Nội Dung Gd Đạo Đức Cho Hs Trường Ptdtnt Thcs Theo Định Hướng Đổi Mới Chương Trình Gdpt

Lớp 7:


Nội dung

Yêu cầu cần đạt


Tự hào về truyền thống quê hương

Nêu được một số truyền thống văn hoá, truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của quê hương. Thực hiện được những việc làm phù hợp để giữ gìn, phát huy truyền thống của quê hương. Phê phán những việc làm trái ngược với truyền thống tốt đẹp của quê

hương.


Quan tâm, cảm thông và chia sẻ

Nêu và hiểu được vì sao mọi người phải quan tâm, cảm thôngvà chia sẻ với nhau, và cụ thể hóa bằng những hành động cụ thể của bản thân. Khích lệ, động viên bạn bè quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác; phê phán thói ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác.


Học tập tự giác, tích cực

Nêu được các biểu hiện của học tập tự giác, tích cực. Hiểu vì sao phải học tập tự giác, tích cực và vận dụng vào thực tiễn của bản thân. Biết góp ý, nhắc nhở những bạn chưa tự giác, tích cực học

tập để khắc phục hạn chế này.


Giữ chữ tín

Hiểu được chữ tín là gì, biểu hiện của giữ chữ tín và vì sao phải giữ chữ tín. Phân biệt được hành vi giữ chữ tín và không giữ chữ tín. Luôn giữ lời hứa với người thân, thầy cô, bạn bè và người có

trách nhiệm. Phê phán những người không biết giữ chữ tín.


Bảo tồn di sản văn hoá

Nêu được khái niệm di sản văn hoá và một số loại di sản văn hoá của Việt Nam. Giải thích được ý nghĩa của di sản văn hoá đối với con người và xã hội. Nêu được quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân, nhận biết được trách nhiệm của HS trong việc bảo tồn di sản văn hoá và vận dụng vào thực tiễn. Liệt kê được các hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn di sản văn hoá và cách đấu tranh, ngăn chặn các hành vi đó.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở tỉnh Cao Bằng theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông - 5

Lớp 8:


Nội dung

Yêu cầu cần đạt


Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam

Nêu và nhận biết được giá trị của các truyền thống của dân tộc Việt Nam. Kể được một số biểu hiện của lòng tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam. Đánh giá được hành vi, việc làm của bản thân và những người xung quanh trong việc thể hiện lòng tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam và gắn với những việc làm cụ

thể của bản thân.

Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc

Nêu và hiểu được ý nghĩa của việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới, gắn với những việc làm, hành động cụ thể của bản thân. Phê phán những hành vi kì thị,

phân biệt chủng tộc và văn hoá.


Lao động cần cù, sáng tạo

Nêu được khái niệm cần cù, sáng tạo trong lao động và một số biểu hiện của cần cù, sáng tạo trong lao động. Giải thích được ý nghĩa và thể hiện được sự cần cù, sáng tạo trong lao động của bản thân. Trân trọng những thành quả lao động; quý trọng và học hỏi những tấm gương cần cù, sáng tạo, phê phán những biểu hiện chây lười,

thụ động trong lao động.


Bảo vệ lẽ phải

Giải thích được một cách đơn giản về sự cần thiết phải bảo vệ lẽ phải và vận dụng vào thực tiễn của bản thân bằng những lời nói, hành động phù hợp với lứa tuổi. Khích lệ, động viên bạn bè có thái độ, hành vi bảo vệ lẽ phải; phê phán những thái độ, hành vi không

bảo vệ lẽ phải.


Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Giải thích được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên; một số biện pháp cần thiết bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, vận dụng vào thực tiễn của bản thân bằng những việc làm phù hợp với lứa tuổi. Phê phán, đấu tranh với hành vi gây ô nhiễm môi trường và phá hoại tài

nguyên thiên nhiên.

Lớp 9:


Nội dung

Yêu cầu cần đạt

Sống có lí tưởng

Nêu và giải thích được ý nghĩa của việc sống có lí tưởng. Nhận biết được lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam. Xác định được lí

tưởng sống của bản thân và nỗ lực học tập, rèn luyện theo lí tưởng.


Khoan dung

Nêu được khái niệm, biểu hiện và nhận biết được giá trị của khoan dung. Thực hiện được những việc làm thể hiện sự khoan dung trong những tình huống cụ thể, phù hợp với lứa tuổi. Phê phán các biểu hiện thiếu khoan dung.


Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng

Hiểu và nêu được một số hoạt động cộng đồng. Giải thích được sự cần thiết phải tham gia các hoạt động cộng đồng. Nhận biết được trách nhiệm của bản thân và tham gia tích cực, tự giác các hoạt động chung của cộng đồng phù hợp với lứa tuổi do lớp, trường, địa phương tổ chức. Phê phán biểu hiện thờ ơ, thiếu trách nhiệm với

các hoạt động cộng đồng.


Khách quan và công bằng

Nhận biết được những biểu hiện và hiểu được ý nghĩa của khách quan, công bằng, tác hại của sự thiếu khách quan, công bằn và vận dụng vào thực tiễn của bản thân. Phê phán những biểu hiện không

khách quan, công bằng.


Bảo vệ hoà bình

Nêu được thế nào là hoà bình và bảo vệ hoà bình; các biểu hiện của hoà bình. Giải thích được vì sao cần phải bảo vệ hoà bình. Nhận ra được những biện pháp, biết lựa chọn và tham gia những hoạt động phù hợp để bảo vệ hoà bình. Phê phán xung đột sắc tộc

và chiến tranh phi nghĩa.

1.4.3.2. Nội dung GD đạo đức cho HS trường PTDTNT THCS theo định hướng đổi mới chương trình GDPT

Ngoài những nội dung cơ bản trong chương trình GDPT mới việc GDĐĐ cho HS các trường PTDTNT THCS cần chú trọng giáo dục cho HS về

thế giới quan khoa học, giáo dục tư tưởng cách mạng XHCN; giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, các giá trị văn hóa và di sản của địa phương.

Hình thành ở HS niềm tin và lòng kính yêu đối với Đảng, Lãnh tụ, với những người có công đóng góp cho đất nước và nhân dân; giáo dục ý thức về quyền lợi và nghĩa vụ công dân trong học tập, lao động, trong cuộc sống và hoạt động chính trị xã hội; giáo dục tính kỷ luật và tinh thần thượng tôn pháp luật, lòng yêu thương con người và hành vi ứng xử có văn hóa.

Tất cả HS học tại các trường PTDTNT THCS đều ở nội trú trong trường (24/24 giờ) vì vậy nội dung GDĐĐ cho HS cần được lồng ghép trong tất cả các hoạt động giáo dục và sinh hoạt tập thể: hoạt động tự học của HS ngoài giờ chính khóa, các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, tết cổ truyền của các dân tộc, lao động công ích, lao động tự sản suất, tăng cường các hoạt động trải nghiệm. Giáo dục HS tinh thần tương thân tương ái, đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập và sinh hoạt; xây dựng nếp sống văn minh, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường, trách nhiệm bảo vệ tài sản, tổ chức bếp ăn tập thể bảo đảm dinh dưỡng, an toàn vệ sinh thực phẩm theo đúng quy định.

1.4.4. Phương pháp GDĐĐ cho HS trường PTDTNT THCS

1.4.4.1. Các yêu cầu về đổi mới phương pháp GDĐĐ cho HS THCS trong chương trình

Chú trọng tổ chức, hướng dẫn các hoạt động để HS khám phá,phân tích, khai thác thông tin, xử lí tình huống thực tiễn, trường hợp điển hình; tăng cường sử dụng các thông tin, tình huống, trường hợp của thực tế cuộc sống xung quanh, gần gũi với đời sống HS trong việc phân tích, đối chiếu, minh hoạ để các bài học vừa có sức hấp dẫn, vừa nhẹ nhàng, hiệu quả; coi trọng tổ chức các hoạt động trải nghiệm để HS tự phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức mới, phát triển kĩ năng và thái độ tích cực, trên cơ sơ đó hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực của người công dân tương lai.

Kết hợp sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống với các phương pháp dạy học hiện đại theo hướng tích cực hoá hoạt động của người học; tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học đặc thù của môn học như: giải quyết vấn đề, phân tích trường hợp điển hình kết hợp nêu những tấm gương công dân tiêu biểu; xử lí tình huống có tính thời sự về đạo đức, pháp luật và kinh tế trong cuộc sống hằng ngày; thảo luận nhóm; đóng vai; dự án;...

Kết hợp các hình thức dạy học theo hướng linh hoạt, phù hợp, hiệu quả: dạy học theo lớp, theo nhóm và cá nhân; dạy học ở trong lớp và ở ngoài lớp, ngoài khuôn viên nhà trường; tăng cường thực hành, rèn luyện kĩ năng trong các tình huống cụ thể của đời sống; tích cực sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại nhằm đa dạng, cập nhật thông tin, tạo hứng thú cho HS.

1.4.4.2. Các phương pháp cụ thể sử dụng trong GDĐĐ cho HS trường PTDTNT THCS

Phương pháp GDĐĐ cho HS trường PTDTNT THCS được kết hợp giữa các phương pháp truyền thống và các phương pháp hiện đại, được thể hiện ở các phương pháp sau:

- Phương pháp đàm thoại: Là phương pháp tổ chức trò chuyện giữa GV và học sinh về các vấn đề đạo đức, dựa trên một hệ thống câu hỏi được chuẩn bị trước.

- Phương pháp nêu gương: Dựa vào những hình mẫu cụ thể, sinh động, gần gũi, ấn tượng để giáo dục, giúp để lại dấu ấn sâu đậm trong nhận thức của HS và kích thích HS noi theo.

- Phương pháp đóng vai: Là phương pháp tổ chức cho HS thực hành, “làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống đạo đức giả định.

- Phương pháp trò chơi: Thông qua những trò chơi cụ thể, tổ chức cho học sinh thực hiện những thao tác hành động, lời nói phù hợp với chuẩn mực hành vi đạo đức.

- Phương pháp dự án: Là một hình thức dạy học, trong đó HS dưới sự điều khiển và giúp đỡ của GV tự lực giải quyết một nhiệm vụ học tập mang tính phức hợp không chỉ về mặt lý thuyết mà đặc biệt về mặt thực hành, giữa giáo dục nhận thức với giáo dục các phẩm chất nhân cách cho học sinh.

- Phương pháp thi đua: Giúp HS nỗ lực tự khẳng định mình và cố gắng rèn luyện hướng tới sự thành công trong học tập và trong cuộc sống.

- Phương pháp khen thưởng: Là phương pháp biểu thị sự đánh giá tích cực của nhà trường, xã hội đối với cá nhân, tập thể.

- Phương pháp trách phạt: Đây là phương pháp biểu thị thái độ không đồng tình, lên án, phủ định của xã hội, tập thể, GV đối với những hành vi vi phạm của HS trái với chuẩn mức đạo đức; buộc HS từ bỏ những hành vi xâm hại đến lợi ích của tập thể, xã hội hoặc giúp họ điều chỉnh cho phù hợp.

Phương pháp GDĐĐ cho học sinh rất phong phú, đa dạng. Vì vậy, nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục cần phải vận dụng linh hoạt phù hợp với mục đích, đối tượng và từng tình huống cụ thể.

1.4.5. Hình thức GDĐĐ cho HS trường PTDTNT THCS

1.4.5.1. Hình thức GDĐĐ cho HS trường PTDTNT

Có nhiều hình thức GDĐĐ cho HS. Tuy nhiên, việc xác định và lựa chọn các hình thức GDĐĐ hiệu quả cho HS các trường PTDTNT THCS hiện nay theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là một yêu cầu cần thiết, đòi hỏi phải được thực hiện thường xuyên, liên tục và có tính hệ thống thì mới có thể tạo ra được sản phẩm giáo dục đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Có thể sử dụng những hình thức cơ bản sau:

- GDĐĐ thông qua việc lồng ghép chương trình tích hợp giáo dục pháp luật, giáo dục kỹ năng sống vào các môn học: Giáo dục công dân, Văn học, Lịch sử,... Việc lồng ghép này nhằm hình thành niềm tin cho HS, đây là yếu tố then chốt của đạo đức. Điều đó đòi hỏi GV giảng dạy các môn học này một mặt phải có kiến thức sâu rộng ở nhiều lĩnh vực, mặt khác phải có nghệ thuật truyền

tải hệ thống thông tin đến người học một cách hiệu quả, phù hợp với từng đối tượng. Chính vì thế, việc đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng giảng dạy các môn học này theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là yêu cầu rất cần thiết hiện nay.

- GDĐĐ cho HS thông qua lao động và các hoạt động xã hội: Đây là sự tiếp nối các hoạt động dạy học trên lớp, những hoạt động trải nghiệm, gắn lý thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động của HS. Thông qua các hoạt động này, giáo dục cho HS có nhận thức đúng đắn về mối quan hệ giữa nghĩa vụ và quyền lợi, giữa lao động trí óc và lao động chân tay. Qua đó giáo dục lòng yêu lao động, biết trân trọng thành quả lao động. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để HS tu dưỡng, rèn luyện nhân cách và phát triển toàn diện.

- Tự tu dưỡng, tự rèn luyện, tự hoàn thiện bản thân: Đây là yếu tố quyết định trực tiếp đến sự hình thành và phát triển bền vững các phẩm chất đạo đức của mỗi HS. Sự hình thành và phát triển đạo đức cá nhân là một quá trình lâu dài và phức tạp; môi trường bên ngoài và động lực bên trong thường xuyên tác động lẫn nhau và vai trò của mỗi yếu tố thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển của mỗi con người.

- Giáo dục thông qua tấm gương của người thầy: Việc GDĐĐ cho HS rất cần hình thức nêu gương, đặc biệt là tấm gương của người thầy. Trong giáo dục, đòi hỏi người thầy phải có tâm, đức, trí, tài, có lòng nhân ái, yêu nghề, mến trẻ, có tinh thần học hỏi, nhạy bén với việc đổi mới phương pháp dạy học và khai thác nội dung GDĐĐ trong các bài giảng để chuyển tải đến HS. Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo cho HS noi theo. Cha mẹ và thầy cô chính là tấm gương sâu sắc và bền chặt nhất. Vì vậy, để công tác GDĐĐ cho HS đạt kết quả tốt, trước hết phải xây dựng đội ngũ GV có phẩm chất đạo đức tốt, đồng thời tận tâm với sự nghiệp giáo dục.

- Giáo dục thông qua cuộc vận động “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”: Hiện nay, do ảnh hưởng những mặt trái của nền kinh tế thị trường, xu thế toàn cầu hóa, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, một bộ phận thanh, thiếu niên ở nước ta đang có những biểu hiện tiêu cực đáng lo ngại, như: phai nhạt lý tưởng, chạy theo lối sống buông thả, ngại lao động, có lối sống cá nhân ích kỷ, thích hưởng thụ, thậm chí vi phạm pháp luật. Cuộc thi “Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” chính là một cơ hội tốt cho thế hệ trẻ học tập, rèn luyện, phấn đấu vươn lên.

- GDĐĐ cho HS thông qua kỷ niệm các ngày lễ, các sự kiện lịch sử, các lễ hội của đất nước: Giúp cho HS hiểu được những giá trị truyền thống lịch sử chống giặc ngoại xâm và đấu tranh cách mạng, lao động sáng tạo của nhân dân ta ở các địa phương. Qua đó, giáo dục HS lòng tự hào về ý chí chiến đấu hào hùng của dân tộc ta từ thời dựng nước, lòng tự hào và biết ơn về các vị anh hùng dân tộc, tinh thần uống nước nhớ nguồn. Thông qua các buổi kỷ niệm lịch sử, các ngày lễ hội truyền thống để giáo dục cho các em lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc.

- GDĐĐ cho HS thông qua các hoạt động GDNGLL: các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, du lịch, các buổi ngoại khoá về hoạt động xã hội, bảo vệ môi trường. Nội dung và chủ đề thực hiện theo quy định của Bộ GD&ĐT về hoạt động GDNGLL ở trường phổ thông…. Thông qua các hoạt động này, giáo dục cho HS tinh thần tập thể, tinh thần trách nhiệm, tinh thần tương thân tương ái, tạo nên nếp sống đoàn kết thân ái, đồng thời rèn luyện cho các em năng lực hoạt động xã hội, uốn nắn những lệch lạc, giúp các em điều chỉnh thái độ, hành vi theo những chuẩn mực mà xã hội yêu cầu. Đây là một hình thức GDĐĐ cơ bản cho HS trong nhà trường.

- GDĐĐ cho HS thông qua các hoạt động của Đoàn, Đội và các hội thi: Thông qua các hoạt động này góp phần bồi dưỡng cho các em có động cơ học

Xem tất cả 139 trang.

Ngày đăng: 20/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí