Sự Ổn Định Tài Chính Hay Khả Năng Sinh Lời Bị Ảnh Hưởng Bởi Tình Hình Kinh Tế, Ngành Nghề Kinh Doanh Hay Điều Kiện Hoạt Động Của Đơn Vị

khác nhau về ý thức nên gian lận được che giấu rất tinh vi và khó phát hiện, còn sai sót dễ phát hiện hơn.

Một sự khác nhau nữa của gian lận và sai sót là mức độ trong yếu. Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam 320 (BTC, 2012, mục I: Quy định chung), thông tin được coi là trọng yếu nghĩa là nếu thiếu thông tin đó hoặc thiếu tính chính xác của thông tin đó sẽ ảnh hưởng đến các quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính. Nếu hành vi gian lận thì luôn được xem là nghiêm trọng, còn hành vi sai sót mức độ trọng yếu được xem xét trên qui mô và tính chất của sai phạm.

Các sai sót trong báo cáo tài chính có thể phát sinh từ gian lận hoặc nhầm lẫn. Để phân biệt giữa gian lận và nhầm lẫn, cần phải xem xét xem hành vi dẫn đến sai sót trong báo cáo tài chính là cố ý hay không cố ý. Luận văn chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu các sai sót cố ý trong báo cáo tài chính hay nói cách khác là nghiên cứu các gian lận trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

2.1.2. Động cơ gây gian lận trên BCTC

2.1.2.1. Sự ổn định tài chính hay khả năng sinh lời bị ảnh hưởng bởi tình hình kinh tế, ngành nghề kinh doanh hay điều kiện hoạt động của đơn vị

Tình hình tài chính hay mức sinh lời không ổn định của doanh nghiệp vẫn luôn là nguyên nhân phổ biến nhất khiến doanh nghiệp phải thực hiện các thao túng trên báo cáo tài chính.

Hoạt động tài chính là một trong những nội dung rất cơ bản của hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm giải quyết các mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ. Hay nói cách khác, tài chính của doanh nghiệp là những quan hệ tiền tệ gắn liền với việc tổ chức, huy động, phân phối, quản lý và sử dụng vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Tình hình tài chính của doanh nghiệp thể hiện sự tồn tại cũng như nổ lực của doanh nghiệp trên mọi mặt hoạt động, là kết quả tất yếu của mọi mặt mà doanh nghiệp hoạt động. Dựa vào đó, người sử dụng BCTC sẽ biết được tình trạng hay trạng thái cụ thể cũng như xu thế phát triển của doanh nghiệp về an ninh tài chính, mức độ độc lập tài chính, về chính sách huy động sử dụng vốn, về tình hình và khả năng thanh toán. Đồng thời cũng qua xem xét tình hình tài chính ở thời điểm hiện tại, nhà đầu tư có thể dự báo được những chỉ tiêu tài chính trong tương lai, dự báo được những thuận lợi và khó khăn mà doanh nghiệp sắp đương đầu nhằm giảm thiểu tối đa tỷ xuất rủi ro trong đầu tư cho bản thân mình.

Đối với doanh nghiệp mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Lợi nhuận là một chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ảnh hiệu quả của toàn bộ quá trình đầu tư, sản xuất, tiêu thụ và những giải pháp kỹ thuật, quản lý kinh tế tại doanh nghiệp. Để nhận

thức đúng đắn về lợi nhuận thì không phải chỉ quan tâm đến tổng mức lợi nhuận mà cần phải đặt lợi nhuận trong mối quan hệ với vốn, tài sản, nguồn lực kinh tế tài chính mà doanh nghiệp đã sử dụng để tạo ra lợi nhuận trong từng phạm vi, trách nhiệm cụ thể (mức sinh lời).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 78 trang tài liệu này.

