp với Chi cục Dân số - KHHGĐ, Trung tâm tư vấn SKSS của tỉnh, mời đội ngũ bác sĩ chuyên khoa tổ chức các buổi tư vấn cộng đồng, giao lưu, tuyên truyền về SKSS VTN. Hàng tháng nhà trường mời các cán bộ, chuyên gia có trình độ chuyên môn sâu, có kinh nghiệm thực tế phong phú, có phương pháp giáo dục tốt đến giao lưu, tuyên truyền, giải đáp những vấn đề về SKSS cho HS. Hình thức này có thể lựa chọn để tổ chức chung cho HS trong nhà trường.
- Thông qua hòm thư, bản tin tư vấn: Nhà trường có thể đặt hòm thư ở
một số vị trí thuận lợi để HS có thể dễ dàng tiếp cận bỏ thư trong đó ghi những thắc mắc của mình. Ban tư vấn về SKSS sẽ giải đáp những thắc mắc thầm kín của các em qua thư.
- Chỉ đạo tổ chức biểu diễn văn nghệ, diễn kịch có các thông điệp, nội dung về GDSKSS. Chẳng hạn, chủ đề tháng 10 “Thanh niên với tình bạn, tình yêu” Hiệu trưởng có thể phối hợp với Đoàn thanh niên tổ chức các hoạt động như biểu diễn văn nghệ, diễn kịch, trong đó lồng ghép các thông điệp, nội dung về SKSS.
* Điều kiện thực hiện
- Hiệu trưởng và cán bộ quản lý nhà trường phải nắm vững mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục SKSS.
- Cán bộ, giáo viên, cha mẹ học sinh phải có nhận thức đúng về hoạt động giáo dục SKSS
- Hiệu trưởng cần có những biện pháp có tính pháp lý về chỉ đạo xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình giáo dục SKSS
3.2.5. Huy động các nguồn lực từ cộng đồng địa phương phục vụ tổ chức hoạt động giáo dục SKSS cho học sinh
* Mục tiêu
Biện pháp nhằm đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính và các nguồn lực khác, đáp ứng yêu cầu quản lý hoạt động GD SKSS cho HS
* Nội dung và cách thực hiện
- Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên làm công tác GD SKSS cho HS
Đội ngũ CBQL, GV có sự ảnh hưởng quyết định tới sự thành công hay thất bại của mỗi hoạt động giáo dục SKSS. Để có thể đảm đương được nhiệm vụ yêu cầu đặt ra đối với đội ngũ này không chỉ có kiến thức về giáo dục SKSS cho HS THCS mà còn phải có phương pháp, k năng cho hoạt động giáo dục này.
- Hoàn thiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ hoạt động GD SKSS
+ Hiệu trưởng cần quan tâm đầu tư CSVC, trang thiết bị cho hoạt động này và sử dụng có hiệu quả CSVC, thiết bị đã có. Mỗi trường cần có sự đầu tư một trang thiết bị tối thiểu như: Tài liệu, hệ thống loa đài, máy chiếu đa năng, mô hình phù hợp hoạt động…
+ Xây dựng và tổ chức thực hiện một kế hoạch dài hạn về tăng cường CSVC, trong đó xác định rõ: Các nguồn kinh phí hỗ trợ, các nguồn trang thiết bị hỗ trợ. Có thể tranh thủ sự ủng hộ của các nhà hảo tâm là những phụ huynh có tâm huyết với sự nghiệp giáo dục, các công ty, doanh nghiệp đóng ở địa phương, các đơn vị kết nghĩa.
+ Kế hoạch dài hạn được cụ thể thành kế hoạch sửa chữa mua sắm mỗi năm, để sau khi hoàn thành kế hoạch thì nhà trường đã có CSVC tương đối đủ phục vụ cho hoạt động giáo dục SKSS cho HS.
+ Giao nhiệm vụ quản lý và bảo quản cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cụ thể cho cán bộ phụ trách và gắn trách nhiệm với nghĩa vụ để nâng cao tinh thần công việc cho cán bộ nhân viên phụ trách.
- Chủ động tìm kiếm, khai thác các nguồn lực phục vụ cho hoạt động GD SKSS
Với nguồn lực hiện nay, các trường THPT rất khó khăn trong việc triển khai hoạt động GD SKSS. Vì thế, các trường cần phải chủ động tìm kiếm, khai thác các nguồn lực phục vụ cho hoạt động này. Hiệu trưởng cần chủ động tham mưu với cấp uỷ Đảng, chính quyền và phối hợp với các cá nhân, tổ chức đoàn thể ở địa phương để huy động đa dạng các nguồn lực tham gia các hoạt động giáo dục và hỗ trợ kinh phí, cơ sở vật chất cho nhà trường, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn, góp phần thực hiện có hiệu quả hoạt động GD
* Điều kiện thực hiện
- Hiệu trưởng xây dựng bản kế hoạch dự trù kinh phí mua sắm, bảo dưỡng, duy tu cơ sở vật chất ngay từ đầu năm để phục vụ hoạt động giáo dục SKSS.
- Việc quản lý và bảo quản cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cần được giao nhiệm vụ cụ thể cho cán bộ phụ trách và gắn trách nhiệm với nghĩa vụ để nâng cao tinh thần công việc cho cán bộ nhân viên phụ trách.
3.2.6. Xây dựng cơ chế phối hợp quản lý giữa giáo dục nhà trường, gia đình, xã hội và bản thân HS
* Mục tiêu
Biện pháp nhằm xây dựng cơ chế phối hợp tận dụng tối đa sự ủng hộ, đồng tình của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường cho việc giáo dục SKSS cho HS nhằm đem lại hiệu quả giáo dục cao nhất.
* Nội dung và cách thực hiện
Trong mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình xã h ội và bản thân HS thì mỗi chủ thể có vai trò, vị trí khác nhau trong quá trình giáo dục SKSS cho HS:
- Về phía nhà trường: người trung gian quan trọng trong việc hướng dẫn k năng, hình thành định hướng giá trị cho HS, tập hợp và phát huy thế mạnh của các yếu tố xã hội, phối hợp các đoàn thể xã hội để tổ chức các hoạt động giáo dục SKSS cho HS. Nhà trường chủ động kết hợp với gia đình nhằm phát huy vai trò của gia đình trong việc phối hợp tham gia công tác giáo dục.
- Về phía gia đình: quan tâm, chủ động trao đổi, khuyến khích, tạo điều kiện và cơ hội để con em mình có thể thổ lộ những điều thầm kín với thái độ hợp lý.
- Về phía cộng đồng và các tổ chức xã hội: có sự thống nhất về nhận thức và thái độ đối với tầm quan trọng của công tác GD SKSS cho HS. Phổ biến kiến thức, tổ chức các mô hình hoạt động hấp dẫn để thu hút HS. gia đình và xã hội cần tạo mọi điều kiện để vị thành niên, thanh niên tích cực học tập, lao động, chủ động tham gia các hoạt động tư vấn, chăm sóc sức khỏe nói chung, sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục
- Về phía bản thân học sinh: tích cực học hỏi để có kiến thức về SKSS tuổi vị thành nien, chủ động thổ lộ để có những lời khuyên bổ ích.
Cách thức thực hiện
- Đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến các thông tin về SKSS để thu hút sự quan tâm và trách nhiệm giáo dục, chăm sóc SKSS cho HS.
- Thông qua các hoạt động, nhà trường tổ chức phát động các chiến dịch truyền thông rộng rãi kết hợp cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS tại cộng đồng. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh của tỉnh cần đẩy mạnh hơn nữa việc tổ chức các hoạt động giáo dục, thành lập các câu lạc bộ, các trung tâm tư vấn và các hoạt động giao lưu.
- Nghiên cứu tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa có sự tham gia của lãnh đạo trong tỉnh, các nhà chuyên môn, các bậc cha mẹ học sinh...
- Thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành, như các điều Luật có liên quan đã quy định trong Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Dân sự, Luật Hình sự. Bổ sung các chính sách cần thiết, xác định rõ mô hình tác động, điều chỉnh của chính sách DS-KHHGĐ đối với đối tượng VTN.
- Tăng cường quản lý của nhà nước trong các hoạt động văn hóa. Ngăn chặn tình trạng sách báo, băng hình xấu đang còn lưu hành trôi nổi trong xã hội. Đẩy mạnh đấu tranh phòng chống các tệ nạn xã hội, đặc biệt là nạn mại dâm, tạo môi trường sống lành mạnh cho HS.
- Lực lượng gia đình - nhà trường - xã lội cần có sự phối hợp chặt chẽ với các lực lượng khác như: Các cơ sở y tế, Trung tâm Bảo vệ SKBMTE- KHHGĐ, Ủy ban dân số-KHHGĐ, Chi cục phòng chống các tệ nạn xã hội, các phương tiện thông tin đại chúng... để giáo dục cho tuổi trẻ.
* Điều kiện thực hiện
Để thực hiện giải pháp này có hiệu quả, đòi hỏi Hiệu trưởng trường THCS phải có năng lực tổ chức và chỉ đạo; GV phải có năng lực tổ chức thực hiện hoạt động GD SKSS cho HS; phải có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng GD, có sự phân công rõ ràng tránh chồng chéo hoặc đùn đẩy lẫn nhau giữa các cơ quan đoàn thể làm giảm hiệu quả giáo dục.
3.2.7. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Các biện pháp trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại, hỗ trợ cho nhau. Vì vậy, cần phải được thực hiện đồng bộ, có sự phối hợp chặt chẽ với nhau nhằm tạo điều kiện để các ngành tham gia trực tiếp vào việc tổ chức hoạt động giáo dục SKSS-VTN cho HS thực hiện một cách có kết quả. Phát huy cao độ việc thực hiện các biện pháp trên, cần phải có mối liên kết đồng bộ. Có như vậy, mức độ tác dụng giữa các biện pháp sẽ mang lại hiệu quả cao nhất.
3.3. Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp
3.3.1. Khái quát về khảo nghiệm
a. Mục tiêu khảo sát
Mục đích của việc khảo sát là nhằm thu thập thông tin đánh giá về tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp quản lý hoạt động GD SKSS cho học sinh THCS Nguyễn Hiền đã được đề xuất, trên cơ sở đó điều chỉnh các giải pháp chưa phù hợp và khẳng định thêm độ tin cậy của các giải pháp được đánh giá cao.
b. Nội dung, phương pháp, đối tượng khảo sát
- Xây dựng phiếu trả lời câu hỏi về các mức độ cấp thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất.
- Đối tượng khảo nghiệm: Chúng tôi tiến hành phát 40 phiếu hỏi cho các đối tượng là CBQL và GV trường THCS Nguyễn Hiền.
- Cách đánh giá
Sử dụng thang likert với 3 mức độ để khảo sát, số liệu thu được xử lý theo cách cho điểm như sau:
+ Rất cấp thiết, rất khả thi: 3 điểm
+ Cấp thiết, khả thi: 2 điểm
+ Không cấp thiết, không khả thi: 1 điểm
Dựa trên điểm số thu được, tính ĐTB cho các nội dung khảo sát, dựa trên ĐTB tiến hành lượng giá như sau:
+ 1,00 ≤ ĐTB ≤ 1.67: Mức thấp (không cấp thiết, không khả thi)