Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lý Hoạt Động Gdđđ Cho Hs Trường Ptdtnt Thcs

trung… để huy động sức mạnh tổng hợp của nhà trường, gia đình và xã hội nhằm nâng cao hiệu quả công tác này.

Quản lý sự phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia vào công tác GDĐĐ cho HS là tổ chức các mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội một cách biện chứng nhằm phát huy được sức mạnh tổng hợp, xây dựng một môi trường giáo dục đúng đắn, rộng khắp, tạo điều kiện thuận lợi cả về vật chất và tinh thần cho quá trình phát triển nhân cách của HS.

Để thực hiện tốt nội dung này, nhà quản lý phải chủ động trong việc lập kế hoạch phối hợp, thu hút và tranh thủ được sự quan tâm của gia đình và toàn xã hội; trao đổi, bổ sung tài liệu, bồi dưỡng kiến thức, cập nhật thông tin, phân công GV, hỗ trợ kinh phí, sửa chữa, nâng cấp, bổ sung trang thiết bị, cơ sở vật chất; chú trọng trong công tác phối hợp nhằm xây dựng các biện pháp giáo dục thiết thực, hiệu quả, phù hợp với đối tượng và các chuẩn mực của xã hội.

1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS trường PTDTNT THCS

1.6.1. Đặc điểm lứa tuổi học sinh THCS

Lứa tuổi HS THCS hay còn gọi lứa tuổi thiếu niên, bao gồm những em có độ tuổi từ 11, 12 đến 14, 15 tuổi. Đó là những em đang theo học từ lớp 6 đến lớp 9 trường THCS. Trong thời kì tuổi thiếu niên diễn ra sự cấu tạo lại, hình thành cấu trúc mới về thể chất, sinh lí, về hoạt động, tương tác xã hội và tâm lí, nhân cách, xuất hiện những yếu tố mới của sự trưởng thành. Từ đó hình thành nền tảng, đặc thù riêng của lứa tuổi. Đây là thời kì trẻ ở “ngã ba đường” của sự phát triển. Trong thời kì này nếu sự phát triển của trẻ được định hướng đúng, được tạo thuận lợi thì các em sẽ trở thành cá nhân tốt. Ngược lại, nếu không định hướng đúng, bị tác động của các yếu tố tiêu cực thì sẽ xuất hiện nguy cơ phát triển lệch lạc về nhận thức, thái độ, hành vi và nhân cách. Ở thời kì này, tính tích cực xã hội của các em phát triển mạnh mẽ, đặc biệt trong việc thiết lập

quan hệ bình đẳng với người lớn, bạn ngang hàng trong việc lĩnh hội các chuẩn mực xã hội [25].

1.6.2. Năng lực quản lý của cán bộ quản lý

Để đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới, đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục cần phải hội tụ được những phẩm chất, năng lực hiện đại như kỹ năng hợp tác, năng lực tu duy phản biện, kỹ năng giải quyết vấn đề, tạo động lực, phải có tầm nhìn sâu rộng, biết cách phân tích, liên hệ, so sánh giữa giáo dục Việt Nam với các nền giáo dục khác trên thế giới.

Năng lực lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục sẽ giúp nâng cao hiệu quả lãnh đạo hệ thống giáo dục nói chung, các nhà trường nói riêng, từ đó giúp giáo dục đạt được mục tiêu và sứ mệnh cao cả của mình".

1.6.3. Năng lực tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức của GV

Năng lực tổ chức gồm năng lực phối hợp các hoạt động dạy học và giáo dục giữa thầy và trò, giữa các trò với nhau, giữa các giáo viên với nhau trong các hoạt động giảng dạy (lí thuyết, thực hành, chính khóa, ngoại khóa…).

Năng lực chuẩn bị chọn lựa các tài liệu tham khảo để chuẩn bị cho hoạt động giảng dạy; xác định mục tiêu bài giảng; các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng dạy học; chọn các phương pháp, hình thức giảng dạy và kĩ thuật giảng dạy cũng như thiết bị tương ứng; dự kiến các khả năng xảy ra và các phương án xử lí. Tất cả các kĩ năng cụ thể này phải được chuẩn bị đầy đủ và được viết ra dưới dạng bản kế hoạch (kế hoạch giảng dạy cụ thể).

Năng lực thực hiện được thể hiện trong quá trình giảng dạy và giáo dục. Để thể hiện năng lực thực hiện một cách tốt nhất, giáo viên cần quan tâm đến ba yếu tố cơ bản là: năng lực sử dụng ngôn ngữ; năng lực sử dụng các thiết bị và phương tiện dạy học; năng lực giao tiếp.

Năng lực đánh giá giúp giáo viên nắm được trình độ và khả năng tiếp thu kiến thức của người học. Trên cơ sở đó bổ sung, điều chỉnh cách dạy của mình để đạt hiệu quả cao. Để đánh giá khách quan, chính xác, công bằng,

người giáo viên phải có năng lực đánh giá. Mặt khác, thông qua đánh giá kết quả học tập của học sinh, giáo viên tự đánh giá được khả năng giảng dạy của mình..

1.6.4. Nhận thức của các lực lượng tham gia hoạt động GDĐĐ cho HS

Hiện nay, trong một số nhà trường công tác GDĐĐ cho HS chưa có sự thống nhất quan điểm, hành động của đội ngũ cán bộ GV và các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường. Một số ít cán bộ, GV cho rằng, GDĐĐ cho HS là công việc của tổ chức Đội thiếu niên, GVCN, Ban quản sinh chứ không phải việc của mình. Vẫn còn tình trạng cha mẹ HS và các lực lượng ngoài nhà trường cho rằng GDĐĐ cho HS là công việc của nhà trường. Với những suy nghĩ như vậy đã làm cho công tác GDĐĐ còn gặp những khó khăn nhất định.

Muốn đạt được hiệu quả cao trong công tác GDĐĐ cho HS, đòi hỏi các lực lượng trong nhà trường đều phải có nhận thức đúng đắn, tích cực tham gia vào công tác GDĐĐ, phối hợp thống nhất, chặt chẽ, coi đây là nhiệm vụ chung, quan trọng hàng đầu của nhà trường. Toàn thể cán bộ, GV, bằng sự mô phạm, mẫu mực về tác phong, đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, với lòng cảm thông, tôn trọng, cùng gánh vác trách nhiệm chung trong công tác GDĐĐ cho HS sẽ tạo nên sức mạnh chung của nhà trường, đồng thời là tấm gương sáng để HS học tập và noi theo.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Quản lý GDĐĐ cho HS trong các trường PTDTNT THCS vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật. Nó đòi hỏi nhà quản lý phải nắm vững những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý nói chung, QLGD và quản lý GDĐĐ nói riêng. Quản lý hoạt động GDĐĐ trong trường PTDTNT THCS thực chất là quản lý về mục tiêu, xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, chỉ đạo thực hiện kế hoạch và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch. Để quản lý tốt hoạt động GDĐĐ

cho HS đòi hỏi người quản lý không những nắm vững khoa học quản lý, có nghệ thuật quản lý, mà còn phải quan tâm chỉ đạo, xây dựng phương pháp, hình thức và các điều kiện, đồng thời lựa chọn những nội dung giáo dục phù hợp nhằm đạt được mục tiêu đã định. Quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS trường PTDTNT THCS trên địa bàn tỉnh Cao Bằng trong giai đoạn hiện nay chịu sự tác động của nhiều yếu tố, trong đó bối cảnh xã hội có nhiều thay đổi, thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa 3 môi trường giáo dục gia đình, nhà trường, xã hội nên một bộ phận HS có biểu hiện lệch lạc trong nhân thức và lối sống, đòi hỏi các nhà quản lý trường học cần có biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ kịp thời, phù hợp với lứa tuổi HS và bối cảnh xã hội, có như vậy thì công tác GDĐĐ mới mang lại hiệu quả.

Để nâng cao chất lượng quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS thì phải dựa trên hai yếu tố là cơ sở lý luận và thực tiễn. Đây là những vấn đề lý luận cơ bản làm cơ sở cho việc khảo sát, đánh giá thực trạng GDĐĐ và quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS từ đó đưa ra các biện pháp quản lý hiệu quả hoạt động GDĐĐ cho HS; tác giả luận văn đã tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động GDĐĐ hiện nay trong các trường PTDTNT THCS trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, kết quả khảo sát sẽ được trình bày ở chương tiếp theo của luận văn.


Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG PTDTNT THCS TỈNH CAO BẰNG‌

2.1. Khái quát về khách thể khảo sát và tổ chức khảo sát

2.1.1. Điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế, xã hội, giáo dục tỉnh Cao Bằng

* Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên

Cao Bằng là tỉnh nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam với diện tích tự nhiên là 6.724,72 km2. Tỉnh Cao Bằng có hai mặt Bắc và Đông Bắc giáp với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), với đường biên giới dài 333.403 km, phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang. Phía Nam giáp tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn. Từ xa xưa, Cao Bằng được coi là bức phên giậu quan trọng che chở cho phía bắc của Tổ quốc.

Địa hình Cao Bằng chủ yếu là đồi núi, chiếm 90% diện tích toàn tỉnh. Phần lớn lãnh thổ là núi đá vôi xen núi đất, có độ cao trung bình khoảng 200m; vùng địa hình sát biên giới có độ cao từ 600m -1.300m so với mặt nước biển. Đặc điểm địa hình phức tạp, đa dạng, mức độ cắt xẻ lớn song có thể chia làm ba dạng chính: miền núi địa hình đá vôi; miền núi địa hình núi cao; miền núi thấp và thung lũng.

Đặc trưng khí hậu ở Cao Bằng là nhiệt đới gió mùa, là cửa ngõ đón gió mùa đông bắc từ Trung Quốc tràn sang vào mùa đông, mùa hè chịu ảnh hưởng của gió mùa đông nam và chia thành hai mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa. Lượng mưa trung bình từ 1.000mm - 1.900mm/năm, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 20oC - 24oC và độ ẩm trung bình hàng năm 70% - 80% [45; tr.33].

Cao Bằng có rất nhiều di tích gắn liền với lịch sử cách mạng, lịch sử hoạt động của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cao Bằng là căn cứ địa cách mạng, là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt chân về nước đầu tiên sau 30 năm bôn ba tìm

đường cứu nước. Ngoài những di tích lịch sử, thiên nhiên đã ban tặng cho Cao Bằng nhiều cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ như Thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao, Hồ Thang Hen… Đây cũng là một tiềm năng để tỉnh Cao Bằng phát triển KT - XH trong thời gian tới.

* Khái quát tình hình kinh tế, xã hội và giáo dục

Là một tỉnh miền núi phía Bắc của Tổ quốc, điều kiện KT - XH của Cao Bằng còn nhiều khó khăn so với các tỉnh miền xuôi. Quán triệt tinh thần đổi mới toàn diện đất nước, thực hiện mục tiêu, chiến lược do Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Cao Bằng đề ra, giai đoạn 2016 - 2018 Cao Bằng không ngừng đổi mới, phát triển, đã đạt được những kết quả quan trọng: Tăng trưởng kinh tế ước đạt 6,57%/năm; thu nhập bình quân đầu người ước đạt 1.100 USD/người/năm; tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 58,72% so với GRDP; thu ngân sách trên địa bàn tỉnh có bước phát triển ổn định, vượt so với dự toán Trung ương giao bình quân 27%/năm; tỷ lệ giảm nghèo bình quân trên 3%/năm, trong đó các huyện nghèo giảm bình quân trên 4%/năm; tỷ lệ che phủ rừng 54,5%; tỷ lệ dân cư thành thị được dùng nước sạch đạt trên 86%; tỷ lệ dân cư nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh trên 88%. Giai đoạn 2016 - 2018, có 87 dự án được cấp chứng nhận đầu tư, với tổng số vốn đầu tư:

12.308 tỷ đồng [27].

Trong những năm qua, sự nghiệp GD&ĐT của Cao Bằng luôn nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, của Tỉnh ủy, HĐND, Ủy ban nhân dân tỉnh, sự chỉ đạo sát sao của Bộ GD&ĐT, sự phối hợp của các sở, ban, ngành, các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội và sự đồng tình ủng hộ, giúp đỡ, chăm lo của nhân dân. Nhà nước tiếp tục có nhiều chính sách hỗ trợ và ưu tiên phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số, vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn, tỉnh đã chủ động trong việc huy động thêm nhiều nguồn lực để phát triển GD&ĐT của tỉnh nhà. Kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi (PCGDMNTNT): Tháng 12/2015, tỉnh Cao Bằng

được Bộ GD&ĐT công nhận đạt chuẩn PCGDMNTNT với 196/199 xã, toàn tỉnh có 197/199 xã đạt chuẩn, tăng 69 xã. Kết quả phổ cập giáo dục, xóa mù chữ (PCGD, XMC): Duy trì, nâng cao chất lượng kết quả đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2; 196/ 199 xã đạt mức độ 2; 10/13 đơn vị huyện đạt chuẩn mức độ 3. Phổ cập giáo dục trung học cơ sở: duy trì và giữ vững kết quả tại 13/13 huyện, thành phố, 199/199 xã đạt chuẩn từ mức độ 1 trở lên. Tỉnh Cao Bằng đạt chuẩn xoá mù chữ Mức độ 1 [40].

Mạng lưới trường, lớp học được quy hoạch phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương vừa đáp ứng nhu cầu học tập của con em các dân tộc và nhân dân các địa phương vừa đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn. Toàn tỉnh hiện có 658 trường mầm non và phổ thông (192 trường mầm non, 246 trường tiểu học, 190 trường THCS, 30 trường THPT; 01 Trung tâm Kỹ thuật Tổng hợp Hướng nghiệp, 01 Trung tâm Giáo dục Hòa nhập Trẻ khuyết tật, 01 Trường Cao Đẳng Sư phạm, 199 Trung tâm học tập cộng đồng. Đến nay, toàn tỉnh có 109 trường đạt chuẩn, trong đó có: 28 trường mầm non, 49 trường tiểu học, 28 trường THCS, 04 trường THPT [48].

Theo tổng điều tra dân số ngày 01/4/2009, dân số Cao Bằng có 507.183 nghìn người, mật độ dân số khoảng 76 người/km2. Cộng đồng dân cư Cao Bằng gồm trên 20 dân tộc cùng chung sống, cư trú đan xen, có tới 94,25% dân số là người dân tộc thiểu số, trong đó có 8 dân tộc chính là Tày (40,97%), Nùng (31,07%), HMông (10,13%), Dao (10,08%), Sán chay (1,39%), Lô Lô (0,47%),

Kinh (5,75%), còn lại là các dân tộc khác [13; tr.23-24].

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, kinh tế - xã hội và giáo dục của tỉnh vẫn còn những tồn tại, hạn chế đó là: kết quả thực hiện một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội chất lượng chưa cao, thiếu bền vững, tái cơ cấu ngành nông nghiệp vẫn còn chậm và gặp nhiều khó khăn; việc kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp còn hạn chế; sản xuất công nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn;

phát triển giáo dục ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, CSVC trường lớp học vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển; xã hội hóa trong lĩnh vực văn hóa, xã hội còn hạn chế, chưa phát huy được các nguồn lực của xã hội đầu tư vào lĩnh vực này; tái nghèo và phát sinh hộ nghèo còn cao; việc rà soát, chuẩn hóa thủ tục hành chính của một số đơn vị chưa thường xuyên, kịp thời; công tác quản lý nhà nước về lao động và công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật lao động chưa được thường xuyên; công tác tuyển sinh và dạy nghề cho lao động gặp nhiêu khó khăn; các hoạt động văn hóa, vui chơi giải trí cho trẻ em còn nhiều hạn chế; tình hình an ninh trật tự xã hội còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp,... [47].

2.1.2. Sơ lược về hệ thống trường PTDTNT THCS trên địa bàn tỉnh

Để đáp ứng yêu cầu đào tạo con em DTTS ở địa bàn các huyện trong tỉnh, theo chủ trương của Đảng, Nhà nước và lãnh đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương hệ thống các trường PTDTNT THCS trên địa bàn tỉnh Cao Bằng không ngừng phát triển và lớn mạnh về mọi mặt, đến nay toàn tỉnh có 12/12 huyện có trường PTDTNT cấp THCS. Trước năm 2013 toàn tỉnh có 10 trường PTDTNT THCS đi vào hoạt động. Thực hiện Quyết định số 1640/QĐ- TTg ngày 21 tháng 9 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án củng cố và phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú giai đoạn 2011- 2015, đến năm 2018 đã thành lập và đưa vào hoạt động 02 trường PTDTNT cấp THCS đó là trường PTDTNT Trùng Khánh, huyện Trùng Khánh và trường PTDTNT THCS Phục Hòa, huyện phục hòa.

Bảng 2.1. Thống kê các trường PTDTNT THCS trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đến năn 2018‌

Tên trường

Năm thành lập

Khóa học đầu tiên

1

PTDTNT Nguyên Bình

1966

1966 - 1967

2

PTDTNT Thông Nông

1967

1967 - 1968

3

PTDTNT Bảo Lạc

1968

1968 - 1969

4

PTDTNT Hà Quảng

1993

1993 - 1994

5

PTDTNT Quảng Hòa

1994

1994 - 1995

6

PTDTNT Hạ Lang

1998

1998 - 1999

7

PTDTNT Hòa An

2000

2007 - 2008

8

PTDTNT Bảo Lâm

2001

2003 - 2004

9

PTDTNT Thạch An

2003

2003 - 2004

10

PTDTNT Trà Lĩnh

2004

2004 - 2005

11

PTDTNT Trùng Khánh

2004

2013 - 2014

12

PTDTNT THCS Phục Hòa

2015

2015 - 2016

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở tỉnh Cao Bằng theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông - 7

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/05/2022