Hát Nói Và Thể Thơ 8 Chữ Trong Thơ Mới 1932 - 1945 98024

Có thể nói, cảm quan, đặc biệt là giác quan của các nhà Thơ mớithực sự tinh nhạy. Phải chăng vì thế mà từ chỉ màu sắc xuất hiện trong thơ họ nhất là ở thể LB nhiều, giàu tính tạo hình và biểu cảm đến vậy. Bảng màu sắc mà LB Thơ mới

nguyên thể và 34 bài LB phối xen. Có thể định lượng, màu vàng: 76 lần (25,1%), màu xanh: 68 lần (22,4%), màu hồng: 43 lần (14,2%), màu trắng: 36 lần (11,9%). Thứ đến là các màu: Đỏ (14 lần), bạc (11 lần), đào (7 lần), đen (7 lần), biếc (5 lần), son (4 lần), trong (4 lần), thắm (3 lần), hường (3 lần), tím (2 lần), lam (2 lần), nâu (1 lần). Những tính từ chỉ màu sắc gốc Hán thường dùng trong thơ cổ trung đại (điều, lục, tía...) rất ít xuất hiện. So với Truyện Kiều của Nguyễn Du (có 14 màu: trắng, bạc, xanh, biếc, lục, thắm, vàng, hồng, son, đào, điều, tía, nâu (nâu sồng), đen [64, 109]), LB Thơ mới đã dùng thêm nhiều màu mới: tím, lam, hồng nâu, hường, đỏ, trong Thơ mới

đại mới. Điều đáng chú ý là những từ chỉ màu tươi sáng xuất hiện trong LB Thơ mới với tần số cao hơn những từ chỉ màu sắc u tối. Điều này có thể cắt nghĩa được. Đây là thời đại mà ý thức bản ngã của con người được đánh thức, cái tôi cá nhân bừng tỉnh, mở choàng đôi mắt tươi non, phát hiện thấy thế giới hữu hình vây quanh mình với muôn sắc tươi mới và tràn đầy nhựa sống. Thêm nữa, những tính từ chỉ màu sắc này thường được kết hợp với nhiều “yếu tố phụ” mang gam sáng, tạo nên lớp từ láy, hoặc là láy âm, hoặc là láy nghĩa, mang đậm màu sắc hiện đại: hồng hồng, hồng tươi, hồng thắm, rực hồng, trắng hoe đào, trắng phau phau, trắng toát, trắng xoá, trắng bông, xanh rờn, xanh tươi, xanh xanh, đỏ ngời, đỏ hây hây, đỏ ong, đỏ như son, đỏ khé, ráng đỏ, đỏ loà, đỏ loe, vàng son, vàng thanh, vàng hoe, vàng non, óng vàng, vàng nguyên, ngấn vàng, trong xanh, trong veo, trong vắt...


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 183 trang tài liệu này.

từ chỉ màu sắc còn được “tâm trạng hoá” trở thành những ẩn dụ thi vị: Hồn tôi giếng ngọt trong veo / Trăng thu trong vắt, biển chiều trong xanh / Hồn cô cát bụi kinh thành / Đa đoan vó ngựa chung tình bánh xe (Tình tôi - Nguyễn Bính)... Nếu tính từ chỉ màu sắc trong thơ LB cổ điển mang tính ước lệ, tượng trưng, tĩnh tại, thường hướng tới diễn đạt ý những niệm phổ quát thì tính từ chỉ màu sắc trong LB Thơ mới luôn có sự vận động: Trời cao vàng tắt trên cây (Tối - Thế Lữ), Lung linh

vàng dội cung Quỳnh (Ma tuý - Thế Lữ), Rộn ràng lá đổ, vàng rơi đầy thềm (Đã khuya rồi - Lưu Trọng Lư), Như là ánh nắng vàng lay (Say nắng - Hàn Mặc Tử), Ngửa nghiêng tắm mát vàng lay nhạc hường - Bích Khê) v.v... Sự kết hợp giữa tính từ chỉ màu sắc và động từ đi sau nó làm cho câu thơ nghiêng về diễn tả trạng thái tinh thần, mang ý nghĩa động... Ngoài tính từ chỉ màu sắc cụ thể mang tính biểu vật, LB Thơ mới còn sáng tạo nên những từ, cụm từ chỉ màu sắc mang tính biểu niệm, gây ấn tượng mạnh mẽ về “màu tâm trạng”, “màu cảm giác”. Những từ, cụm từ này xuất hiện với tần số cao: màu gió sương, màu sinh ly, sắc tà dương, màu tươi, màu thời gian, màu thu năm ngoái, màu duyên, màu thanh thiên, màu tà huân, màu nhớ thương, màu trời nhuộm bóng thương đau, màu héo hon, màu vô biên, màu tơ, màu dâu, màu áo xưa, màu xinh tươi, màu hương khói, v.v... Nhìn chung những từ chỉ màu sắc của LB Thơ mới không chỉ đơn thuần miêu tả màu sắc bên ngoài mà còn khêu gợi “màu sắc bên trong” của cảnh vật và con người thông qua cơ chế nghệ thuật “chuyển nghĩa vào bề sâu” tạo thành những ẩn dụ, “những hình tượng không nói ra được” bằng cái nghĩa đen thông thường của từ ngữ [64,116]. Những ẩn dụ màu sắc của LB Thơ mới vì thế mà giàu hàm ý, gợi nhiều liên tưởng sâu xa.

Hệ thống thể loại truyền thống trong Thơ Mới 1932 - 1945 - 18

Rõ ràng, khi vào tay những phong cách LB tài hoa, thể LB đã có nhiều biến đổi về chất. Các nhà thơ mới trên cơ sở kế thừa những yếu tố thi luật cũ đã thực hiện những bước cách tân táo bạo, tạo nên “hệ thi luật” đặc thù của LB Thơ mới, đóng góp đáng kể vào công cuộc hiện đại hoá thi ca dân tộc, nhất là trên phương diện hình thức thể thơ. Tất nhiên, những đặc điểm thi luật này không là đặc quyền sở hữu của LB. Có thể bắt gặp thường xuyên những biện pháp cách tân thi luật từ cấu trúc, vần, luật… đến câu thơ, dòng thơ trong các thể thơ khác. Thậm chí, LB cũng không phải đi tiên phong trong việc sử dụng các biện pháp cách tân thi pháp thơ kể trên. Điều đáng nói ở chỗ, vốn là một thể thơ cách luật truyền thống của dân tộc, thể LB qua sáng tạo của các nhà thơ hiện đại đã không cố chấp giữ nguyên diện mạo muôn thuở của nó mà nhanh chóng bằng mọi biện pháp hoà nhập vào khuôn mặt chung của thi ca Việt Nam hiện đại.

4.3.3.2. Song thất lục bát

Thứ nhất, cấu trúc bài thơ và nghệ thuật tổ chức câu thơ, dòng thơ

Về cấu trúc, mô hình chuẩn của STLB từng được xác lập trong văn học trung đại vẫn được các nhà thơ mới bảo lưu, và có lẽ khó bung phá. Có một ít biến

đổi nhưng không đáng kể. Duy nhất một trường hợp (bài Giọt lệ trích tiên của Bích Khê) vắng bóng hoàn toàn cặp câu LB ở cuối bài, vai trò kết bài được trao cho hai câu thất. Có thể xem đây là một biến thể của thể thơ. Tuy vẫn bảo lưu mô hình chuẩn mực của STLB cổ truyền nhưng các bài STLB Thơ mới thích thú kiểu LB gián thất hơn. Trong số 18 bài STLB thì có tới 6 bài mở đầu bằng cặp câu 6/8: Thức giấc (Thế Lữ), Thơ sầu rụng, Sứ giả (Lưu trọng Lư), Giọt lệ trích tiên (Bích Khuê), Quán cũ trong sương, Khóc cụ Tôlăngxơ (Đồ Phồn) và Nửa đêm (Đào Xuân Quý).

Các câu thơ, dòng thơ STLB rất hiếm khi xảy ra những biến đổi bất ngờ. Nghệ thuật đối kể cả đối kể cả lối bình đối (đối cách cú) và tiểu đối (đối vế trong dòng thơ) ít được vận dụng. Hiện tượng vắt dòng chỉ xảy ra hai lần trong Tiếng họa mi ca của Phạm Huy Thông: Qua khung cửa, bóng trăng bỗng rọi / Mớ hào quang chói lọi vào phòng, Đương sáng sủa tựa hồ dòng suối / Chảy vội vàng trên khối pha lê. Sự xuất hiện dấu chấm câu giữa dòng thất làm dòng thơ chia tách thành hai đơn vị cú pháp độc lập chỉ xảy ra duy nhất một lần trên dòng thất: Giờ thanh thoát. Đất ơi! có biết / Ta không buồn tử biệt, sinh ly (Cảm thông - Tế Hanh), và một lần trên dòng lục: Lạnh lùng, gió cuốn. Hững hờ, / Trên cao một đám mây mờ đi qua (Cành liễu bên hồ - Phạm Huy Thông).

Thứ hai, vần và nhịp

Những quy ước về vần, luật của STLB (đặc biệt ở hai câu thất) có tính mặc định nên rất khó khai phá. Khuôn vần vẫn giữ nguyên trong các sáng tác STLB Thơ mới. Về nhịp điệu, bên cạnh cắt ngắt nhịp truyền thống 3/4 (lẻ/chẵn) ở hai câu thất, nhịp chẵn về cơ bản ở hai câu lục - bát; STLB Thơ mới cũng có những phá cách: nhịp 1/4/2 ở câu thất trên: Ừ! / Cụ sớm lựa thời / là phải (Khóc cụ Tôlăngxơ - Đồ Phồn), nhịp 1/2/4 ở câu thất trên: Nhưng; / than ôi ! / giọng ta vừa cất (Tiếng họa mi ca - Phạm Huy Thông), Chàng! / chàng ơi! / sao chàng hờ hững (Vọng phu - Phạm Huy Thông), nhịp 2/2/3 ở câu thất trên: Nhưng không! / nhưng không! / chàng vẫn sống (Vọng phu - Phạm Huy Thông), nhịp 4/3 ở câu thất dưới: Gió đìu hiu hỡi! / hỡi sương câm (Vọng phu - Phạm Huy Thông), nhịp 1/3/2 ở câu lục: Rằng: / đi từ độ / vào thu (Sứ giả - Lưu Trọng Lư).

Còn phối thanh, một số câu thơ dòng thất phạm luật. Với nhu cầu biểu thị niềm vui tươi trẻ, trong sáng, Thế Lữ đã đổi thanh trắc, gắt gao ở tiếng thứ 3 dòng thất trên thành thanh bằng nhằm tạo âm hưởng thanh thoát, vang xa: Trên mặt hồ in

màu ngọc biếc / Cô em đang bơi chiếc thuyền con, Đặt mái chèo ngả đầu trên gối / Trông mây chiều phơi phới bên kia, Ấy đăm đăm mơ mòng đó / Hỡi cô em má đỏ hây hây (Hồ xuân và thiếu nữ). Phạm Huy Thông cũng dùng thanh bằng ở tiếng thứ 3 dòng thất trên kết hợp với thán từ tạo tiếng gọi thiết tha: Nhưng; than ôi ! giọng ta vừa cất (Tiếng họa mi ca), Chàng! chàng ơi! sao chàng hờ hững (Vọng phu).

Thứ ba, giọng điệu và ngôn ngữ

STLB truyền thống được dùng trong ngâm khúc, với nội dung diễn tả những tâm trạng mang tính chất bi kịch nên mang âm điệu chủ đạo là bi ai, sầu não, réo rắt một nỗi buồn thương, có lúc đẩy đến tuyệt vọng. Giọng điệu đặc thù này của STLB đã tìm thấy sự đồng điệu ở những tâm hồn bế tắc, mang nặng niềm đau thương nhân thế ở những cái tôi Thơ mới. Không phải ngẫu nhiên khi các nhà thơ mới tìm về thể này trong bối cảnh có nhiều hướng lựa chọn thể thơ. Giọng điệu trong thơ Hàn Mặc Tử được thể hiện qua những thanh âm trúc trắc, biểu lộ những quằn quại trong tuyệt vọng, là tiếng gọi níu luyến đầy thiết tha hy vọng của một kẻ đam mê “đến gần đứt sự sống”: Nghệ hỡi Nghệ! muôn năm sầu thảm / Nhớ thương còn một nắm xương thôi / Thân tàn ma dại đi rồi / Rầu rầu nước mắt bời bời ruột gan (Muôn năm sầu thảm). Vân Đài thì thổn thức: Giọt lệ thảm cứ rơi thánh thót / Khiến lòng ai chua xót vì ai / Ngùi trông châu lệ tuôn rơi / Cảm “hai giọt lệ” bao nguôi tấc lòng! (Cảm hai giọt lệ). Giọng điệu với sắc thái chủ đạo này choán hầu hết các tác phẩm STLB Thơ mới. Nhưng bên cạnh nốt chủ âm trầm và buồn ấy, STLB nhiều khi lại được thứ âm thanh tâm hồn đa điệu của thời đại phổ vào lắm cung bậc. Đó là chất giọng rủ rỉ của nỗi buồn mơ hồ, lơ lửng nhưng ám ảnh, kéo dài như Thơ sầu rụng của Lưu Trọng Lư, là âm điệu trong sáng, thiết tha, thể hiện niềm khát khao giao cảm, xẻ chia da diết: Này khăng khít da ta da đất / Mạch cảm thông ngây ngất tâm can / Giác quan mở rộng dặm ngàn / Hồn vui ngự giữa nhịp nhàng bao la (Cảm thông - Tế Hanh). Mang giọng điệu tươi vui này còn phải kể đến Trưa vắng (Phạm Huy Thông) và Hồ xuân và thiếu nữ (Thế lữ). Tú Mỡ, Đồ Phồn còn trao cho STLB một thứ giọng lạ lẫm, tưởng như rất “chối tai”, vậy mà khi đọc lên, những thanh âm STLB lại diễn tả rất hiệu quả ý đồ của nhà thơ. Đó là giọng trào phúng, cười cợt, mỉa mai, châm biếm, đả kích. Chẳng hạn Đồ Phồn Khóc cụ Tôlăngxơ. Bài thơ này Đồ Phồn “nhại” theo Nguyễn Khuyến ở bài Khóc Dương Khuê. Nhưng ở Khóc Dương Khuê của Nguyễn Khuyến, giọng điệu chủ đạo là giọng hoài niệm, tiếc

thương, đau xót. Còn ở Đồ Phồn là giọng kể tội, châm chọc, nhạo báng “cụ Tô”... Sự đa dạng hoá trong âm thanh giọng điệu của thể STLB là một cố gắng tìm kiếm mới trong thơ của các nhà thơ mới, góp phần chuyển điệu thơ STLB từ “trữ tình điệu ngâm” sang “trữ tình điệu nói”. Phù hợp với giọng điệu, ngôn ngữ thơ cũng có những thay đổi. Các tác giả STLB chú trọng khai thác từ láy nhằm tăng hiệu quả nghệ thuật cho hình tượng ngôn từ. Rất nhiều những từ láy mang sắc thái chủ quan mạnh mẽ, có tác dụng lột tả những tâm tình thống thiết, day dứt, triền miên trong đau khổ được dùng trong STLB Thơ mới (hiu hắt, đìu hiu, sùi sụt, vật vờ, rên rỉ, âm thầm, se sẽ, vắng vẻ, hiu hiu,...). Lớp từ ngữ hình ảnh mang tính ẩn dụ, biểu tượng cũng xuất hiện với tần số cao (gió mây, ánh trăng vàng, tờ chuối xanh, bức mành, tiếng sâu, dế, tiếng sáo diều, tiếng lụa xe, bụi hồng, hoa đào, non nước, má đào, nàng, non Ngọc, Đoài Dao, Diệu Trì, Bao Tự, Quý Phi,...). Hệ thống các từ ngữ gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày, các thành ngữ: Ngồi phỉnh mát ăn bát vàng, chuông bạc chuông vàng,... và hệ ngôn ngữ trào phúng đều được đưa vào STLB nhằm mục đích châm biếm, phê phán. Do yêu cầu bộc lộ trực tiếp nỗi lòng, các nhà thơ mới rất thích khai thác lớp từ ngữ kêu gọi, hô ngữ, các trợ từ như: Nghệ hỡi Nghệ! muôn năm sầu thảm (Hàn Mặc Tử), Nhưng than ôi! giọng ta vừa cất (Phạm Huy Thông), Lòng anh buồn vời vợi em ơi (Lưu Trọng Lư),... Tóm lại, STLB Thơ mới tuy đã được làm mới ở một số yếu tố nhưng trên cơ bản vẫn giữ nguyên hình hài, dáng vẻ từng đạt đến giá trị cổ điển thời trung đại. Sức mạnh truyền thống quá lớn của thể thơ xét về cả ba phương diện chức năng, nội dung và thi pháp là rào cản khó vượt qua. Nhưng xét về mặt nào đó, STLB đã mang được cái hồn của Thơ mới và ít nhiều vẫn theo được dòng chảy của Thơ mới, góp phần tạo nên diện mạo đặc sắc của thơ Việt Nam hiện đại.

4.3.3.3. Hát nói và thể thơ 8 chữ trong Thơ mới 1932 - 1945

Thứ nhất, mối quan hệ giữa hát nói và thể thơ 8 chữ trong Thơ mới, những tiếp thu và cách tân

Sự ời sống tâm hồn con người cá nhân đòi hỏi phải đổi mới phương thức biểu hiện. Trên đường tìm một hình thức thích hợp để thể hiện mình, các nhà thơ mới, bên cạnh các thể LB và STLB, còn tìm thấy ở HN các yếu tố: số chữ, gieo vần và nhịp điệu. Căn cứ vào sự tương đồng ở các yếu tố này, nhiều người nghiên cứu về Thơ mới đều thống nhất xem thể thơ này bắt nguồn trực tiếp từ HN.

So sánh và phân tích cụ thể HN và thể thơ 8 chữ trên các phương diện thi pháp: cấu trúc, câu thơ - dòng thơ, vần, nhịp, giọng điệu và ngôn ngữ có thể thấy từ HN truyền thống đến Thơ mới 8 chữ là tiến trình vận động, làm mới và phát huy bản sắc truyền thống của thơ Việt Nam. Giữa HN và thể 8 chữ Thơ mới rõ ràng có mối quan hệ cội nguồn. Tiếp thu và kế thừa trên cơ sở cách tân những thành tựu của HN truyền thống, các nhà thơ mới đã sáng tạo nên thể 8 chữ - một thể thơ hết sức độc đáo.

Thứ hai, cấu trúc bài thơ và nghệ thuật tổ chức câu thơ, dòng thơ

Về cấu trúc: Thể 8 chữ không quy định số câu, số khổ như HN và thường có dung lượng lớn. Khuôn khổ các bài thơ tương đối dài và không hạn định số câu (bài ngắn nhất: Người vượt biển - Thao Thao có 8 câu; bài dài nhất: Thanh niên - Xuân Diệu có 65 câu; trung bình thường là các bài từ 20 đến 50 câu, không có các câu mưỡu và chia khổ tự do tùy theo dòng mạch cảm xúc. Hầu hết đều ở dạng nguyên thể (toàn câu 8 chữ), thi thoảng có sự đan xen một số câu thể khác do yêu cầu của tâm trạng (Người phóng đãng, Cây đàn muôn điệu, Trả lời - Thế Lữ; Vội vàng - Xuân Diệu,...). Thể 8 chữ còn tham gia vào loại bài phối xen làm cho sự biểu hiện cảm xúc càng thêm phong phú (Vọng phu - Phạm Huy Thông, Lòng cô phụ - Lưu Trọng Lư, Say trăng - Hàn Mặc Tử, Mùa thu đã về - Vũ Hoàng Chương,...)

Về câu thơ, dòng thơ: Số chữ trong câu thơ HN không cố định, có thể từ 4,5 đến 12,13 chữ nhưng thường là 7,8 chữ nên có nhiều câu, nhiều khổ trong bài HN có cùng số chữ như khổ thơ 8 chữ. Thật ra thơ 8 chữ đã từng tồn tại trước Thơ mới ở dạng bài hoàn chỉnh như Tình người (Nam quốc dân tu tri - Phan Bội Châu), như bài ca dao Con gái đang thì đã nên con gái, v.v... Theo Lê Tiến Dũng, các câu thơ 8 chữ trong những bài thơ trích dẫn trên “đều ngắt nhịp 4/4 và gieo vần lưng ở tiếng thứ 4 và tiếng thứ 8. Do vậy câu 8 chữ này là do hai câu 4 ghép lại chứ không phải câu 8 tiếng như trong Thơ mới” (dẫn theo [121, 99]). Những bài 8 chữ này hoàn toàn khác với những bài 8 chữ Thơ mới. Trong các bài 8 chữ Thơ mới, số chữ trong một dòng thơ phần lớn là 8 chữ. Đây là ước định chung của thể thơ, nhưng cũng có trường hợp số chữ trong dòng nhiều hoặc ít hơn 8 chữ. Các nhà thơ mới có thể co giãn linh hoạt số chữ trong dòng thơ tùy biên độ giao động của cảm xúc: Ta muốn ôm / Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn... Cho chuyếnh choáng mùi hương, cho đã đầy ánh sáng (Vội vàng - Xuân Diệu). Nhưng HN là thể thơ cách luật nên vẫn bị quy định chặt chẽ. Sự tự do phóng khoáng của nó chỉ có thể được xét trong tương

quan với các thể cách luật khác (LB, STLB, ĐL). Thể 8 chữ đã khai phá những ước định này, không còn hai câu thơ cách luật ở giữa bài (câu 5 và câu 6 của bài HN là hai câu thơ luật chữ Hán (hoặc Nôm) thất ngôn hoặc ngũ ngôn).

Nghệ thuật tổ chức câu thơ, dòng thơ trong Thơ mới 8 chữ có nhiều phá cách so với HN. Về cơ bản câu thơ thể 8 chữ trùng lặp với dòng thơ, nhưng lại có trường hợp một dòng thơ bao chứa nhiều câu thơ. Phổ biến là hai câu trên một dòng: Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa (Vội vàng - Xuân Diệu), Trưa quanh vườn. Và võng gió an lành (Trưa đơn giản - Chế Lan Viên), ba câu trên một dòng: Anh nhớ tiếng. Anh nhớ hình. Anh nhớ ảnh (Tương tư chiều - Xuân Diệu). Ở HN nhiều câu thơ thường bị ngắt làm hai dòng (Ừ thế thì, khi trăng trong, khi gió mát, lúc hoa xuân / Chi sự nghiệp, để tình quân ngao ngán dạ - Tản Đà), nhưng nó khác hẳn với hiện tượng câu thơ vắt dòng của Thơ mới 8 chữ: Tôi muốn sống cuộc đời thi sĩ, để / Uống say nồng, nhưng chỉ thấy chua cay (Lựa tiếng đàn - Thế Lữ), Em hay chăng ngày xưa khi vua Thuấn / Chúm môi thiêng say thổi khúc tiêu này (Khúc tiêu thiều - Huy Thông). Thơ mới 8 chữ còn vận dụng hình thức câu thơ ngắt dòng mang lại hiệu quả thẩm mĩ cao trong biểu đạt cảm xúc:

Mộng? Thiên tài?

- Trên hỗn độn khoả thân

(Duy tân - Bích Khê)

Chớ đạp hồn em!

Trăng từ viễn xứ...

Mắt run mờ, kỹ nữ thấy sông trôi Du khách đi.

- Du khách đã đi rồi.

(Lời kỹ nữ - Xuân Diệu)

Và loại hình câu thơ tách khổ đứng độc lập trong bài thơ: Ai bảo giùm ta: Ta có Ta không? (Đêm tàn - Chế Lan Viên), Ta nhịp nhàng ý nhị nhịp theo Ta (Duy tân - Bích Khê). Tổ chức câu thơ kiểu này, HN không có. Số chữ trong câu và các hiện tượng nghệ thuật xảy ra trên dòng thơ như thế là biểu hiện “văn xuôi hóa” thơ trữ tình. Quá trình “văn xuôi hóa” thơ trữ tình biểu hiện cụ thể từ HN đến Thơ mới quả thực có một logíc nội tại, một quá trình vận động không đứt gãy từ truyền thống đến hiện đại. Việc “văn xuôi hóa” thơ trữ tình phản ánh sự phá vỡ niêm luật nghiệt

ngã trong thơ luật của HN và sự giải phóng hoàn toàn niêm luật đó ở thơ 8 chữ để chuyển tải cảm xúc thực và phong phú của đời sống tâm hồn con người cá nhân.

Thứ ba, vần và nhịp

Thơ 8 chữ rất gần với HN trong cách gieo vần, nó dùng cả vần bằng và vần trắc, vần lưng và vần chân. Song, phần lớn các bài thơ 8 chữ thường không gieo vần lưng mà chỉ gieo vần chân. Việc gieo vần chân cũng được sắp xếp theo quy luật luân phiên thanh điệu vần như HN: mở đầu là một vần chân trắc, tiếp là hai vần chân bằng, rồi đến hai vần chân trắc và cứ tiếp tục như vậy, tận cùng là một vần chân bằng (Trường hợp vần gián cách thì luân phiên một vần trắc đến một vần bằng rồi một vần trắc và cứ tiếp tục như vậy cho đến hết bài). Ngoài ra, một số nhà thơ còn sử dụng vần trắc để kết thúc bài: Sầu chi lắm trời ơi! Chiều tận thế (Nhạc sầu - Huy Cận). Vần chân trong thơ 8 chữ cũng phong phú và đa dạng hơn do các nhà thơ mới học tập lối gieo vần của thơ ca Pháp: vần chân được gieo từng cặp theo các dạng liên tiếp, gián cách, ôm nhau, hỗn hợp,... Đó là điểm mới trong cách gieo vần của thơ 8 chữ so với HN. Ví dụ, vần liên tiếp: Nén đau thương vương ngậm ngùi sẽ kể / Niềm ngao ngán vô biên như trời bể / Ôi tấm gan bền chặt như Thái sơn / Bao nhiêu thu cay đắng chẳng hề sờn (Tiếng địch sông Ô - Phạm Huy Thông), vần gián cách: Mây đi vắng trời xanh buồn rộng rãi / Sông im dòng đọng nắng đứng không trôi / Đa buông rễ ngâm mình chờ uể oải / Ngọn gió về không một chút tăm hơi (Bến đò trưa hè - Anh Thơ), vần ôm nhau: Mãi hôm nay một buổi sớm thu mờ / Nắng đã tắt nơi lòng ta lạnh lẽo / Hương đã nhạt mà hoa dần đã héo / Còn chi đâu nồng thắm để yêu ! (Chậm quá rồi - Vũ Hoàng Chương).

Nhịp điệu thơ 8 chữ cũng có nhiều nét tương đồng với HN. Việc sắp xếp thanh điệu là định khung nhịp cơ bản cho thơ. Với thơ 8 chữ, đúng như nhận xét của Bùi Văn Nguyên và Hà Minh Đức, luôn tuân theo quy luật sắp xếp thanh điệu của thể HN [124, 377]. Đây là yếu tố cơ bản để Thơ mới giống HN. Một câu HN thường được chia làm ba tiết tấu, mỗi tiết tấu phải đối thanh theo luật bằng trắc:

Trải bao nhiêu (b) / ngày tháng (t) / hạ thu đông (b)

Ròng rã (t) / nỗi nhớ nhung (b) / xuân có biết (t)

(Gặp xuân - Tản Đà)

Xem tất cả 183 trang.

Ngày đăng: 04/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí