Đặc Trưng Của Quá Trình Đào Tạo Nhân Lực Khối Ngành Kinh Tế

khi khởi đầu đến khi hết sức lực của một ngày làm việc. Việc lập kế hoạch và các ý tưởng phải được tập trung cao độ nhằm đạt kết quả. Sự chăm chỉ khiến người ta đạt được điều này.

- Lòng quyết tâm: là mong muốn khát khao mạnh mẽ để đạt được thành công. Nó bao gồm sự kiên trì và khả năng đứng vững và vượt qua những lúc sóng gió. Nó khiến các doanh nhân có thể gọi cuộc điện thoại thứ mười sau khi đã gọi chín cuộc điện thoại trước đó mà không có kết quả gì. Đối với một doanh nhân đích thực, tiền không phải là động lực. Sự thành công là động lực, tiền là phần thưởng mà thôi.

- Tính linh hoạt: là khả năng chuyển biến nhanh thích ứng với sự thay đổi nhu cầu của thị trường. Nó là khả năng giữ cho những mơ ước không bị trở nên viển vông trong khi luôn ghi nhớ những thực tiễn trên thị trường. Có một câu chuyện về một doanh nhân khởi nghiệp bằng một cửa hiệu rất sang trọng chỉ để bán bánh ngọt Pháp. Nhưng khách hàng cũng muốn mua cả bánh xốp nữa. Để tránh việc số khách hàng này rời bỏ cửa hàng mình, doanh nhân này đã thay đổi cách nhìn của mình bằng cách đáp ứng luôn cả nhu cầu về bánh xốp của khách hàng, níu kéo lượng khách hàng này.

- Khả năng lãnh đạo: là khả năng tạo ra những quy tắc và thiết lập những mục tiêu. Nó cũng chính là khả năng đảm bảo rằng những quy tắc được tuân thủ và các mục tiêu sẽ đạt được.

- Lòng say mê: là điều khiến cho doanh nhân khởi đầu và giữ họ ở đó. Lòng say mê tạo cho các doanh nhân khả năng thuyết phục người khác tin vào

những gì họ diễn đạt. Không thể thay thế cho việc lập kế hoạch, nhưng nó giúp tập trung và khiến người khác chú ý đến kế hoạch mà doanh nhân đó đề ra.

- Tính tự tin: có được từ kế hoạch chu đáo, điều đó giúp loại trừ được những rủi ro không lường trước được. Tính tự tin có được từ sự tinh thông chuyên môn. Tự tin giúp nhà doanh nghiệp có được khả năng lắng nghe mà không bị dao động một cách dễ dàng hoặc cảm thấy sợ hãi.

- “Thông minh”: thường được hiểu gồm cả tư duy logíc kết hợp với hiểu biết hoặc kinh nghiệm trong một lĩnh vực hoặc nỗ lực kinh doanh có liên quan. Tư duy lôgíc đem lại cho người ta một bản năng tốt, còn hiểu biết và kinh nghiệm đem lại sự tinh thông nghề nghiệp. Nhiều người có trí thông minh nhưng chính họ cũng không nhận ra. Một người thành công trong quản lý ngân sách gia đình thường có kỹ năng tài chính và kỹ năng tổ chức. Kinh nghiệm trong cuộc sống, trong lao động và trong giáo dục là các yếu tố cấu thành nên “sự thông minh”.

Phẩm chất và năng lực không thể tách rời trong một chủ thể doanh nhân. Phẩm chất làm nền tảng cho năng lực phát triển; năng lực lại thể hiện phẩm chất khi nó căn cứ trên các phẩm chất và năng lực, đặc biệt là những phẩm chất và năng lực biểu hiện thành những kết quả có giá trị và cống hiến lớn của người doanh nhân cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa, đẩy nhanh quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta.

1.4.3. Đặc trưng của quá trình đào tạo nhân lực khối ngành Kinh tế

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực là một trong những biện pháp tích cực tăng khả năng thích ứng của doanh nghiệp trước sự thay đổi của môi trường.

Đào tạo và cung cấp cho doanh nghiệp nguồn vốn nhân sự chất lượng cao góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh. Đào tạo được coi là một vũ khí chiến lược của tổ chức nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trước các đối thủ.

Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên khối ngành kinh tế - Trường đại học Hải Dương - 5

Góp phần thực hiện tốt chiến lược chung về nhân sự của một doanh nghiệp và cao hơn là chiến lược chung về nhân sự của quốc gia.

Ngày nay đào tạo được coi như một khoản đầu tư vào nguồn vốn nhân lực của tổ chức. Các nghiên cứu cho thấy hiệu quả của những nhân viên mới được đào tạo ngang bằng với những nhân viên có kinh nghiệm. Đồng thời đào tạo tạo ra một nguồn năng lực hiện tại và tương lai cho tổ chức. Ngày càng có nhiều bằng chứng kinh tế chứng tỏ rằng việc đầu tư cho đào tạo gắn liền với khả năng sinh lợi lâu dài và bền vững cho tổ chức.

Quá trình đào tạo được thực hiện qua 4 bước [30]:

Bước 1: Xác định nhu cầu đào tạo. Bao gồm:

- Đánh giá nhu cầu đào tạo

- Xác định nhu cầu cụ thể cho đào tạo.

“Đánh giá nhu cầu đào tạo là quá trình thu thập và phát triển thông tin để làm rõ nhu cầu cải thiện khả năng thực hiện công việc và xác định liệu đào tạo có thực sự là giải pháp thiết thực?”.

Đánh giá nhu cầu đào tạo để loại trừ những chương trình đào tạo không thích hợp, để nhận biết những nhu cầu đào tạo thích hợp còn chưa được đáp ứng và để xác định mục tiêu đào tạo cho các chương trình được vạch ra.

Bước 2: Lập kế hoạch đào tạo

Thực chất của giai đoạn này là lên kế hoạch và phát triển chương trình đào tạo. Để thành công cần phải:

- Xác định các mục tiêu và các điều kiện ràng buộc;

- Kết hợp 3 yếu tố của sự thành công: thiết kế, phổ biến và hậu cần;

- Xác định chiến lược tối ưu;

- Lập kế hoạch tổng quát.

Bước 3: Thực hiện đào tạo

Mục tiêu của học tập và đào tạo là nhằm thay đổi Kiến thức, Hành vi và Thái độ của người học.

Thực hiện quá trình đào tạo cần phải tìm ra các hình thức và các phương pháp thích hợp nhằm tối ưu hóa quá trình đào tạo

Bước 4: Đánh giá đào tạo


Tiêu thức quan trọng nhất trong việc đánh giá chương trình đào tạo vẫn là hiệu quả làm việc của nhân viên có thay đổi theo hướng mong muốn hay không?

Do đó cần so sánh hiệu quả làm việc của nhân viên trước và sau khi được đào tạo để xác định liệu chương trình đào tạo có đáp ứng được các mục tiêu đào tạo hay không.

1.5. Các kỹ năng mềm đối với sinh viên khối ngành Kinh tế


1.5.1. Xác định hệ thống kỹ năng mềm thiết yếu của sinh viên khối ngành kinh tế

Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động quản lý GDKNM cho SV khối ngành kinh tế gồm các KNM như sau:

- Kỹ năng giao tiếp (Interpersonal skills);


- Kỹ năng làm việc đồng đội (Teamwork);


- Kỹ năng trả lời phỏng vấn;


- Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc (Planning and organising skills);


- Kỹ năng tư duy sáng tạo và mạo hiểm (Initiative and enterprise skills);


- Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving skills);


- Kỹ năng thuyết trình (Presentation skills);


- Kỹ năng đàm phán (Negotiation skills).


- Kỹ năng lãnh đạo bản thân và hình ảnh cá nhân (Self leadership & Personal branding);

1.5.2. Mô tả nội dung các kỹ năng mềm thiết yếu của sinh viên khối ngành Kinh tế

- KN giao tiếp: khả năng tạo dựng các mối quan hệ, ứng xử của SV trong mối quan hệ với người khác qua đó trao đổi với nhau về thông tin, cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn nhau và đạt được kết quả cao theo mục tiêu đã đề ra. Nội dung chủ yếu là: hiểu biết về mục đích giao tiếp, biết tôn trọng, tin tưởng, gây thiện cảm với đối tượng giao tiếp; tìm hiểu đối tác giao tiếp; phối hợp phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ; kiềm chế cảm xúc khi nhận xét ý kiến và tranh luận.

- KN làm việc đồng đội: khả năng làm việc, hợp tác, tương tác giữa cá nhân với các thành viên khác trong một nhóm nhằm thúc đẩy công việc,

đạt mục tiêu của nhóm đề ra. Nội dung chủ yếu là: hiểu biết về cách thức tổ chức hoạt động và sự đồng thuận của nhóm; biết phát huy tiềm năng óc sáng tạo của mỗi thành viên trong nhóm; phối hợp hành động vì mục tiêu chung của nhóm; chia sẻ kinh nghiệm với các thành viên trong nhóm, hỗ trợ các thành viên khác; đánh giá kết quả, tổng kết bài học kinh nghiệm trong hoạt động nhóm.

- KN lập kế hoạch và tổ chức công việc: khả năng tập hợp những hoạt động được sắp xếp theo lịch trình, xác định thời hạn và nguồn lực đảm bảo để đạt được mục tiêu cụ thể của công việc; đề ra các biện pháp thực hiện, kiểm tra đánh giá, hiệu chỉnh kế hoạch. Nội dung chủ yếu: biết xác định mục tiêu của công việc cần thực hiện; biết lập quy trình, kế hoạch công việc theo mục tiêu đặt ra; xác định thời gian, chuẩn bị các điều kiện (nhân lực, vật lực) khi thực hiện kế hoạch; tổ chức thực hiện kế hoạch một cách khoa học; có điều chỉnh, bổ sung kịp thời khi có thay đổi; đánh giá hiệu quả của việc thực hiện kế hoạch, sẵn sàng ứng phó với những thay đổi của môi trường bên ngoài.

- KN tư duy sáng tạo: Khả năng tích lũy kinh nghiệm, liên kết giữa các câu hỏi, vấn đề hay ý tưởng. Nội dung chủ yếu là: tự tin về khả năng bản thân; tích lũy kinh nghiệm, say mê tìm tòi ý tưởng mới; tự đổi mới bản thân, đổi mới tư duy phù hợp với điều kiện hoàn cảnh, dám chấp nhận rủi ro.

- KN giải quyết vấn đề: khả năng nhận diện đúng các vấn đề cần giải quyết, xác định đúng nguyên nhân, đề ra giải pháp phù hợp, khả thi để giải quyết vấn đề đặt ra. Thực hiện giải pháp đến khi thu được kết quả. Nội dung

chủ yếu: hiểu biết bản chất vấn đề, nhận diện đúng vấn đề cần giải quyết; xác định đối tượng, nguyên nhân của vấn để; chọn giải pháp phù hợp để giải quyết vấn đề; tự đánh giá kết quả của quá trình giải quyết vấn đề.

- KN thuyết phục: khả năng gây ảnh hưởng tích cực đến người khác, thu hút, kêu gọi sự hợp tác của họ để thực hiện mục tiêu của mình đề ra. Nội dung chủ yếu là: khả năng chủ động tiếp cận đối tượng; khả năng sử dụng ngôn ngữ, phi ngôn ngữ trong giao tiếp với đối tượng; khả năng xử lý tình huống khi thuyết phục đối tượng; khả năng cảm hóa, tạo động lực cho đối tượng; khả năng chia sẻ, hợp tác.

- KN đàm phán, kí kết hợp đồng: khả năng xác định mục tiêu, lợi nhuận về kinh tế của cá nhân hay tổ chức trong kinh doanh với đối tác. Từ đó có phương pháp thuyết phục thông qua giao tiếp, trao đổi thông tin bằng văn bản nhằm đạt được cam kết cam kết dưới hình thức hợp đồng kinh tế. Nội dung chủ yếu là: biết thiết lập các mục tiêu, lựa chọn phương án, tổ chức đàm phán, biết xác định các tiêu chuẩn, các vấn đề cốt lõi trong đàm phán; lắng nghe đối tác trình bày qua đó phân biệt được tâm trạng, thái độ của đối tác; trình bày và sử dụng từ ngữ một cách khôn khéo, linh hoạt, hiểu biết các quy phạm pháp luật về hợp đồng kinh tế; trình bày quan điểm một cách lưa loát, đưa ra yêu cầu đối với đối tác một cách chủ động thuyết phục; soạn thảo hợp đồng kinh tế và tổ chức thực hiện ký kết các hợp đồng kinh tế.

- KN lãnh đạo bản thân và hình ảnh cá nhân: khả năng xây dựng thương hiệu của bản thân mình; tự rèn luyện ý chí và quan niệm sống đúng đắn, tự lãnh đạo và chiến thắng chính bản thân mình để thực hiện mục tiêu đã đặt ra. Nội

dung chủ yếu là: biết xác định giá trị cốt lõi của cuộc sống, kiên định hành động theo giá trị đó, biết xác định mục tiêu của bản thân và lập kế hoạch hành động của bản thân; xác định trách nhiệm đối với bản thân, tích cực, lạc quan; kỹ năng làm việc chuyên nghiệp; chủ động khám phá và tạo năng lực, tính cách, giá trị đặc thù của bản thân; làm người khác đánh giá đúng giá trị của mình và được họ tôn trọng.

KN giao tiếp là KN quan trọng, cốt lõi nhất trong cuộc đời mỗi người SV, người đi làm, chủ doanh nghiệp... cần có KN giao tiếp khéo, ứng xử hiệu quả trong các tình huống của cuộc sống và xã hội. Trong giao tiếp hàng ngày cần ăn nói khéo léo và thuyết phục, khi giao tiếp xây dựng mối quan hệ với bạn bè, đồng nghiệp cần sự trung thực, thẳng thắn. Đây chính là chìa khóa của thành công và hạnh phúc. KN giao tiếp đã được nâng lên thành nghệ thuật giao tiếp bởi KN này có rất nhiều KN nhỏ khác như: KN lắng nghe, KN thấu hiểu, KN sử dụng ngôn ngữ cơ thể, KN sử dụng ngôn từ, âm điệu... Để có được KN giao tiếp tốt đòi hỏi SV phải thường xuyên thực hành, áp dụng mọi hoàn cảnh mới có thể cải thiện tốt KN giao tiếp của mình.

1.5.3. Các hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên khối ngành Kinh tế

KNM thuộc phạm trù con người, không mang tính chuyên môn, không phải là thiên bẩm mà do đào tạo nên. KNM nên được học và thực hành thông qua nhập vai, thảo luận nhóm và bài tập tình huống trong môi trường đại học. Đây chính là bước chuyển tiếp quan trọng trong cuộc đời mỗi người, từ một đứa trẻ thành một người trưởng thành biết chủ độn g nuôi sống bản thân.

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 22/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí