Khảo Sát Tính Cấp Thiết Của Các Biện Pháp Đề Xuất

+ 1.67 < ĐTB ≤ 2.34: Mức trung bình (cấp thiết, khả thi)

+ 2.34 <ĐTB ≤ 3,00: Mức cao (rất cấp thiết, rất khả thi)

3.3.2. Khảo sát tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất

Bảng 3.1. Tính cấp thiết của các biện pháp khảo sát



Biện pháp

Rất

cấp thiết

Cấp thiết

Không cấp thiết


Trung bình

SL

ĐTB

SL

ĐTB

SL

ĐTB

1. Tổ chức bồi dưỡng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, phụ huynh HS về giáo dục SKSS


18


45.0


19


47.5


3


7.5


2.38

2. Chỉ đạo đồng bộ các chức năng quản lý hoạt động giáo dục SKSS cho học sinh trường THCS Nguyễn Hiền


17


42.5


18


45.0


5


12.5


2.30

3. Tổ chức bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục SKSS cho GV


15


37.5


23


57.5


2


5.0


2.33

4. Đa dạng hóa các hình thức GD SKSS thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, tích hợp trong môn học và các hoạt động trải nghiệm


17


42.5


20


50.0


3


7.5


2.35

5. Huy động các nguồn lực từ cộng động địa phương phục vụ tổ chức hoạt động giáo dục SKSS cho học sinh


18


45.0


21


52.5


1


2.5


2.43

6. Xây dựng cơ chế phối hợp quản lý giữa giáo dục nhà trường, gia đình, xã hội và bản thân HS


16


40.0


19


47.5


5


12.5


2.28

Điểm trung bình







2.34

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trường trung học cơ sở Nguyễn Hiền, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn hiện nay - 12

Qua khảo sát cho thấy các biện pháp mà chúng tôi đề xuất đều rất cấp thiết với điểm trung bình chung của các biện pháp là 2,35 điểm. 4/6 biện pháp đạt >3.4 điểm. Trong đó cấp thiết nhất là biện pháp số 5 “Huy động các nguồn lực từ cộng động địa phương phục vụ tổ chức hoạt động giáo dục SKSS cho học sinh” với điểm trung bình là 2,43. Điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu. Để hoạt động giáo duc SKSS cho HS phát huy vai trò của nó trong việc cung cấp kiến thức về sức khỏe sinh sản, từ đó giúp HS điều chỉnh nhận thức và hành vi của mình thì một yêu cầu không thể thiếu là kinh phí để đầu tư cơ sở vật chất, đầu tư bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức giáo dục SKSS cho đội ngũ GV,.. Do đó, yêu cầu tăng cơ sở vật chất cho hoạt động giáo dục SKSS là rất cấp thiết.

Biện pháp “Xây dựng cơ chế phối hợp quản lý giữa giáo dục nhà trường, gia đình, xã hội và bản thân HS” cũng là biện pháp được coi là rất cấp thiết. Sự giáo dục từ phía nhà trường thôi thì chưa đủ, mà cần có sự phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng giáo dục như gia đình HS, các đoàn thể chính trị - xã hội, chính quyền địa phương,… Mỗi chủ thể giáo dục ở đây có vai trò, vị trí khác nhau đối với hoạt động giáo dục SKSS.

3.3.3. Tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Bảng 3.2. Tính khả thi của các biện pháp đề xuất



Biện pháp

Rất khả thi

Khả thi

Không khả thi


Trung bình

SL

ĐTB

SL

ĐTB

SL

ĐTB

1. Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, phụ huynh HS về giáo dục SKSS


19


47.5


18


45.0


3


7.5


2.40

2. Chỉ đạo đồng bộ các chức năng quản lý hoạt động giáo dục SKSS cho học sinh trường THCS Nguyễn Hiền


18


45.0


17


42.5


5


12.5


2.33



Biện pháp

Rất khả thi

Khả thi

Không khả thi


Trung bình

SL

ĐTB

SL

ĐTB

SL

ĐTB

3. Tổ chức bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục SKSS cho GV


14


35.0


22


55.0


4


10.0


2.25

4. Đa dạng hóa các hình thức GD SKSS thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, tích hợp trong môn học và các hoạt động trải nghiệm


20


50.0


19


47.5


1


2.5


2.48

5. Huy động các nguồn lực từ cộng động địa phương phục vụ tổ chức hoạt động giáo dục SKSS cho học sinh


13


32.5


16


40.0


11


27.5


2.05

6. Xây dựng cơ chế phối hợp quản lý giữa giáo dục nhà trường, gia đình, xã hội và bản thân HS


14


35.0


21


52.5


5


12.5


2.23

Điểm trung bình







2.29


Kết quả khảo sát cho thấy các biện pháp được đánh giá ở mức khả thi với 2.29 điểm.

Biện pháp được đánh giá rất khả thi nhất là biện pháp Đa dạng hóa các hình thức GD SKSS thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp với 2.48 điểm. Việc thay đổi hình thức giáo dục SKSS bằng các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phong phú, đa dạng, các hoạt động trải nghiệm phù hợp với tâm sinh lý HS THCS giúp cho HS hào hứng tiếp nhận các kiến thức SKSS một cách tự nhiên mà không cảm thấy ngại ngần. Qua đó, thu hút học sinh tham gia tự giác, tích cực, tạo điều kiện cho các em phát huy năng lực bản thân, tự quản, sáng tạo và phát triển những phẩm chất đạo đức, các thói quen hành vi SKSS, sống yêu thương, sống có trách nhiệm và ý thức vươn lên hoàn thiện nhân cách. Cô N.T.N cho biết: “ Tại trường THCS Nguyễn Hiền, các GV đã cố gắng thay đổi, đa dạng hóa cách thức truyền tải các nội dung SKSS

đến HS. Chẳng hạn, chúng tôi thành lập câu lạc bộ kết hợp với phòng tư vấn tâm lý học để tư vấn các vấn đề liên quan đến tâm sinh lý, SKSS và những thắc mắc về giới của HS. Bên cạnh phân công, bồi dưỡng GV làm công tác tư vấn tâm lý, nhà trường phân công một số GV dạy môn Sinh học và GD công dân có kinh nghiệm, có kiến thức tốt về các vấn đề SKSS, được tin tưởng làm công tác tư vấn trực tiếp cho những em có những khó khăn, khúc mắc riêng”.

Biện pháp được đánh giá ít khả thi nhất là biện pháp “Huy động các nguồn lực từ cộng động địa phương phục vụ tổ chức hoạt động giáo dục SKSS cho học sinh”. Qua phỏng vấn cô N.T.S cô cho hay: “Nguồn kinh phí dành cho hoạt động giáo dục SKSS của nhà trường có hạn, vì ngoài hoạt động giáo dục SKSS nhà trường còn phải cân đối cho các hoạt động khác. Bên cạnh đó, nhiều gia đình học sinh còn khó khăn nên huy động nguồn lực tài chính cũng rất hạn chế”. Đây cũng là tình trạng khó khăn chung của các trường THCS trên địa bàn thành phố Nha Trang nói chung.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3


Kết quả nghiên cứu thực trạng ở chương 3 cho thấy, tính cấp thiết phải xây dựng các biện pháp quản lý giáo dục SKSS cho HS THCS phù hợp với thực tiễn của trường THCS Nguyễn Hiền, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, tác giả đề xuất các biện pháp như sau:

1. Tổ chức bồi dưỡng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, phụ huynh HS về giáo dục SKSS

2. Chỉ đạo đồng bộ các chức năng quản lý hoạt động giáo dục SKSS cho học sinh trường THCS Nguyễn Hiền

3. Tổ chức bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục SKSS cho GV

4. Đa dạng hóa các hình thức GD SKSS thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, tích hợp trong môn học và các hoạt động trải nghiệm.

5. Huy động các nguồn lực từ cộng động địa phương phục vụ tổ chức hoạt động giáo dục SKSS cho học sinh

6. Xây dựng cơ chế phối hợp quản lý giữa giáo dục nhà trường, gia đình, xã hội và bản thân HS

Kết quả khảo sát các biện pháp cho thấy, các biện pháp trên có tính rất cấp thiết và rất khả thi, có thể áp dụng vào tình hình thực tế của trường THCS Nguyễn Hiền, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn hiện nay.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


1. KẾT LUẬN

Hoạt động GD SKSS là hình thức tổ chức dạy học và giáo dục mới đối với học sinh. Có thể nói đây là một hoạt động có tác dụng rất lớn trong việc củng cố, nâng cao kiến thức cho học sinh, giúp hình thành và phát triển cho các em kiến thức, k năng, thái độ cần thiết. Quản lý GD SKSS được tiến hành theo các chức năng của hoạt động quản lý đồng thời cần đảm bảo tính hiệu quả thiết thực, thu hút học sinh tham gia, phát huy được những yếu tố ảnh hưởng tích cực, khắc phục những yếu tố ảnh hưởng chưa tốt.

Luận văn đã xây dựng được hệ thống cơ sở lý luận của quản lý hoạt động giáo dục SKSS cho HS trường Trung học cơ sở Nguyễn Hiền, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn hiện nay, từ việc tổng quan nghiên cứu, các khái niệm cơ bản, một số vấn đề lý thuyết, nội dung quản lý và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động động giáo dục SKSS cho HS trường Trung học cơ sở Nguyễn Hiền, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn hiện nay.

Luận văn đã tiến hành khảo sát thực trạng hoạt động động giáo dục SKSS cho HS trường Trung học cơ sở Nguyễn Hiền, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn hiện nay. Qua khảo sát cho thấy nhà trường đã bước đầu quản lý tốt một số các nội dung, song bên cạnh đó còn những tồn tại nhất định như: nhận thức của một bộ phận GV, phụ huynh chưa sâu sắc về vai trò của hoạt động giáo dục SKSS, kế hoạch hoạt động giáo dục SKSS chưa hiệu quả, năng lực tổ chức hoạt động của giáo viên chưa cao, hình thức và phương pháp tổ chức chưa phong phú, khâu kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động giáo dục SKSS chưa được chú trọng và chưa phát huy được vai trò của kiểm tra đánh giá.

Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn tại chương 1 và chương 2, tác giả đã đề xuất 6 biện pháp cụ thể, trong đó chỉ rõ mục đích, nội dung, cách thức và điều kiện thực hiện biện pháp quản lý hoạt động giáo dục SKSS cho HS trường Trung học cơ sở Nguyễn Hiền, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn hiện nay. Qua khảo sát cho thấy các biện pháp có tính cần thiết và tính khả thi cao, giữa các biện pháp có mối quan hệ mật thiết và đồng bộ với nhau.

2. KHUYẾN NGHỊ

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Biên soạn mới các tài liệu cập nhập những kiến thức mới về giáo dục SKSS cho học sinh THCS.

- Tổ chức các chương trình bồi dưỡng GV và CBQL phục vụ cho hoạt động giáo dục SKSS cho học sinh THCS và quản lý hoạt động giáo dục SKSS cho học sinh THCS

2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Khánh Hòa

- Tăng cường hỗ trợ về cơ sở vật chất, phương tiện kĩ thuật, kinh phí cho các trường, các đơn vị có trách nhiệm trong công tác giáo dục SKSS cho HS THCS.

- Triển khai kế hoạch bồi dưỡng CBQL theo chương trình bồi dưỡng của Bộ GD&ĐT, trong đó đặc biệt chú ý nội dung quản lý hoạt động giáo dục SKSS cho học sinh THCS

- Sở GD-ĐT cần có kế hoạch phối hợp với các ngành có liên quan: Ủy ban DS-KHHGĐ, Đoàn TNCS HCM, Sở Y tế để tổ chức các hoạt động giao lưu, hội thảo, nói chuyện về các chuyên đề về SKSS.

2.3. Đối với các trường THCS Nguyễn Hiền

- Tăng cường tổ chức thêm các hoạt động ngoại khóa để bổ sung kiến thức, rèn luyện kĩ năng cho các em HS.

- Xây dựng kế hoạch phối hợp với các lực lượng giáo dục tham gia vào quá trình giáo dục SKSS cho HS như Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa tỉnh, Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp phụ nữ,…

- Chỉ đạo giáo viên đa dạng hóa các phương pháp giáo dục SKSS. Bên cạnh việc cung cấp kiến thức văn hóa cho các em còn cần phải hình thành cho các em các k năng xử lí trong vấn đề tình dục trong thực tiễn.

2.4. Đối với HS THCS

- Các em cần chủ động, tích cực nâng cao ý thức tự chăm sóc bản thân nói chung, SKSS nói riêng; chủ động trao đổi, bày tỏ nhu cầu, quan điểm của mình về một số vấn đề liên quan đến SKSS đối với cha mẹ, anh chị em trong gia đình.

- Các em cần nâng cao nhận thức của bản thân qua các kênh thông tin chính thức để biến những nhận thức đúng đắn đến thái độ và hành vi bảo vệ SKSS tích cực, an toàn và có trách nhiệm

2.5. Đối với phụ huynh học sinh

- Cần có sự theo dõi sát sao những biểu hiện của sự phát triển ý thức tính dục ở con, đồng thời cần chú ý quan sát với những biến đổi tâm sinh lí để hiểu về nhu cầu của con mình. Phụ huynh cũng nên tự học hỏi, bồi dưỡng, cập nhập kiến thức mới về SKSS để có thể hướng dẫn con trước những biến đổi của tuổi dậy thì.

- Chủ động trao đổi, hướng dẫn con cách thức giữ gìn vệ sinh thân thể, đồng thời cũng cảnh báo cho con những nguy cơ có thể xảy ra nếu thiếu ý thức và trách nhiệm chăm sóc SKSS của bản thân

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 18/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí