Mức Độ Thực Hiện Các Phương Pháp Giáo Dục Skss Cho Hs

Bảng 2.5. Mức độ thực hiện các phương pháp giáo dục SKSS cho HS



Phương pháp

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Chưa thực hiện


Trung bình

SL

%

SL

%

SL

%

1. Thuyết trình

17

42.5

21

52.5

2

5.0

2.38

2. Thảo luận nhóm

16

40.0

19

47.5

5

12.5

2.28

3. Đóng vai

13

32.5

21

52.5

6

15.0

2.18

4. Trò chơi

11

27.5

22

55.0

7

17.5

2.10

5. Giải quyết vấn đề

12

30.0

24

60.0

4

10.0

2.20

6. Động não

15

37.5

22

55.0

3

7.5

2.30

Điểm trung bình







2.24

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trường trung học cơ sở Nguyễn Hiền, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn hiện nay - 8


Phương pháp được sử dụng thường xuyên nhất là phương pháp thuyết trình với 42.5 GV thường xuyên sử dụng trong quá trình dạy học của mình. Thông qua thuyết trình, GV truyền tải đến HS những kiến thức về SKSS, từ đó giúp các em thay đổi hành vi của mình. Chúng tôi cũng đặt ra vấn đề nếu sử dụng thuyết trình, truyền thụ kiến thức cho HS, thì những kiến thức này các em hoàn toàn có thể tự mình tìm hiểu trên sách báo, trang mạng thì hiệu quả của thuyết trình có thật sự hiệu quả. Nói về vấn đề này, cô T.T.A – hiệu trưởng nhà trường cũng rất trăn trở: “Giáo dục SKSS là một vấn đề rất cần thiết cho HS THCS – lứa tuổi đang chuyển tiếp từ thiếu niên, nhi đồng sang tuổi thanh niên, tuy nhiên hiện nay tại trường số THCS Nguyễn Hiền số giáo viên chưa có trình độ chuyên môn sâu về vấn đề này còn chiếm tỷ lệ cao. Do vậy, kinh nghiệm truyền đạt cho HS chưa tốt. Mặt khác, do ảnh hưởng của quan niệm truyền thống nên thầy (cô) đôi khi còn né tránh ngại không muốn nói đến vấn đề này cho nên hiệu của của công tác GDSKSS chưa thực sự có chất lượng”. Cô cũng bày tỏ quan điểm cho rằng việc giáo dục SKSS cho HS sẽ mang lại hiệu quả cao nếu như khâu tổ chức công tác GDSKSS cho HS khoa học, bởi kiến thức HS học được trong trường mang tính hệ thống và khoa học chứ không rời rạc, thiếu hệ thống như khi các em tự tìm hiểu.

Ngoài ra một số phương pháp chưa được GV thực sự đầu tư một cách nghiêm túc để đưa vào giảng dạy, mặc dù các phương pháp này đã được nhiều nhà nghiên cứu khẳng định mang lại hiệu quả giáo dục cao ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Đó là các phương pháp như thảo luận nhóm (22.5 ), trò chơi (17.5 ), đóng vai (15 ), giải quyết vấn đề (12.5 ),… Do đó, việc đổi mới phương pháp giáo dục để nâng cao chất lượng giáo dục SKSS cho HS tại trường THCS Nguyễn Hiền cần được đưa ra thảo luận một cách nghiêm túc.

* Hình thức giáo dục SKSS cho HS

Để nghiên cứu thực trạng sử dụng các hình thức giáo dục SKSS cho HS, chúng tôi đặt câu hỏi: Các thầy cô đã có thường xuyên sử dụng các hình thức sau để giáo dục SKSS cho HS hay không?. Kết quả thu được như sau:

Kết quả khảo sát GV ở cho thấy các hình thức GD SKSS: Thông qua trao đổi, trò chuyện với HS; Thông qua việc tổ chức các hoạt động GD NGLL cho HS; Thông qua môn học mình đảm nhiệm; Thông qua các buổi sinh hoạt lớp chủ nhiệm được thực hiện với tần suất trên mức trung bình (> 53 ), trong đó hình thức thông qua trao đổi, trò chuyện với HS có tần suất cao nhất (75.1%); tiếp đến là hình thức thông qua việc tổ chức các hoạt động GD NGLL cho HS (60.7%).

Bảng 2.6. Mức độ thường xuyên sử dụng của các hình thức GD SKSS cho HS



Hình thức

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Chưa thực hiện


Trung bình

SL

%

SL

%

SL

%

1. Lồng ghép, tích hợp GDSKSS cho HS vào các môn học

22

55.0

15

37.5

3

7.5

2.48

2. Lồng ghép GD SKSS cho HS vào nội dung các hoạt động giáo dục NGLL

20

50.0

14

35.0

6

15.0

2.35

3. Thông qua trao đổi, tư vấn trực tiếp cho HS

21

52.5

17

42.5

2

5.0

2.48

4. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về SKSS

10

25.0

20

50.0

10

25.0

2.00

5. Mời các chuyên gia y tế, tâm lý về nói chuyện và trao đổi với học sinh

11

27.5

17

42.5

12

30.0

1.98

Điểm trung bình







2.26

Qua kết quả khảo sát cho thấy, GV sử dụng các hình thức để giáo dục SKSS ở mức trung bình với 2.26 điểm.

Hình thức được sử dụng thường xuyên nhất là Trao đổi, tư vấn trực tiếp cho HS với 2.48 điểm. HS ở lứa tuổi này có nhiều sự thay đổi nhất là về sự thay đổi của cơ thể, sự phát triển về tình cảm, cảm xúc,… nên việc trực tiếp trao đổi, tư vấn cho các em giúp các em giải đáp những thắc mắc, những băn khoăn mà các em không biết hỏi ai, ngay cả với bố mẹ mình. Tuy nhiên hình thức này mặc dù được sử dụng thường xuyên nhưng mới chỉ dừng lại ở mức độ HS thắc mắc và thầy cô giải đáp nên thực sự hiệu quả chưa được cao lắm.

Cùng đứng ở vị trí số 1 còn có nội dung Lồng ghép, tích hợp GD SKSS cho HS vào các môn học. Hầu hết các GV được khảo sát cho rằng mặc dù hiện nay chương trình SGK đã tích hợp nội dung GD SKSS. Tuy nhiên với tầm quan trọng đặc biệt của giáo dục SKSS cho lứa tuổi vị thành niên giai đoạn dậy thì, các thầy cô đều cho rằng nên những nội dung GD về SKSS thành một nội dung riêng trong các môn học như Sinh học, Giáo dục công dân, chứ không chỉ kết hợp, lồng ghép vào những nội dung khác trong các môn học này. Điều này cần phải hướng đến sự thay đổi cơ bản ngay từ khâu xây dựng chương trình SGK, nâng cao nhận thức cho GV, những người làm công tác giáo dục nói chung và SKSS nói riêng.

Đứng ở vị trí thứ 2 là nội dung Lồng ghép GDSKSS cho HS vào nội dung các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Hình thức này cũng được đánh giá thực hiện ở mức cao với 2.35 điểm. Trường THCS Nguyễn Hiền đã phối hợp với Chi cục Dân số - Kế hoạch hoá gia đình thành phố tổ chức các buổi tuyên truyền, ngoại khóa có trọng tâm dành cho học sinh. Nội dung các buổi ngoại khóa là tuyên truyền về kiến thức SKSS, vị thành niên, luật hôn nhân gia đình và bình đẳng giới. Tuy nhiên số lượng các tiết học

ngoại khóa ngoài giờ lên lớp cũng hết sức hạn hẹp. Số tiết thực hiện ngoại khóa chỉ khoảng 4 tiết 1 năm học (tổng thời gian 180 phút năm). Nội dung Mời các chuyên gia y tế, tâm lý về nói chuyện và trao đổi với học sinh là hình thức được sử dụng ít nhất với 1.98 điểm. Việc trao đổi, tư vấn trực tiếp cho HS giữa giáo viên và HS, HS với nhau đã tốt, cần được khuyến khích nhiều hơn nữa. Tuy nhiên do một số khó khăn nhất là vấn đề kinh phí để mời các nhà tâm lý, chuyên gia đến nói chuyện với HS nên hình thức này ít được sử dụng nhất trong các hình thức giáo dục trên

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục SKSS cho học sinh THCS Nguyễn Hiền, thành phố Nha Trang, Khánh Hòa

2.4.1. Thực trạng công tác kế hoạch giáo dục SKSS cho HS

Trước khi tiến hành bất cứ một hoạt động nào, việc lập kế hoạch sẽ định hướng cho toàn bộ hoạt động được diễn một cách trơn tru và có hiệu quả. Việc lập kế hoạch cụ thể sẽ cho phép người hiệu trưởng quản lý hoạt động đó đi đúng mục tiêu đề ra, xác định chính xác các nguồn lực (nhân lực, cơ sở vật chất, kinh phí) và thời gian, không gian... cần cho việc hoàn thành các mục tiêu. Ngoài ra, một kế hoạch tốt còn đưa ra được những giải pháp, phương án dự phòng cho các trường hợp có thể xảy ra trong quá trình thực hiện, từ đó giúp cho người hiệu trưởng trở nên chủ động, sáng tạo, không bị bất ngờ trước mọi tình huống phức tạp.

Bảng 2.7. Đánh giá của CBGV về thực trạng lập kế hoạch GD SKSS cho HS


Nội dung

Mức độ thực hiện


Trung bình

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Chưa thực hiện

SL

ĐTB

SL

ĐTB

SL

ĐTB

1. Xây dựng kế hoạch GD SKSS chung cho cả trường


18


45.0


19


47.5


3


7.5


2.38

2. Xây dựng kế hoạch giáo dục SKSS cho từng lớp


15


37.5


22


55.0


3


4.0


2.30

3. Xây dựng kế hoạch giáo dục SKSS cho học sinh được tích hợp, lồng ghép với nội dung học tập các môn văn hóa ngoài giờ lên lớp.


13


32.5


22


55.0


5


12.5


2.20

4. Xây dựng kế hoạch giáo dục SKSS gắn với rèn luyện đạo đức, lối sống


16


40.0


22


55.0


2


4.0


2.35

5. Tập huấn giáo viên xây dựng kế hoạch hoạt động GD SKSS cho từng đơn vị lớp.


12


30.0


25


62.5


3


7.5


2.23

Điểm trung bình







2.30


Dựa vào ĐTB ở bảng 2.6 cho thấy: với 5 nội dung xây dựng kế hoạch HĐTN đưa ra khảo sát đều thu được ý kiến đánh giá ở mức trung bình (mức phân vân) với ĐTB là 2.30 điểm:

Nội dung Xây dựng kế hoạch giáo dục SKSS chung cho cả trường, được GV đánh giá ở mức điểm tốt 2.38 điểm. Chúng tôi nghiên cứu kế hoạch giáo dục SKSS cho cả năm học ở trường THCS Nguyễn Hiền thì nhận thấy,

trong bản kế hoạch đã nêu mục đích yêu cầu của hoạt động giáo dục SKSS, nhiệm vụ, nội dung, hình thức tổ chức, thời gian, địa điểm và dự trù kinh phí để thực hiện kế hoạch. Chúng tôi đem ra trao đổi với một số thầy cô và được cho biết các kế hoạch giáo dục SKSS cho học sinh được xây dựng từ đầu năm học dựa trên các văn bản pháp quy, các nhiệm vụ năm học, Hiệu trường thường phân công một Phó hiệu trưởng hoặc tự mình xây dựng kế hoạch giáo dục SKSS bên cạnh kế hoạch chung của trường. Kế hoạch này được Hội đồng sư phạm trường xây dựng và hoàn thiện và được đưa ra phổ biến cho CBGV. Cô N.T.A nhận xét về các bản kế hoạch: “Kế hoạch giáo dục SKSS cho học sinh được CBQL chú ý quan tâm, sát sao xây dựng từ đầu các năm học và được thiết kế một cách tỉ mỉ, cụ thể tới từng tháng. Do đó đem lại hiệu quả cho các hoạt động giá dục SKSS”.

Các nội dung 2, 3, 4, 5 được đánh giá ở mức trung bình dao động từ

2.20 đến 2.35 điểm.

Nội dung Xây dựng kế hoạch giáo dục SKSS cho học sinh được tích hợp, lồng ghép với nội dung học tập các môn văn hóa ngoài giờ lên lớp được đánh giá thực hiện ở mức thấp nhất với 2.20 điểm. Như phần hình thức giáo dục SKSS cho HS, chúng tôi đánh giá cao hình thức trao đổi, trò chuyện, tư vấn trực tiếp cho HS. Các GV dễ dàng hơn khi tiếp cận với các em theo hình thức gần gũi, chia sẻ hơn là trong những buổi học chính khóa, công khai ở trên lớp. Điều này đòi hỏi xem xét lại vấn đề chương trình giảng dạy hiện theo hướng tích hợp, lồng ghép GD SKSS thông qua các môn học văn hóa liệu đã phù hợp chưa, đã thực sự hiệu quả chưa.

Thầy V.H.V nhận xét: “Trong nội dung kế hoạch giáo dục SKSS, chưa nêu rõ nội dung tích hợp các nội dung hoạt động giáo dục SKSS với chương trình các môn văn hóa chính khóa mà chỉ nêu một cách rất chung chung là phối hợp với các môn học có liên quan như sinh học, giáo dục công dân triển khai các nội dung giáo dục SKSS”

Nội dung Tập huấn xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục SKSS cho GV cũng chỉ nhận được đánh giá ở mức điểm thấp 2,23 điểm. Tìm hiểu về nội dung này, chúng tôi nhận thấy giáo viên chủ nhiệm là những người đảm nhiệm trực tiếp lập kế hoạch của từng lớp, báo cáo với lãnh đạo nhà trường. Để xây dựng được kế hoạch hoạt động giáo dục SKSS cho các lớp thì một yêu cầu đặt ra là GV phải được tập huấn các k năng xây dựng động giáo dục SKSS. Trong thời gian vừa qua, Phòng Giáo dục & Đào tạo thành phố Nha Trang tiến hành tổ chức các lớp tập huấn và được GV rất tích cực tham gia. Tuy nhiên, do liên quan đến kinh phí tổ chức, các lớp tập huấn này diễn ra không thường xuyên, nội dung tập huấn chủ yếu nâng cao kiến thức cho GV về SKSS và giáo dục SKSS, chưa có lớp hướng dẫn GV về k năng tổ chức hoạt động giáo dục SKSS cho HS hiệu quả.

Khi đi nghiên cứu bản kế hoạch của GVCN về lập kế hoạch tổ chức giáo dục SKSS cho từng khối lớp, hạn chế chung của các bản kế hoạch mà chúng tôi nhận thấy là một số nội dung của kế hoạch còn chưa đầy đủ, các giáo viên vừa làm vừa bổ sung kế hoạch cho sát với thực tiễn hoạt động giáo dục SKSS. Cá biệt có trường hợp GV trong việc chuẩn bị kế hoạch cho học kỳ, năm học vẫn có hiện tượng sao chép lại kế hoạch giáo dục SKSS của năm học trước.

Như vậy, vấn đề đặt ra cần phải có biện pháp chỉ đạo bồi dưỡng GV về lập kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục SKSS, về k năng tổ chức hoạt động giáo dục SKSS cho GV.

2.4.2. Thực trạng công tác tổ chức thực hiện kế hoạch GD SKSS cho HS

Tìm hiểu công tác tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục SKSS cho học sinh, chúng tôi đi tìm hiểu ý kiến của GV về việc triển khai các hoạt động giáo dục SKSS cho HS tại trường THCS Nguyễn Hiền. Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.8. Thực trạng công tác tổ chức thực hiện kế hoạch GD SKSS cho HS



Nội dung

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Chưa thực hiện


Trung bình

SL

ĐTB

SL

ĐTB

SL

ĐTB

1. Thành lập Ban chỉ đạo để chỉ đạo hoạt động giáo dục SKSS cho HS


17


42.5


23


57.5


0


0.0


2.43

2. Tổ chức phối hợp chặt chẽ với các tổ chức Đoàn và các lực lượng giáo dục khác tổ chức hoạt động giáo dục SKSS cho HS


18


45.0


20


50.0


2


5.0


2.40

3. Bố trí nhân sự, phân công trách nhiệm quản lý


16


40.0


20


50.0


4


10.0


2.30

4. Tổ chức bồi dưỡng cho các lực lượng tham gia tổ chức hoạt động giáo dục SKSS cho HS


14


35.0


17


42.5


9


22.5


2.13

5. Tổ chức tọa đàm, giao lưu, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm với các trường bạn


12


30.0


20


50.0


8


20.0


2.10

Điểm trung bình







2.27


Kết quả khảo sát cho thấy các nội dung tổ chức thực hiện HĐTN được tiến hành ở mức trung bình với 2.25 điểm. Nội dung được tiến hành thường xuyên nhất là việc thành lập được Ban chỉ đạo và hoạt động của Ban này trong việc phát triển công tác giáo dục SKSS cho HS với 2.43 điểm; Tổ chức phối hợp chặt chẽ với các tổ chức Đoàn và các lực lượng giáo dục khác tổ chức hoạt động giáo dục SKSS cho HS cũng là hoạt động được tiến hành thường xuyên với 2.40 điểm. Đây là những thuận lợi nhất định để công tác giáo dục kiến thức SKSS được phổ biến rộng rãi trong HS, từ đó hình thành năng lực nhận thức cũng như làm chủ hành vi của HS.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/05/2022