Tiểu kết chương 2
Kết quả khảo sát, đánh giá thực hoạt động giáo dục giá trị sống - kỹ năng sống cho học sinh trường trung học phổ thông Triệu Quang Phục, tỉnh Hưng Yên, có thể thấy: CB, GV và HS đã đánh giá đúng ý nghĩa giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh THPT hiện nay; đặc biệt HS trường THPT đã biểu hiện rõ rệt kỹ năng sống, giá trị sống; tuy nhiên đa số CB, GVvà HS chưa xác định rõ các nội dung cần phải giáo dục cho HS cũng như mục tiêu giáo dục giá trị sống - kỹ năng sống cho học sinh.
Đặc biệt thực trạng quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống - kỹ năng sống cho học sinh ở trường THPT Triệu Quang Phục, tỉnh Hưng Yên ở các yếu tố tầm quan trọng của quản lí hoạt động giáo dục giá trị sống - kỹ năng sống, CB,GV, và HS đã đánh giá vai trò của quản lý HĐGD GTS-KNS ở mức độ nhất định; bước đầu đã kế hoạch hóa hoạt động giáo dục giá trị sống - kỹ năng sống cho học sinh, tổ chức, chỉ đạo hoạt động giáo dục giá trị sống - kỹ năng sống cho học sinh đã có hiệu quả nhất định; Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục giá trị sống - kỹ năng sống cho học sinh đúng thực trạng công tác quản lý HĐGD hiện nay; xây dựng các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động giáo dục giá trị sống - kỹ năng sống cho học sinh THPT.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống-kỹ năng sống cho học sinh trường THPT Triệu Quang Phục, tỉnh Hưng Yên trong đó phải kể đến yếu tố gia đình; yếu tố nhà trường và các cấp quản lý, yếu tố xã hội. Trên cơ sở những ưu điểm và hạn chế, nguyên nhân thành công và hạn chế của thực trạng trên để nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục GTS-KNS trong nhà trường THPT Triệu Quang Phục có hiệu quả bền vững, cần tăng cường một cách đồng bộ và toàn diện một số biện pháp quản lý ở chương tiếp theo.
CHƯƠNG 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG -KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRIỆU QUANG PHỤC, TỈNH HƯNG YÊN
3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa
Quản lý GD GTS-GTS-KNS cho HS THPT là yếu tố đòi hỏi tất yếu khách quan đang được cả xã hội quan tâm. Để nâng cao chất lượng GD trường THPT đáp ứng theo yêu cầu đổi mới hiện nay thì nâng cao hiệu quả GD GTS-KNS vấn đề cần thiết.
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Giáo Dục Giá Trị Sống- Kỹ Năng Sống Cho Học Sinh Trường Trung Học Phổ Thông Triệu Quang Phục, Tỉnh Hưng Yên.
- Thực Trạng Công Tác Kế Hoạch Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Giá Trị Sống - Kỹ Năng Sống Cho Học Sinh.
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Giá Trị Sống-Kỹ Năng Sống Cho Học Sinh Trường Thpt Triệu Quang Phục
- Biện Pháp 3: Đổi Mới Tổ Chức Thực Hiện Kế Hoạch Tổng Thể Việc Giáo Dục Giá Trị Sốn G- Kĩ Năng Sống Cho Học Sinh
- Biện Pháp 5: Tăng Cường Sự Phối Hợp Giữa Các Lực Lượng Giáo Dục Gia Đình – Nhà Trường – Xã Hội, Phát Huy Vai Trò Chủ Thể Các Lực Lượng Sư
- Khảo Nghiệm Tính Cầp Thiết Của Các Biện Pháp Bảng 3.2. Khảo Nghiệm Tính Khả Thi Của Các Biện Pháp Đề Xuất
Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.
Những kết quả đã đạt được về QL GD GTS-KNS trong thời gian vừa như xây dựng kế hoạch GD GTS-KNS, tổ chức thực hiện kế hoạch đặt ra. Bên cạnh đó cần phải thẳng thắn nhìn ra những tồn tại những khiếm khuyết trong công tác quản lý GD GTS- KNS cho HS THPT như nhận thức của các đối tượng còn phiến diện, các nguồn lực vật chất, tài chính không đáp ứng....Đó chính là những vật cản vô hình trong việc quản lý GD GTS-KNS cho HS. Người quản lý phải tìm ra những kết quả đạt được đồng thời xác định những tồn tại trong công tác quản lý GD GTS-KNS cho HS để đề xuất những biện pháp phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường từ đó nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo.
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất
Đảm bảo tính thống nhất của các biện pháp phải chú ý đến các yếu tố tác động, đối tượng tham gia vào các biện pháp quản lý như mục tiêu giáo dục, kế hoạch giáo dục, tổ chức thực hiện và đánh giá kết quả quản lý GD GTS-KNS cho HS. Cần thống nhất giữa các đối tượng tham gia vào quá trình GD GTS-KNS như ĐNGV, CSVC- ĐDDH, HSSV. Chỉ khi thực hiện thống nhất các biện pháp mới phát huy thế mạnh của từng biện pháp trong việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý GD GTS-KNS cho HS.
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo có tính khả thi.
Các biện pháp quản lý việc GD GTS-KNS cho HS trường THPT Triệu Quang Phục chỉ có giá trị thực tiễn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường nếu nó đảm bảo tính khả thi, có thể triển khai thực hiện trong thực tế. Vì thế,
nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp đề xuất phải được tăng cường và đổi mới so với thực trạng QL hiện có, nhưng phải đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế của trường, đồng thời có khả năng áp dụng vào công tác QL của HT trường THPT Triệu Quang Phục một cách thuận lợi, nhanh chóng, có hiệu quả và có thể được vận dụng triển khai thực hiện một cách rộng rãi.
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lý và tính khoa học
Bất kỳ một biện pháp QL nào nhằm cải tiến và nâng cao hiệu quả QLGD nói chung, QL nâng cao chất lượng GD GTS-KNS đều phải đảm bảo tính pháp lý, tức là các biện pháp đề xuất phải cụ thể hóa chủ trương, phù hợp với đường lối giáo dục của Đảng, của Nhà nước về GD-ĐT. Mặt khác, các biện pháp quản lý nâng cao chất lượng GD GTS-KNS được đề xuất phải đảm bảo tính khoa học, tức là phải phù hợp với định hướng đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình, giáo dục... đang thực hiện hiện nay. Muốn vậy, phải xác định được xu thế phát triển giáo dục, đào tạo bằng các biện pháp cụ thể để thực hiện chiến lược giáo dục, đào tạo trong đó việc GD GTS- KNS là một yếu tố cấp bách hiện nay cần tập trung giải quyết.
3.2. Những biện pháp quản lý cụ thể
3.2.1. Biện pháp 1: Bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho các lực lượng tham gia, phối hợp trong công tác giáo dục GTS-GTS-KNS cho học sinh
/. Mục tiêu của biện pháp
Nhận thức có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình làm chuyển biến hành động của một tổ chức, cá nhân. CBQL, GV, và gia đình học sinh, lực lượng xã hội là đội ngũ quan trọng trong nhà trường vì họ là những người lao động chủ yếu, trực tiếp tạo ra sản phẩm giáo dục. Trong quá trình phát triển của nhà trường nói riêng, nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, viê âc nâng cao nhâ ân thức cho lực lượng xã hội là mô ât khâu quan trọng và cần đă ât lên hàng đầu, từ viê âc nâng cao nhận thức sẽ làm nền tảng dẫn đến viê âc nâng cao chất lượng, nâng cao niềm tin sư phạm, phát triển tình cảm yêu nghề, sẽ có nhiều sáng kiến mới trong cách hoạt động giáo dục. Tạo sự nhất trí, đồng thuận ngay trong lãnh đạo ngành, nhà trường: Chi bộ, Ban giám hiệu, Công đoàn trường, tổ chuyên môn, trên cơ sở đó tạo thành quyết tâm chung của tập thể, lực lượng xã hội trong toàn trường. Giúp cho lực lượng xã hội nhận thức rõ tính cấp thiết và nhận thức đúng đắn, đây là yêu cầu của sự nghiệp
đổi mới giáo dục, là điều kiện trực tiếp để nâng cao chất lượng giáo dục; mặt khác, đây cũng là thách thức cho các lực lượng xã hội và cán bộ, giáo viên trong nhà trường cần phải đáp ứng.
Do đó, việc nâng cao nhận thức về GD GTS-KNS nhằm giúp cho lực lượng xã hội thấy rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề này để từ đó có sự chuyển biến về nhận thức, ý thức tự giác, trách nhiệm cao, tích cực đối với việc giáo dục GTS- KNS, hướng đến nâng cao chất lượng giáo dục góp phần phát triển nhà trường.
/. Nội dung và cách thực hiện
. Nội dung:
Quản lý nâng cao nhận thức trong GD GTS-KNS cho các lực lượng tham gia đặc biệt là đội ngũ GV, CBQL trong nhà trường đến HS và gia đình và các cấp chính quyền là nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm của HT, đội ngũ GV và các đoàn thể chính trị trong nhà trường đối với công tác này. Trong yêu cầu của sự phát triển và mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay của tỉnh Hưng Yên nói chung, của trường THPT Triệu Quang Phục nói riêng, vấn đề đặt ra là cần phải GD GTS-KNS là yếu tố quyết định chất lượng đào tạo. Vì vậy, nhận thức về GD GTS- KNS vừa là mục tiêu vừa là biện pháp thực hiện nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.
Hiệu trưởng, các CBQL phải có nhận thức đúng đắn và sâu sắc về công tác GD GTS-KNS phải xem công tác này là nhiệm vụ trọng tâm, thể hiện rõ chức năng QL nhà trường của HT; phải xác định việc GD GTS-KNS là phát huy nội lực, tiềm năng của mỗi GV, HS để thực hiện có hiệu quả cao về công tác giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Đồng thời HT cần nghiên cứu đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tăng cường GD KNS, nâng cao chất lượng GD KNS-GTS như:
Tuyên truyền, quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của ngành về GD KNS-GTS, nâng cao chất lượng GD GTS-KNS trong nhà trường thông qua hội nghị, mở các lớp tập huấn, các cuộc họp hội đồng sư phạm, hoạt động ngoài giờ lên lớp, các buổi chào cờ,.... Trên cơ sở các văn bản của cấp trên, HT cụ thể hóa thành chủ trương, kế hoạch của nhà trường đối với từng vấn đề; sau đó triển khai, phổ biến rộng rãi các kế hoạch đó nhằm làm cho đội ngũ GV thấy rõ vai trò,
trách nhiệm của mình với yêu cầu phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục, đồng thời xác định nhiệm vụ của mình trong việc GD GTS-KNS để đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng GD.
Xây dựng kế hoạch, các quy định về QL điều hành, khai thác và bảo vệ. Khi tổ chức thực hiện cần quan tâm đến hoạt động kiểm tra, đánh giá quá trình nhận thức, những tâm tư tình cảm, ý chí khắc phục khó khăn của mọi người để thực hiện mục tiêu đã đề ra. Kiểm tra phải có sự đánh giá theo từng thời gian nhất định. Việc đánh giá quá trình nhận thức của đội ngũ CB, GV trong nhà trường, phải thực hiện một cách tế nhị, khéo léo.
. Cách thực hiện
Để nâng cao hiệu quả quản lý GD GTS-KNS cần:
- Mở hội thảo để giáo viên toạ đàm về tầm quan trọng của công tác giáo dục GTS-KNS cho học sinh THPT.
- Nhân rộng những nhân tố tích cực trong việc giáo dục, rèn luyện GTS-KNS cho học sinh.
- Tăng cường các biện pháp kích thích về tinh thần (thi đua, khen thưởng) để các lực lượng tích cực tìm hiểu và có những hoạt động nhằm giáo dục, rèn kỹ năng sống cho học sinh.
- Xây dựng môi trường học tập tốt ở trường và cộng đồng nhằm tạo được một khối đoàn kết, nhất trí cao trong việc giáo dục học sinh.
Làm tốt công tác truyền thông, tuyên truyền góp phần nâng cao nhận thức của đội ngũ về yêu cầu giáo dục GTS-KNS: Hiện nay hầu hết các phòng ban của trường THPT đều có mạng Internet. Đây là một trong những phương tiện giúp chúng ta làm tốt công tác truyền thông. Bên cạnh đó, sách báo, tạp chí, ti-vi, radio cũng là những phương tiện tuyên truyền hỗ trợ tốt cho công tác góp phần nâng cao nhận thức của đội ngũ về yêu cầu giáo dục GTS-KNS cho học sinh. Cụ thể, nhà trường cần:
- Triển khai các văn bản chỉ đạo về giáo dục GTS-KNS của ngành đến với đội ngũ thầy trò và các lực lượng giáo dục.
- Giới thiệu những trang web hay có liên quan đến việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đến các lực lượng tham gia giáo dục.
- Trang bị những tạp chí, sách báo liên quan đến công tác giáo dục GTS-KNS.
+ Cung cấp tài liệu, tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng lý luận, nghiệp vụ về GD GTS-KNS cho các lực lương tham gia thường xuyên trong năm học.
+ Cần đưa bộ môn GD GTS-KNS vào chương trình giảng dạy bắt buộc trong các nhà trường sư phạm.
+ Hướng nghiệp đào tạo GV chuyên trách hướng dẫn tiết GD GTS-KNS, dạy GD Hướng nghiệp và tư vấn tâm lý học đường ở trường phổ thông, tiến tới có chức danh GVBM dạy các hoạt động GD.
+ Chủ động tuyên truyền sâu rộng và liên tục qua các cuộc họp Hội đồng GD địa phương như các phường và qua họp Cha mẹ HS ở chi hội lớp, nhà trường.
+ Tích cực lồng ghép, tuyên truyền GD, nêu gương sáng trước HS qua bài giảng trên lớp, tiết học GD GTS-KNS, giờ sinh hoạt chủ nhiệm, tiết chào cờ và các hoạt động GD tập thể khác….
+ Tổ chức các cuộc hội thảo, dự giờ thao giảng mẫu, viết sáng kiến kinh nghiệm về GD GTS-KNS trong đội ngũ CBQL và GV.
Chỉ khi nào có sự tham gia tích cực của CBQL, của tập thể GV, nhân viên GD, sự nhiệt tình đón nhận của HS và sự đồng thuận của cộng đồng xã hội, thì GD GTS-KNS mới đạt được chất lượng và hiệu quả mong muốn.
3.2.2. Biện pháp 2: Quản lí xác định mục tiêu, nội dung giáo dục GITS-GTS-
KNS phù hợp với đăc
điểm điều kiên
của học sinh trường THPT Triệu
Quang Phục, Hưng Yên
/. Mục tiêu biện pháp
Xác định mục tiêu, nội dung GD GTS-KNS là bước xây dựng kế hoạch. Đổi mới việc lập kế hoạch là sợi chỉ xuyên suốt trong hoạt động QL, giúp cho các khâu QL đi theo mục tiêu đã định, nhằm nâng cao ý thức thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của CB, GV trong công tác GD GTS-KNS giúp cho quá trình QL hoạt động GD GTS-KNS đi vào nề nếp kỷ cương, làm cho mọi thành viên trong tập thể sư phạm nhà trường nhận thức đầy đủ việc thực hiện nghiêm túc chương trình, kế hoạch GD GTS-KNS là điều kiện bắt buộc đối với mọi nhà trường và các thầy giáo, cô giáo. Vì vậy, hiệu trưởng cần có tầm nhìn tổng thể, bao quát, định hướng những mục tiêu của nhà trường nói chung và hoạt động GD GTS-KNS nói riêng, từ cơ sở đó chủ
động cách thức tổ chức, huy động các nguồn lực về con người, tài chính, vật chất, thời gian, nội dung, hình thức tổ chức, kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh bổ sung kế hoạch hoạt động GD GTS-KNS đạt hiệu quả cao.
/. Nội dung và cách thức thực hiện
. Nội dung
QL hoạt động GD GTS-KNS phải được xây dựng trên cơ sở thực trạng về hoạt động GD GTS, KNS, các hình thức và phương pháp đã thực hiện, điều kiện thực tế của nhà trường. Nó vừa là mục tiêu, vừa là phương tiện định hướng, điều chỉnh và thúc đẩy hoạt động GD GTS-KNS đạt kết quả cao. Trong kế hoạch hoạt động GD GTS-KNS, cần chú ý thể hiện được đầy đủ nội dung, hình thức, biện pháp QL và các điều kiện thực hiện. Đồng thời, kế hoạch phải cụ thể, sát thực và dễ thực hiện, kế hoạch riêng phải phù hợp với tổng thể kế hoạch, tránh chồng chéo.
Ngay từ đầu năm học, hiệu trưởng cần xác định các loại kế hoạch cần có trong nhà trường: kế hoạch dài hạn (kế hoạch chiến lược), kế hoạch trung hạn (kế hoạch chiến thuật), kế hoạch ngắn hạn (kế hoạch tác nghiệp) như kế hoạch năm, tháng, tuần… trong đó có kế hoạch GD GTS-KNS. Để xây dựng kế hoạch hoạt động GD GTS-KNS, cần thực hiện:
.Cách thực hiện
Thu thập, xử lý thông tin:
Hiệu trưởng cần nhận thức đầy đủ yêu cầu của cơ quan quản lý cấp trên, nghiên cứu, quán triệt các văn bản, chỉ thị, nghị quyết của các cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động GD GTS-KNS; Triển khai cho đội ngũ GV, CB nắm vững các văn bản, quy định; từ đó, xác định rõ tư tưởng, quan điểm, chủ trương, đường lối thực hiện theo hướng đổi mới GD, đổi mới GD GTS-KNS, đồng thời nâng cao nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của GD GTS-KNS; thu thập thông tin về điểm mạnh, yếu của trong hoạt động GD GTS-KNS, cơ sở vật chất, kinh phí… của trường đối với hoạt động GD GTS-KNS; phân tích, đánh giá cơ hội và thách thức từ môi trường giáo dục… Trên cơ sở phân tích thông tin của cơ sở lý luận đến thực tiễn về quản lý GD GTS-KNS, hiệu trưởng cần phân tích, tổng hợp lại, phán đoán, suy luận và xác định bản chất, quy luật vận động, phát triển của GD GTS-KNS để có cơ sở vững chắc về lý luận và thực tiễn để lập kế hoạch GD GTS-KNS.
Xác định các nguồn lực cho hoạt động GD GTS-KNS:
Lãnh đạo xác định các nguồn lực bên trong và bên ngoài cho việc thực hiện GD GTS-KNS. Đây là điều kiện đảm bảo cho kế hoạch có tính khả thi. Các nguồn lực cụ thể là:
- Nguồn lực về nhân lực: cần xác định chủ thể quản lý, chủ thể thực hiện, các lực lượng phối hợp, chức năng, nhiệm vụ, công việc của từng đối tượng cụ thể. Nguồn lực càng được huy động đầy đủ, bao quát thì hiệu quả GD GTS-KNS càng cao.
- Tài lực: yếu tố tài chính được lấy từ đâu, bao nhiêu. Hiệu trưởng cần sử dụng tài chính được cấp kết hợp nguồn lực nhà trường, từ chính sách xã hội hóa giáo dục. Đặc biệt là huy động từ phụ huynh, tổ chức, đoàn thể xã hội…
- Nguồn lực vật lực: trước khi xây dựng kế hoạch, hiệu trưởng cần xác định các máy móc, thiết bị hỗ trợ, trang thiết bị, dụng cụ, máy móc như thế nào khi tổ chức GD GTS-KNS, hình thức sử dụng…
Lập kế hoạch GD GTS-KNS cần:
Xác định mục tiêu, yêu cầu quản lý hoạt động GD GTS-KNS. Mục tiêu toàn diện, rõ ràng, cụ thể, có khả năng lượng hóa và có tính khả thi. Kế hoạch hóa QL GD GTS-KNS cần:
- Điều tra thực trạng nhận thức và nội dung GD GTS-KNS để làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch GD GTS-KNS nhằm đáp ứng yêu cầu trước mắt và nhiệm vụ lâu dài của Nhà trường.
- Sau khi điều tra thực trạng về nhận thức, nội dung GD GTS-KNS chính xác, hiệu trưởng xin ý kiến, tham mưu với các cấp lãnh đạo trong ngành GD để cụ thể hóa cơ chế QL hoạt động GD GTS-KNS trong nhà trường, chính sách khuyến khích GV sáng tạo, phát huy các hoạt động GD trong nhà trường.
- Dự kiến nguồn lực (nhân lực, tài lực và vật lực) cho hoạt động GD GTS- KNS. Trước tiên, hiệu trưởng cần phải phân loại các GTS-KNS để xác định nhu cầu GD GTS-KNS cho từng loại, đưa ra kế hoạch GTS-KNS chung cho cả trường và theo dõi việc thực hiện kế hoạch GTS-KNS.
- Dự kiến các biện pháp thực hiện hoạt động GTS-KNS. Hiệu trưởng phải xây dựng kế hoạch GTS-KNS trong năm học, phân loại trình độ, xác định yêu cầu GD đối với từng GD cụ thể.