Chính vì những lý do trên, sự ổn định về tình hình tài chính hay khả năng sinh lời của doanh nghiệp ảnh hưởng rất nhiều đến quyết định của nhà đầu tư. Những nhà đầu tư sẽ xem xét các số liệu mà doanh nghiệp công bố trên BCTC và áp dụng các công thức tính toán để quyết định có nên đầu tư vào doanh nghiệp hay không. Đồng thời, vì một số lý do chủ quan hoặc khách quan mà sự ổn định về tính hình tài chính hay khả năng sinh lời của doanh nghiệp bị ảnh hưởng không tốt bởi tình hình kinh tế, ngành nghề kinh doanh hay điều kiện hoạt động của đơn vị,… dẫn đến doanh nghiệp có động cơ gian lận trên BCTC nhằm qua mắt nhà đầu tư, thu hút nhà đầu tư góp vốn vào công ty mình.

2.1.2.2. Áp lực cao đối với Nhà quản lý nhằm đáp ứng các yêu cầu hoặc kỳ vọng của các bên thứ ba

Nghiên cứu mô hình xác định sai lệch trên Báo cáo tài chính của các công ty thuộc ngành Bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 3

Có nhiều lý do khiến các bản báo cáo tài chính không minh bạch và một trong số đó là cổ phiếu bị đánh giá quá cao (overvaluation). Giá cổ phiếu cao đồng nghĩa với kỳ vọng cao của nhà đầu tư về khả năng sinh lợi của công ty, từ đó gây sức ép lên các nhà lãnh đạo buộc phải tạo ra mức lợi nhuận tương ứng nếu không muốn nhận phản ứng tiêu cực từ thị trường. Mặt khác, các nhà lãnh đạo cũng nắm giữ một số lượng lớn cổ phiếu, nên bản thân họ không muốn giá cổ phiếu bị sụt giảm. Những lý do này khiến các nhà quản lý khó có lựa chọn nào khác hơn là tìm những thủ thuật thao túng BCTC. Bên cạnh đó, Ban Giám đốc có điều kiện thực hiện hành vi gian lận vì họ có khả năng làm sai lệch sổ kế toán và lập báo cáo tài chính gian lận bằng cách khống chế kiểm soát mà dường như đang hoạt động tốt. Mặc dù mức độ rủi ro xảy ra việc Ban Giám đốc khống chế kiểm soát ở mỗi đơn vị là khác nhau , nhưng rủi ro này có thể tồn tại trong tất cả các đơn vị . Do việc khống chế kiểm soát xảy ra không thể đoán trước được nên đây là loại rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận và là rủi ro đáng kể .

Sai sót cố ý có thể xuất phát từ chủ định của Ban Giám đốc nhằm điều chỉnh kết quả kinh doanh, làm người sử dụng báo cáo tài chính hiểu sai về tình hình hoạt động và khả năng sinh lời của đơn vị được kiểm toán. Việc điều chỉnh kết quả kinh doanh có thể bắt đầu từ những hành vi nhỏ hoặc những điều chỉnh không thích hợp đối với các giả định và thay đổi các xét đoán của Ban Giám đốc. Áp lực và động cơ dẫn đến các hành vi nêu trên có thể tăng thêm mức độ ảnh hưởng và dẫn đến việc lập báo cáo tài chính gian lận. Đó là khi do áp lực phải đạt được các mục tiêu về thị trường hoặc mong muốn tối đa hóa tiền lương và

thưởng dựa trên hiệu quả hoạt động, Ban Giám đốc cố ý tìm mọi cách lập báo cáo tài chính gian lận bằng cách tạo ra sai sót trọng yếu đối với báo cáo tài chính.

Trong một số đơn vị, Ban Giám đốc có thể tìm cách báo cáo giảm lợi nhuận nhằm làm giảm số thuế phải nộp (ví dụ: thuế suất thuế TNDN thay đổi từ mức 25% năm 2013 xuống còn 22% năm 2014 và 20% năm 2017, điều này càng làm cho các Nhà quản lý thúc đẩy hành vi gian lận BCTC nhằm điều chỉnh lợi nhuận để tiết kiệm chi phí thuế TNDN; Giả sử thu nhập chịu thuế của năm 2013 là

1.000.000 thì thuế TNDN phải nộp là 25% x 1.000.000 = 250.000, khi Doanh nghiệp điều chỉnh thu nhập chịu thuế của năm 2013 xuống còn 800.000 thì thuế TNDN phải nộp là 25% x 800.000 = 200.000, như vậy thuế TNDN phải nộp giảm

50.000 tức là 25% x 200.000 = 50.000 và số thu nhập điều chỉnh giảm năm 2013 là 200.000 sẽ được dịch chuyển sang năm 2014 phần thu nhập được điều chỉnh này sẽ chịu thuế suất TNDN 22%. Do đó thuế TNDN phải nộp trên phần thu nhập chịu thuế được điều chỉnh của năm 2013 chuyển qua là 22% x 200.000 =

44.000. Như vậy Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được 6.000 chi phí thuế TNDN phải nộp. Hay nói cách khác, Doanh nghiệp sẽ kiếm được 3% trên số thu nhập chịu thuế được điều chỉnh) hoặc báo cáo tăng lợi nhuận để việc vay vốn ngân hàng được thực hiện dễ dàng hơn. Ngoài ra, rủi ro về việc kiểm toán viên không phát hiện hết sai sót trọng yếu xuất phát từ hành vi gian lận của Ban Giám đốc là cao hơn so với việc phát hiện sai sót do gian lận của nhân viên, bởi vì Ban Giám đốc thường xuyên có điều kiện trực tiếp hoặc gián tiếp thao túng việc ghi sổ kế toán, trình bày các thông tin tài chính gian lận hoặc khống chế các thủ tục kiểm soát được thiết lập nhằm ngăn ngừa các hành vi gian lận tương tự của các nhân viên khác.

Đối với một số hợp đồng đi vay, khi chủ nợ cho rằng doanh nghiệp đang làm ăn không có lãi, gặp rủi ro mất khả năng thanh toán nợ, chủ nợ có thể yêu cầu tăng lãi suất các khoản nợ hoặc yêu cầu thanh toán khoản nợ ngay lập tức. Bởi vậy, doanh nghiệp có động cơ điều chỉnh lợi nhuận để tránh các rắc rối liên quan đến hợp đồng đi vay. Hệ quả là, các nhà quản trị sử dụng thủ thuật để tăng lợi nhuận.

Chính vì thế, nếu công ty muốn nhận được vốn đầu tư từ các bên thứ ba thì nhất thiết công ty đó phải có BCTC hợp lý và thể hiện sức khỏe tài chính tốt của công ty. Bởi thế, dù muốn hay không muốn nhà quản lý vẫn luôn có xu hướng tiến hành thao túng báo cáo tài chính để nhận được sự ủng hộ từ các bên thứ ba.

2.1.2.3. Động cơ liên quan đến hợp đồng nhân sự

Nhà quản trị doanh nghiệp đương nhiệm có khả năng đối mặt với nguy cơ bị sa thải nếu công ty làm ăn thua lỗ, bởi vậy anh ta có động cơ điều chỉnh tăng lợi nhuận để tránh việc bị sa thải. Mặt khác, khi đã có sự thay đổi nhà quản trị

diễn ra, nhà quản trị mới sẽ cố gắng dịch chuyển lợi nhuận từ thời điểm anh ta được chuyển giao để thể hiện năng lực lãnh đạo, khả năng chuyên môn.

Thực tế các doanh nghiệp có chế độ trả lương thưởng cho nhà quản trị nói riêng và ban điều hành nói chung bằng tỷ lệ nhất định nhân với lợi nhuận kế toán. Vì tỷ lệ này là không đổi, nên muốn tăng mức lương thưởng nhận được buộc nhà quản trị phải tăng lợi nhuận. Hay một cách trả lương thưởng khác thường được áp dụng: nếu doanh nghiệp đạt lợi nhuận tối thiểu X đồng thì nhà quản trị được Y đồng tiền lương thưởng. Như vậy để đạt được mục đích thù lao, nhà quản trị điều chỉnh lợi nhuận về X đồng, phần dư thừa có thể chuyển sang năm sau.

2.1.3. Những thủ thuật gian lận trong BCTC

Có hai xu hướng người quản lý gian lận BCTC, các nhà quản trị sử dụng hai xu hướng gian lận này tùy thuộc vào tình hình công ty.

- Xu hướng 1: phóng đại doanh thu và tài sản đồng thời làm giảm chi phí và nợ phải trả trên báo cáo tài chính. Mục đích của việc này nhằm thu hút huy động vốn đầu tư từ bên thứ 3 vào doanh nghiệp, tạo sự an tâm cho nhà đầu tư khi đầu tư vào doanh nghiệp.

- Xu hướng 2: cố ý nói giảm doanh thu và tài sản và phóng đại chi phí và các khoản nợ. Mục đích chính của việc này nhằm qua mắt cơ quan thuế, hạn chế tối đa số tiền thuế phải nộp cho Nhà nước.

Bonner và các cộng sự (1998) cũng có nghiên cứu về cách thức gian lận báo cáo tài chính. Trong nghiên cứu này, nhóm chỉ ra rằng có ba loại phổ biến nhất của gian lận bao gồm cả ghi nhận doanh thu không có thật, ghi nhận doanh thu quá sớm hoặc ghi sai giá trị tài sản hoặc ghi giảm chi phí/nợ. Ngoài ra, một cách gian lận phổ biến nữa là bán hàng không có thực, dự phòng tổn thất nhỏ hơn chi phí nợ xấu, công bố thông tin hạng mục tài chính không chính xác và bỏ qua các hoặc thay đổi nguyên tắc kế toán.

2.1.3.1. Ghi nhận sai thời kỳ về các khoản mục doanh thu, chi phí

Gian lận trong BCTC có thể được thực hiện bởi kỹ thuật ghi nhận sai niên độ. Trong đó, doanh thu hay chi phí được ghi nhận không đúng với thời kỳ mà nó phát sinh. Doanh thu hoặc chi phí của kỳ này có thể chuyển sang kỳ kế tiếp hay ngược lại để làm tăng hoặc giảm thu nhập theo mong muốn.

Ví dụ tại Việt Nam, trong mùa kiểm toán năm 2010, đơn vị kiểm toán có ý kiến ngoại trừ việc Công ty Cổ phần Địa ốc Đà Lạt (DLR) ghi nhận 31,15 tỷ đồng doanh thu với giá vốn 27,98 tỷ đồng từ Dự án xây dựng Cụm dân cư - Khu chung cư Yersin thành phố Đà Lạt. Theo ký kết, công ty sẽ bàn giao từng phần hạng mục công ty của dự án sau khi hoàn thành và đủ điều kiện để bố trí tái định

cư. UBND sẽ thanh toán cho công ty khi quyết toán dự án và đã được cơ quan độc lập kiểm toán. Tuy nhiên, tại Báo cáo tài chính năm 2010, công ty đã ước tính và ghi nhận doanh thu, giá vốn như trên theo số liệu hoàn thành giữa công ty và đội thi công của công ty trong khi UBND tỉnh Lâm Đồng chưa có văn bản chỉ định UBND thành phố Đà Lạt nghiệm thu. Đơn vị kiểm toán cho biết, ngày 22/2/2011, UBND tỉnh Lâm Đồng đã có công văn thống nhất giao cho UBND thành phố Đà Lạt là đơn vị tiếp nhận từng hạng mục công trình theo từng giai đoạn giá trị công trình hoàn thành để DLR ghi nhận doanh thu. Qua đây cho thấy DRL đã ghi nhận doanh thu và giá vốn Dự án xây dựng Cụm dân cư - Khu chung cư Yersin thành phố Đà Lạt sai niên độ, doanh thu và giá vốn này phải được ghi nhận ở niên độ năm 2011, nhưng đã được doanh nghiệp ghi nhận vào năm 2010.

2.1.3.2. Ghi nhận doanh thu ảo

Doanh thu ảo được tạo ra thông qua việc ghi nhận doanh thu nhưng thực tế doanh thu không bao giờ phát sinh. Doanh thu được ghi nhận này có thể liên quan đến các khách hàng có trong thực tế hoặc những khách hàng không có thực. Kết quả là làm tăng doanh thu, lợi nhuận và tài sản.

Cụ thể là việc ghi nhận vào sổ sách một nghiệp vụ bán hàng hoá hay cung cấp dịch vụ không có thực. Kỹ thuật thường sử dụng là tạo ra các khách hàng giả mạo thông qua lập chứng từ giả mạo nhưng hàng hóa không được giao và đầu niên độ sau sẽ lập bút toán hàng bán bị trả lại. Ghi nhận doanh thu ảo còn được thực hiện thông qua việc cố ý ghi tăng các nhân tố trên Hóa đơn như số lượng, giá bán… hoặc ghi nhận doanh thu khi các điều kiện giao hàng chưa hoàn tất, chưa chuyển quyền sở hữu và chuyển rủi ro đối với hàng hoá, dịch vụ được bán.

Ví dụ tại Việt Nam, công ty Cổ phần Kinh doanh Khí hóa lỏng Miền Bắc (PVG) công bố Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán năm 2010. Lợi nhuận ròng trên báo cáo hợp nhất sau kiểm toán của PVG đạt 35,83 tỷ đồng, giảm 1,2 tỷ đồng so với báo cáo trước kiểm toán. Đáng chú ý là đơn vị kiểm toán có ý kiến loại trừ việc ghi nhận cổ tức từ lợi nhuận năm 2010 của Công ty cổ phần Phân phối khí thấp áp (PGD), PVG tạm ghi nhận khoản cổ tức 9,28 tỷ đồng của PGD vào doanh thu hoạt động tài chính năm 2010. Tại ngày 31/12/2010, việc phân phối cổ tức nói trên chưa được đại hội cổ đông của PGD phê duyệt. Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 (VAS 14) -Doanh thu và thu nhập khác, cổ tức và lợi nhuận được chia được ghi nhận khi cổ đông có quyền nhận cổ tức. Nếu công ty áp dụng VAS 14, doanh thu từ hoạt động tài chính và lợi nhuận trước thuế cho năm 2010 sẽ giảm một khoản tương ứng là 9,28 tỷ đồng.

Ngoài ra, vụ bê bối của công ty bảo hiểm Equity Funding ở Mỹ liên quan đến ghi nhận doanh thu ảo để thổi phồng doanh thu và khoản phải thu khách hàng. Để tạo doanh thu ảo, CEO của công ty đã tạo ra những hợp đồng bảo hiểm

giả. Bảy năm sau (năm 1973), gian lận này được phát hiện bởi các nhân viên bất mãn. Tại thời điểm đó, giá trị khoản phải thu khách hàng giả là 2 tỷ đô la (trong số 3 tỷ đô là phải thu khách hàng).

2.1.3.3. Che giấu nợ

Che giấu công nợ đưa đến giảm chi phí là một trong những kỹ thuật gian lận phổ biến trên BCTC nhằm mục đích khai khống lợi nhuận. Khi đó, lợi nhuận trước thuế sẽ tăng tương ứng với số chi phí hay công nợ bị che giấu. Đây là phương pháp dễ thực hiện và khó bị phát hiện vì thường không để lại dấu vết. Có ba phương pháp chính thực hiện giấu chi phí: Không ghi nhận công nợ và chi phí, đặc biệt không lập đầy đủ các khoản dự phòng; Vốn hoá chi phí; Không ghi nhận hàng bán trả lại – các khoản giảm trừ và không trích trước chi phí bảo hành.

Ví dụ tại Việt Nam, Công ty cổ phần Tập đoàn Thép Tiến Lên (TLH) mở màn cho hoang mang của nhiều nhà đầu tư với việc công bố lợi nhuận ròng sau kiểm toán giảm gần 30%. So với kết quả trước kiểm toán, chi phí tài chính của TLH tăng thêm 30,3 tỷ đồng do phải trích thêm dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán dẫn đến lợi nhuận trước thuế giảm một lượng tương ứng. Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ban đầu là 27,74 tỷ đồng đã tăng lên thành hơn 58 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 55,97 tỷ đồng, giảm 22,8 tỷ (-29%) so với kết quả ban đầu là 78,8 tỷ đồng.

Báo cáo tài chính năm 2010 của Công ty cổ phần Basa có mã chứng khoán BAS, công ty đã vốn hóa chi phí đi vay số tiền 1,04 tỷ đồng vào giá trị công trình xây dựng cơ bản, trong khi công trình này đã ngừng xây dựng trong năm 2010. Nếu áp dụng đúng như VAS 16, thì chi phí đi vay này phải tạm ngừng vốn hóa và tính vào chi phí kinh doanh trong kỳ. Nếu thực hiện đúng như VAS 16, công ty sẽ gia tăng thêm khoản lỗ với số tiền tương ứng 1,04 tỷ đồng.

2.1.3.4. Công bố thông tin trong báo cáo tài chính không đúng

Một trong những nguyên tắc của gian lận là luôn luôn che dấu gian lận. Các doanh nghiệp có gian lận luôn tìm cách che dấu vi phạm trong sổ kế toán. Một hình thức che dấu khác là che dấu thông tin công bố trong báo cáo tài chính. Bỏ sót công bố thông tin về nợ, các sự kiện quan trọng, giao dịch các bên có liên quan, giao dịch nội bộ,... có thể là cách thức che dấu gian lận. Công bố thông tin không thích hợp, không đầy đủ có thể là cách để che dấu bằng chứng gian lận.

Việc không khai báo đầy đủ các thông tin nhằm hạn chế khả năng phân tích của người sử dụng BCTC.

Ví dụ tại Việt Nam, trong báo cáo kiểm toán về BCTC của Công ty Cổ phần Container Phía Nam (VSG), kiểm toán viên lưu ý người sử dụng đến khoản lỗ chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện do đánh giá lại số dư có gốc ngoại tệ cuối

năm của khoản vay dài hạn với số tiền 33,16 tỷ đồng đang được ghi nhận trên chỉ tiêu “chênh lệch tỷ giá hối đoái”. Điều này giúp cho người sử dụng hiểu được, việc áp dụng TT 201/2009/TT-BTC giúp cho công ty giảm lỗ 33,16 tỷ đồng. Nếu áp dụng VAS 10 thì chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế trên báo cáo tài chính của công ty năm 2010 không phải con số lỗ 40,66 tỷ đồng mà là con số lỗ 73,82 tỷ đồng. Qua đó cho người sử dụng thấy một phần lợi nhuận được tạo ra (hoặc một phần giảm lỗ) là do sự thay đổi cách hạch toán mà có chứ không phải do bản thân hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tạo ra.

2.1.3.5. Xác định giá tài sản, chi phí không đúng

Bằng việc nâng giá trị tài sản (thường là hàng tồn kho, phải thu và tài sản dài hạn), tăng vốn hoá chi phí, hoặc giảm chi phí (như chi phí dự phòng, khấu hao,...), doanh nghiệp có thể báo cáo lợi nhuận và vốn chủ sở hữu cao hơn thực tế. Một công ty có thể thổi phồng tài sản nhằm gia tăng lợi nhuận trong một kỳ; chẳng hạn ghi tăng tài sản và tăng vốn chủ sở hữu hoặc tăng doanh thu (thu nhập) tạo ra một khoản lợi nhuận phù phép.

2.1.4. Trách nhiệm ngăn ngừa gian lận trong BCTC

Có ba cách thông thường nhất để đối phó với gian lận: ngăn ngừa, phát hiện và trừng phạt. Việc ngăn ngừa và phát hiện gian lận trước hết thuộc về trách nhiệm của người quản lý đơn vị thông qua việc thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB) hữu hiệu. Việc phát hiện các gian lận còn thuộc về trách nhiệm của kiểm toán viên.

Theo đoạn 02 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (VSA 240 - Gian lận và sai sót): “Khi lập kế hoạch và thực hiện thủ tục kiểm toán, khi đánh giá và báo cáo kết quả thực hiện thủ tục kiểm toán, kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải xem xét xem có các sai phạm do gian lận hoặc sai sót gây ra làm ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính không?”

2.1.4.1. Trách nhiệm của Ban Giám đốc

Việc ngăn ngừa và phát hiện gian lận trước hết thuộc về trách nhiệm của Hội đồng quản trị và Ban giám đốc công ty được kiểm toán. Điều quan trọng là Ban giám đốc, với sự giám sát của hội đồng quản trị, phải đặc biệt chú ý đến việc ngăn ngừa gian lận nhằm làm giảm bớt các cơ hội thực hiện hành vi gian lận và phát hiện gian lận qua đó thuyết phục các cá nhân không thực hiện hành vi gian lận vì khả năng bị phát hiện và xử phạt. Trách nhiệm này bao gồm việc cam kết tạo ra văn hóa trung thực và hành vi có đạo đức mà có thể được tăng cường bằng hoạt động giám sát tích cực của hội đồng quản trị.

2.1.4.2. Trách nhiệm của kiểm toán viên

Khi thực hiện kiểm toán theo các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, kiểm toán viên chịu trách nhiệm đạt được sự đảm bảo hợp lý rằng liệu báo cáo tài chính, xét trên phương diện tổng thể, có còn sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn hay không. Do những hạn chế vốn có của kiểm toán, nên có rủi ro không thể tránh khỏi là kiểm toán viên không phát hiện được một số sai sót làm ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính, kể cả khi cuộc kiểm toán đã được lập kế hoạch và thực hiện theo các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (Đoạn A51 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200).

2.1.5. Các nghiên cứu về nhận diện gian lận trong BCTC

Gian lận xuất hiện cùng với sự hình thành và phát triển của xã hội loài người. Cùng với quá trình phát triển của xã hội, hành vi gian lận ngày càng tinh vi hơn và biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau.

Gian lận xuất hiện trong mọi nghề nghiệp ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển xả hội. Chính vì vậy, trên thế giới đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về gian lận đứng trên nhiều góc độ khác nhau nhằm giúp các nghề nghiệp có liên quan tìm được các biện pháp ngăn ngừa, phát hiện gian lận. Nếu so sánh với thiệt hại to lớn của gian lận gây ra cho nền kinh tế thì kết quả của những công trình nghiên cứu về gian lận chỉ dừng lại ở một mức độ đóng góp rất khiêm tốn. Tuy vậy, nó giúp ích rất nhiều cho các nghề nghiệp có liên quan có thể nhận diện và phát hiện gian lận, đặc biệt là nghề nghiệp kiểm toán. Dưới đây là tóm tắt một số công trình nghiên cứu về gian lận ở Việt Nam và trên thế giới:

2.1.5.1. Nghiên cứu trong nước

Ở Việt Nam, các nghiên cứu về nhận dạng sai phạm báo cáo tài chính cũng được chia thành nghiên cứu sử dụng mô hình dồn tích có điều chỉnh và nghiên cứu sử dụng kỹ thuật thống kê.

- Nghiên cứu việc điều chỉnh lợi nhuận trong trường hợp phát hành thêm cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam của Nguyễn Thị Uyên Phương (2014).

Trong nghiên cứu tác giả áp dụng mô hình Friedlan (1994) đánh giá khả năng điều chỉnh lợi nhuận thông qua biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh DA.

Với mẫu là 75 công ty niêm yết, kết quả nghiên cứu, tác giả chỉ ra rằng các công ty cổ phần niêm yết có xu hướng điều chỉnh lợi nhuận tăng trong kỳ báo cáo trước đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng nhằm mục tiêu thu hút nhà đầu tư để đợt chào bán được thành công. Cụ thể hơn, tác giả chỉ ra rằng các công ty có

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/07/2022