Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống - Kĩ năng sống cho học sinh ở trường trung học phổ thông Triệu Quang Phục, tỉnh Hưng Yên - 2

DANH MỤC BẢNG‌

Bảng 2.1: Về chất lượng giáo dục bậc THPT 35

Bảng 2.2. Phát triển đội ngũ cán bộ, giáo viên khối THPT 36

Bảng 2.3. Thực trạng đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên trường THPT Triệu Quang Phục 37

Bảng 2.4: Kết quả xếp loại hạnh kiểm của học sinh năm 2015– 2016 38

Bảng 2.5: Kết quả xếp loại học lực và danh hiệu đạt được của học sinh năm 2015– 2016 38

Bảng 2.6. Ý nghĩa giáo dục GTS-KNS với học sinh THPT 40

Bảng 2.7: Thực trạng biểu hiện về giá trị sống -kỹ năng sống, của học sinh 41

Bảng 2.8: Thực trạng nội dung giáo dục giá trị sống - kỹ năng sống 46

Bảng 2.9: Thực trạng công tác lập kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống - kỹ năng sống cho học sinh 49

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Bảng 2.10: Thực trạng quản lý hình thức giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh 51

Bảng 2.11: Đánh giá về thực trạng phương pháp giáo dục GTS-KNS cho học sinh THPT Triệu Quang Phục hiện nay 53

Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống - Kĩ năng sống cho học sinh ở trường trung học phổ thông Triệu Quang Phục, tỉnh Hưng Yên - 2

Bảng 2.12: Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục giá trị sống - kỹ năng sống 54

Bảng 2.13: Thực trạng quản lý các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động giáo dục 56

Bảng 2.14. Các yếu tố ảnh hưởng quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống - kỹ năng sống 57

Bảng 3.1. Khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp 88

Bảng 3.2. Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đề xuất 89

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ‌

Sơ đồ 1.1. Mô hình quản lý [19] 14

Sơ đồ 3.1. Sơ đồ mối quan hệ giữa các biện pháp 87

Biểu đồ 3.2: Khảo nghiệm tính cầp thiết,tính khả thi của các biện pháp 89

MỞ ĐẦU‌‌

1. Lý do chọn đề tài

Sự phát triển mạnh mẽ của các lĩnh vực kinh tế - xã hội và xu thế hội nhập quốc tế đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, phức tạp ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ. Sự phát triển kinh tế - xã hội tạo nên sự chuyển đổi các giá trị trong cuộc sống và đòi hỏi con người cần có những kỹ năng sống phù hợp. Thực tiễn này khiến các nhà giáo dục của các quốc gia đặc biệt quan tâm đến vấn đề giáo dục giá trị sống - kỹ năng sống cho thế hệ trẻ. Trong đó có học sinh trung học phổ thông. Kỹ năng sống là tất cả những kỹ năng cần thiết trực tiếp giúp cá nhân thành công và hiệu quả trong công việc, sống an toàn, khỏe mạnh, đáp ứng được những thay đổi của cuộc sống hàng ngày. Kỹ năng sống gắn liền với giá trị sống nên các nhà giáo dục bao giờ cũng gắn hai khái niệm này với nhau. Giáo dục kỹ năng sống gắn với giáo dục giá trị sống. Đồng thời, nói đến giáo dục giá trị sống là phải nói đến giáo dục kỹ năng sống. Vì kỹ năng sống là biểu hiện cụ thể của giá trị sống.

Trong điều kiện kinh tế- xã hội hiện nay, với sự phát triển nhanh chóng của tri thức và khoa học công nghệ, sự biến đổi mạnh mẽ của kinh tế thị trường, đòi hỏi con người phải xác định đánh giá đúng những giá trị ngầm định của bản thân, xác định những giá trị sống cần hướng tới phù hợp với định hướng giá trị của xã hội, cộng đồng và lựa cho mình lối sống, cách sống, hành vi ứng xử phù hợp. Đó là các kỹ năng cần thiết của con người bao gồm: kỹ năng giáo tiếp, kỹ năng làm chủ bản thân, kỹ năng ứng phó với xúc cảm, kỹ năng hoạt động xã hội vv... Vì thế, giáo dục giá trị sống- kỹ năng sống cho học sinh vừa là mục tiêu, vừa là nhiệm vụ giáo dục cần thiết và quan trọng trong các nhà trường hiện nay.

Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế, giáo dục phổ thông nước ta đã và đang đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột giáo dục thế kỉ XXI mà UNESCO đã đưa ra. Bốn trụ cột của giáo dục thế kỷ XXI thực chất là tiếp cận giáo dục giá trị sống, hình thành kĩ năng sống cho người học: Học để biết, Học để làm, Học để khẳng định mình và Học để cùng chung sống.

Đứng trước bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, thế hệ trẻ phải đương đầu với nhiều rủi ro thách thức. Một bộ phận không nhỏ học sinh, sinh viên thiếu hiểu biết về giá trị sống, thiếu kỹ năng sống, có hành vi lệch chuẩn, gây sự bức xúc trong dư luận xã hội và sự trăn trở của ngành giáo dục. Do vậy, giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh đang được các cấp là vấn đề hết sức cần thiết.‌‌

Tuy nhiên, nhận thức về giá trị sống và kỹ năng sống, cũng như việc thể chế hóa giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống trong giáo dục phổ thông ở nước ta chưa thật cụ thể. Việc hướng dẫn, tổ chức hoạt động giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh ở các cấp học còn nhiều hạn chế. Các chương trình giáo dục giá trị sống và kĩ năng trong các nhà trường được thực hiện chưa hiệu quả do công tác quản lý nhiều hạn chế.

Cũng như các trường THPT khác của tỉnh Hưng Yên và các địa phương khác, việc giáo dục giá trị sống - kĩ năng sống cho học sinh chưa được quan tâm đúng mức. Việc xác định nội dung và phương thức giáo dục còn chưa rõ ràng, phù hợp. Lãnh đạo các trường còn lúng túng, chưa có kế hoạch quản lý và chỉ đạo thực hiện giáo dục giá trị sống - kĩ năng sống một cách triệt để; cách thức tổ chức hoạt động giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống còn đơn điệu, chưa thu hút được học sinh tích cực tham gia.

Từ những lý do trên, tác giả chọn nghiên cứu đề tài: Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống- kỹ năng sống cho học sinh ở trường THPT Triệu Quang Phục, tỉnhHưng Yên”.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống ở trường THPT Triệu Quang Phục, đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống - kỹ năng sống cho học sinh để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh của nhà trường.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Hoạt động giáo dục giá trị sống - kỹ năng sống cho học sinh ở trường trung học phổ thông

3.2. Đối tượng nghiên cứu‌‌‌‌

Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống - kỹ năng sống cho học sinh ở trường trung học phổ thông Triệu Quang Phục, tỉnh Hưng Yên.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

4.1. Xác định cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống - kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông.

4.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống - kỹ năng sống cho học sinh ở trường trung học phổ thông Triệu Quang Phục, tỉnh Hưng Yên.

4.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống - kỹ năng sống cho học sinh ở trường trung học phổ thông Triệu Quang Phục, tỉnh Hưng Yên.

5. Phạm vi nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống - kỹ năng sống cho học sinh trong trường THPT.

Địa bàn nghiên cứu: Trường THPT Triệu Quang Phục ,tỉnh Hưng Yên. Khách thể khảo sát:

CBQL: 06 (Ban giám hiệu trường trung học phổ thông Triệu Quang Phục, tỉnh Hưng Yên )

Đội ngũ giáo viên: 37 Học sinh: 125

Hội cha mẹ học sinh: 16

Thời gian nghiên cứu từ năm 2014 đến năm 2016.

6. Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi được đặt ra cho nghiên cứu của tôi đó là: Cần có những biện pháp quản lý như thế nào để hoạt động giáo dục giá trị sống - kỹ năng sống cho học sinh ở trường trung học phổ thông Triệu Quang Phục, tỉnh Hưng Yên đạt hiệu quả cao hơn.

7. Giả thuyết khoa học

Trường THPT Triệu Quang Phục đã quan tâm quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống - kỹ năng sống cho học sinh. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn còn nhiều hạn chế. Nếu nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh và áp dụng một số biện pháp quản lý phù hợp từ lập

kế hoạch, tổ chức chỉ đạo và kiểm tra đánh giá sẽ góp phần nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục giá trị sống - kỹ năng sống cho học sinh ở trường trung học phổ thông Triệu Quang Phục, tỉnh Hưng Yên.‌‌‌‌‌‌

8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

8.1. Ý nghĩa lý luận

Khái quát lý luận về quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống - kỹ năng sống cho học sinh ở trường trung học phổ thông qua nghiên cứu cụ thể ở trường THPT Triệu Quang Phục, tỉnh Hưng Yên.

8.2. Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu có thể được áp dụng cho quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống - kỹ năng sống cho học sinh ở các trường trung học phổ thông khác có điều kiện tương tự.

9. Phương pháp nghiên cứu

9.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận

Thu thập các tài liệu liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu, đặc biệt về quản lí các hoạt động giáo dục giá trị sống - kỹ năng sống cho học sinh trong các trường trung học phổ thông;phân tích, phân loại, xác định các khái niệm cơ bản; đọc sách, tham khảo các công trình nghiên cứu có liên quan để hình thành cơ sở lý luận cho đề tài.

9.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Điều tra bằng bảng hỏi: Phiếu trưng cầu gồm các câu hỏi đóng/mở về vấn đề hoạt động giáo dục giá trị sống - kỹ năng sống cho học sinh trong các trường trung học phổ thông, quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống - kỹ năng sống cho học sinh trong các trường THPT. Đối tượng khảo sát sẽ là cán bộ quản lí, giáo viên, học sinh và hội cha mẹ học sinh trường THPT Triệu Quang Phục,tỉnh Hưng Yên.

- Phỏng vấn: Kỹ thuật nghiên cứu này nhằm thu thập những thông tin sâu về một số vấn đề cốt lõi của đề tài. Nhóm đối tượng phỏng vấn sẽ hạn chế hơn và tập trung vào giáo viên và cán bộ quản lý.

10. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được trình bày trong 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống - kỹ năng sống cho học sinh trong các trường THPT.

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống - kỹ năng sống cho học sinh ở trường trung học phổ thông Triệu Quang Phục, tỉnh Hưng Yên.

Chương 3: Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống - kỹ năng sống cho học sinh ở trường trung học phổ thông Triệu Quang Phục, tỉnh Hưng Yên.

CHƯƠNG 1‌‌‌‌‌‌

CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG - KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG‌‌


1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Nghiên cứu ngoài nước

Giá trị sống- Kỹ năng sống và vấn đề giáo dục GTS-KNS cho con người đã xuất hiện và được nhiều người quan tâm từ xa xưa như học ăn, học nói, học gói, học mở, học dăm ba chữ để làm người, học để đối nhân xử thế, học để đối phó với thiên nhiên. Đó là những giá trị và kỹ năng đơn giản nhất mang tính chất kinh nghiệm, phù hợp với đời sống và giai cấp của xã hội ở những thời điểm khác nhau.

KNS có chủ yếu trong các chương trình hành động của UNESCO, WHO , UNICEF cũng như trong các chương trình hành động của các tổ chức xã hội trong và ngoài nước. Ở hướng tiếp cận này, các tác giả chủ yếu xây dựng hệ thống các kỹ năng của từng loại hoạt động, mô tả chân dung các kỹ năng cụ thể và các điều kiện, quy trình hình thành và phát triển hệ thống các kỹ năng đó … Trong chương trình này chỉ giới thiệu những kỹ năng cơ bản như: Kỹ năng nhận thức, kỹ năng giao tiếp, Kỹ năng xác định giá trị và kỹ năng ra quyết định. [43]

Giáo dục KNS ở Lào được bắt đầu quan tâm từ năm 1997 với cách tiếp cận nội dung quan tâm đến giáo dục cách phòng chống HIV/AIDS được tích hợp trong chương trình giáo dục chính quy. Năm 2007 giáo dục KNS ở Lào được mở rộng sang các lĩnh vực như giáo dục dân số, giới tính, sức khoẻ sinh sản, vệ sinh cá nhân, giáo dục môi trường vv..[43]

Giáo dục KNS ở Campuchia được xem xét dưới góc độ năng lực sống của con người, kỹ năng làm việc vì vậy giáo dục KNS được triển khai theo hướng là giáo dục các kỹ năng cơ bản cho con người trong cuộc sống hàng ngày và kỹ năng nghề nghiệp [43]

Giáo dục KNS ở Malaysia được xem xét và nghiên cứu dưới 3 góc độ: Các kỹ năng thao tác bằng tay, kỹ năng thương mại và đấu thầu, kỹ năng sống trong đời sống gia đình.

Ngày đăng: 17/10/2024