Thống Kê Số Phòng Học, Số Học Sinh Các Trường Ptdtnt Thcs (2013 - 2018)

TT

(Nguồn: Sở GD&ĐT tỉnh Cao Bằng)

Thiện Nghị quyết của tỉnh ủy, Sở GD&ĐT Cao Bằng tiến hành quy hoạch mạng lưới trường PTDTNT trên địa bàn toàn tỉnh, ưu tiên đầu tư CSVC, thiết bị và ngân sách, lựa chọn bố trí cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu. Việc sắp xếp, bố trí đội ngũ cán bộ quản lí được thực hiện kịp thời, phù hợp với năng lực công tác và phẩm chất đạo đức để đảm bảo việc nuôi dạy học sinh đáp ứng nhu cầu học tập của con em DTTS phục vụ mục tiêu tạo nguồn nhân lực cho vùng cao, vùng sâu, vùng xa...

Bảng 2.2. Thống kê số phòng học, số học sinh các trường PTDTNT THCS (2013 - 2018)

Năm học

Tổng số trường


Số lớp

Số học sinh

Tổng số phòng học

Trong đó

Kiên cố

Bán kiên

cố, tạm

2013 - 2014

10

80

2.433

124

112

12

2014 - 2015

11

85

2.432

125

113

12

2015 - 2016

11

88

2.640

123

105

18

2016 - 2017

12

94

2.684

128

111

17

2017 - 2018

12

96

2.735

133

111

22

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở tỉnh Cao Bằng theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông - 8


(Nguồn: Sở GD&ĐT tỉnh Cao Bằng)

Bảng 2.3. Thống kê số lượng cán bộ quản lý, GV, nhân viên các trường PTDTNT THCS trên địa bàn tỉnh Cao Bằng (2013 - 2018)


Năm học

Cán bộ quản lý

Giáo viên


Nhân viên

TS


Chuẩn

Trên chuẩn

TS


Chuẩn

Trên chuẩn

2013 - 2014

28

18

10

233

164

69

145

2014 - 2015

30

21

10

240

168

72

152

2015 - 2016

26

16

10

212

76

136

175

2016 - 2017

30

9

21

224

77

147

179

2017 - 2018

31

9

22

221

74

147

186

(Nguồn: Sở GD&ĐT tỉnh Cao Bằng)

Bện cạnh việc đầu tư về CSVC và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên thì chất lượng giáo dục hai mặt của HS các trường PTDTNT THCS ngày càng được nâng cao và ngày càng thể hiện rõ vai trò là đơn vị giáo dục đi đầu trong nhiệm vụ giáo dục đào tạo của các huyện và của tỉnh.

Bảng 2.4. Thống kê chất lượng giáo dục hai mặt các trường PTDTNT THCS trên địa bàn tỉnh Cao Bằng (2013 - 2018)


Năm học

Tổng

số HS

Hạnh kiểm

Học lực

Tốt

Khá

TB

Yếu

Giỏi

Khá

TB

Yếu

Ké m

2013 - 2014

2.433

2.001

327

99

6

251

1.262

844

74

2

2014 - 2015

2.432

2.079

288

57

8

302

1.259

806

64

1

2015 - 2016

2.640

2.266

308

66

0

344

1.508

752

35

1

2016 - 2017

2.684

2.304

302

74

4

428

1.563

659

33

1

2017 - 2018

2.735

2.393

278

64

0

476

1.609

617

33

0

(Nguồn: Sở GD&ĐT tỉnh Cao Bằng)

2.1.3. Tổ chức khảo sát thực trạng

2.1.3.1. Mục đích khảo sát

Đánh giá đúng thực trạng quản lý GDĐĐ cho học sinh trong các trường PTDTNT THCS trên địa bàn tỉnh Cao Bằng để làm căn cứ thực tiễn đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động này nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của các nhà trường.

2.1.3.2. Nội dung khảo sát

- Nhận thức của CBQL, GV, CMHS và HS ở các trường PTDTNT THCS về hoạt động GDĐĐ cho HS;

- Thực trạng hoạt động GDĐĐ cho HS tại các trường PTDTNT THCS trên địa bàn tỉnh Cao Bằng;

- Thực trạng quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS tại các trường PTDTNT THCS trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

2.1.3.3. Đối tượng khảo sát

Luận văn tiến hành khảo sát ý kiến của 31 CBQL, 120 GV, 120 CMHS và 120 HS ở 12 trường PTDTNT THCS trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

2.1.3.4. Phương pháp, công cụ khảo sát

- Sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát, trưng cầu ý kiến để thu thập thông tin, đánh giá thực trạng GDĐĐ và quản lý GDĐĐ cho HS tại các trường PTDTNT THCS trên địa bàn tỉnh Cao Bằng; quan sát, phỏng vấn,… nhằm tổng kết, đúc rút những bài học kinh nghiệm từ đội ngũ CBQL và những người làm công tác giáo dục ở các trường PTDTNT THCS trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Sử dụng phương pháp thống kê toán học nhằm xử lý kết quả khảo sát.

- Xây dựng các mẫu phiếu điều tra, khảo sát, biên bản phỏng vấn, biên bản quan sát; thử nghiệm bộ công cụ điều tra và tiến hành khảo sát thực trạng. Việc thực hiện khảo sát thực hiện theo tiến trình: phát phiếu, phỏng vấn, thu thập số liệu và sử dụng các phép toán thống kê để tổng hợp và xử lý các số liệu thu thập được.

2.1.3.5. Xử lý kết quả

Sau khi thu thập phiếu từ các đối tượng khảo sát, tôi sử dụng phương pháp toán thống kê để xử lý số liệu dưới dạng tỷ lệ phần trăm, điểm số trung bình để đánh giá, nhận định thực trạng. Kết quả các câu trả lời tính ra điểm trung bình (ĐTB) được đánh giá theo thang đo Likert 4 mức độ, khi đó: Giá trị khoảng cách = (Maximum – Minimum)/n = (4-1)/4 = 0,75.

Ý nghĩa các mức như sau:

a. Mức tốt: ĐTB từ 3,25 < X ≤ 4,00;

b. Mức khá: ĐTB từ 2,50 < X ≤ 3,25;

c. Mức trung bình: ĐTB từ 1,75 < X ≤ 2,50;

d. Mức yếu: ĐTB từ 1,0 - 1,75.

Ngoài ra, chúng tôi sử dụng các câu hỏi phỏng vấn, ghi chép lại ý kiến trả lời phỏng vấn để phân tích, nhận định về thực trạng quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh các trường PTDTNT THCS trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

2.2. Thực trạng hoạt động GDĐĐ cho học sinh các trường PTDTNT THCS tỉnh Cao Bằng

2.2.1. Nhận thức của CBQL, GV, CMHS, HS về sự cần thiết của hoạt động GDĐĐ cho HS

Để tìm hiểu nhận thức của CBQL, GV, CMHS, HS về sự cần thiết của hoạt động GDĐĐ cho HS các trường PTDTNT THCS trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, tác giả luận văn sử dụng câu hỏi số 1, phụ lục 1,2,3 để khảo sát, kết quả thu được ở bảng 2.5.

Bảng 2.5. Nhận thức về sự cần thiết của hoạt động GDĐĐ cho HS các trường PTDTNT THCS trên địa bàn tỉnh Cao Bằng hiện nay

Mức độ

Ý kiến đánh giá

Số Lượng

Tỷ lệ (%)

Rất cần thiết

298

76,21

Cần thiết

88

22,51

ít cần thiết

5

1,28

0

0,00

Không cần thiết


Kết quả khảo sát ở bảng 2.5 cho thấy hầu hết số người được hỏi đều cho rằng sự cần thiết của hoạt động GDĐĐ cho HS tại các trường PTDTNT THCS trên địa bàn tỉnh Cao Bằng là cần thiết và rất cần thiết, cụ thể: Có 76,21% số người được hỏi có ý kiến cho rằng rất cần thiết; có 22,51% số người được hỏi cho rằng cần thiết; có 1,28% số người được hỏi cho rằng ít cần thiết; không có ai cho rằng không cần thiết.

Từ kết quả khảo sát trên cũng cho thấy phần lớn CBQL, GV, CMHS và HS đã có nhận thức đúng về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của hoạt động GDĐĐ cho HS trong các nhà trường hiện nay. Tuy nhiên vẫn còn một số người cho rằng hoạt động này chỉ ở mức độ cần thiết (chiếm 22,51%), cá biệt vẫn còn một số người được hỏi (HS) cho rằng hoạt động GDĐĐ cho HS ít cần thiết (chiếm 1,28%) có nghĩa là số người này vẫn chưa thực sự coi công tác GDĐĐ cho HS là yếu tố hàng đầu, thiết yếu là nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững về nhân cách và trí tuệ của HS, chưa tương xứng với phương châm giáo dục của người xưa đã đúc kết "Tiên học lễ, hậu học văn", phương châm này vẫn còn nguyên giá trị đến thời nay, đặc biệt đối tượng học sinh ở đây là ở các trường PTDTNT.

2.2.2. Nhận thức của CBQL, GV, CMHS, HS về tầm quan trọng của môn học Giáo dục công dân (đạo đức) trong chương trình GDPT hiện hành

Để tìm hiểu nhận thức của CBQL, GV, CMHS, HS về tầm quan trọng của môn học Giáo dục công dân trong chương trình GDPT hiện hành, tác giả luận văn sử dụng câu hỏi số 2, phụ lục 1,2,3 để khảo sát, kết quả thu được ở bảng 2.6.

Bảng 2.6. Nhận thức về tầm quan trọng của môn học Giáo dục công dân trong chương trình GDPT hiện hành


TT


Mục tiêu

Kết quả đánh giá

CBQL, GV

CMHS, HS

Chung

SL

%

SL

%

SL

%

1

Rất quan trọng

69

45,70

85

35,42

154

39,39

Quan trọng

74

49,01

101

42,08

175

44,76

3

Ít quan trọng

8

5,30

39

16,25

47

12,02

4

Không có cũng được

0

0,00

15

6,25

15

3,84

2

Kết quả khảo sát ở bảng 2.6 cho thấy phần lớn số người được hỏi đều cho rằng môn học Giáo dục công dân trong chương trình GDPT hiện hành là quan trọng và rất quan trọng (chiếm tỷ lệ 84,14%). Điều đó thể hiện sự nhận thức đúng đắn của CBQL, GV, CMHS, HS về tầm quan trọng của môn học đối với việc GDĐĐ cho học sinh trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số người được hỏi cho rằng môn học này ít quan trọng và không có cũng được (chiếm tỷ lệ 15,86%).

Qua trao phỏng vấn trực tiếp một số GVCN thấy rằng trên thực tế, theo quan niệm sai lầm của một số người: môn Toán, Văn, Ngoại ngữ, Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa mặc nhiên được coi là môn cơ bản (chính), các môn còn lại trong chương trình là ít quan trọng (môn phụ) trong đó có môn GDCD. Quan niệm chính - phụ không chỉ có ở phụ huynh, mà còn có trong cả người học (có 22,50% CMHS, HS cho rằng môn GDCD ít quan trọng, không có cũng được); thậm chí cả CBQL và giáo viên (có 5,30 % CBQL, GV được hỏi cho rằng môn GDCD là ít quan trọng).

Ngay trong nhà trường, việc dạy môn GDCD cũng bị chính một số CBQL, GV xem nhẹ, khi phân công chuyên môn, thường phân dạy kèm thêm GDCD (do thiếu GV), cho đủ cơ số giờ quy định, hoặc phân công cho các giáo viên hợp đồng. Vì ít kinh nghiệm, thiếu chuyên môn nên người dạy thường rất qua loa, lên lớp chủ yếu cho học sinh đọc sách giáo khoa, học thuộc lòng phần “bài học”, mà ít đầu tư công phu cho bài giảng. Với cách dạy như vậy nên CMHS, HS cũng coi thường môn học này, mặc dù đó là một môn học không thể thiếu để hình thành nhân cách cho các em, hướng các em đến những chuẩn mực đạo đức của xã hội. Từ chỗ người dạy không chú tâm dẫn đến học sinh coi thường, phụ huynh cũng xem nhẹ môn học ấy.

2.2.3. Đánh giá của CBQL, GV, CMHS, HS việc thực hiện mục tiêu GDĐĐ cho HS theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông

Để tìm hiểu cảm nhận của CBQL, GV, CMHS, HS về việc thực hiện mục tiêu GDĐĐ cho HS theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, tác giả luận văn sử dụng câu hỏi số 3, phụ lục 1,2,3 để khảo sát, kết quả thu được ở bảng 2.7.

Bảng 2.7. Đánh giá của CBQL, GV, CMHS, HS về thực hiện mục tiêu GDĐĐ cho HS theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông

(Nội dung khảo sát được đánh giá, cho điểm theo 4 mức: Tốt: 4; Khá: 3; Trung bình: 2; Yếu: 1)


TT


Mục tiêu

Kết quả

Tổng

điểm

ĐTB

Thứ

bậc


1

Giúp học sinh có hiểu biết về những chuẩn mực đạo đức, pháp luật cơ bản và giá trị, ý nghĩa của

các chuẩn mực đó


1056


2,70


3

2

Tự hào về truyền thống gia đình, quê hương, dân

tộc

1154

2,95

1

3

Tôn trọng, khoan dung, quan tâm, giúp đỡ người

khác

892

2,28

5

4

Tự giác, tích cực học tập và lao động

982

2,51

4

5

Có thái độ đúng đắn, rõ ràng trước các hiện

tượng, sự kiện trong đời sống

845

2,16

6

6

Có trách nhiệm với bản thân, gia đình, nhà

trường, xã hội, công việc và môi trường sống

1107

2,83

2

Kết quả khảo sát ở bảng 2.7 cho thấy tất cả số người được hỏi đều cho rằng việc thực hiện mục tiêu GDĐĐ cho HS theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông ở mức độ trung bình và khá, trong đó: Các nội dung được đánh giá ở mức độ khá là: Tự hào về truyền thống gia đình, quê hương, dân tộc có ĐTB là 2,95; có trách nhiệm với bản thân, gia đình, nhà trường, xã hội, công việc và môi trường sống có ĐTB là 2,83; giúp HS có hiểu biết về những chuẩn mực đạo đức, pháp luật cơ bản và giá trị, ý nghĩa của các chuẩn

mực đó có ĐTB là 2,70; tự giác, tích cực học tập và lao động có ĐTB là 2,51. Hai nội dung còn lại thực hiện ở mức độ trung bình là: Tôn trọng, khoan dung, quan tâm, giúp đỡ người khác với ĐTB là 2,28; có thái độ đúng đắn, rõ ràng trước các hiện tượng, sự kiện trong đời sống với ĐTB là 2,16.

Nhìn chung, mục tiêu GDĐĐ cho HS theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đã được các nhà trường thực hiện. Tuy nhiên, mức độ thực hiện còn có sự khác nhau ở các nội dung, như: GD cho HS biết tôn trọng, khoan dung, quan tâm, giúp đỡ người khác và có thái độ đúng đắn, rõ ràng trước các hiện tượng, sự kiện trong đời sống còn thực hiện ở mức độ trung bình. Để HS biết vận dụng kiến thức đã được GD vào trong học tập, sinh hoạt và trong cuộc sống, các nhà trường cần phải quan tâm, chú trọng thực hiện đồng bộ các nội dung của mục tiêu nêu trên, đây là những nội dung rất quan trọng mà công tác GDĐĐ cho HS trong các nhà trường hướng đến theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

2.2.4. Mức độ thực hiện các nội dung GDĐĐ cho HS theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông

Để tìm hiểu ý kiến của CBQL, GV, CMHS, HS về mức độ thực hiện các nội dung GDĐĐ cho HS theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, tác giả luận văn sử dụng câu hỏi số 4, phụ lục 1,2,3 để khảo sát, kết quả thu được ở bảng 2.8.

Bảng 2.8. Ý kiến của CBQL, GV, CMHS, HS về mức độ thực hiện các nội dung GDĐĐ cho HS theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông


TT


Nội dung

Mức độ thực hiện

Tổng điểm

ĐTB

Thứ bậc

1

Giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước

1212

3,10

1

2

Giáo dục lòng nhân ái

1048

2,68

3

3

Giáo dục đức tính chăm chỉ, cần cù

966

2,47

4

TT


Nội dung

Mức độ thực hiện

Tổng điểm

ĐTB

Thứ bậc

4

Giáo dục đức tính trung thực

1123

2,87

2

5

Giáo dục tinh thần trách nhiệm

958

2,45

5

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/05/2022