những diễn biến chính trị, quân sự tại Lybia một quốc gia lớn về xuất khẩu dầu mỏ. Tình trạng này được dự báo là sẽ còn tiếp diễn kéo dài trong thời gian tới, nó gây ra ảnh hưởng rất xấu đối với tình hình sản xuất của công ty. Chính vì vậy, Thái Dương cần hết sức chú ý đến việc làm sao để đảm bảo nguồn nguyên vật liệu, cung cấp đầy đủ, kịp thời cho sản xuất với chi phí hợp lý.
3. Phân tích các yếu tố chi phí kinh doanh.
3.1. Giá vốn hàng bán.
Bảng 11: Tỷ suất phí giá vốn hàng bán của Thái Dương và so sánh với HPB, STP, TTP.
2008 | 2009 | 2010 | HPB | STP | TTP | |
ST | ST | ST | (2010) | (2010) | (2010) | |
Giá vốn hàng bán | 109,838 | 135,045 | 138,392 | 168,894 | 168,250 | 1,203,024 |
Doanh thu thuần | 120,306 | 146,708 | 150,050 | 188,710 | 192,909 | 1,334,515 |
Tỷ suất phí giá vốn hàng bán (Lần) | 0.91 | 0.92 | 0.92 | 0.89 | 0.87 | 0.90 |
Có thể bạn quan tâm!
- Giới Thiệu Khái Quát Về Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Thái Dương.
- So Sánh Doanh Thu Thuần Của Thái Dương Với Các Công Ty Hpb, Stp, Ttp.
- Tình Hình Biến Động Về Số Lượng Lao Động Của Thái Dương Giai Đoạn 2008-2010.
- Tình Hình Luân Chuyển Khoản Phải Thu Của Thái Dương 2008-2010 Và So Sánh Với Hpb, Stp, Ttp Năm 2010.
- Khả Năng Sinh Lời Của Tổng Tài Sản, Vốn Chủ Sở Hữu Của Thái Dương 2008-2010 So Sánh Với Hpb, Stp, Ttp 2010.
- Phương Hướng Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Thái Dương Trong Thời Gian Tới.
Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.
Nguồn: Số liệu và xử lý số liệu từ báo cáo kết quả kinh doanh của Thái Dương 2008-2010 và của HPB, STP, TTP năm 2010
Dựa vào bảng số liệu trên, ta có thể thấy được tỷ suất phí giá vốn hàng bán của công ty Thái Dương tăng lên so với năm 2008. Trong năm 2009 tỷ trọng giá vốn hàng bán tăng từ 0.91 lên 0.92, nếu như năm 2008 công ty bỏ ra 0.91 đồng chi phí giá vốn hàng bán thì thu lại 1 đồng doanh thu thuần thì đến năm 2009 công ty phải bỏ ra 0.92 đồng. Nguyên nhân của tình hình này là do năm 2009 lương bình quân của lao động trực tiếp trong doanh nghiệp tăng từ 1.961 triệu đồng lên 2.347 triệu đồng làm chí phí tiền lương tăng lên 6.28%, cùng với việc tăng lên không nhỏ của giá điện sản xuất. Mặc dù trong năm 2009, giá nguyên vật liệu chính đã giảm mạnh so với năm 2008, điều này cho thấy việc quản lý chưa tốt chi phí giá vốn hàng bán của doanh nghiệp.
Đến năm 2010, tỷ suất phí giá vốn hàng bán của công ty gần như không thay đổi vẫn duy trì ở mức 0.92. Nguyên nhân của nó là do sự biến động của các khoản mục chi phí chi tiết của giá vốn hàng bán không biến động nhiều so với doanh thu thuần. Cùng với việc giá nguyên vật liệu ở thời điểm cuối năm 2010 tăng, chi phí
khấu hao tăng 800 triệu đồng, giá điện sản xuất trong nước cũng tăng lên đáng kể, chi phí tiền lương tăng nhẹ thì công ty Thái Dương thực hiện tăng giá bán sản phẩm và doanh thu thuần thu về tăng 3,342 triệu đồng tương đương 2.28% so với năm 2009. Qua đó, ta có thể thấy được những nỗ lực lực rất lớn của Thái Dương trong việc duy trì mức tỷ suất phí giá vốn hàng bán trong năm 2010.
So sánh với ba công ty cùng ngành là các công ty HPB, STP và TTP thì ta có thể thấy là tỷ suất phí giá vốn hàng bán của Thái Dương năm 2010 đều cao hơn so với các công ty này. Nguyên nhân ở đây có thể hiểu được là do khi nguyên vật liệu đột ngột tăng giá mà Thái Dương lại chưa có sự chuẩn bị trước, không có các biện pháp ứng phó kịp thời, cộng với việc công ty chấp nhận trả lương cao hơn để thu hút lao động. Ngoài ra một nguyên nhân khác nữa đó là do Thái Dương chưa thực sự quan tâm đến việc xúc tiến thương mại, tìm kiếm những hợp động với giá cạnh tranh, do đó đôi khi vẫn phải chấp nhận bán hàng với giá thấp hơn các công ty khác trong ngành.
3.2. Chi phí bán hàng.
Chi phí bán hàng là khoản chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ bao gồm các chi phí cho nhân viên, chi phí đóng gói, vận chuyển, giới thiệu, bảo hành, và các chi phí khác.
Bảng 12: Tỷ suất phí chi phí bán hàng của Thái Dương và so sánh với HPB, STP, TTP.
ĐVT: Triệu đồng
2008 | 2009 | 2010 | HPB | STP | TTP | |
ST | ST | ST | (2010) | (2010) | (2010) | |
Chi phí bán hàng | 723 | 783 | 1,206 | 3,454 | 2,150 | 17,444 |
Doanh thu thuần | 120,306 | 146,708 | 150,050 | 188,710 | 192,909 | 1,334,515 |
Tỷ suất phí giá vốn hàng bán | 0.006 | 0.005 | 0.008 | 0.018 | 0.011 | 0.013 |
Nguồn: Số liệu và xử lý số liệu từ báo cáo kết quả kinh doanh của Thái Dương 2008-2010 và của HPB, STP, TTP năm 2010
So với năm 2008, chi phí bán hàng năm 2009 tăng nhẹ từ 723 triệu đồng lên 783 triệu đồng. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do trong năm công ty tăng số nhân viên bán hàng, mở rộng mạng lưới khách hàng, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh. Mặc dù giá trị tuyệt đối của chi phí bán hàng tăng nhưng tỷ suất phí chi phí
bán hàng năm 2009 lại giảm do tốc độ tăng doanh thu thuần nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí bán hàng. Đây là một dấu hiệu tích cực cho thấy công ty đã quản lý chi phí bán hàng rất tốt trong năm 2009.
Sang đến năm 2010, chi phí bán hàng của công ty Thái Dương đột ngột tăng mạnh từ 783 triệu đồng lên tới 1,206 triệu đồng. Nguyên nhân của sự đột biến này là do năm 2010 công ty tiếp tục chú trọng đầu tư nhiều hơn nữa cho việc tiếp thị, bán sản phẩm hàng hóa, mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh, đặc biệt là tiếp thị, quảng cáo cho loại bao bì mới vải không dệt mà công ty mới đưa vào sản xuất. Cụ thể là trong thời gian này công ty đã tiến hành thuê, đặt các biển quảng cáo ở nhiều khu vực trung tâm, nghiên cứu và thực hiện việc phát triển website của công ty. Thêm vào đó, việc giá xăng dầu tăng nhiều trong năm cũng ảnh hưởng làm cho chi phí vận chuyển của công ty tăng mạnh. Mặc dù công ty không thể duy trì tốc độ tăng doanh thu thuần cao như trước nhưng ta cũng chưa thể khẳng định rằng đây hoàn toàn là một khoản chi phí xấu, việc tăng khoản chi phí này có thể được xem là bước đệm để nâng cao hơn nữa doanh thu trong tương lai.
So sánh với cả ba công ty trong ngành là HPB, STP, TTP thì tỷ suất chi phí bán hàng của Thái Dương thấp hơn hẳn. Điều này cho thấy nhìn chung việc quản lý chi phí bán hàng của Thái Dương tương đối là hiệu quả.
3.3. Chi phí quản lý.
Chi phí quản lý phản ánh các khoản chi phí phục vụ cho việc quản lý nói chung của doanh nghiệp bao gồm các chi phí như chi phí quản lý kinh doanh, chi phí quản lý hành chính, chi phí hội nghị, tiếp khách, công tác, và các chi phí khác.
Bảng 13: Tỷ suất phí chi phí quản lý của Thái Dương và so sánh với HPB, STP, TTP.
ĐVT: Triệu đồng
2008 | 2009 | 2010 | HPB | STP | TTP | |
ST | ST | ST | (2010) | (2010) | (2010) | |
Chi phí quản lý | 3,734 | 4,390 | 3,591 | 4,677 | 6,033 | 22,715 |
Doanh thu thuần | 120,306 | 146,708 | 150,050 | 188,710 | 192,909 | 1,334,515 |
Tỷ suất phí chi phí quản lý | 0.031 | 0.030 | 0.024 | 0.025 | 0.031 | 0.017 |
Nguồn: Số liệu và xử lý số liệu từ báo cáo kết quả kinh doanh của Thái Dương 2008-2010 và của HPB, STP, TTP năm 2010
Nhìn chung qua ba năm 2008, 2009, và 2010 tỷ suất phí chi phí quản lý của công ty Thái Dương ngày một giảm dần. Năm 2009 tốc dộ tăng chi phí quản lý của công ty gần bằng với tốc độ tăng doanh thu thuần do đó tỷ suất phí giảm không nhiều từ 0.31 xuống còn 0.3. Điều này thể hiển rằng qua năm 2008 và 2009, tình hình quản lý của công ty không có sự thay đổi là mấy, công ty gần như vẫn duy trì cơ cấu quản lý như cũ, sự tăng lên của chi phí quản lý có chăng chỉ là do sự tăng lên của lương nhân viên quản lý, của các chi phí ngoài khác.
Tuy nhiên, sang đến năm 2010 tình hình chi phí quản lý của công ty có sự thay đổi rất lớn. Trong khi doanh thu thuần tăng từ 146,708 triệu đồng lên 150,050 triệu đồng thì chi phí quản lý của công ty lại giảm từ 4,390 triệu đồng xuống còn 3,591 triệu đồng. Nguyên do có sự thay đổi này xuất phát từ việc nhận thấy cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của mình còn nhiều bất cập nên Thái Dương đã chủ động có những thay đổi từ bên trong qua việc tinh giảm bộ máy cồng kềnh trước kia thay băng một cơ cấu gọn nhẹ, khoa học, hiệu quả hơn, cùng với đó là việc nỗ lực thực hiện tốt các biện pháp tiết kiệm, cắt giảm chi phí hợp lý. Chính những điều đó đã góp phần làm giảm tỷ suất phí chi phí quản lý của Thái Dương xuống còn 0.24.
Khi so sánh tỷ suất phí này năm 2010 của Thái Dương với các công ty khác trong ngành ta có thể thấy con số 0.24 nếu so với công ty TTP thì vẫn còn khá cao, còn so với hai công ty còn lại thì có thể thấy được công ty Thái Dương đã đạt được hiệu quả quản lý khoản mục chi phí này tốt hơn. Và một điều không thể phủ nhận rằng, khả năng quản lý chi phí quản lý doanh nghiệp của Thái Dương đang ngày một tốt lên.
4. Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần đầu tư và phát triển Thái Dương.
4.1. Phân tích các chỉ tiêu tài chính thể hiện khả năng thanh toán.
Bảng 14: Hệ số thanh toán trong ngắn hạn của Thái Dương giai đoạn 2008- 2010.
ĐVT: Triệu đồng
Thái Dương | 2009/2008 | 2010/2009 | |||||
2008 | 2009 | 2010 | ST | % | ST | % | |
Tiền | 2,458 | 1,458 | 2,845 | (1,000) | (40.7) | 1,387 | 95.1 |
Khoản phải thu | 13,094 | 16,391 | 28,339 | 3,297 | 25.2 | 11,948 | 72.9 |
Hàng tồn kho | 12,579 | 15,000 | 12,851 | 2,421 | 19.2 | (2,149) | (14.3) |
Tài sản ngắn hạn khác | 1,012 | 1,565 | 1,741 | 553 | 54.6 | 176 | 11.2 |
Tổng tài sản ngắn hạn | 29,143 | 34,414 | 45,776 | 5,271 | 18.1 | 11,362 | 33.0 |
Nợ ngắn hạn | 25,198 | 25,123 | 38,326 | (75) | (0.3) | 13,203 | 52.6 |
Vốn lưu động ròng | 3,945 | 9,291 | 7,450 | 5,346 | 135.5 | (1,841) | (19.8) |
Hệ số thanh toán hiện hành (Rc) | 1.16 | 1.37 | 1.19 | 0.21 | 18.4 | (0.18) | (12.8) |
Hệ số thanh toán nhanh (Rq) | 0.66 | 0.77 | 0.86 | 0.12 | 17.6 | 0.09 | 11.2 |
Hệ số thanh toán tức thời | 0.10 | 0.06 | 0.07 | (0.04) | (40.5) | 0.02 | 27.9 |
Nguồn: Số liệu và xử lý số liệu từ bảng cân đối kế toán của Thái Dương 2008-2010
Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy được một bức tranh tổng thể về khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty Thái Dương trong ba năm qua. Nhìn chung qua ba năm thì các hệ số thanh toán của công ty Thái Dương không có những đột biến.
Trước tiên là hệ số thanh toán hiện hành là công cụ đo lường khả năng dùng toàn bộ tài sản ngắn hạn để thanh toán nợ ngắn hạn của một công ty, nó là mối quan hệ so sánh giữa tài sản ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn. Cùng với nó là vốn lưu động ròng thể hiện số chênh lệch tuyệt đối giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn. Năm 2009, vốn lưu động ròng của Thái Dương tăng 5,364 triệu đồng, hệ số thanh toán hiện hành tăng 0.21, cho thấy khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty đã cải thiện phần nào so với năm 2008 . Nguyên nhân cụ thể là bởi trong năm này tài sản ngắn hạn của công ty tăng lên trong khi đó nợ ngắn hạn lại giảm nhẹ. Đến năm 2010 vốn lưu động ròng của công ty giảm nhẹ khoảng 1,841 triệu đồng cùng với đó là sự suy giảm của hệ số thanh toán hiện hành từ 1.37 xuống còn 1.19. Nguyên nhân
của tình trạng trên là bởi năm 2010 trong khi tài sản ngắn hạn tăng 11,362 triệu đồng tương đương 33% thì nợ ngắn hạn tăng 13,203 triệu đồng tương đương 52.6%.
Tuy nhiên chúng ta không hoàn toàn có thể đánh giá tình hình thanh toán của công ty là tốt hay xấu vì tài sản ngắn hạn của công ty bao gồm rất nhiều khoản mục như tiền mặt, phải thu, hàng tồn kho hay các tài sản ngắn hạn khác. Trong đó, hai khoản mục chính ảnh hưởng lớn là khoản phải thu và hàng tồn kho. Một hệ số nữa có thể đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp đó là hệ số thanh toán nhanh. Nó dùng để xem xét một công ty có khả năng thanh toán như thế nào khi mà không cần bán hết hàng hóa trong kho. Vì hàng tồn kho là loại tài sản có tính thanh khoản kém, không thể chuyển đổi thành tiền trong thời ngắn, do đó khi không tính đến hàng tồn kho ta có thể thấy được chính xác hơn về khả năng thanh toán của công ty.
Cũng dựa vào bảng trên ta có thể thấy được, mặc dù hệ số thanh toán hiện hành của công ty Thái Dương trong năm 2009 tăng, năm 2010 giảm nhưng hệ số thanh toán nhanh của công ty qua ba năm đều tăng. Cụ thể, năm 2009 hệ số thanh toán nhanh tăng 0.12 tương đương khoảng 17.6%, năm 2010 tăng 0.09 tương đương 11.2% cho thấy một đồng nợ ngắn hạn ngày càng được đảm bảo bởi nhiều đồng tài sản có khả năng thanh toán nhanh hơn. Nguyên nhân của việc trên là bởi trong cả hai năm 2009, 2010 thì các tài sản ngắn hạn có khả năng thanh toán nhanh của Thái Dương đều tăng nhanh hơn các khoản nợ ngắn hạn.
Hệ số thanh toán tức thời được biết đến như là hệ số khắt khe nhất trong việc đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp, nó dựa trên việc đánh giá khả năng dùng tiền để trả các khoản nợ ngắn hạn và đến hạn là cao hay thấp. Đối với công ty Thái Dương ta có thể thấy được khoản mục tiền của công ty qua các năm không có nhiều đột biến, do vậy khả năng thanh toán của công ty qua ba năm cũng không có sự thay đổi lớn.
Bảng 15: Hệ số thanh toán của Thái Dương và so sánh với các công ty HPB, STP, TTP.
Thái Dương | HPB | STP | TTP | |||
2008 | 2009 | 2010 | (2010) | (2010) | (2010) | |
Vốn lưu động ròng | 3,945 | 9,291 | 7,450 | 29,469 | 100,511 | 366,886 |
Hệ số thanh toán hiện hành | 1.16 | 1.37 | 1.19 | 1.85 | 5.93 | 3.36 |
Hệ số thanh toán nhanh | 0.66 | 0.77 | 0.86 | 1.25 | 4.44 | 2.03 |
Hệ số thanh toán tức thời | 0.10 | 0.06 | 0.07 | 0.05 | 1.73 | 0.30 |
Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Thái Dương 2008-2010 và của HPB, STP, TTP năm 2010
Tiếp tục xem xét khả năng thanh toán của Thái Dương trong sự so sánh với ba công ty khác trong ngành là HPB, STP và TTP ta có thể thấy được rằng các chỉ số của các công ty có sự khác biệt rất lớn. Vốn lưu động ròng của cả bốn công ty đều dương cho thấy các công ty đều có khả năng dùng tài sản ngắn hạn của mình để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, công ty càng lớn thì vốn lưu động ròng càng lớn. Ở đây, vốn lưu động ròng của Thái Dương là thấp nhất mà lại thấp hơn rất nhiều nếu so với quy mô tương ứng. Thêm vào đó, các hệ số thanh toán như Rc, Rq, hay hệ số thanh toán tức thời của Thái Dương đều thấp so với ba công ty còn lại. Như vậy, rủi ro về tín dụng trong ngắn hạn của Thái Dương là khá cao so với các công ty cùng ngành. Mặc dù vậy ta cũng chưa thể khẳng định rằng khả năng thanh toán ngắn hạn của Thái Dương là hoàn toàn không tốt bởi vì trên thực tế nếu duy trì các hệ số này quá cao thì cũng phản ánh việc sử dụng tiền và các tài sản ngắn hạn khác chưa hiệu quả. Điển hình ở đây là STP với các hệ số thanh toán quá cao, gấp nhiều lần so với các công ty khác cho thấy công ty này đang để tồn đọng quá nhiều vốn, lãng phí nguồn vốn của mình.
4.2. Phân tích các chỉ số tài chính đánh giá hiệu quả hoạt động.
Số vòng quay tổng tài sản.
Bảng 16: Tình hình luân chuyển tổng tài sản của Thái Dương 2008-2010 và so sánh với HPB, STP, TTP năm 2010.
ĐVT: Triệu đồng
Thái Dương | HPB | STP | TTP | |||
2008 | 2009 | 2010 | (2010) | (2010) | (2010) | |
Tổng tài sản đầu kỳ | 67,086 | 69,871 | 71,015 | 126,634 | 87,573 | 537,337 |
Tổng tài sản cuối kỳ | 69,871 | 71,015 | 83,280 | 110,511 | 177,202 | 655,404 |
Bình quân tổng tài sản | 68,479 | 70,443 | 77,148 | 118,573 | 132,388 | 596,371 |
Doanh thu thuần | 120,306 | 146,708 | 150,050 | 188,710 | 192,909 | 1,334,515 |
Số vòng quay tổng tài sản | 1.76 | 2.08 | 1.94 | 1.59 | 1.46 | 2.24 |
Nguồn: Số liệu và xử lý số liệu từ các báo cáo tài chính của Thái Dương 2008-2010 và HPB, STP, TTP năm 2010
Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể thấy được số vòng quay tổng tài sản của Thái Dương có sự tăng giảm qua ba năm. Năm 2008 số vòng quay tổng tài sản là
1.76 có nghĩa là trong một năm 1 đồng tài sản tạo ra 1.76 đồng doanh thu thuần, con số này năm 2009 tăng lên đến 2.08 và đến năm 2010 giảm xuống còn 1.94. Tuy rằng bình quân tổng tài sản cũng như doanh thu thuần đều tăng qua các năm nhưng năm 2009 trong khi tài sản bình quân tăng ít mà doanh thu thuần của doanh nghiệp lại tăng rất nhiều đưa hiệu suất sử dụng tổng tài sản tăng lên, điều này cho thấy năng lực quản lý của Thái Dương đã tốt lên. Đến năm 2010 trong khi công ty Thái Dương chủ động đầu tư thêm vào tài sản đặc biệt là 5,600 triệu đồng vào tài sản cố định đưa bình quân tổng tài sản từ 70,443 triệu đồng lên 77,148 triệu đồng trong khi đó doanh thu thuần lại chỉ tăng nhẹ có 3,324 triệu đồng. Qua đó cho thấy tình hình quản lý tổng tài sản của công ty năm 2010 chưa đạt kết quả cao như mong đợi.
Tiếp tục so sánh với ba công ty còn lại, ta có thể thấy được rằng TTP là công ty có bình quân tổng tài sản lớn hơn rất nhiều so với công ty Thái Dương và nhờ vậy mà chỉ tiêu số vòng quay tổng tài sản lớn hơn. Hai công ty còn lại là HPB và STP thì có số vòng quay tổng tài sản đều nhỏ hơn của Thái Dương mặc dù bình quân tổng tài sản trong năm đều lớn hơn so với của Thái Dương. Như vậy, nhìn