Vị Trí, Mục Tiêu, Tính Chất, Nhiệm Vụ Của Trường Ptdtnt

Các tác giả: Bùi Minh Hiền (chủ biên), Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo (2006) cho rằng: “Quản lý giáo dục thực chất là tác động một cách khoa học đến nhà trường làm cho nó tổ chức được tối ưu quá trình dạy học, giáo dục thể chất, theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, quán triệt được những tính chất trường trung học phổ thông xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bằng cách đó tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái chất lượng mới” [26].

Từ các khái niệm nêu trên, chúng ta có thể khái quát như sau: Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có kế hoạch, có ý tưởng, có mục đích của chủ thể quản lý đến tất cả các khâu, các bộ phận của hệ thống nhằm đảm bảo sự vận hành tối ưu của các cơ quan trong hệ thống giáo dục, đảm bảo cho sự phát triển và mở rộng hệ thống cả về mặt số lượng cũng như chất lượng để đạt mục tiêu giáo dục. Và chính các mục tiêu QLGD quy định bản chất, nội dung của hoạt động giáo dục.

Hệ thống giáo dục là hệ thống mở, luôn vận động và phát triển theo quy luật chung của quá trình phát triển KT-XH và chịu sự quy định của KT-XH. Vì vậy, QLGD luôn phải được đổi mới, đảm bảo tính năng động, sáng tạo,khả năng tự điều chỉnh và thích ứng của giáo dục đối với quá trình vận động và phát triển chung của xã hội.

1.2.2.2. Quản lý giáo dục đạo đức

Quản lý GDĐĐ là sự tác động có ý thức, có chủ đích của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý thông qua hệ thống các biện pháp tác động nhằm truyền thụ những tri thức, kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng và lối sống, bồi dưỡng tư tưởng và đạo đức, giúp đối tượng quản lý từng bước hình thành nhân cách con người phù hợp với yêu cầu xã hội.

Quản lý hoạt động GDĐĐ trong nhà trường phải được rà soát, kiểm tra, đánh giá một cách thường xuyên, để bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với đối tượng. Nội dung quan trọng của quản lý GDĐĐ trong trường học là nghiên cứu chọn lựa và quyết định các nội dung GDĐĐ để đạt được mục đích quản lý, lựa

chọn các biện pháp, phương pháp, hình thức giáo dục thích hợp, đồng thời sắp xếp, phân công cán bộ, GV và các lực lượng giáo dục một cách hợp lý, khoa học để đạt hiệu quả cao trong hoạt động GDĐĐ cho HS.

Hiệu trưởng cần chú trọng quản lý mục tiêu, nội dung, hình thức, và phương pháp GDĐĐ. Huy động đồng bộ các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ GDĐĐ, đồng thời phát huy được tính chủ động, tích cực, tự giác của người học. Có thể nói, quản lý GDĐĐ cho HS trong nhà trường là quá trình tác động có mục đích, có định hướng của hiệu trưởng tới các tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động GDĐĐ nhằm phát triển nhân cách cho HS, tạo cơ sở để họ ứng xử đúng đắn trong các mối quan hệ của cá nhân với bản thân, gia đình, bạn bè, thầy cô giáo,… với xã hội.

1.3. Vị trí, mục tiêu, tính chất, nhiệm vụ của trường PTDTNT

1.3.1. Vị trí của trường PTDTNT trong hệ thống giáo dục quốc dân

Theo Luật Giáo dục năm 2005, tại điều 61, trường PTDTNT là một loại trường chuyên biệt trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam, do Nhà nước thành lập. Đây là loại hình trường dành cho con em DTTS, con em gia đình các dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn (ĐBKK) nhằm góp phần tạo nguồn đào tạo cán bộ cho các vùng này. Trường PTDTNT là loại trường chuyên biệt mang tính chất phổ thông, dân tộc và nội trú, được ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị và ngân sách. Trường lựa chọn, bố trí cán bộ, GV, nhân viên để đảm bảo việc nuôi, dạy HS; đồng thời, cán bộ quản lý, GV, nhân viên và HS của trường được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của Nhà nước.

