Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Giá Trị Sống-Kỹ Năng Sống Cho Học Sinh Trường Thpt Triệu Quang Phục

quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống -kỹ năng sống cho học sinh ở trường THPT Triệu Quang Phục,tỉnh Hưng Yên.‌‌

2.4. Các yếu tố ảnh hưởng quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống-kỹ năng sống cho học sinh trường THPT Triệu Quang Phục

Bảng 2.14. Các yếu tố ảnh hưởng quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống- kỹ năng sống

TT

Các yếu tố ảnh hưởng

CBQL, GV

HS


X

TB


X

TB

1

Về phía gia đình





1.1

Cha mẹ HS thiếu hiểu biết về GTS-KNS và GD

GTS-KNS


2.26


2


1.68


2

TT

Các yếu tố ảnh hưởng

CBQL, GV

HS


X

TB


X

TB

1.2

Cha mẹ HS thiếu đầu tư về thời gian và công sức

để GD GTS-KNS cho con cái


2.28


1


1.53


3

1.3

Cha mẹ HS thiếu sự phối hợp với nhà trường để

GD GTS-KNS


1.70


3


1.82


1

2

Về phía nhà trường và các cấp quản lý

0.00




TT

Các yếu tố ảnh hưởng

CBQL, GV

HS


X

TB


X

TB

2.1

Chưa có văn bản chỉ đạo thống nhất về tổ chức

HĐGD GTS-KNS cho HS


2.21


4


1.92


3

2.2

Chưa nhận thức đầy đủ về vai trò của GD GTS-

KNS cho HS


1.88


7


1.78


6

2.3

Chưa có quy định cụ thể cho GV và nhân viên của

trường về GD GTS-KNS


2.26


3


1.80


5

2.4

Thiếu sự phối hợp với các cơ quan, ban ngành tại

địa phương về công tác GD GTS-KNS cho HS


2.19


5


1.81


4

2.5

Đội ngũ GV và nhân viên chưa được tập huấn về

GD GTS-KNS


2.33


2


1.66


7

2.6

GV quá nhiều công việc, không còn thời gian để

GD GTS-KNS


2.65


1


2.09


1

2.7

Thiếu kinh phí và cơ sở vật chất

2.05

6

1.99

2

3

Về phía xã hội

0.00


0.00


3.1

Các lực lượng xã hội chưa nhận thức đầy đủ về tầm

quan trọng của công tác GD GTS-KNS cho HS


2.28


1


1.78


3

3.2

Sự phát triển đa dạng và phức tạp của các quan

1.74

5

1.76

4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống - Kĩ năng sống cho học sinh ở trường trung học phổ thông Triệu Quang Phục, tỉnh Hưng Yên - 9

niệm sống và giá trị sống trong tình hình kinh tế -

xã hội hiện nay





3.3

Ảnh hưởng tiêu cực từ các phương tiện công nghệ

hiện đại


2.14


2


1.94


2

3.4

Thiếu môi trường hoạt động GTS-KNS dành cho

thiếu niên


1.98


3


2.01


1

3.5

Sự suy giảm tác động của các tổ chức thanh niên

1.93

4

1.70

5


Có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả GD KNS với HS THPT. Để tìm hiểu điều này tôi tìm hiểu và thu được kết quả như sau:

* Yếu tố từ phía gia đình

+ Kết quả đánh giá của CBQL, GV: Theo CBQL, GV nguyên nhân từ phía


gia đình do “Cha mẹ HS thiếu sự phối hợp với nhà trường để GD GTS-KNS” X

=2.28 cao nhất bảng xếp loại, sau đó là “Cha mẹ HS thiếu đầu tư về thời gian và


công sức để GD GTS-KNS cho con cái” X =2.26.

Với đánh giá của các em HS thì nguyên nhân từ phía gia đình là do “Cha mẹ


HS thiếu hiểu biết về GTS-KNS và GD GTS-KNS” có X =1.82 và “Cha mẹ HS thiếu đầu tư về thời gian và công sức để GD GTS-KNS cho con cái” có ĐTB=1.68.

* Yếu tố về phía nhà trường và các cấp quản lý

Theo đánh giá của CBQL, GV và HS nguyên nhân từ phía nhà trường và các cấp quản lý thì chủ yếu do “GV quá nhiều công việc, không còn thời gian để GD GTS-KNS” cao nhất trong thứ bậc và “Đội ngũ GV và nhân viên chưa được tập huấn về GD GTS-KNS” “Chưa có quy định cụ thể cho GV và nhân viên của trường về GD GTS-KNS”

Trong đó một số nguyên nhân ảnh hưởng ở mức độ trung bình như:

+ Chưa nhận thức đầy đủ về vai trò của GD GTS-KNS cho HS

+ Thiếu kinh phí và cơ sở vật chất

+ Thiếu sự phối hợp với các cơ quan, ban ngành tại địa phương về công tác GD GTS-KNS cho HS

* Yếu tố về phía xã hội

+ Đánh giá của CBQL, GV: Theo đánh giá của CBQL, GV thì nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả GD GTS-KNS nhiều là “Các lực lượng xã hội chưa nhận

thức đầy đủ về tầm quan trọng của công tác GD GTS-KNS cho HS”, sau đó là

“Thiếu môi trường hoạt động GTS-KNS dành cho học sinh”.

Trong đó, một số nguyên nhân có sự ảnh hưởng mức độ thấp là:

+ Sự phát triển đa dạng và phức tạp của các quan niệm sống và giá trị sống trong tình hình kinh tế - xã hội hiện nay

+ Thiếu môi trường hoạt động GTS-KNS dành cho học sinh

+ Sự suy giảm tác động của các tổ chức thanh niên

Như vậy, kết quả GD GTS-KNS cho HS THPT còn hạn chế do nhiều nguyên nhân trong đó những nguyên nhân từ phía gia đình như sự nhận thức của GĐ với GD GTS-KNS chưa đúng đắn và chưa phối hợp với nhà trường. Về phía nhà trường thì mặt nhận thức của cán bộ quản lý các cấp, giáo viên chưa đủ và đúng về GD GTS-KNS ngoài ra còn các lực lượng xã hội cũng chưa nhận thức đầy đủ và Thiếu môi trường hoạt động GTS-KNS dành cho HS.

2.5. Đánh giá chung về thực trạng

2.5.1. Ưu điểm, nguyên nhân

2.5.1.1. Ưu điểm

- Xét ở mức độ nào đó, có thể khẳng định tính vựợt trội của GD GTS- KNS cho HS trường THPT có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành nhân cách cho HS.

- Để GD GTS-KNS trong trường THPT Triệu Quang Phục, tỉnh Hưng Yên đạt được hiệu quả là có sự giúp đỡ của Hội Cha mẹ HS, các cấp chính quyền địa phương, tạo điều kiện hổ trợ về vật chất lẫn tinh thần, giúp cho nhà trường tổ chức ngày càng tốt.

- Nội dung, hình thức, chủ đề hoạt động tương đối đa dạng, đề cập nhiều kỹ năng khác nhau trong đó những kỹ năng về mặt xã hội, kỹ năng về mặt cá nhân và kỹ năng về hoạt động- làm việc. Qua đó nâng cao hiểu biết, kinh nghiệm và các kỹ năng sống của HS, chính vì vậy mà thu hút một bộ phận HS tự nguyện tham gia các GD GTS-KNS và hưởng ứng tích cực.

- Nhà trường đã thực hiện đa dạng các hình thức trong đó hình thức như tổ chức trò chơi, tiết sinh hoạt lớp và các hoạt động ngoài giờ lên lớp.

- Nhà trường sử dụng nhiều phương pháp GD GTS-KNS khác nhau trong đó một số phương pháp được sử dụng thường xuyên và hiệu quả như phương pháp trao đổi và phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan. Với việc sử dụng các hình thức, phương pháp trên sẽ làm cho mối quan hệ thầy trò thêm gắn bó, GV và HS có điều kiện mở rộng mối quan hệ hiểu biết nhau hơn, số đông HS có cơ hội gần gũi, tìm hiểu giúp đỡ nhau trong học tập, trao đổi khoa học, mở rộng quan hệ giao lưu, hình thành các chuẩn mực giá trị đạo đức, kỹ năng giao tiếp, năng lực ứng xử. Tạo sân chơi lành mạnh cho HS được giải tỏa tâm lý, thư giãn, thoải mái sau những giờ học căng thẳng khép kín trên lớp, kích thích sự ham hiểu biết tìm tòi sáng tạo của các em. GD GTS-KNS làm cho không khí trường lớp sôi động, vui vẻ, mọi người cảm thấy hòa đồng gần gũi, gắn bó với nhau, phát huy ở HS tinh thần tập thể hợp tác với cộng đồng, ý thức trách nhiệm công dân, xây dựng bầu không khí đoàn kết thân ái trong tập thể nhà trường.

- Tổ chức Đoàn Thanh niên luôn giữ vai trò tiên phong trong việc tổ chức các GD GTS-KNS đạt hiệu quả có sự góp sức hầu hết lực lượng GV trẻ nhiệt tình , Đoàn TN tham gia hoạt động GD tập thể, sinh hoạt ngoài trời.

- Công tác quản lý GD GTS-KNS đạt kết quả, trong đó các trường đã xây dựng kế hoạch GD GTS-KNS một cách khoa học, chính xác, xác định nhân lực, vật lực cụ thể. Việc tổ chức chỉ đạo thực hiện đến tất cả thành viên trong nhà trường như CBQL, GV, và nhân viên…Nhất là kiểm tra và đánh giá dựa trên tiêu chí và xác định tiêu chí đánh giá cụ thể.

Tuy nhiên, trong khi quản lý GD GTS-KNS nhà trường gặp không ít khó khăn, vướng mắc, đòi hỏi phải có thời gian và có sự quyết tâm phát huy nội lực từng nhà trường trên từng địa bàn, phải thống nhất hành động cao trong toàn thể CBQL, GV, HS và cộng đồng xã hội.

2.5.1.2. Nguyên nhân

Thứ nhất là, trong những năm qua, các cấp Ủy Đảng, Nhà nước đã có những chủ trương rất quan trọng về đổi mới sự nghiệp GD&ĐT, đổi mới GD phổ thông. Tăng thời lượng các giờ thực hành và giảm lượng kiến thức hàn lâm, khoa học.

Thứ hai là, Trường THPT Triệu Quang Phục trong những năm gần đây đã khẳng định được chất lượng GD, tạo được niềm tin ở các cấp lãnh đạo Sở và Bộ

GD&ĐT, khẳng định khả năng phát triển của nhà trường trước yêu cầu đổi mới. Đó cũng là động lực để đội ngũ GV và CBQL trường nêu cao tinh thần trách nhiệm, vươn lên khắc phục khó khăn, giữ gìn phẩm chất đạo đức, tâm huyết với nghề nghiệp để thực hiện nhiệm vụ, bảo đảm cho việc học tập của HS, đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực phục vụ cho sự nghiệp CNH - HĐH của đất nước. Lãnh đạo trường đã có định hướng đúng đắn trong chiến lược phát triển đội ngũ GV và đã đạt được những thành quả tốt đẹp.

Hầu hết các trường đã có kế hoạch triển khai GD GTS-KNS trong đó xác định rõ các kỹ năng cần hình thành và sử dụng phù hợp hình thức cũng như phương pháp GD GTS-KNS phù hợp lứa tuổi THPT. Nhà trường THPT đã quan tâm đến việc trang bị về cơ sở vật chất, phương tiện và thiết bị phục vụ cho hoạt động GD GTS-KNS.

Bộ và Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở GD&ĐT đã tổ chức nhiều lớp tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, giáo viên về giáo dục GTS-KNS cho học sinh phổ thông; hướng dẫn tích hợp giáo dục GTS-KNS vào các địa chỉ qua một số môn học và hoạt động giáo dục ở các cấp học phổ thông.

Nhìn chung, cán bộ quản lý và giáo viên trong các trường phổ thông đã bước đầu làm quen với thuật ngữ “kỹ năng sống”, mặc dù mức độ hiểu biết có khác nhau. Một số hoạt động giáo dục GTS-KNS đã được đa số các trường chú ý thực hiện trong khuôn khổ và yêu cầu của Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động.

Hình thức tổ chức giáo dục GTS-KNS đã bước đầu được thực hiện trong một số môn học, thông qua hoạt động ngoại khoá và các hoạt động trải nghiệm với nội dung khá đa dạng.

2.5.2. Hạn chế, nguyên nhân

2.5.2.1. Hạn chế

+ Về mặt nhận thức chưa đúng đắn, đồng bộ về mục tiêu, vai trò, vị trí của hoạt động GD này; Nội dung, hình thức nghèo nàn, thiếu phong phú, tẻ nhạt, đơn điệu, kém đa dạng hấp dẫn; Năng lực tổ chức hoạt động GD GTS-KNS của đội ngũ bất cập so với yêu cầu, sự phối hợp kém hiệu quả; Học sinh còn thụ động, nhút nhát, phụ huynh chưa đồng tình, còn xem nhẹ hoạt động GD này; Hoạt động chiếu

lệ, mang tính phong trào, bề nổi, gò bó, khoán trắng cho Đoàn, Hội chưa đi vào chiều sâu; Điều kiện KT - XH và môi trường địa phương xung quanh một số nhà trường chậm phát triển, an ninh trật tự có lúc diễn biến phức tạp.

Như vậy GV, HS, kể cả CBQL, chưa nhận thức đúng đắn về vai trò và tầm quan trọng của GD GTS-KNS; chưa thấm nhuần quan điểm không chỉ GD HS bằng những giờ lên lớp thuyết giảng mà phải bằng hoạt động, giao lưu và thông qua tập thể; tâm lý còn ngại khó của đội ngũ GV, đùn đẩy trách nhiệm, họ quan niệm đây là việc làm của Đoàn Thanh niên và của GVCN lớp, nhiều GV cho rằng thực hiện chương trình GD GTS-KNS sẽ ảnh hưởng đến chất lượng dạy học văn hóa trên lớp, nên việc quản lý và tổ chức chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới GD phổ thông trong giai đoạn hiện nay.

+ Dù vẫn thực hiện theo qui định của cấp trên, song một bộ phận CBQL và GV thiếu hứng thú, không tự giác, vì có thể hoạt động này là cả một quá trình, không phục vụ cho yêu cầu thi cử, tuyển sinh trước mắt, lại tốn tiền của; hoặc có thể vì chế độ cho GVCN trong việc tổ chức hoạt động GD GTS-KNS như hiện nay là chưa thỏa đáng, hợp lý.

+ Kinh phí tổ chức GD GTS-KNS cũng là một khó khăn đáng kể trong nhà trường phải xoay xở vấn đề kinh phí, trong khi việc tổ chức hoạt động lại rất tốn kém, cần nhiều kinh phí để trang trải. Bên cạnh đó CSVC - TBDH để thực hiện chương trình của các nhà trường chưa tốt hoặc không có, nhất là ở địa bàn nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa quá thiếu thốn, bất cập. Phương tiện và các điều kiện sinh hoạt đi lại, nhất là vào mùa mưa lũ rất khó khăn, đã ảnh hưởng không ít đến hiệu quả của việc tổ chức hoạt động GD này trong các nhà trường hiện nay.

+ Các chế định, chính sách, cơ chế chỉ đạo, phối hợp các lực lượng GD GTS- KNS chưa được Bộ GD - ĐT sớm sửa đổi, qui định rõ ràng.

+ Các công văn chỉ đạo hướng dẫn của Ngành, báo, tạp chí, tài liệu tham khảo liên quan đến GD GTS-KNS đa số các nhà trường còn thiếu thốn, tài liệu chưa chính thống.

2.5.2.2. Nguyên nhân

- Nguyên nhân chủ quan:Kết quả qua khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng cho thấy:

+ Phần nhiều CBQL, GV, HS và các lực lượng tham gia GD khác, nhận thức chưa đúng mức về GD GTS-KNS, vì vậy chưa quan tâm đầu tư thích đáng cho quản lý và tổ chức hoạt động này trong các nhà trường. Mặt khác, bộ phận đảm trách trong việc tổ chức hoạt động GD này chính là BCĐ, nhưng ban này chưa phát huy hết năng lực chỉ đạo, điều hành của mình, trong đó chưa kiện toàn, phát huy vai trò chỉ đạo cho các GVCN, các lực lượng GD, trong việc lựa chọn nội dung, chương trình, cách thức tổ chức, quản lý GD GTS-KNS cho HS phù hợp với điều kiện hiện có.

+ Đa số GV không được đào tạo về lý luận, chuyên môn, nghiệp vụ, bồi dưỡng kỹ năng tổ chức GD GTS-KNS trong trường sư phạm, nên việc tổ chức hoạt động này chỉ trông chờ vào sự hứng thú, ham thích và nhu cầu của bản thân một số GVCN trong trường; chủ đề nào cũng tổ chức theo một mô-típ có sẵn nên làm cho các em dễ nhàm chán. Do đó hiệu quả của việc quản lý, tổ chức hoạt động này bị hạn chế.

+ Kỹ năng tổ chức họat động GTS-KNS của đa số HS còn yếu kém.

+ Điều kiện khó khăn về phòng học, về CSVC - TBDH, tài chính của nhà trường là nguyên nhân chính, góp phần hạn chế chất lượng GD GTS-KNS trong các nhà trường.

+ Một điều cực kỳ quan trọng nữa là rất thiếu không gian, thời gian, vì trước mắt còn phải ưu tiên phòng ốc, thời gian hợp lý, không gian yên ả cho việc phụ đạo HS học yếu kém.

+ Nguyên nhân khách quan:Do tác động mặt trái của cơ chế kinh tế thị trường, xu thế hội nhập cạnh tranh khu vực và toàn cầu hoá; Do cách đánh giá nhà trường, đánh giá CBQL, GV, đánh giá HS của Ngành, của xã hội chủ yếu căn cứ vào kết quả hoạt động dạy - học văn hóa trên lớp, đã khiến các nhà trường chỉ tập trung vào hoạt động này, ít quan tâm đến mặt GD GTS-KNS. Mặt khác, do chế độ thi vào các trường THPT, thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng, Trung cấp như hiện nay còn mang nặng về lý thuyết khoa cử, càng làm cho nhà trường THPT, xã hội, đặt biệt là HS và Cha mẹ HS quan tâm đầu tư nhiều vào hoạt động dạy - học kiến thức văn hóa trên lớp, xem nhẹ các môn học tự chọn, các hoạt động GD Tập thể; trong đó có GD GTS-KNS.

+ Các cơ chế chính sách vĩ mô của nhà nước về GD GTS-KNS chưa phù hợp, chậm bổ sung sửa đổi, đặc biệt Bộ GD - ĐT chưa ban hành qui chế về các hoạt động GD trong nhà trường phổ thông, trong đó có qui chế GD GTS-KNS và cơ chế phối hợp lực lượng.

+ Cơ chế tài chính không đi đôi với yêu cầu GD như hiện nay, gây khó khăn rất nhiều cho HT trong quá trình quản lý điều hành nhà trường.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/10/2024