VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
ĐÀO QUANG THANH
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN ĐẮK GLONG TỈNH ĐẮK NÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học cơ sở huyện Đắk Glong tỉnh Đắk Nông - 2
- Các Nghiên Cứu Về Quản Lý Giáo Dục Giá Trị Sống Cho Học Sinh Trung Học Cơ
- Phương Pháp Tổ Chức Hoạt Động Giáo Dục Giá Trị Sống
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
ĐÀO QUANG THANH
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN ĐẮK GLONG TỈNH ĐẮK NÔNG
Ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 8.14.01.14
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. NGUYỄN THỊ HOA
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số liệu, nội dung nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong các đề tài, ấn phẩm khoa học khác. Các tư liệu trích dẫn trong luận văn đều có nguồn gốc chính xác, rõ ràng và đúng thể thức.
Tác giả luận văn
Đào Quang Thanh
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CỞ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ 7
1.1. Tổng quan các nghiên cứu về quản lý giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học cơ sở 7
1.2. Lý luận về hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh 13
1.3. Lý luận về quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học cơ
sở 23
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học cơ sở 35
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN ĐẮK GLONG, TỈNH ĐẮK NÔNG 38
2.1. Khái quát về địa bàn và quá trình tổ chức khảo sát thực trạng 38
2.2. Kết quả khảo sát về hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học
cơ sở huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông 43
2.3. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học cơ sở huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông 50
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học cơ sở huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông 55
2.5. Đánh giá chung về quản lý giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học cơ sở huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông 56
Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN ĐẮK GLONG, TỈNH ĐẮK NÔNG 61
3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học cơ sở huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông 61
3.2. Các biện pháp đề xuất quản lý giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học
cơ sở huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông 62
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp 73
3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp 74
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
PHỤ LỤC 84
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
GDGTS Giáo dục giá trị sống
GD&ĐT Giáo dục và đào tạo
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Quy mô giáo dục THCS huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông 41
Bảng 2.2. Quy ước tiêu chí và điểm đánh giá 43
Bảng 2.3. Bảng thống kê kết quả khảo sát nhận thức của giáo viên về sự cần
thiết của các hình thức GDGTS trong trường THCS 44
Bảng 2.4. Bảng thống kê kết quả khảo sát ý kiến cán bộ quản lý và giáo viên
về việc thực hiện mục tiêu GDGTS 45
Bảng 2.5. Bảng thống kê kết quả khảo sát ý kiến cán bộ quản lý và giáo viên
về việc thực hiện nội dung GDGTS 46
Bảng 2.6. Bảng thống kê kết quả khảo sát ý kiến cán bộ quản lý và giáo viên
về việc thực hiện các hình thức GDGTS của giáo viên 47
Bảng 2.7. Bảng thống kê kết quả khảo sát ý kiến cán bộ quản lý và giáo viên về việc việc sử dụng các phương tiện thiết bị, các điều kiện cơ sở vật
chất trong hoạt động GDGTS 49
Bảng 2.8. Bảng thống kê kết quả khảo sát ý kiến cán bộ quản lý và giáo viên
về thực trạng xây dựng kế hoạch GDGTS 50
Bảng 2.9. Bảng thống kê kết quả khảo sát ý kiến cán bộ quản lý và giáo viên
về thực trạng công tác tổ chức thực hiện GDGTS 51
Bảng 2.10. Bảng thống kê kết quả khảo sát ý kiến cán bộ quản lý và giáo viên
về thực trạng chỉ đạo công tác GDGTS cho học sinh 53
Bảng 2.11. Bảng thống kê kết quả khảo sát ý kiến cán bộ quản lý và giáo viên
về thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động GDGTS cho học sinh 54
Bảng 2.12. Bảng thống kê kết quả khảo sát ý kiến cán bộ quản lý và giáo viên về thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý GDGTS cho học sinh
THCS huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông 55
Bảng 3.1. Khảo nghiệm mức độ cần thiết của các biện pháp 74
Bảng 3.2. Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp 75
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đang trong thời kì hội nhập và toàn cầu hóa đã mang lại nhiều thuận lợi, cơ hội và nhiều thách thức trong đó có công tác giáo dục học sinh (HS). Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, xã hội hiện đại đang tồn tại hai mặt tốt và xấu; cái xấu len lỏi khắp mọi nơi, thậm chí còn được ngụy trang bởi những cám dỗ của nhiều cảm giác mới lạ, trò chơi nguy hiểm, bề ngoài hào nhoáng, lối sống phóng khoáng buông thả, sự xuống cấp về đạo đức của một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên,… thì việc tổ chức giáo dục giá trị sống (GTS) đã trở thành một trong những vấn đề hết sức quan trọng bởi giáo dục giá trị sống (GDGTS) là “việc tổ chức giáo dục những giá trị cốt lõi của đạo đức con người, giáo dục các chuẩn mực về đạo đức, tạo ra những cơ sở bền vững cho việc phát triển nhân cách của con người”.
Giá trị sống là đòi hỏi khách quan của xã hội. Nếu mỗi cá nhân giải quyết hợp lý những giá trị sống của cá nhân phù hợp với giá trị của dân tộc, của thời đại, thì sẽ tạo ra sự đồng thuận trong hành động của cá nhân với dân tộc và khi ấy mỗi người là một chủ thể của sự phát triển nhân cách, góp phần tích cực vào sự phát triển xã hội. Có thể khẳng định, giá trị sống vừa là mục tiêu, vừa là động lực của quá trình phát triển nhân cách. Để đạt đến mục tiêu giáo dục toàn diện, ngành giáo dục cần quan tâm đến việc GDGTS cho các em học sinh đặc biệt với đối tượng học sinh cấp THCS. Đây là lứa tuổi có những thay đổi lớn với những bước phát triển nhảy vọt về cả thể chất lẫn tinh thần, các em đang đang tách dần khỏi thời thơ ấu để bước sang giai đoạn phát triển cao hơn (người trưởng thành). Sự phát triển về mặt trí tuệ và nhân cách của các em trong giai đoạn này là nền tảng để tạo sự ổn định cho sự trưởng thành của các em. Với những đặc điểm đó, chúng ta thấy đây là lứa tuổi rất dễ chịu sự tác động của yếu tố bên ngoài trong quá trình hình thành và ổn định tâm lý và nhận thức bên trong. Chính vì vậy, trong giai đoạn hiện nay dưới tác động của nền kinh tế thị trường và cơ chế mở cửa và do nhiều nguyên nhân khác, những hành vi lệch chuẩn của thanh thiếu niên có xu hướng ngày càng tăng. Một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên học sinh hiện nay đã chỉ biết đến việc hưởng thụ, không quan tâm,