Trường PTDTNT có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển KT- XH và củng cố an ninh, quốc phòng ở miền núi, vùng DTTS của các địa phương. Thông báo kết luận số 242-TB/TW ngày 15 tháng 4 năm 2009 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII, phương hướng phát triển giáo dục đào tạo đến năm 2020 đã khẳng định chủ trương:

“Nhà nước tập trung đầu tư cho các vùng khó khăn, vùng có đông đồng bào DTTS, từng bước giảm sự chênh lệch về phát triển giáo dục giữa các vùng, miền... Tiếp tục phát triển hệ thống trường nội trú, bán trú, thực hiện tốt các chính sách ưu tiên, hỗ trợ cho HS DTTS”.

1.3.2. Mục tiêu của trường PTDTNT

Trường PTDTNT được Nhà nước thành lập cho con em DTTS, con em gia đình các dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn nhằm góp phần tạo nguồn đào tạo cán bộ và nguồn nhân lực có chất lượng cho vùng này [7].

Trang bị cho HS sau khi hoàn thành cấp học, ra trường có thể thích ứng nhanh với sự phát triển KT-XH ở địa phương, cụ thể: HS được trang bị kiến thức để có hiểu biết về Tổ quốc, về cộng đồng các DTTS ở Việt Nam, về nghĩa vụ, quyền lợi công dân, về tinh thần làm chủ và nếp sống văn minh, nền văn hóa vật chất, văn hóa, tinh thần của các DTTS, về những cuộc vận động lớn của Đảng, Nhà nước đang tiến hành ở vùng DTTS, miền núi. HS được trang bị để đạt được chuẩn kiến thức, kỹ năng các môn học như HS các trường phổ thông trong cả nước. HS được rèn luyện thông qua các hoạt động trải nghiệm trong và ngoài nhà trường, để sau này có thể tham gia tổ chức và điều khiển các hoạt động cải tạo và xây dựng xã hội trong cộng đồng các dân tộc tại địa phương.

1.3.3. Tính chất của trường PTDTNT

Trường PTDTNT là loại hình trường chuyên biệt mang tính chất phổ thông, dân tộc và nội trú [7].

Trường PTDTNT là trường phổ thông chuyên biệt dành cho thanh thiếu niên các DTTS, bản thân gia đình thường ở vùng cao, vùng ĐBKK. HS được nhà nước đảm bảo các điều kiện cần thiết để ăn học, được nhà trường tổ chức nuôi dạy và sống nội trú ở trường trong quá trình học tập. Tính chất của trường là phổ thông, dân tộc và nội trú. Do vậy:

Trường PTDTNT có chức năng cơ bản như trường phổ thông (cấp THCS, cấp THPT), tổ chức các hoạt động giáo dục, thực hiện theo chương trình, nội dung giảng dạy chung của cả nước như những trường THCS, THPT khác nhằm thực hiện mục tiêu của giáo dục THCS và THPT.

1.3.4. Nhiệm vụ của trường PTDTNT

Trường PTDTNT thực hiện các nhiệm vụ của trường trung học quy định tại Điều lệ trường trung học hiện hành và các nhiệm vụ sau:

- Tuyển sinh đúng đối tượng và chỉ tiêu được giao hằng năm.

- Giáo dục HS về chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước; bản sắc văn hóa và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc Việt Nam; ý thức tham gia phục vụ phát triển KT-XH ở vùng khó khăn sau khi tốt nghiệp.

- Giáo dục kỹ năng sống và kỹ năng hoạt động xã hội phù hợp với HS PTDTNT.

- Giáo dục lao động, hướng nghiệp và dạy nghề truyền thống phù hợp với năng lực của HS và yêu cầu phát triển KT - XH của địa phương.

- Tổ chức công tác nội trú cho HS, bảo đảm 100% HS của nhà trường được ăn, ở nội trú.

- Theo dõi, thống kê số lượng HS đã tốt nghiệp hằng năm của nhà trường tiếp tục học ở cấp học, trình độ cao hơn hoặc trở về địa phương tham gia công tác, lao động sản xuất nhằm đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục [7].

1.4. Hoạt động GDĐĐ cho HS trường PTDTNT THCS theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông

1.4.1. Đặc điểm tâm lý HS trường PTDTNT THCS

HS tại các trường PTDTNT THCS hầu hết là con em đồng bào dân tộc thiểu số, các em có đặc điểm nổi bật là nhiệt tình, vô tư, ngây thơ, trong sáng,

có kỹ năng trong hoạt động sống ở môi trường miền núi. Các em được sống trong một không gian với những bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc. Những bản sắc văn hóa truyền thống đã tạo cho các em một số kỹ năng trong sinh hoạt cộng đồng.

Bên cạnh các yếu tố mang bản sắc văn hóa tốt đẹp và có tính truyền thống thì vẫn còn tồn tại một số phong tục, luật tục cổ hủ lạc hậu, mê tín dị đoan. Các em còn thiếu một số kỹ năng cần thiết để hội nhập với xã hội phát triển trong việc ăn, ở, sinh hoạt, giao tiếp... Trong độ tuổi này, định hướng chính trị của các em còn chưa rõ nét, niềm tin chưa vững chắc, ý thức tổ chức, kỷ luật chưa cao. Khi vào trường, các em chưa quen với cuộc sống tập thể, môi trường phát triển, đôi khi mặc cảm, mơ hồ với quá khứ, có xu hướng thực dụng, đua đòi, dễ bị sa ngã, bị cuốn hút vào các trào lưu phản cảm trên mạng xã hội như sống ảo, câu like, những việc làm hay biểu hiện tiêu cực, không phù hợp với đạo đức xã hội.

Qua những đặc điểm trên đã cho thấy có những thuận lợi và khó khăn nhất định trong việc quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS các trường PTDTNT THCS. Để quản lý hiệu quả hoạt động GDĐĐ cho HS, các nhà quản lý giáo dục cần quan tâm nghiên cứu, đề xuất các biện pháp phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của HS trong các trường PTDTNT THCS.

1.4.2. Mục tiêu GDĐĐ cho HS trường PTDTNT THCS

Theo Luật Giáo dục 2005, tại điều 27: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp HS phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho HS tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống

lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [36].

Hoạt động GDĐĐ cho HS ở các trường PTDTNT THCS là một bộ phận của quá trình giáo dục tổng thể, nhằm từng bước hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho HS. Để rèn luyện đạo đức cho HS, cần phải hình thành ở các em ý thức, tình cảm và hành vi thực tiễn, cả ba mặt thống nhất với nhau và cần được củng cố vững chắc thông qua những hoạt động thực tiễn của HS một cách tự giác, tích cực, như một thói quen. Những hành vi, thói quen đạo đức được hình thành phải luôn mang tính tích cực của xã hội.

Theo chương trình giáo dục phổ thông mới, mục tiêu GDĐĐ cho HS là giúp người học hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm. Các phẩm chất đạo đức này được hình thành, phát triển gắn liền với quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của người công dân Việt Nam.

Đối với HS THCS, cần giúp cho người học:

Có hiểu biết về những chuẩn mực đạo đức, pháp luật cơ bản và giá trị, ý nghĩa của các chuẩn mực đó; tự hào về truyền thống gia đình, quê hương, dân tộc; tôn trọng, khoan dung, quan tâm, giúp đỡ người khác; tự giác, tích cực học tập và lao động; có thái độ đúng đắn, rõ ràng trước các hiện tượng, sự kiện trong đời sống; có trách nhiệm với bản thân, gia đình, nhà trường, xã hội, công việc và môi trường sống [10].

Theo định hướng đó, ngoài những mục tiêu GDĐĐ cho HS, trường PTDTNT THCS cần được cụ thể hóa, gắn với đặc thù như: Tổ chức các hoạt động giáo dục đặc thù gắn với yêu cầu giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, kĩ năng sống cho HS; tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức của HS về chủ trương, đưòng lối, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, về bản sắc văn hóa và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc Việt Nam; nâng cao chất lượng

công tác tuyên truyền và phổ biến giáo dục pháp luật cho HS [9].

1.4.3. Nội dung GDĐĐ cho HS trường PTDTNT THCS

1.4.3.1. Nội dung GDĐĐ cho HS THCS trong chương trình GDPT mới

c ự h

t

hiệm

- Nội dung khái quát: Giáo dục cho học sinh về lòng yêu quê hương, đất nước; giáo dục lòng nhân ái; giáo dục đức tính chăm chỉ, cần cù; giáo dục đức tính trung thực; giáo dục tinh thần trách nhiệm [10]. Cụ thể như sau:

Nội dung

Lớp 6

Lớp 7

Lớp 8

Lớp 9

Giáo dục đạo đức

Yêu nước

Tự hào về truyên thống gia đình,

dòng họ

Tự hào về truyền thống quê hương

Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam


Sống có lí tưởng

Nhân ái

Yêu thương con người

Quan tâm, cảm thông

và chia sẻ

Tôn trọng sự đa dạng của các dân

tộc


Khoan dung

Chăm chỉ

Siêng năng, kiên trì

Học tập tự giác, tích cực

Lao động cần cù, sáng tạo

Tích cực tham gia các hoạt

động cộng đồng

Trung

Tôn trọng sự thật


Giữ chữ tín


Bảo vệ lẽ phải

Khách quan và công bằng

Trách

n


Tự lập

Bảo tồn di sản văn hoá

Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên

nhiên


Bảo vệ hoà bình

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở tỉnh Cao Bằng theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông - 4

- Nội dung cụ thể và yêu cầu cần đạt:

Lớp 6:


Nội dung

Yêu cầu cần đạt

Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ

Nêu và giải thích được (đơn giản) một số truyền thống, ý nghĩa của gia đình, dòng họ. Biết giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình, dòng họ bằng những việc làm cụ thể phù hợp.


Yêu thương con người

Nêu được khái niệm và biểu hiện của tình yêu thương con người. Trình bày được giá trị, thực hiện được những việc làm thể hiện tình yêu thương con người. Đánh giá được thái độ, hành vi, phê phán những biểu hiện trái với tình yêu thương con người.


Siêng năng, kiên trì

Nêu được khái niệm, nhận biết được ý nghĩa, biểu hiện của siêng năng, kiên trì, vận dụng vào cuộc sống hằng ngày. Đánh giá được sự siêng năng, kiên trì của bản thân và người khác trong học tập, lao động. Quý trọng những người siêng năng, kiên trì; góp ý cho những bạn có biểu hiện lười biếng, hay nản lòng để khắc phục hạn

chế này.


Tôn trọng sự thật

Nhận biết được một số biểu hiện và hiểu vì sao phải tôn trọng sự thật. Luôn nói thật với người thân, thầy cô, bạn bè và người có trách nhiệm. Không đồng tình với việc nói dối hoặc che giâu sự

thật.


Tự lập

Nêu được khái niệm tự lập, vì sao phải tự lập. Liệt kê và đánh giá được khả năng tự lập của bản thân và người khác. Tự thực hiện được nhiệm vụ của bản thân trong học tập, sinh hoạt hằng ngày,

hoạt động tập thể ở trường và trong cuộc sống cộng đồng.

Xem tất cả 139 trang.

Ngày đăng: 20/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí