nhiều cấp thì hệ thống pháp luật về đấu thầu ở Hàn Quốc có một dung lượng lớn, khá chi tiết. Điều này tạo điều kiện dễ dàng trong thực hiện. Tuy nhiên, điều khác biệt trong Luật đấu thầu ở Hàn Quốc là hệ thống mua sắm của Hàn Quốc là hệ thống tập trung cao tại một cơ quan chuyên môn tổ chức các cuộc đấu thầu có tên viết tắt là SAROK (Supply Administration the Republic Of Korea - Cơ quan quản lý nguồn cung cấp) thực hiện giá trị mua sắm đến hàng chục tỷ USD/năm.
2.1.2.3. Quy định về đấu thầu của Ba Lan [43]
Ở Ba Lan đã có những văn bản pháp luật về đấu thầu từ trước đại chiến thế giới lần thứ hai. Nhưng từ 1945 tới 1989, ở Ba Lan không có các quy định về đấu thầu do nền kinh tế là kế hoạch tập trung phi thị trường hàng hóa và nằm trong khối SEV. Tới cuối năm 1989, khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, thì những yêu cầu về sự công bằng và minh bạch trong việc chi tiêu sử dụng các nguồn tiền của Nhà nước trở nên cần thiết. Với sự trợ giúp của WB, OECD (tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế châu âu), ủy ban UNCITRAL (của Liên hợp quốc), Ba Lan đã tiến hành dự thảo các văn bản pháp luật về đấu thầu. Luật Mua sắm công đã được ban hành vào ngày 10/6/1994 và sửa đổi mới nhất vào ngày 26/7/2001 sau 5 lần sửa đổi. Mặc dầu vậy, Ba Lan vẫn tiếp tục nghiên cứu, điều chỉnh luật này cho phù hợp với các quy định về đấu thầu mua sắm của các nước trong Liên minh châu Âu.
Như vậy, theo từng thời kỳ, Ba Lan đã có những điều chỉnh thích hợp trong luật mua sắm công để Luật này vùa đáp ứng yêu cầu của thực tế vừa phù hợp với thông lệ quốc tế. Vì vậy, luật mua sắm công ngày một hoàn thiện.
2.2. NỘI DUNG CƠ BẢN CÁC QUY ĐỊNH CỦA VIỆT NAM SO SÁNH VỚI CÁC NHÀ TÀI TRỢ QUỐC TẾ NHƯ WB, ADB, FIDIC...
2.2.1. Quy định của WB
a) Lựa chọn hình thức đấu thầu
Nhằm mục tiêu tạo sự cạnh tranh tối đa, WB quy định hình thức đấu thầu cạnh tranh quốc tế (ICB) là chủ yếu nhất. Chỉ trong trường hợp có lý do chính đáng, thoả mãn các điều kiện nêu trong Hướng dẫn mua sắm của WB mới được sử dụng các hình thức lựa chọn khác như đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh. mua sắm trực tiếp... Trong hình thức đấu thầu cạnh tranh quốc tế (ICB), mọi nhà thầu thuộc các nước thành viên WB đều có đủ tư cách hợp lệ để tham gia đấu thầu sử dụng tiền tài trợ từ WB. Để đảm bảo cạnh tranh thực sự, trong hồ sơ mời thầu không được đưa các yêu cầu mang tính định hướng về nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa hoặc về thương hiệu cụ thể.
b) Hồ sơ mời thầu
Có thể bạn quan tâm!
- Phân Biệt Mua Sắm Hàng Hóa Bằng Hình Thức Đấu Thầu Quốc Tế Với Các Hình Thức Mua Sắm Khác
- Khái Quát Những Quy Định Chung Của Pháp Luật Việt Nam Về Đấu Thầu
- Khảo Cứu Quy Định Về Đấu Thầu Quốc Tế Mua Sắm Hàng Hóa Ở Một Số Nước
- Quy chế đấu thầu quốc tế về mua sắm hàng hóa - 9
- Quy chế đấu thầu quốc tế về mua sắm hàng hóa - 10
- So Sánh Với Quy Trình Giám Sát Quản Lý Của Các Nhà Tài Trợ Wb, Adb, Sida Với Việt Nam
Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.
Hồ sơ mời thầu phải đảm bảo cho phép và khuyến khích sự cạnh tranh quốc tế. Về nội dung phải nêu đủ chi tiết, rõ ràng. Ví dụ như địa điểm lắp đặt, cung cấp hàng hóa, lịch thực hiện hoặc thời gian hoàn thành các công việc, yêu cầu về tính năng kỹ thuật tối thiểu, yêu cầu bảo hành, bảo dưỡng, yêu cầu thử nghiệm, phương pháp, tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng. Các bản vẽ phải đầy đủ và phù hợp với thuyết minh yêu cầu kỹ thuật. Phải nói rõ cách đánh giá hồ sơ dự thầu, cho phép chào theo phương án phụ hoặc phương án thay thế về tất cả các nội dung liên quan đến thiết kế nguyên vật liệu, thời hạn hoàn thành, điều kiện thanh toán, kể cả phương pháp đánh giá để xếp hạng nhà thầu.
Những quy định chi tiết này nhằm vừa tạo ra sân chơi đầy đủ cho mọi nhà thầu và chính sự đầy đủ này tạo cơ sở cạnh tranh có thể nói là công khai đối với các nhà thầu. Đồng thời sự đầy đủ, chi tiết trong yêu cầu của hồ sơ mời thầu là cơ sở thuận lợi và công bằng để đánh giá, xếp hạng các hồ sơ dự thầu.
c) Đăng tải thông báo mời thầu
Để đảm bảo công khai, WB quy định việc đăng tải thông báo mời thầu đối với các gói thầu lớn và quan trọng phải thực hiện thông qua một tờ báo của Liên hợp quốc, đó là tờ Kinh doanh phát triển (Development Business).
Việc đăng tải này là miễn phí và chỉ dùng tiếng Anh. Trong thông báo mời thầu phải nói rõ thời điểm hết hạn nhận hồ sơ dự thầu, địa điểm nhận hồ sơ dự thầu và mở thầu được thực hiện ngay sau khi đóng thầu (thời điểm hết hạn nộp hồ sơ dự thầu). Đồng thời, phải thông báo rõ các thông tin về Bên vay, về số tiền và mục đích sử dụng khoản vay, quy mô mua sắm theo thể thức ICB, tên và địa chỉ của đơn vị mua sắm.
Danh sách những nhà thầu đăng ký mua sắm phải được lưu giữ. Hồ sơ mời sơ tuyển hoặc mời thầu không được phát hành sớm hơn 8 tuần sau ngày đăng thông báo. Để tạo điều kiện cho các nhà thầu có được thông tin mời thầu thì việc thông báo mời thầu phải được đăng trên ít nhất hai tờ báo hàng ngày phát hành trên phạm vi toàn quốc của nước vay, bằng tiếng Anh và tiếng địa phương trong 3 số liên tục.
WB khuyến khích gửi thông báo mời thầu tới các sứ quán, đại diện thương mại của các nước có nhà thầu theo nguyên tắc cơ bản là "phải mở thầu công khai", các nhà thầu tham gia đấu thấu phải được mời tới dự lễ mở thầu. Những nội dung cơ bản đối với từng hồ sơ dự thầu phải được đọc rõ, được ghi vào biên bản mở thầu. Trong một số trường hợp, nếu cần kéo dài thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu thì đơn vị mua sắm phải có văn bản đề nghị và gửi đến lất cả các nhà thầu tham dự trước ngày hết hiệu lực. Sự chi tiết, đầy đủ của hồ sơ mời thấu bao gồm cả tiêu chuẩn đánh giá đã thể hiện tính công khai trong quy định mua sắm của WB.
d) Ưu đãi nhà thầu trong nước
Với mục tiêu tạo ra sự công bằng trong đấu thầu giữa các nước là thành viên, WB đã quy định chế độ ưu tiên trong xét thầu đối với các nhà thầu đủ điều kiện ưu đãi thuộc nước vay. Theo quy định này, việc ưu đãi nhà thầu trong nước là khác nhau giữa lĩnh vực mua sắm hàng hóa. Trong đấu thầu cung cấp hàng hóa, nhà thầu trong nước chỉ được ưu đãi khi trong giá xuất xưởng có ít nhất 30% thuộc chi phí trong nước. Mức ưu dãi tối đa trong cung cấp hàng hóa là 15%.
e) Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu
Các quy định về phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu của WB đảm bảo sự chặt chẽ, tiên tiến và linh hoạt. Đối với mua sắm hàng hóa, WB quy định phương pháp đánh giá như sau:
- Bước đánh giá về kỹ thuật: Sau khi kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của hồ sơ dự thầu thì việc đánh giá về kỹ thuật được thực hiện đầu tiên. Phương tiện đánh giá sự đáp ứng về kỹ thuật là tiêu chí "Đạt", "Không đạt" và nó được công khai trong hồ sơ mời thầu. Nhờ sử dụng tiêu chí này, nên cách đánh giá hồ sơ dự thầu đã giảm bớt sự chủ quan của chuyên gia đánh giá. Tuy nhiên, lại đòi hỏi sự hiểu biết thấu đáo của đơn vị mua sắm trong việc xây dựng hồ sơ mời thầu sao cho đầy đủ chi tiết. Nhờ các yêu cầu định lượng này, sản phẩm qua đấu thầu sẽ đảm bảo phù hợp với mong muốn của đơn vị mua sắm và cũng là một biện pháp làm cho nhà thầu dễ dàng xác định chi phí.
- Bước đánh giá về tài chính, thương mại để xếp hạng nhà thầu: Những hồ sơ dự thầu đã vượt qua đánh giá về kỹ thuật mới được xem xét trong bước này. Chỉ tiêu cơ bản, sản phẩm cuối cùng của bước đánh giá này là giá đánh giá. Vì vậy, thực chất của bước này là xác định được giá đánh giá của các hồ sơ dự thầu đã vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật. Nhằm mục đích này, đầu tiên phải tiến hành sửa các lỗi trong các hồ sơ dự thầu (bao gồm cả lỗi số học), sau đó là tiến hành sửa các sai lệch so với yêu cầu của hồ sơ mời thầu, đưa về cùng một đồng tiền và cuối cùng đưa tất cả các sự sai khác của hồ sơ dự thầu về các mặt kỹ thuật, tài chính, thương mại và các yếu tố khác về cùng một mặt bằng tức là xác định giá đánh giá. Sự sai khác giữa các hồ sơ dự thầu là điều thường xảy ra, việc so sánh không chỉ dừng lại ở sự khác về kỹ thuật (chất lượng, hiệu suất, công suất, tiêu hao năng lượng, chi phí phụ tùng, chi phí vận hành, bảo dưỡng...), mà còn phải tính tới sự sai khác về thương mại, tài chính (điều kiện thanh toán, hình thức thanh toán...) và trong những trường hợp đặc biệt phải tính tới các điều kiện khác (nếu có). Hồ sơ dự thầu có giá
đánh giá thấp nhất sẽ được mời vào thương thảo hợp đồng. Việc đánh giá chi phí thấp nhất thực sự là xem xét không chỉ giá dự thầu ban đầu, mà có tính tới các yếu tố liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp trong suốt thời gian sử dụng hàng hóa.
2.2.2. Theo quy định của ADB
Về cơ bản các quy định đấu thầu của ADB cũng tương tự như WB. ADB cũng có quy định mua sắm cho các khoản tiền đã tài trợ cho các nước là thành viên. Đối với đấu thầu mua sắm hàng hóa thì lại có sự thống nhất cao giữa phương pháp đánh giá của WB và ADB. Theo đó, sau khi xem xét tính hợp lệ của nhà thầu thì đến bước xem xét về mặt kỹ thuật theo tiêu chí đã được công bố trong hồ sơ mời thầu. Những hồ sơ dự thầu vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật sẽ được so sánh, xếp hạng trên cơ sở giá đánh giá thấp nhất.
Tuy nhiên, ADB cũng có một số quy định khác biệt nhỏ so với WB. Một số nội dung cơ bản trong quy định mua sắm của ADB đáng được quan tâm như sau:
a) Hình thức và phương thức đấu thầu
Đấu thầu cạnh tranh quốc tế (ICB) là hình thức cơ bản nhất. Việc thông báo phải thực hiện trên tờ "Cơ hội kinh doanh của ADB" (ADB'S business opportunities). Ngôn ngữ tiếng Anh được sử dụng chủ yếu kể cả trong quảng cáo, hồ sơ mời thầu và các tài liệu có liên quan khác. Trong trường hợp có nhiều ngôn ngữ được sử dụng thì bản tiếng Anh có ưu thế sử dụng hơn.
Ngân hàng châu Á đã thông qua và yêu cầu áp dụng bốn phương thức đấu thầu [30]. Dựa vào đó bên mua có thể lựa chọn áp dụng một hay nhiều phương pháp nào đó cho phù hợp với tính chất và yêu cầu của từng trường hợp mua sắm riêng biệt. Các phương thức đấu thầu đó là [26].: (1) Một giai đoạn - một phong bì; (2) Một giai đoạn - hai phong bì; (3) Hai giai đoạn - hai phong bì; (4) Hai giai đoạn (khái niệm đã được nêu ở phần Phân loại trong
Chương I).
Một giai đoạn: Một phong bì
Trong phương thức đấu thầu Một giai đoạn - một phong bì, nhà thầu nộp đề xuất giá và kỹ thuật trong cùng một phong bì. Các phong bì được mở công khai tại một thời điểm và địa điểm được thông báo trước trong hồ sơ mời thầu. Tại buổi mở thầu này chỉ có điều kiện về thương mại được đọc ra để các nhà thầu tham dự cùng biết và ký vào biên bản. Các đề xuất về kỹ thuật cũng như các nội dung khác về pháp lý, kinh nghiệm… được bên mời thầu xem xét sau để báo cáo các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Một giai đoạn: Hai phong bì
Trong phương thức này, các nhà thầu được yêu cầu đồng thời nộp một phong bì to trong đó tách riêng hai phong bì một cái là đề xuất tài chính, cái kia là đề xuất kỹ thuật. Ban đầu chỉ đề xuất về kỹ thuật được mở vào ngày giờ, địa điểm đã được thông báo trong hồ sơ mời thầu. Đề xuất về giá vẫn được niêm phong và do bên mời thầu giữ. Đề xuất kỹ thuật được bên mua đánh giá và không được phép thay đổi hay bổ sung các đề xuất kỹ thuật khác. Mục đích của phương thức này là cho phép Bên mua đánh giá các đề xuất kỹ thuật mà không xem xét đến giá. Các hồ sơ dự thầu không đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật sẽ bị loại bỏ. Chỉ các nhà thầu có hồ sơ đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật và được ngân hàng thông qua mới được mời đến dự buổi mở giá công khai. Nhà thầu nào chào giá thấp nhất sẽ được đề xuất trao hợp đồng với sự không phản đối của ngân hàng.
Hai giai đoạn: Hai phong bì
Trong phương thức đấu thầu này, ở giai đoạn đầu, các nhà thầu nộp cùng lúc hai phong bì niêm phong gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất giá. Ban đầu chỉ đề xuất về kỹ thuật được mở vào ngày giờ, địa điểm đã được thông báo trong hồ sơ mời thầu. Đề xuất về giá vẫn được niêm phong và do bên mời thầu giữ. Đề xuất kỹ thuật được bên mua đánh giá và nếu Bên mua sửa đổi các đề xuất kỹ thuật thì các sửa đổi được đưa ra để bàn luận với Nhà thầu.
Nhà thầu được điều chỉnh các đề xuất kỹ thuật để đáp ứng các yêu cầu của Bên mua. Mục đích của của việc này là đảm bảo sao cho mọi đề xuất kỹ thuật phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật có thể chấp nhận được và đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của Bên mua đưa ra. Hồ sơ của nhà thầu nào không có khả năng hoặc không muốn bổ sung phù hợp với yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật của Bên mời thầu sẽ bị loại bỏ như các hồ sơ không đạt yêu cầu với sự không phản đối của Ngân hàng. Sau khi ngân hàng phê chuẩn đánh giá đề xuất kỹ thuật, các nhà thầu được mời ở giai đoạn 2 sẽ nộp các đề xuất kỹ thuật được sửa đổi và đề xuất về tài chính bổ sung trên cơ sở tiêu chuẩn kỹ thuật đã được thống nhất. Đề xuất về giá gốc và đề xuất về giá bổ sung được mở công khai tại địa điểm và thời gian nhất định do Bên mời thầu thông báo. Khi ấn định thời gian, Bên mua cân nhắc thời gian đủ để Nhà thầu sửa đổi những điểm cần thiết trong các đề xuất kỹ thuật cần được xem xét sửa đổi lại để đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật đã được chấp thuận và các đề xuất giá bổ sung tương ứng với những thay đổi đó. Các đề xuất về giá gốc, đề xuất về giá bổ sung và các đề xuất kỹ thuật sửa đổi được đưa ra đánh giá sau khi có ý kiến không phản đối của ngân hàng. Hợp đồng được đề xuất trao cho nhà thầu có giá chào thầu thấp nhất và cơ bản đáp ứng những yêu cầu kỹ thuật đã đặt ra.
Nguyên tắc áp dụng Phương thức hai phong bì [29]
(i) Phương thức hai phong bì là một biến thể của phương thức hai giai đoạn. Theo định nghĩa trong hướng dẫn, phương thức hai phong bì chỉ thích hợp trong đấu thầu các hợp đồng khi có khả năng ít nhất một số hồ sơ có thể đáp ứng hoàn toàn với hồ sơ mời thầu và vì thế không phải tiến hành điều chỉnh. Nếu đánh giá có khả năng không nhận được hồ sơ dự thầu nào như vậy hoặc nếu hồ sơ mời thầu chỉ nêu qui cách vận hành chung có thể được đáp ứng bằng nhiều phương án và thiết kế khác nhau mà Bên mua dự kiến sẽ thẩm tra thông qua tư vấn của nhà thầu thì nên vận dụng phương thức hai giai đoạn hơn là phương thức hai phong bì. Vì vậy, phương thức hai phong bì chỉ phù hợp trong rất ít trường hợp.
(ii) Trong phương thức hai phong bì, đề xuất kỹ thuật và đề xuất giá được đựng trong hai phong bì riêng được nộp đồng thời. Trước hết chỉ có phong bì đựng đề xuất kỹ thuật được mở và xem xét.
(iii) Nếu đề xuất kỹ thuật nào cần điều chỉnh để so sánh được thì sẽ tiến hành trao đổi với nhà thầu đó. Nhà thầu sau đó được đề nghị phải nộp đề xuất kỹ thuật sửa đổi và đề xuất giá sửa đổi.
(iv) Nếu nhà thầu nộp đề xuất giá sửa đổi thì đề xuất giá gốc sẽ được trả lại cho nhà thầu mà không được mở và chỉ có đề xuất kỹ thuật và đề xuất giá sửa đổi được xem xét.
Ví dụ: Vấn đề liên quan nguyên tắc thứ ba ở trên nảy sinh trong trường hợp sau: Phương thức hai phong bì được vận dụng trong đấu thầu dây chuyền sản xuất ximăng. Đề xuất giá gốc không được trả lại cho nhà thầu sau khi nhà thầu nộp đề xuất giá sửa đổi. Cả đề xuất giá gốc và đề xuất giá sửa đổi đều được mở và đọc công khai tại lễ mở thầu. Trong quá tình xét thầu, Bên mua cố gắng xác định mối quan hệ tương ứng giữa đề xuất kỹ thuật và đề xuất giá sửa đổi. Một vài nhà thầu đã khiếu nại về thời hạn hiệu lực của đề xuất giá sửa đổi của các nhà thầu khác, cho rằng những thay đổi về giá không tương ứng với những thay đổi kỹ thuật và vì thế phải bác bỏ đề xuất do những điều chỉnh về giá không chấp nhận được.
Nhận xét:
(i) Bên mua đã sai khi giữ lại và mở các phong bì đựng đề xuất giá gốc. Những phong bì này phải được trả lại mà không được mở.
(ii) Trong thực tế, việc xác định mối quan hệ tương ứng giữa những thay đổi do nhà thầu tiến hành về kỹ thuật và đề xuất giá là công việc không thể thực hiện được. Tức là Bên mua hay tư vấn không thể đánh giá được chính xác các tác động về giá từ những thay đổi kỹ thuật và không thể xem xét đầy đủ mọi yếu tố mà nhà thầu đã cân nhắc khi tính giá dự thầu.