Thực Trạng Công Tác Chỉ Đạo Giáo Dục Skss Cho Hs

Trong quá trình hoạt động công tác giao lưu tọa đàm, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm với các trường bạn cũng rất quan trọng giúp cho nhà trường có thể học hỏi những kinh nghiệm hay trong quá trình tổ chức giáo dục SKSS cho học sinh, tuy nhiên theo khảo sát đây là nội dung ít được thực hiện với

2.10 điểm. Bên cạnh đó một số nội dung chưa được thực hiện chiếm tỉ trọng lớn. 22.5 ý kiến GV cho rằng chưa thực hiện thường xuyên việc Tổ chức bồi dưỡng cho các lực lượng tham gia tổ chức hoạt động giáo dục SKSS cho HS. Các GV đảm nhận việc giảng dạy SKSS thì chủ yếu là hoạt động tự bồi dưỡng, tự học hỏi phương pháp cũng như cách thức giáo dục SKSS, các đợt tập huấn bồi dưỡng thường rất ít.

2.4.3. Thực trạng công tác chỉ đạo giáo dục SKSS cho HS

Bảng 2.9. Thực trạng công tác chỉ đạo GD SKSS cho HS



Các tiêu chí

Mức độ thực hiện


Trung bình

Thường

xuyên

Thỉnh thoảng

Chưa

thực hiện

SL

%

SL

%

SL

%

1. Chỉ đạo việc thực hiện mục tiêu GD SKSS cho HS THCS


17


42.5


19


47.5


4


10.0


2.33

2. Chỉ đạo việc thực hiện nội dung GD SKSS cho HS


14


35.0


20


50.0


6


15.0


2.20

3. Chỉ đạo giáo viên đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục SKSS cho HS


16


40.0


22


55.0


2


5.0


2.35

4.Chỉ đạo công tác mua sắm, duy tu, bảo dưỡng cơ sở vật chất, phục vụ cho GD SKSS cho HS


13


32.5


19


47.5


8


20.0


2.13

5.Chỉ đạo việc phối hợp các lực lượng GD trong hoạt động GD SKSS cho HS


15


37.5


19


47.5


6


15.0


2.23

Điểm trung bình







2.25

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trường trung học cơ sở Nguyễn Hiền, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn hiện nay - 9

Công tác chỉ đạo giáo dục SKSS cho HS được đánh giá thực hiện ở mức trung bình với 2.25 điểm.

Tiến hành thường xuyên nhất là công tác chỉ đạo giáo viên đổi mới phương pháp và hình thức giáo dục SKSS cho HS với 2.35 điểm. Ở tuổi vị thành niên, HS thường có cảm giác xấu hổ, ngại ngần, đặc biệt là với những kiến thức khá nhảy cảm như giới tính, SKSS, tình dục. Vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để đưa kiến thức SKSS vào mà các em tiếp nhận một cách tích cực. Điều này rất cần sự thay đổi trong việc đổi mới phương pháp và cách thức giáo dục SKSS. Cô N. L. A cho biết: “ Các thầy, cô giáo tham gia giảng dạy kiến thức giới tính, SKSS mặc dù được tập huấn cả về kiến thức lẫn phương pháp, k năng truyền đạt nhưng không phải ai cũng thực hiện thành công. Trong quá trình dạy học có GV đưa giáo dục giới tính, SKSS vào phần nội dung quan trọng, bắt buộc của các môn học để HS tránh được những ngại ngần. Có người thì tìm tòi, tham khảo các chuyên gia để lập ra những đề thi trắc nghiệm kiến thức khảo sát và đánh giá tầm nhận thức, hiểu biết của HS để có những điều chỉnh hợp lý trong cách tiếp cận và giảng dạy…”

Nội dung “Chỉ đạo công tác mua sắm, duy tu, bảo dưỡng cơ sở vật chất, phục vụ cho hoạt động giáo dục cho học sinh” được đánh giá thực hiện ít thường xuyên nhất với 2.13 điểm. Chúng tôi trao đổi vấn đề này với cô N.T.T, cô cho biết: “Do kinh phí có hạn nên các trang thiết bị phục vụ giáo dục SKSS tại trường vẫn còn thiếu thốn. Đa phần các thiết bị đều đã cũ và lạc hậu, chưa được bổ sung qua các năm học”. Cô P.T.P - Hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Hiền cho biết: “Đây là sự thật không thể chối bỏ. Tình trạng thiếu về các phương tiện dạy học nói chung, phương tiện dạy học giáo dục SKSS nói riêng khá là phổ biến. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trên là kinh phí nhà trường khá hạn hẹp, công tác huy động các LL giáo dục tham gia tổ chức hoạt động giáo dục SKSS cho các em còn yếu nên kết quả đạt được chưa được cao”.

2.4.4. Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá công tác GD SKSS cho HS Bảng 2.10. Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá‌

công tác GD SKSS cho HS



Các tiêu chí

Mức độ


Trung bình

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Chưa thực hiện

SL

%

SL

%

SL

%

1. Xây dựng (xác định) các tiêu chí kiểm tra HĐ GD SKSS cho HS


12


30.0


18


45.0


10


25.0


2.05

2. Chỉ đạo lựa chọn các hình thức phương pháp kiểm tra phù hợp để đánh giá HĐ GD SKSS cho HS


17


42.5


16


40.0


7


17.5


2.25

3. Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch các HĐ GD SKSS cho HS có đảm bảo mục tiêu chương trình.


19


47.5


16


40.0


5


12.5


2.35

4. Điều chỉnh kế hoạch hoạt động GD SKSS cho HS (cả về hình thức, nội dung, phân bổ thời gian...) cho phù hợp với tâm sinh lý HS THCS


18


45.0


18


45.0


4


10.0


2.35

5. Tổ chức thu nhập các thông tin cho việc đánh giá hoạt động GD SKSS cho HS thông qua nhiều kênh thông tin


12


29.3


20


48.8


9


22.0


2.07

Điểm trung bình







2.21

Nhận xét: Tất cả 5 nội dung của công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục SKSS cho HS ở trường THCS Nguyễn

Hiền được đánh giá thực hiện ở mức trung bình, thể hiện điểm trung bình chung của cả 5 tiêu chí được khảo sát là 2,21 điểm. Mức độ thực hiện các nội dung kiểm tra hoạt động giáo dục SKSS cho HS không đồng đều mà có các mức độ cao thấp khác nhau.

Có 2 5 tiêu chí được đánh giá thực hiện ở mức cao cùng đạt 2.35 điểm là các nội dung Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch các hoạt động giáo dục SKSS cho HS có đảm bảo mục tiêu chương trình và Điều chỉnh kế hoạch hoạt động giáo dục SKSS cho HS (cả về hình thức, nội dung, phân bổ thời gian...) cho phù hợp với tâm sinh lý HS THCS. Để toàn bộ hoạt động giáo dục SKSS cho HS diễn ra theo đúng kế hoạch, đạt được mục tiêu đề ra, cần phải làm tốt các bước xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện mà khâu kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh kế hoạch (về nội dung, hình thức,…) sao cho phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh, với thực tiễn tại trường,… Các yếu tố này sẽ quyết định sự thành công của mỗi hoạt động giáo dục SKSS. Và để mỗi hoạt động giáo dục SKSS cho HS đạt được hiệu quả thì khâu kiểm tra thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục SKSS có đảm bảo mục tiêu đặt ra hay không. Có thể nói 2 tiêu chí này giống như hai chiếc bàn đạp vững chắc đảm bảo hiệu quả của bất kỳ hoạt động giáo dục SKSS nào. Cô T.T.D khẳng định: “Việc thường xuyên kiểm tra, đánh giá, đôn đốc của lãnh đạo cấp trên giúp cho chủ thể tham gia giáo dục SKSS cho HS trong khi tổ chức hoạt động giáo dục SKSS phải luôn quan tâm điều chỉnh các kế hoạch đã được xây dựng, đồng thời uốn nắn các kế hoạch sao cho phù hợp với đúng mục tiêu đã đặt ra từ trước”.

2.4.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới QL hoạt động GD SKSS cho HS

Chúng tôi tìm hiểu đánh giá của CBQL, GV về thực trạng các yếu tố ảnh hướng đến quản lý hoạt động giáo dục SKSS cho học sinh ở trường THCS Nguyễn Hiền và thu được kết quả như sau:

Bảng 2.11. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động GD SKSS cho HS


Những yếu tố ảnh hưởng

Mức độ ảnh hưởng


Trung bình


Thứ bậc

Ảnh hưởng

Ảnh hưởng ít

Không ảnh hưởng

SL

%

SL

%

SL

%

1. Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, sự bùng nổ của CNTT- truyền thông


14


35.0


20


50.0


6


15.0


2.20


5

2. Các chính sách của Đảng và nhà nước về chăm sóc và giáo dục SKSS cho học sinh THCS


15


37.5


22


55.0


3


7.5


2.30


4

3. Ảnh hưởng của gia đình, xã hội, bạn bè đối với vấn đề giáo dục SKSS cho HS.


18


45.0


19


47.5


3


7.5


2.38


3

4. Yếu tố tâm sinh lý HS THCS

20

51.3

17

43.6

2

5.1

2.46

2

5. Nhận thức, trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý và các lực lượng tham gia GD SKSS cho học sinh


21


53.8


16


41.0


2


5.1


2.49


1

Điểm trung bình

2.36



Các yếu tố được đánh giá là có sự ảnh hưởng ở mức cao tới công tác quản lý hoạt động giáo dục SKSS cho HS với số điểm là 2.36 điểm. 3 5 yếu tố ảnh hưởng nhiều tới quản lý hoạt động giáo dục SKSS cho HS. Trong đó, yếu tố được cho là có sự ảnh hưởng nhiều nhất đến việc quản lý hoạt động giáo dục SKSS cho HS là yếu tố thuộc về nhận thức, trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý và các lực lượng tham gia giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh với 2.49 điểm. Để hoạt động giáo dục SKSS cho HS được diễn ra đạt hiệu quả cao thì cần đến vai trò quản lý của đội ngũ quản lý từ khâu lập

kế hoạch hoạt động đến việc tổ chức, chỉ đạo hoạt động và cuối cùng là khâu kiểm tra, đánh giá hoạt động. Ngoài ra cũng phải nhắc đến vai trò của các lực lượng tham gia giáo dục SKSS cho HS. Đó là GV, gia đình, xã hội và cả bản thân HS. Cho nên có thể nói đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp, nhiều nhất đến hoạt động quản lý giáo dục SKSS cho HS.

Yếu tố xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, sự bùng nổ của CNTT- truyền thông, được đánh giá ảnh hưởng ít nhất đến hoạt động quản lý giáo dục SKSS cho HS với 2.20 điểm. Trong bối cảnh khoa học k thuật hiện đại, công nghệ thông tin cung cấp cho HS một lượng kiến thức không nhỏ liên quan đến SKSS, nhưng bên cạnh đó nó cũng những mặt trái chiều gây tác hại đối với HS. Đó là những quan điểm, lối sống thiếu lành mạnh đe dọa đến sức khỏe sinh sản. Lứa tuổi còn quá nhỏ, chưa được trang bị kinh nghiệm và k năng sống, dễ bị tác động bởi những yếu tố tiêu cực của xã hội. Do đó, việc trang bị cho các em những tri thức liên quan đến SKSS một cách có hệ thống tại nhà trường là hết sức cần thiết.

2.5. Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động GD SKSS cho học sinh trường THCS Nguyễn Hiền

2.5.1. Ưu điểm

- CBQL, GV, và các lực lượng tham gia giáo dục SKSS cho HS ở trường THCS Nguyễn Hiền đã có nhận thức đúng về tầm quan trọng và sự cần thiết về phải giáo dục SKSS cho HS.

- GV trường THCS Nguyễn Hiền đã thực hiện các nội dung giáo dục SKSS một cách bài bản, tuân theo đúng chương trình của Bộ, đồng thời tìm cách thay đổi phương pháp và hình thức giáo dục để tăng hiệu quả của công tác giáo dục SKSS cho HS

- Kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục SKSS cho HS được xây dựng từ đầu năm học và được phổ biến rộng rãi tới cán bộ, nhân viên trong nhà trường đồng thời chuẩn bị các điều kiện về nhân lực, vật lực giúp cho hoạt động giáo

dục SKSS phát huy tối đa vai trò của mình trong việc giáo dục nhân cách học sinh một cách toàn diện.

- Trong khi tổ chức và chỉ đạo các hoạt động giáo dục SKSS, trường THCS Nguyễn Hiền đã quan tâm tới công tác chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch giáo dục SKSS theo các chủ điểm phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý học sinh, thường xuyên có sự điều chỉnh, sự cân đối chương trình sao cho phù hợp với các đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THCS.

- Trong công tác kiểm tra, đánh gia tổ chức hoạt động giáo dục SKSS cho HS nhà trường quan tâm tới việc điều chỉnh kế hoạch hoạt động giáo dục SKSS (cả về hình thức, nội dung, phân bổ thời gian...) cho phù hợp.

2.5.2. Hạn chế

- Một số GV vẫn chưa thực sự nắm bắt được nội dung HĐTN, chưa thấy được vai trò, vị trí của HĐTN đối với sự phát triển toàn diện nhân cách của học sinh

- Phương pháp giảng dạy các kiến thức SKSS chưa được GV thực sự đầu tư một cách nghiêm túc để đưa vào giảng dạy, mặc dù các phương pháp này đã được nhiều nhà nghiên cứu khẳng định mang lại hiệu quả giáo dục cao ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Đó là các phương pháp như thảo luận nhóm, trò chơi, đóng vai, giải quyết vấn đề …được sử dụng hết sức hạn chế.

- Trong quá trình triển khai các hoạt động quản lý giáo dục SKSS, công tác giao lưu tọa đàm, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm với các trường bạn chưa thường xuyên được thực hiện. Việc tổ chức bồi dưỡng cho các lực lượng tham gia tổ chức hoạt động giáo dục SKSS cho HS, chưa được chú trọng, GV chủ yếu tự bồi dưỡng, tự học hỏi phương pháp cũng như cách thức giáo dục SKSS, các đợt tập huấn bồi dưỡng thường rất ít.

- Trong công tác chỉ đạo tổ chức HĐTN việc Chỉ đạo công tác mua sắm, duy tu, bảo dưỡng cơ sở vật chất, phục vụ cho HĐTN cho học sinh chưa được chú trọng.

2.5.3. Nguyên nhân

- Nhận thức của một bộ phận giáo viên chưa đầy đủ về tác dụng của hoạt động giáo dục SKSS cho học sinh

- Kinh phí tổ chức hoạt động giáo dục SKSS cho học sinh còn hạn hẹp, chưa đáp ứng được yêu cầu của hoạt động giáo dục SKSS. Nhà trường phải tính toán, phân bổ nguồn ngân sách sao cho hợp lý giữa các hoạt động giáo dục.

- Nhà trường còn thiếu cơ chế kiểm tra, đánh giá, giám sát các hoạt động giáo dục SKSS cho học sinh cũng như chưa xây dựng đội ngũ chuyên trách tổ chức hoạt động giáo dục SKSS cho HS.

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 18/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí