Kết Quả Khảo Nghiệm Tính Cần Thiết Của Các Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Gdhn Của Hs Ở Các Trường Thcs Trên Địa Bàn Huyện Văn Bàn

Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động GDHN của HS ở các trường THCS trên địa bàn huyện Văn Bàn


TT


Biện pháp

Mức độ cần thiết


Điểm trung bình


Thứ bậc

Rất cần thiết


Cần thiết

Ít cần thiết

Không cần thiết

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


1

Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, HS và các lực lượng tham gia về tầm quan trọng của hoạt động và quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường

THCS trên địa bàn huyện Văn Bàn


22


73,33


8


26,67


0


0


0


0


4,73


1


2

Tổ chức đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường THCS trên địa

bàn huyện Văn Bàn


20


66,67


8


26,67


2


6,67


0



4,6


2


3

Chỉ đạo đổi mới công tác xây dựng kế hoạch GDHN các trường THCS trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh

Lào Cai


20


66,67


6


20


4


13,33


0


0


4,53


3


4

Chỉ đạo đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động GDHN và phản hồi thông tin để cải tiến ở các trường THCS huyện Văn Bàn, tỉnh

Lào Cai


15


50


12


40


3


10


0


0


4,4


5


5

Chỉ đạo tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục hướng nghiệp trong các trường THCS trên địa bàn huyện Văn Bàn,

tỉnh Lào Cai


20


66,67


5


16,67


5


16,67


0


0


4,5


4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường trung học cơ sở huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai - 14

* Mức độ khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động GDHN của học sinh ở các trường THCS trên địa bàn huyện Văn Bàn.

Bảng 3.2: Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động GDHN của HS ở các trường THCS trên địa bàn huyện Văn Bàn


TT


Biện pháp

Mức độ khả thi

Điểm trung bình


Thứ bậc

Rất khả

thi

Khả thi

Ít khả thi

Không

khả thi

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


1

Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, HS

và các lực lượng tham gia về tầm quan trọng của hoạt động và quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường THCS trên địa

bàn huyện Văn Bàn


13


43,33


10


33,33


7


23,33


0


0


4,2


5


2

Tổ chức đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường THCS trên địa bàn

huyện Văn Bàn


15


50


9


30


6


20


0


0


4,3


3


3

Chỉ đạo đổi mới công tác xây dựng kế hoạch GDHN các trường THCS trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh

Lào Cai


14


46,67


10


33,33


6


20


0


0


4,27


4


4

Chỉ đạo đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động GDHN và phản hồi thông tin để cải tiến ở các trường THCS huyện Văn

Bàn, tỉnh Lào Cai


17


56,67


11


36,67


2


6,67


0


0


4,5


1


5

Chỉ đạo tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục hướng nghiệp trong các trường THCS trên địa bàn huyện Văn Bàn,

tỉnh Lào Cai


14


46,67


12


40


4


13,33


0


0


4,33


2

Năm biện pháp đề xuất đều được đánh giá có tính cần thiết và mức độ khả thi cao. Có từ 40% đến 56,67% CBQL, GV được hỏi cho ý kiến đánh giá các biện pháp quản lý GDHN là rất khả thi và từ 50% đến 73,33% cho rằng rất cấp thiết. Trong đó cao nhất là biện pháp “Tổ chức chức bồi dưỡng cho CBQL, GV, HS và các lực lượng tham gia về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường THCS trên địa bàn huyện Văn Bàn” (có tỉ lệ là 73.33%, điểm trung bình đạt 4,73 điểm) cho là rất cấp thiết, còn biện pháp “Chỉ đạo đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động GDHN ở các trường THCS huyện Văn Bàn” có tỉ lệ là 56,67%, điểm trung bình đạt 4,5 điểm, cho rằng rất khả thi. Bên cạnh đó, vẫn còn khoảng từ 6.67% đến 23.33% ý kiến cho rằng các biện pháp ít có tính khả thi do phải chịu tác động của các yếu tố cả khách quan cả chủ quan. Như vậy, hầu hết người được hỏi ý kiến đều cho rằng 5 biện pháp mà đề tài đưa ra là rất khả thi và khả thi có thể áp dụng vào trong thực tế tổ chức hoạt động GDHN ở các trường THCS trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Sau khi nghiên cứu lý luận và khảo nghiệm thực tế về quản lý hoạt động GDHN đề tài đã đề xuất, xây dựng hệ thống các biện pháp quản lý GDHN theo chương trình giáo dục phổ thông mới trên cơ sở các nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ các biện pháp; tính kế thừa và phát triển, tính thực tiễn và khả thi; chất lượng và hiệu quả. Đề tài đã đề xuất được 05 biện pháp quản lý đó là:

Biện pháp 1: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, HS và các lực lượng tham gia về tầm quan trọng của hoạt động và quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường THCS trên địa bàn huyện Văn Bàn.

Biện pháp 2 : Tổ chức đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường THCS trên địa bàn huyện Văn Bàn.

Biện pháp 3: Chỉ đạo đổi mới công tác xây dựng kế hoạch GDHN các trường THCS trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.

Biện pháp 4: Chỉ đạo đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động GDHN và phản hồi thông tin để cải tiến ở các trường THCS huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.

Biện pháp 5: Chỉ đạo tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục hướng nghiệp trong các trường THCS trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.

Các biện pháp này có mối quan hệ chặt chẽ, thống nhất biện chứng qua khảo nghiệm có tính cần thiết và khả thi cao. Đây là thuận lợi rất quan trọng để các nhà trường quan tâm phát huy, áp dụng vào thực tiễn trong quản lý, chỉ đạo và tổ chức thực hiện hoạt động GDHN ở trường THCS trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Giáo dục hướng nghiệp có mục đích chung là hình thành khả năng tự chủ trong việc lựa chọn nghề của học sinh trên cơ sở của sự phù hợp giữa năng lực, hứng thú, sở thích cá nhân với nhu cầu sử dụng lao động trong các lĩnh vực của xã hội. Điều này góp phần nâng cao hiệu quả lao động xã hội và làm tốt công tác phân luồng học sinh sau mỗi bậc học.

Giáo dục hướng nghiệp là một hoạt động giáo dục quan trọng trong hoạt động giáo dục của trường THCS, góp phần cụ thể hoá mục tiêu đào tạo của nhà trường và là bước khởi đầu quan trọng của quá trình phát triển nguồn nhân lực. Học sinh sau khi tốt nghiệp THCS phải có năng lực tham gia một nghề cụ thể ở địa phương hoặc tiếp tục học lên THPT để sau này làm tốt một nghề. Để học sinh có một nghề nghiệp và một tương lai vững chắc đều phụ thuộc vào sự quyết định đúng đắn ban đầu trong việc lựa chọn ngành, nghề phù hợp với năng lực, sở trường của cá nhân, phù hợp với yêu cầu của nghề và đáp ứng được sự phát triển KT-XH của địa phương, đất nước.

Luận văn đã phân tích thực trạng và đạt được kết quả chính như sau:

Một là, đề tài đã làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về quản lý giáo dục hướng nghiệp, làm rõ các khái niệm và những vấn đề có liên quan, làm rõ yêu cầu của công tác giáo dục hướng nghiệp theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường THCS.

Hai là, đề tài đã khảo nghiệm thực trạng thực hiện giáo dục hướng nghiệp và quản lý giáo dục hướng nghiệp ở trường THCS huyện Văn Bàn, đánh giá những thành tựu cơ bản, những hạn chế, nguyên nhân của hạn chế và những thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lý giáo dục hướng nghiệp. Kết quả thực hiện các nội dung giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường còn thấp, giáo dục hướng nghiệp chưa tác động tích cực đến việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai

của học sinh. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên có nhận thức tương đối cao về vị trí, tầm quan trọng của giáo dục hướng nghiệp, quản lý giáo dục hướng nghiệp. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau nên trong quá trình thực hiện, công tác quản lý giáo dục hướng nghiệp còn bộc lộ nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu giáo dục hướng nghiệp trong giai đoạn hiện nay.

Ba là, trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng về giáo dục hướng nghiệp, quản lý giáo dục hướng nghiệp trong các trường THCS huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. Để nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp, đề tài đã đề xuất các biện pháp:

Biện pháp 1: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, HS và các lực lượng tham gia về tầm quan trọng của hoạt động và quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường THCS trên địa bàn huyện Văn Bàn.

Biện pháp 2 : Tổ chức đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường THCS trên địa bàn huyện Văn Bàn.

Biện pháp 3: Chỉ đạo đổi mới công tác xây dựng kế hoạch GDHN các trường THCS trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.

Biện pháp 4: Chỉ đạo đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động GDHN và phản hồi thông tin để cải tiến ở các trường THCS huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.

Biện pháp 5: Chỉ đạo tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục hướng nghiệp trong các trường THCS trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.

Để từ đó nâng cao chất lượng chất lượng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp, nâng cao nhận thức của cộng đồng về giáo dục hướng nghiệp tại các trường THCS trên địa bàn huyện Văn Bàn.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lào Cai

Tham mưu với UBND tỉnh để đầu tư kinh phí và phương tiện dạy học (đặc biệt là các phương tiện dạy học hiện đại có ứng dụng công nghệ thông tin,

thiết bị STEM theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới) cho các GDHN sáng tạo, hướng nghiệp tạo điều kiện định hướng nghề nghiệp và phân luồng cho học sinh

Tăng cường các biện pháp chỉ đạo chuyên môn, đôn đốc kiểm tra thực hiện, theo dõi tổng hợp và đánh giá kết quả việc triển khai thực hiện kế hoạch quản lý giáo dục hướng nghiệp theo hướng trải nghiêm sáng tạo, hướng nghiệp. (đặc biệt chú trọng nội dung mới trong chương trình giáo dục phổ thông mới so với chương trình hiện hành).

2.2. Đối với Ủy ban nhân dân huyện Văn Bàn

Quan tâm hỗ trợ các trường THCS về CSVC, trang thiết bị, tài liệu cũng như nguồn tài chính phục vụ công tác GDHN cho HS.

Chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể, CSSX kinh doanh trên địa bàn huyện hỗ trợ các trường THCS về lực lượng hướng nghiệp, nguồn tài chính, CSVC phục vụ công tác GDHN. Tạo điều kiện để các trường THCS đưa học sinh đến tham quan, học tập và tiếp cận với những ngành nghề của địa phương.

2.3. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Văn Bàn

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý chỉ đạo theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Giáo dục và Đào tạo.

Chỉ đạo hướng dẫn các trường THCS xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục hướng nghiệp theo định hướng trải nghiêm, hướng nghiệp của CT GDPT mới. Nên theo giai đoạn và theo năm học phù hợp với kế hoạch phát triển nhà trường, trong đó đặc biệt quan tâm đảm bảo mục tiêu Đại hội Đảng của thành phố nhiệm kì 2015-2020 và Nghị quyết 29-NQ/TW về Đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục và Đào tạo. Tổ chức kiểm tra định kỳ việc thực hiện kế hoạch, đồng thời có biện pháp hỗ trợ kịp thời. Tổ chức cho CBQL tham quan học tập kinh nghiệm ở một số trường đạt chuẩn quốc gia điển hình trong và ngoài tỉnh.

Tổ chức bồi dưỡng cho CBQL, GV về chuyên môn nghiệp vụ. Quan tâm bồi dưỡng công tác xây dựng kế hoạch giáo dục hướng nghiệp, nâng cao trình

độ tin học cho CBQL và GV để ứng dụng hiệu quả CNTT trong các hoạt động quản lý và giáo dục ở các nhà trường.

Chỉ đạo các trường THCS từng bước thực hiện các biện pháp được tác giả đề xuất trong luận văn này.

2.4. Đối với CBQL các trường THCS trên địa bàn huyện Văn Bàn

Tổ chức nghiên cứu và từng bước thực hiện các biện pháp được tác giả đề cập trong luận văn, lựa chọn các biện pháp phù hợp với hoàn cảnh thực tế của từng trường, tránh bệnh hình thức.

Làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho đội ngũ CB, GV quyết tâm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ năm học.

Không ngừng học tập năng cao năng lực quản lý và trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Tích cực tham mưu, đề xuất với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, với Phòng GD&ĐT và với Ban đại diện cha mẹ trẻ trong hoạt động giáo dục hướng nghiệp, đẩy mạnh công tác phân luồng mạnh

Xây dựng các loại kế hoạch phù hợp với điều kiện của nhà trường, kiểm tra, rà soát và có biện pháp khắc phục hạn chế kịp thời.

Quản lý nhà trường một cách toàn diện, đặc biệt quan tâm tới quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp, dần chuyển sang tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông mới

Tạo điều kiện cho cán bộ, GV được học tập, giao lưu, học hỏi, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.

Tăng cường ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý giáo dục nói chung hoạt động giáo dục hướng nghiệp nói riêng

Mỗi biện pháp ngoài tính độc lập tương đối, chúng còn có mối quan hệ tương hỗ trong các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp. Hiệu trưởng cần áp dụng một cách linh hoạt, sáng tạo trong quá trình quản lý, chỉ đạo của mình, tuỳ theo từng thời điểm để sử dụng một hoặc nhiều biện pháp cùng một lúc.

Xem tất cả 130 trang.

Ngày đăng: 25/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí