Các Chỉ Tiêu Hoạt Động Đầu Tư Tài Chính Của Kdc Năm 2006 - 2009


được hoàn thành vào tháng 3 năm 2007. Khu đất 51.287m2 tại Thủ Đức sẽ được đầu tư xây dựng thành khu nhà ở cao tầng với hệ thống kĩ thuật an toàn. Khu nhà bao gồm 18 đơn nguyên cao từ 14 đến 20 tầng với 1.811 căn hộ. Trong đó, căn hộ loại A là 361 căn, loại B là 996, loại C là 402, loại D là 52 căn.Dự án dự dịnh hoàn thành trong 4 năm 10. Với vốn đầu tư dự kiến ban đầu là 1.071 tỷ đồng trong đó vốn chủ đầu tư là 360 tỷ đồng Kinh Đô chiếm 70% tương đương 252 tỷ đồng. NPV (5năm) dự kiến đạt 845 tỷ đồng. IRR dự kiến đạt 49%. Thời gian hoàn vốn là 3,1 năm Ngoài ra còn nguồn lợi nhuận thu được từ đánh giá lại giá trị đất từ thời điểm mua đến thời điểm đưa vào thực hiện dự án hơn khoảng 250 tỷ đồng.

Góp vốn vào các dự án khả thi của Công ty Cổ phần Địa Ốc Kinh Đô.

Hiện nay hệ thống Kinh Đô đang thực hiện cơ chế hoạt động theo xu hướng mô hình tập đoàn. Trong đó mỗi thành viên sẽ đảm trách chuyên nghiệp loại hình, kinh doanh hiệu quả thì sẽ có sự tham ra, hợp tác của các thành viên vào dự án. Với cơ chế này, xét trên góc độ từng thành viên thì việc đầu tư tài sản của từng thành viên sẽ được vừa dàn trải nhưng cũng vừa được chuyên môn hóa và tất yếu sẽ tạo nên hiệu quả cho thành viên đó. Đứng trên toàn hệ thống cơ chế sẽ tạo ra sức mạnh vô song.

Dự án Cộng Hòa Garden Plaza.

Tọa tại số A41 Cộng Hòa, Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh. Tòa nhà bao gồm nhiều Block văn phòng, khu thương mại và căn hộ cao cấp. Dự kiến thời gian hoàn thành trong 3 năm 6 tháng. Diện tích xây dựng là 152.161m2. Tổng vốn đầu tư là

1.045 tỷ đồng, nguồn vốn đầu tư tài trợ từ vốn chủ sở hữu là 603 tỷ đồng, Công ty Cổ phần Kinh Đô góp 30% tương đương 180 tỷ đồng. Các năm tiếp theo nguồn vốn đầu tư được hỗ trợ từ nguồn thu tiền thuê văn phòng, bán và cho thuê căn hộ, nguồn vốn vay dài hạn từ ngân hàng. Thời gian hoàn vốn dự kiến là 6 tháng. NPV(50 năm) ước đạt 539 tỷ đồng. IRR đạt 432%. Đầu năm 2010 dự án được tiến hành khởi công. Nhìn chung các dự án góp vốn đầu tư xây dựng các dự án và đầu tư vào bất động sản của công ty là rất khả quan với NPV và IRR đều rất cao hứa hẹn đem lại nhiều lợi nhuận hơn nữa cho công ty trong tương lai.


Bảng 2.14: Các chỉ tiêu hoạt động đầu tư tài chính của KDC năm 2006 - 2009


Năm

Chỉ tiêu

2006

2007

2008

2009

Tổng vốn đầu tư (tỷ đồng)

270,885

1.319,868

1.226,055

1.699,053

Doanh thu

47,464

96,999

118,538

266.358

Chi phí

-28,847

-44,308

-313,379

-201,189

Tổng mức lợi nhuận

18,617

52,691

-194,841

65,169

Hiệu quả ĐTTC tính theo


0,64


1,19


n/a


0,32

- Lợi nhuận

- Doanh thu

1,64

2,19

0,38

1,32

Hiệu quả sử dụng vốn ĐTTC

0,13

0,07

0,09

0,15

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Hoạt động đầu tư tài chính tại một số công ty sản xuất của Việt Nam - 9

Nguồn: Kết quả tính toán từ Báo cáo tài chính KDC năm 2006 - 2009

Từ những kết quả đầu tư riêng lẻ nhìn nhận vào tình hình hiệu quả đầu tư tài chính tổng quát của KDC ta nhận thấy doanh thu từ hoạt động đầu tư tài chính không ngừng gia tăng qua các năm tuy nhiên lợi nhuận lại không hoàn toàn chỉ tăng lên mà năm 2008 lại giảm tới âm 194,841 tỷ đồng. Thực ra đây không phải là do công ty đầu tư vào tài chính không tốt, không mang lại lợi nhuận mà như đã nói ở trên công ty phải trích lập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính nên mới gây nên khoản lỗ lớn này. Bên cạnh đó chi phí cho hoạt động đầu tư tài chính cũng tăng lên rất nhiều đặc biệt năm 2008 đạt tới 313,379 tỷ đồng tăng tới 607% so với năm 2007 điều này cũng làm giảm lợi ích đầu tư tài chính của công ty. Vì vậy hiệu quả đầu tư tài chính của công ty tăng vào năm 2007 so với năm 2006 vì năm 2007 được các chuyên gia kinh tế đáng giá là năm cực thịnh của nền kinh tế, thì đến năm 2008 chỉ tiêu đánh giá này lại sụt giảm rất nhiều, đối với hiệu quả tính theo doanh thu thì một đồng chi phí bỏ ra năm này chỉ mang về 0,38 đồng doanh thu, trong khi năm 2007 là 2.19 đồng doanh thu. Và hiệu quả tính theo lợi nhuận thì giảm mạnh hơn chỉ đạt âm, còn năm 2007 một đồng chi phí bỏ ra đem về 1,19 đồng lợi nhuận. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư tài chính của công ty thì lại có bất ngờ mặc dù năm 2007 được đánh giá là năm có hiệu quả nhất từ chi phí bỏ ra, nhưng một đồng vốn đầu tư của công ty năm này chỉ đem về 0,07 đồng doanh thu giảm 0,06 đồng so với năm 2006. Và đến năm 2008, 2009 lại tăng lên lần lượt là 0,09 lần và 0,15 lần. Điều này càng


chứng tỏ chi phí có ảnh hưởng rất nhiều đến lợi ích của đầu tư, dù hiệu quả của đồng vốn bỏ ra không cao nhưng hiệu quả của chi phí cao thì nó sẽ làm gia tăng lợi nhuận biên cho công ty một lợi ích rất lớn.

2.4. Đánh giá hoạt động đầu tư tài chính của KDC

Thành công của hoạt động đầu tư tài chính của KDC là do công ty đã đầu tư vào nhiều lĩnh vực đa dạng, đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư bất động sản thì phải kể đến khả năng đánh giá nhìn nhận dự án một cách đúng đắn của công ty. KDC không chỉ tận dụng được đất đai là lợi thế sẵn có của mình và lợi thế do công ty Cổ phần Địa Ốc Kinh Đô tìm được, với các dự án khả thi với hiệu quả cao nhưng rủi ro lại cực kỳ thấp do có vị trí thuận lợi và nhu cầu thị trường thực sự đối với các sản phẩm của dự án. Thêm vào đó công ty cũng đã sử dụng chi phí hoạt động rất có hiệu quả. Định hướng đầu tư giữa ngắn hạn và dài hạn của công ty cũng tùy thuộc vào tình hình thị trường mà có sự phân phối phù hợp nhằm giảm tránh những thiệt hại và mang lại hiệu quả cao nhất. Các chiến lược mua bán – sáp nhập của công ty chủ yếu tập trung vào các ngành tương hỗ lẫn nhau trên một nền tảng tài chính ổn định. Công ty cũng không ngừng đào tạo đội ngũ cán bộ nhân sự về kỹ năng quả lý dự án để từ đó có thể thúc đẩy hoạt động các dự án một cách tốt nhất.

Bên cạnh những thành công KDC cũng còn có những điểm hạn chế. Danh mục đầu tư tài chính ngắn hạn không đa dạng, khoản tiền đầu tư ngắn hạn luôn chiếm một tỷ lệ cao trong tổng vốn đầu tư tài chính do chưa xem xét trong giai đoạn cụ thể. Công ty quá chú trọng vào đầu tư tài chính mà lơ là hoạt động chính của mình gây ảnh hưởng đến tâm lý cổ đông trong công ty.

3. Phân tích tình hình hoạt động đầu tư tài chính của VNM

3.1. Giới thiệu chung về Công ty VNM.

Công ty cổ phần sữa Việt Nam (tên giao dịch quốc tế là Vietnam Dairy Products Joint Stock Company, tên viết tắt là VINAMILK, tiên giao dịch chứng khoáng là VNM) được được thành lập năm 1976 với tên gọi là Công ty Sữa – Cà phê Miền Nam trực thuộc tổng Cục thực phẩm. Cổ phần hóa năm 2003 và hiện là công ty sản xuất sữa và các sản phẩm sữa hàng đầu tại Việt Nam, chiếm gần 39% thị phần trên cả nước. Với mạng lưới phân phối rất mạnh là 1.400 đại lý phủ đều


64/64 tỉnh thành.Các sản phẩm chính của Vinamilk là sữa bột, sữa đặc, sữa tươi, sữa chua, cafe, kem và nước ép trái cây. Vinamilk cung cấp cho thị trường danh mục các sản phẩm hương vị và quy cách bao bì có nhiều lựa chọn nhất.Vinamilk niêm yết cổ phiếu tại Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) vào cuối năm 2005, và hiện là một trong những công ty có giá trị vốn hóa lớn nhất trên thị trường, chiếm 7% tổng giá trị vốn hóa thị trường.. Trước ngày 1/12/2003 Công ty là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Công Nghiệp.

Phần lớn sản phẩm của Công ty cung cấp cho thị trường dưới thương hiệu “Vinamilk”, thương hiệu này được bình chọn là một “Thương hiệu Nổi tiếng” và là một trong nhóm 100 thương hiệu mạnh nhất do Bộ Công Thương bình chọn năm 2006. Vinamilk cũng được bình chọn trong nhóm “Top 10 Hàng Việt Nam chất lượng cao” từ năm 1995 đến năm 2007.

Hiện tại Công ty tập trung các hoạt động kinh doanh vào thị trường đang tăng trưởng mạnh tại Việt Nam mà theo Euromonitor là tăng trưởng bình quân 7.85% từ năm 1997 đến 2007. Đa phần sản phẩm được sản xuất tại chính nhà máy với tổng công suất khoảng 570.406 tấn sữa mỗi năm. Công ty sở hữu một mạng lưới phân phối rộng lớn trên cả nước, đó là điều kiện thuận lợi để Vinamilk đưa sản phẩm đến số lượng lớn người tiêu dùng.

Sản phẩm Công ty chủ yếu được tiêu thụ tại thị trường Việt Nam và cũng xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài như Úc, Campuchia, Irắc, Philipines và Mỹ.

Bên cạnh hoạt động sản xuất kinh doanh chính của mình Vinamilk đang tích cực tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư ra bên ngoài nhằm tối đa hóa lợi ích cho cổ đông. Lĩnh vực đầu tư đang phát triển nhất là đầu tư tài chính, bất động sản.

3.2. Kết quả kinh doanh của VNM

Trong giai đoạn vừa qua kết quả kinh doanh của công ty rất khả quan. Công ty luôn đạt tốc độ tăng trưởng các chỉ số doanh thu thuần, lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế trong khi hầu hết các công ty khác trên thị trường tăng trưởng âm trong năm 2008. Doanh thu thuần của công ty tăng trung bình 19,7% một năm, lợi


nhuận trước thuế tăng trung bình 62,2% một năm và lợi nhuận sau thuế tăng trưởng trung bình 55,3% một năm.

Năm 2006 doanh thu thuần của công ty đạt 6.245,619 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 659,89 tỷ đồng. Mặc dù giá nguyên liệu đầu vào tăng cao như: bột, sữa, đường…, cạnh tranh bán hàng ngày càng gay gắt hơn, công ty vẫn đạt được kết quả kinh doanh rất khả quan lãi cơ bản trên một cổ phiếu đạt 4.150 đồng/ một cổ phiếu, tăng 8,7% so với năm 2005 ( năm tài chính) là 3.816 đồng/ một cổ phiếu. Cùng với việc đổi mới hoàn toàn phương thức kinh doanh thì công ty cũng đã mở rộng cơ cấu ngành nghề kinh doanh, tham gia đầu tư vào bất động sản và chuẩn bị niêm yết trên thị trường chứng khoán nước ngoài. Năm 2006 là năm Công ty có kết quả kinh doanh tốt nhất kể từ khi cổ phần hóa. Thị trường xuất khẩu chính năm 2006 của công ty vẫn là thị trường Iraq. Với tổng doanh thu xuất khẩu ở thị trường này vẫn duy trì ở mức trên 80 triệu USD. Ngoài ra thị trường xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong năm này là thị trường Campuchia tăng 74% so với năm 2005 và đạt 3 triệu USD. Trong năm này lợi nhuận trước thuế của công ty cũng tăng cao là do tăng doanh thu của các nhóm có tỷ trọng lớn trong cơ cấu sản phẩm và tỷ suất lợi nhuận cao như sữa bột, sữa chua ăn, sữa chua uống, sữa tươi và sữa đặc có đường.

Sang năm 2007 là năm đánh dấu 4 năm tăng trưởng liên tục về doanh số và lợi nhuận của công ty kể từ khi cổ phần hóa vào năm 2004. Doanh thu thuần đạt 6.648,193 tỷ đồng tăng 6,4% so với năm 2006. Lợi nhuận sau thuế đạt 963,448 tỷ đồng tăng 46% so với năm 2006. Với kết quả kinh doanh tốt năm 2007, Hội đồng quản trị đã đề nghị đại hội đồng cổ đông phê duyệt nội dung chia cổ tức cho cả năm 2007 là 2900 đồng/ một cổ phiếu cho mỗi cổ phiếu mệnh giá 10000 đồng (tương đương 29% trên mệnh giá cổ phiếu). Điều này đánh dấu sự tăng trưởng mức chi trả cổ tức năm thứ 4 liên tiếp cho cổ đông: năm 2004: 15%, năm 2005: 17%, năm 2006: 19%, năm 2007: 29% làm nêu bật sự tăng trưởng bền vững của công ty.

Năm 2008 là năm khủng hoảng nghiêm trọng của nền kinh tế cộng với việc ảnh hưởng nghiêm trọng từ sữa nhiễm melamine ở Trung Quốc đã tác động đến sức mua của người tiêu dùng. Tuy nhiên Vinamilk vẫn tiếp tục vươn cao và khẳng định


uy tín của mình với với tổng doanh thu tăng 25,5% so với năm 2007, đạt 102,2% so với kế hoạch, lợi nhuận trước thuế tăng 43,5% so với năm 2007 đạt 103,4% so với kế hoạch. Trong năm này hầu hết các công ty khác đều giảm doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế nhưng Vinamilk vẫn duy trì tốt tốc độ tăng trưởng của mình trong đó doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt 8.208,982 tỷ đồng và 1.248,698 tỷ đồng tăng 23,47% và 29,6% so với năm 2007. Điều này cho thấy kết quả hoạt động kinh doanh của công ty không chỉ tăng về lượng mà chất cũng rất tốt. Ngày 31/10/2008 Công ty đã nhận được quyết định chấp thuận của Sở Giao dịch Chứng khoán Singapore – lần đầu tiên cấp phép niêm yết cho một doanh nghiệp Việt Nam – được phát hành mới và niêm yết 5% vốn điều lệ của Vinamilk trên sàn giao dịch của thị trường chứng khoán Singapore

Bước sang năm 2009 nền kinh tế vẫn tiếp tục chịu sự ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng GDP cả năm đạt 5,32% thấp hơn tốc độ tăng 6.18% năm 2008 và 3 năm trước đó là trên 8%. Trong bối cảnh đầy khó khăn và thách thức đó Vinamilk vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng ấn tượng và vị trí dẫn đầu thị trường sữa của mình với doanh thu thuần đạt được là 10.613,77 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là 2.376,067 tỷ đồng tăng lần lượt 29,3% và 90,3% so với năm 2008. Điều này càng cho thấy hoạt động của VNM là rất hiệu quả, khả năng thu lợi là rất lớn.

Biểu đồ 2.8: Một số chỉ tiêu kinh doanh của VNM năm 2006 – 2009

Đơn vị: Tỷ đồng


12000


10000


8000


6000


4000

D oanh thu

L i nhun trước thuế L i nhun s au thuế

2000


0

2006

2007

2008

2009


Nguồn: Báo cáo tài chính VNM năm 2006 - 2009


Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty cũng liên tục tăng qua các năm với tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 35,9% cho thấy khả năng tự tài chợ bằng vốn chủ sở hữu của công ty là tốt, khả năng tự chủ về tài sản cao, công ty có nền tài sản được tài chợ một cách rất vững chắc, ít bị ảnh hưởng xấu từ biến động bên ngoài.

Cùng với đó giá vốn hàng bán của công ty cũng tăng cao một mặt do công ty nâng cao năng lực sản xuất nên nguồn nguyên vật liệu tăng lên, mặt khác do ảnh hưởng nền kinh tế khủng hoảng dẫn đên lạm phát tăng vọt, lãi vay ngân hàng tăng cao và tỷ giá biến động đã gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp. Đặc biệt chỉ số giá tiêu dùng tăng cao vào năm 2008. Chỉ số giá trong tháng 12/2008 tăng 19,89% so với tháng 12/2007. Trung bình năm tăng 22,97%. Giá vốn hàng bán tăng làm chi phí tăng gây ảnh hưởng tới lợi nhuận của công ty. Song tốc độ tăng trung bình của giá vốn hàng bán là 13,14% thấp hơn so với tốc độ tăng trung bình của doanh thu thuần là 19,72% nên cũng không làm giảm nhiều lợi nhuận của công ty. Cũng do công ty là một công ty đầu ngành chiếm hầu như toàn bộ thị trường các sản phẩm nên khi giá nguyên vật liệu đầu vào sản xuất tăng thì ngay lập tức công ty có thể tăng giá sản phẩm. không chỉ thế năm 2009 khi mà giá nguyên vật liệu sữa bột trên thị trường thế giới đã giảm (khoảng 13,8% - 43%) công ty vẫn giữ giá bán làm góp phần tăng tỷ suất lợi nhuận gộp nên lợi nhuận của công ty trong năm này tăng đột biến so với năm 2008.

3.3. Hoạt động đầu tư tài chính của VNM


Với tiềm năng sẵn có của mình đó là một trong năm công ty đứng đầu thị trường về vốn hóa, tỷ lệ vốn chủ sở hữu luôn đạt mức cao trong tổng nguồn vốn đạt trung bình 78,53% trong 4 năm qua nên lượng tiền nhà rỗi của Vinamilk là lớn. Để tận dụng hết lợi ích từ dòng tiền nhàn rỗi này nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho cổ đông VNM đã mở rộng đầu tư sang nhiều ngành nghề khác đặc biệt là đầu tư tài chính như bất động sản, đầu tư trái phiếu, đầu tư tiền gửi có kỳ hạn, tham gia vào các quỹ đầu tư chứng khoán, góp vốn liên doanh liên kết, đem lại cho công ty nhiều lợi nhuận trong những năm qua.


3.3.1. Khái quát chung

a) Quy mô đầu tư

Quy mô vốn đầu tư tài chính dù không có xu hướng tăng liên tục nhưng mức độ đầu tư là nhiều đối với một công ty trong ngành sản xuất. Năm 2006 mức đầu tư là 729,501 tỷ đồng thì đến năm 2007 đạt 1.153,244 tỷ đồng tăng 58,08% so với năm 2006. Sang năm 2008 nguồn đầu tư này giảm nhẹ 6.9% so với năm 2007. Nhưng tới năm 2009 lại tăng đột phá là 108,8% so với năm 2008. Chính vì vậy tốc độ tăng trung bình nguồn vốn đầu tư tài chính của công ty vẫn tăng cao là 77,32% trong giai đoạn nghiên cứu.

Bảng2.15: Nguồn vốn đầu tư cho hoạt động đầu tư của VNM trong giai đoạn 2006 - 2009


Năm

Chỉ tiêu

2006

2007

2008

2009

Nguồn vốn đầu tư hoạt động ĐTTC (Tỷ đồng)

729,501

1.153,244

1.073,05

3.013,137

Tốc độ tăng nguồn vốn


58,08%

-6,9%

180,8%

Tôc độ tăng trung bình

77.32%




Tổng nguồn vốn (Tỷ đồng)

3.600,533

5.425,117

5.966,959

8.482,036

Nguồn vốn ĐTTC/ Tổng nguồn vốn

20,26%

21,25%

17,98%

35,52%


Nguồn: Kết quả tính toán từ Thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất VNM năm

2006 – 2009

Hoạt động đầu tư tài chính luôn chiếm một vị trí quan trọng trong hoạt động của công ty. Với mức thấp nhất cũng chiếm tới 17,98% năm 2008 và đạt mức cao nhất vào năm 2009 chiếm 35,52%. Trong giai đoạn nghiên cứu nền kinh tế có nhiều biến động trái chiều rất lớn, có lúc nền kinh tế tăng trưởng mạnh như năm 2007 nhưng cũng có năm nền kinh tế suy thoái mạnh như năm 2008 và ảnh hưởng hậu khủng hoảng tới năm 2009. Tuy nhiên công ty vẫn tiếp tục thực hiện tốt những kế hoạch đề ra một cách linh hoạt và khéo léo đảm bảo duy trì lợi nhuận cho công ty.

Hoạt động đầu tư tài chính của công ty không tập trung hết vào đầu tư dài hạn mà chủ yếu theo biến động thị trường cùng với mong muốn thu nguồn lợi nhuận nhanh chóng cho cổ đông nên đầu tư ngắn hạn cũng có lúc được đẩy lên cao vì thế một số chỉ tiêu tài chính của công ty cũng được duy trì ở mức cao và tăng dần qua các năm.

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 04/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí