Đánh Giá Kết Quả Gdđđ Cho Hs Trường Ptdtnt Thcs Theo Chương Trình Gdpt Mới

tập và hoạt động tích cực, kích thích hứng thú học tập và rèn luyện đạo đức. Qua đó phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu cho các em, phát huy tính sáng tạo, độc lập suy nghĩ, tinh thần đoàn kết, tương trợ vượt qua khó khăn, góp phần bồi dưỡng và hoàn thiện nhân cách của HS, cũng như uốn nắn, răn đe kịp thời những sai lệch về hành vi đạo đức mà các em có thể mắc phải. Đây cũng là một hình thức GDĐĐ rất hiệu quả trong trường học.

1.4.5.2. Điều kiện GDĐĐ cho HS trường PTDTNT THCS

CSVC, thiết bị dạy học là những phương tiện lao động sư phạm của GV và cũng là điều kiện thiết yếu đối với hoạt động GDĐĐ cho HS. Bên cạnh đó thì nguồn lực tài chính cũng không thể thiếu để tổ chức các hoạt động giáo dục. Nếu thiếu nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất, thiết bị thì các hoạt động giáo dục trong nhà trường sẽ gặp nhiều khó khăn hoặc không thể thực hiện được. Trang thiết bị hiện đại phù hợp sẽ góp phần nâng cao hiệu quả các hoạt động giáo dục. Vì vậy, một trong những nội dung quan trọng của nhà quản lý là phải có kế hoạch bố trí, sắp xếp huy động các nguồn lực tài chính để tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ hiệu quả cho công tác dạy học và GDĐĐ cho HS.

1.4.6. Đánh giá kết quả GDĐĐ cho HS trường PTDTNT THCS theo chương trình GDPT mới

1.4.6.1. Các yêu cầu của kiểm tra, đánh giá kết quả GDĐĐ cho HS trong chương trình GDPT mới

Đánh giá kết quả giáo dục là đánh giá mức độ đạt được của HS về phẩm chất và năng lực so với các yêu cầu cần đạt của mỗi lớp học, cấp họcnhằm xác định vị trí và ghi nhận sự tiến bộ của mỗi HS tại thời điểm nhất định trong quá trình phát triển của bản thân; đồng thời cung cấp thông tin để GV điều chỉnh việc dạy học và cơ quan QLGD thực hiện phát triển chương trình. Đánh giá kết quả giáo dục phải bảo đảm các yêu cầu sau:

- Kết hợp đánh giá thông qua các nhiệm vụ học tập với đánh giá thông qua quan sát biểu hiện về thái độ, hành vi của HS trong quá trình tham gia các

hoạt động học tập được tổ chức trên lớp học, hoạt động nhóm, tập thể hay cộng đồng và trong sinh hoạt, giao tiếp hằng ngày.

Chú trọng sử dụng các bài tập xử lí tình huống được xây dựng trên cơ sở gắn kiến thức của bài học với thực tiễn đời sống, đặc biệt là những tình huống, sự việc, vấn đề, hiện tượng của thực tế cuộc sống xung quanh, gần gũi với HS. Tăng cường các câu hỏi mở gắn với thực tiễn trong các bài tập kiểm tra, đánh giá để HS được thể hiện phẩm chất và năng lực.

Việc đánh giá thông qua quan sát biểu hiện về thái độ, hành vi ứng xử của HS trong quá trình tham gia vào các hoạt động học tập, sinh hoạt ở trường, ở nhà và ở cộng đồng cần dựa trên phiếu nhận xét của GV, HS, gia đình hoặc các tổ chức xã hội.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

- Kết hợp đánh giá của GV với tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của HS, đánh giá của phụ huynh HS và đánh giá của cộng đồng, trong đó đánh giá của GV là quan trọng nhất; coi trọng đánh giá sự tiến bộ của HS.

- Kết quả đánh giá sau mỗi học kì và cả năm học đối với mỗi HS là kết quả tổng hợp đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.

Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở tỉnh Cao Bằng theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông - 6

1.4.6.2. Định hướng đánh giá kết quả GDĐĐ cho HS trường PTDTNT THCS

Việc đánh giá kết quả GDĐĐ cho HS trường PTDTNT THCS phải được tiến hành thường xuyên, theo định kỳ hay đột xuất dựa trên các yêu cầu của kiểm tra, đánh giá kết quả GDĐĐ cho HS trong chương trình GDPT mới. Kết hợp giữa đánh giá về mặt nhận thức với thái độ, hành vi của HS. Đánh giá kết quả GDĐĐ cho HS phải được tiến hành một cách toàn diện trên các mặt: học tập và sinh hoạt tại trường, tinh thần tương thân tương ái, đoàn kết và xây dựng tập thể,... ý thức và hiệu quả tham gia các hoạt động giáo dục đặc thù của nhà trường. Kết hợp giữa việc đánh giá của nhà trường, gia đình, địa phương nơi cư trú (HS về sinh hoạt hè), đánh giá của tập thể lớp với việc tự đánh giá của HS. Quá trình đánh giá phải chú ý đến sự tiến bộ của HS.

1.5. Nội dung quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS trường PTDTNT THCS theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông

Quản lý hoạt động GDĐĐ là quá trình tác động có định hướng của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đưa hoạt động GDĐĐ đạt kết quả mong muốn, đó là quá trình tác động của hiệu trưởng lên tất cả các thành tố tham gia vào quá trình GDĐĐ học sinh nhằm hình thành nhân cách cho HS. Quản lí hoạt động GDĐĐ được thực hiện qua các nội dung sau:

1.5.1. Mục tiêu quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS

Quản lý hoạt động GDĐĐ nhằm nâng cao chất lượng đạo đức, phát triển nhân cách học sinh tức là thực hiện quan điểm giáo dục toàn diện ở các nhà trường phổ thông hiện nay

+ Về nhận thức: Tuyên truyền cho mọi người, các cấp, các ngành nhất là GV, HS và CMHS có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác GDĐĐ; nắm vững yêu cầu, nội dung, phương pháp GDĐĐ cho HS.

+ Về thái độ: Làm cho mọi người có thái độ đúng đắn trước hành vi của bản thân, ủng hộ, bảo vệ lẽ phải, việc làm đúng; đấu tranh, ngăn chặn với những việc làm trái với truyền thống đạo đức dân tộc, trái với pháp luật Việt Nam.

+ Về hành vi: Từ nhận thức và thái độ đồng thuận, huy động được mọi lực lượng trong và ngoài nhà trường cùng tham gia vào công tác GDĐĐ cho HS, tích cực hỗ trợ công tác quản lý GDĐĐ học sinh đạt kết quả cao nhất.

1.5.2. Xây dựng kế hoạch GDĐĐ học sinh

Xây dựng kế hoạch trong quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS là việc xác định các mục tiêu cho hoạt động GDĐĐ cho HS trong nhà trường và quyết định những biện pháp tốt nhất để thực hiện các mục tiêu này.

Lập kế hoạch trong quản lý GDĐĐ có vai trò rất quan trọng, giúp ích rất nhiều cho hoạt động quản lý của Hiệu trưởng và cho hoạt động giáo dục học

sinh của nhà trường. Một kế hoạch được thực hiện tốt thì các hoạt động GDĐĐ đức có sự tập trung, không dàn trải để đối phó và rất linh hoạt. Nó làm cho hoạt động của giáo viên và học sinh sẽ hướng tới kết quả một cách chủ động và tích cực hơn. Lập kế hoạch tốt sẽ tăng cường sự ủng hộ và sự phối kết hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường nhằm giáo dục đạo đức học sinh. Mặc dù họ có những mục tiêu và nhiệm vụ riêng nhưng việc hoàn thành mục tiêu riêng ấy thì cũng đã góp phần hướng tới yêu cầu chung của hoạt động giáo dục học sinh. Hơn nữa, khi lập kế hoạch quản lý GDĐĐ được thực hiện tốt thì việc kiểm tra cũng trở nên tốt hơn thông qua kết quả của những mục tiêu cụ thể, rõ ràng ấy. Đây còn là cơ sở để đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý và hoạt động giáo dục đạo đức học sinh.

Khi xây dựng kế hoạch GDĐĐ cho học sinh, người Hiệu trưởng cần dựa trên những cơ sở sau: Phân tích thực trạng GDĐĐ cho học sinh của những năm học trước. Phân tích kế hoạch chung của ngành, của trường, từ đó xây đựng kế hoạch GDĐĐ của nhà trường.

Những yêu cầu khi xây dựng kế hoạch GDĐĐ cho HS: Kế hoạch phải được thể hiện tính khoa học, kế thừa, toàn diện, cụ thể có trọng tâm. Phát huy những mặt mạnh, khắc phục những hạn chế, vạch ra được chiều hướng phát triển trong việc hình thành đạo đức cho HS. Phản ánh được mối quan hệ giữa mục đích, mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, thời gian, hình thức tổ chức, biện pháp, kiểm tra, đánh giá. Thể hiện được phân cấp quản lý, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ và cụ thể.

1.5.3. Tổ chức thực hiện kế hoạch GDĐĐ cho HS

Tổ chức thực hiện kế GDĐĐ cho HS sinh sau khi đã lập xong kế hoạch, đó là lúc cần phải chuyển hóa những ý tưởng thành hiện thực. Là quá trình hình

thành nên cấu trúc các quan hệ giữa các thành viên, giữa các bộ phận trong nhà

trường để giúp họ thực hiện thành công các kế hoạch và đạt được mục tiêu tổng thể của nhà trường về GDĐĐ cho HS. Vì vậy các thành viên và các bộ phận cần được giải thích mục tiêu, yêu cầu của kế hoạch GDĐĐ; thảo luận biện pháp thực hiện kế hoạch; sắp xếp bố trí nhân sự, phân công trách nhiệm quản lý, huy động cơ sở vật chất, kinh tế; định rõ tiến trình, tiến độ thực hiện, thời gian bắt đầu, thời hạn kết thúc. Để tổ chức việc thực hiện kế hoạch quản lý GDĐĐ cho học sinh, Hiệu trưởng sẽ tiến hành phân công, quy định nhiệm vụ cho các lực lượng trong nhà trường thực hiện kế hoạch GDĐĐ năm học, học kì, tháng, tuần theo mục tiêu, nội dung đã đề ra.

Tổ chức thực hiện GDĐĐ cho HS phải xuất phát từ quan điểm phát huy tính tích cực, chủ động của HS. HS là chủ thể của hoạt động nhận thức và rèn luyện phẩm chất đạo đức dưới sự tổ chức và hướng dẫn của GV.

Thành lập Ban chỉ đạo GDĐĐ cho HS. Tổ chức bầu Ban đại diện CMHS của trường và của từng lớp. Phân công GVCN thực hiện phối hợp với CMHS ở từng lớp. Xây dựng quy chế phối hợp giữa nhà và các lực lượng tham gia vào hoạt động GDĐĐ cho HS. Phổ biến kế hoạch GDĐĐ đến toàn thể các lực lượng tham gia vào hoạt động GDĐĐ cho HS biết và thực hiện.

1.5.4. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch GDĐĐ cho HS

Chỉ đạo thực hiện kế hoạch GDĐĐ cho HS trong nhà trường là chỉ huy, ra lệnh các bộ phận trong nhà trường thực hiện những nhiệm vụ để đảm bảo việc GDĐĐ diễn ra đúng hướng, có kế hoạch, tập hợp và phối hợp các lực lượng giáo dục sao cho đạt hiệu quả. Chỉ đạo, hướng dẫn đội ngũ GV, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường phối hợp với Ban đại diện CMHS để GDĐĐ cho HS. Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn các nội dung mới về nội dung, phương pháp và hình thức GDĐĐ cho HS. Đôn đốc, động viên đội ngũ GV, các tổ chức

đoàn thể trong nhà trường tích cực tham gia hoạt động GDĐĐ cho HS.

Nhằm thực hiện kế hoạch GDĐĐ cho HS trong nhà trường được hiệu quả, đáp ứng mục tiêu, nguyên tắc, nội dung, phương pháp và hình thức của hoạt động giáo dục, người CBQL cần thực hiện một số biện pháp như:

Chỉ đạo họp giao ban định kỳ các lực lượng đã được phân công nhằm: Tổng kết, rút kinh nghiệm việc tổ chức các hoạt động giáo dục đã làm; đôn đốc, quan tâm, theo dõi, giám sát việc thực hiện kế hoạch GDĐĐ cho HS từng học kì, hằng tháng, hằng tuần; chỉ đạo tổ chức huấn luyện, dưỡng cho giáo viên nội dung, phương pháp giáo dục, kỹ năng phục vụ hoạt động GDĐĐ; chỉ đạo việc tổ chức tuyên truyền cho đội ngũ cán bộ GV nhà trường, cho CMHS để làm cho các đối tượng nhận thức đúng đắn về vai trò, nhiệm vụ của các hoạt động GDĐĐ đối với sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh, từ đó họ tự giác tham gia tổ chức hoạt động GDĐĐ và hỗ trợ nhà trường tổ chức hoạt động này; đảm bảo, thống nhất các nguyên tắc, hình thức và phương pháp GDĐĐ.

Chỉ đạo hoạt động của khối chủ nhiệm, GV chủ nhiệm: CBQL nhà trường chỉ đạo GV triển khai kế hoạch theo chủ đề GDĐĐ hằng tháng của toàn trường; từng khối bộ môn trao đổi thống nhất mức độ nội dung, hình thức hoạt động nhằm làm cho hoạt động giáo dục phù hợp tâm sinh lí lứa tuổi, đáp ứng nhu cầu nguyện vọng của học sinh. Trên cơ sở đó, GV chủ nhiệm tổ chức các hoạt động GDĐĐ phù hợp với học sinh khối lớp chủ nhiệm. CBQL nhà trường chỉ đạo các tổ bộ môn, GV bộ môn thực hiện lồng ghép hoạt động GDĐĐ thông qua các môn học và tham gia các hoạt động GDĐĐ cho HS; chỉ đạo hoạt động của tổ chức Đội: đặt ra mục tiêu, định hướng các chương trình hoạt động trọng tâm của hoạt động Đội trong năm học nhằm GDĐĐ cho HS; chủ động liên hệ, tư vấn, phối hợp các lực lượng trong hoạt động GDĐĐ cho HS; quan tâm, theo dõi, động viên, hướng dẫn, tư vấn giải pháp giáo dục học sinh chậm

tiến và vấn đề tự tu dưỡng, rèn luyện của học sinh.

Trong quá trình chỉ đạo, CBQL cần kiểm tra giám sát việc thực hiện kế hoạch bằng cách thu thập thông tin chính xác, phân tích, tổng hợp, xử lý thông tin để đưa ra những quyết định đúng đắn. Có thể đó là những quyết định điều chỉnh, sửa sai để hoạt động giáo dục diễn ra theo đúng kế hoạch.

1.5.5. Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch GDĐĐ cho HS

Kiểm tra là một trong các chức năng của người làm quản lý, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch hoạt động GDĐĐ gắn liền với công việc của CBQL, GV ở trường phổ thông theo một số hướng chủ yếu: Kiểm tra để theo dõi để cho hoạt động GDĐĐ phù hợp với nhiệm vụ, mục tiêu giáo dục của nhà trường và sự phân công của cấp trên; kiểm tra để quan sát, bảo đảm nhiệm vụ được giao có đủ điều kiện thực hiện, phù hợp với thực tế hay không; kiểm tra để hướng dẫn và điều chỉnh hoạt động GDĐĐ kịp thời nhằm tăng hiệu quả công việc của từng bộ phận trong nhà trường; kiểm tra kết quả cuối cùng, đánh giá hiệu quả thực tế của hoạt động GDĐĐ theo kế hoạch đặt ra.

Trong quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS, công tác kiểm tra có thể xem là hoạt động nghiệp vụ quản lý của người CBQL nhằm điều tra, theo dõi, kiểm soát, phát hiện, xem xét sự diễn biến và đánh giá kết quả các hoạt động GDĐĐ đó có phù hợp với mục tiêu, kế hoạch, chuẩn mực, quy định đề ra hay không. Từ đó, kịp thời khích lệ mặt tốt, điều chỉnh, uốn nắn những hạn chế nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động GDĐĐ cho HS trong các nhà trường. Một số hoạt động nhằm kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch GDĐĐ cho HS ở nhà trường: Dự giờ GV bộ môn để đánh giá việc thực hiện lồng ghép GDĐĐ trong dạy học; kiểm tra đánh giá GV sau khi tập huấn, bồi dưỡng; đánh giá hoạt động GV chủ nhiệm qua kế hoạch, sổ sách, dự giờ; sơ kết, tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm việc thực hiện kế hoạch học kì, tháng, tuần; kiểm tra, đánh giá hiệu quả sử dụng thiết bị hỗ trợ hoạt động GDĐĐ; tham gia nhận xét, góp ý, rút kinh nghiệm thực hiện phối hợp các lực lượng giáo dục; Tuyên

dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân thực hiện tốt hoạt động GDĐĐ cho HS,...

Kiểm tra, đánh giá là khâu quan trọng cuối cùng trong công tác quản lý hoạt động GDĐĐ, giúp nhà quản lý biết được tiến độ thực hiện kế hoạch, đối tượng được phân công thực hiện kế hoạch, xác định những ưu điểm, hạn chế, từ đó có biện pháp điều chỉnh kịp thời và có hướng bồi dưỡng sử dụng cán bộ tốt hơn. Việc kiểm tra, đánh giá phải khách quan, toàn diện, hệ thống, công khai. Sau kiểm tra có nhận xét, kết luận, phải động viên khen thưởng, nhắc nhở kịp thời. Hiệu trưởng phải xây dựng kế hoạch kiểm tra, lực lượng kiểm tra, các tiêu chí để kiểm tra, có thể kiểm tra định kì, thường xuyên, đột xuất, trực tiếp hoặc gián tiếp, cần xây dựng chuẩn đánh giá phù hợp với đặc điểm của nhà trường thì việc kiểm tra, đánh giá mới khách quan công bằng, rõ ràng, chính xác.

1.5.6. Quản lý hoạt động phối hợp của các lực lượng tham gia công tác GDĐĐ cho HS

GDĐĐ cho HS là một quá trình lâu dài, phức tạp, diễn ra mọi lúc, mọi nơi và chịu sự tác động của nhiều nhân tố, trong đó nhà trường là nhân tố chủ công. Vì vậy, nhà quản lý cần phải xây dựng kế hoạch phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục thống nhất nhằm nâng cao chất lượng hoạt động GDĐĐ cho HS.

Mỗi lực lượng tham gia công tác GDĐĐ cho HS đều có vai trò, chức năng, nhiệm vụ đặc thù riêng của mình nhưng đều có sự thống nhất là đảm bảo tốt nhất sự phát triển toàn diện nhân cách cho HS. Quản lý nội dung này, CBQL cần có nghệ thuật sử dụng và phối kết hợp các lực lượng nhằm phát huy những ưu điểm của từng lực lượng để mang lại kết quả GDĐĐ cho HS tốt nhất có thể; cần tổ chức các lực lượng thành một khối đoàn kết thống nhất để có tác động mạnh mẽ nhất đến HS tránh các tác động rời rạc, tùy tiện, cản trở lẫn nhau.

Sự phối hợp các lực lượng cùng nhà trường tham gia GDĐĐ cho HS

giúp tạo ra mối liên hệ tác động hướng đích có tính đồng bộ, thống nhất, tập

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/05/2022