Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở tỉnh Cao Bằng theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông - 2

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


CBQL

Cán bộ quản lý

CNH

Công nghiệp hóa

CSVC

Cơ sở vật chất

ĐTB

Điểm trung bình

DTTS

Dân tộc thiểu số

GD

Giáo dục

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

GDĐĐ

Giáo dục đạo đức

GDNGLL

Giáo dục ngoài giờ lên lớp

GV

GV

HĐH

Hiện đại hóa

HS

HS

KT-XH

Kinh tế - Xã hội

PTDTNT

Phổ thông dân tộc nội trú

QLGD

Quản lý giáo dục

THCS

Trung học cơ sở

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở tỉnh Cao Bằng theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông - 2

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Thống kê các trường PTDTNT THCS trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đến năn 2018 45

Bảng 2.2. Thống kê số phòng học, số học sinh các trường PTDTNT THCS (2013 - 2018) 46

Bảng 2.3. Thống kê số lượng cán bộ quản lý, GV, nhân viên các trường PTDTNT THCS trên địa bàn tỉnh Cao Bằng (2013 - 2018) 47

Bảng 2.4. Thống kê chất lượng giáo dục hai mặt các trường PTDTNT THCS trên địa bàn tỉnh Cao Bằng (2013 - 2018) 47

Bảng 2.5. Nhận thức về sự cần thiết của hoạt động GDĐĐ cho HS các trường PTDTNT THCS trên địa bàn tỉnh Cao Bằng hiện nay 49

Bảng 2.6. Nhận thức về tầm quan trọng của môn học Giáo dục công dân trong chương trình GDPT hiện hành 50

Bảng 2.7. Đánh giá của CBQL, GV, CMHS, HS về thực hiện mục tiêu GDĐĐ cho HS theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 52

Bảng 2.8. Ý kiến của CBQL, GV, CMHS, HS về mức độ thực hiện các nội dung GDĐĐ cho HS theo định hướng đổi mới chương

trình giáo dục phổ thông 53

Bảng 2.9. Ý kiến của CBQL, GV về mức độ thực hiện các phương pháp GDĐĐ cho HS 55

Bảng 2.10. Ý kiến của CBQL, GV, CMHS, HS về mức độ thực hiện và hiệu quả của các hình thức GDĐĐ cho HS 56

Bảng 2.11. Ý kiến của CBQL, GV, CMHS, HS về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động GDĐĐ cho HS 59

Bảng 2.12. Ý kiến của CBQL, GV, CMHS, HS về mức độ thực hiện các hình thức phối hợp các lực lượng nhà trường, gia đình, xã hội trong hoạt động GDĐĐ cho HS 60

Bảng 2.13. Ý kiến của CBQL, GV về công tác lập kế hoạch GDĐĐ cho HS 63

Bảng 2.14. Ý kiến của CBQL, GV về công tác tổ chức thực hiện hoạt động GDĐĐ cho HS 65

Bảng 2.15. Ý kiến của CBQL, GV về công tác chỉ đạo thực hiện hoạt động GDĐĐ cho HS 66

Bảng 2.16. Ý kiến đánh giá của CBQL, GV về công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động GDĐĐ cho HS tại các trường PTDTNT THCS trên

địa bàn tỉnh Cao Bằng 68

Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm về mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS các trường PTDTNT THCS trên địa bàn tỉnh Cao Bằng 90

MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài

Khi Bác Hồ về thăm trường Đại học Sư phạm Hà Nội (ngày 21 tháng 10 năm 1964), trong bài nói chuyện, Người nêu mục tiêu giáo dục phải đạt được là đào tạo con người phát triển toàn diện cả về tài và đức: “Dạy cũng như học phải biết chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng. Đó là cái gốc, rất là quan trọng. Nếu không có đạo đức cách mạng thì có tài cũng vô dụng. Đạo đức cách mạng là triệt để trung thành với cách mạng, một lòng một dạ phục vụ nhân dân” [30].

Nghị quyết Hội nghị lần thứ II Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá VIII đã khẳng định “Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là nhằm xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với ý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, … làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi… là những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng" vừa "chuyên" như lời dặn của Bác Hồ.

Thông báo kết luận của Bộ Chính trị (Số 242-TB/TW ngày 15 tháng 4 năm 2009) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết trung ương 2 (khóa VIII), phương hướng phát triển GD&ĐTđến năm 2020, Bộ Chính trị đã khẳng định giải pháp: “Thứ nhất, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, coi trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống cho HS, sinh viên, mở rộng quy mô giáo dục hợp lý”.

Trong những năm qua, đất nước ta chuyển mình trong công cuộc đổi mới sâu sắc và toàn diện, từ một nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Với công cuộc đổi mới, chúng ta có nhiều thành tựu to lớn rất đáng tự hào về phát triển KT - XH, văn hóa - giáo dục. Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, đặc biệt là cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại đang

tác động rất lớn đến mọi mặt kinh tế, xã hội, văn hóa và con người Việt Nam,

trong đó đặt ra nhiều cơ hội và thách thức cho giáo dục và đào tạo. Quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước làm cho đời sống của người dân ngày một nâng cao; HS được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục ngày càng tốt hơn. Giá trị đạo đức truyền thống vẫn được gìn giữ và phát huy.

Tuy nhiên, mặt trái của nền kinh tế thị trường cũng có phần ảnh hưởng tiêu cực đến sự nghiệp giáo dục, trong đó sự suy thoái về đạo đức và những giá trị nhân văn của HS với hàng loạt vụ việc diễn ra khiến dư luận hết sức quan tâm, từ chuyện đánh nhau trong trường, ngoài đường phố, vi phạm thuần phong mỹ tục trong lời ăn, tiếng nói, cách ăn mặc, đáng lo ngại là tình trạng tội phạm vị thành niên này càng tăng, độ tuổi phạm tội càng trẻ hóa… Thêm vào đó, sự du nhập văn hoá phẩm đồi trụy, bạo lực thông qua các phương tiện như phim ảnh, games, mạng Internet, mạng xã hội facebook… làm ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển về tâm lý, nhân cách của HS.

Trước những biểu hiện của sự xuống cấp về đạo đức, Nghị quyết số 29- NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết hội nghị trung ương 8 khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã đưa ra mục tiêu “Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho HS. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống”.

Trường PTDTNT ở nước ta ra đời theo yêu cầu của sự nghiệp cách mạng miền núi, vùng dân tộc. Trường ở vị trí mũi nhọn trong sự nghiệp giáo dục miền núi được coi là trường chuyên biệt đào tạo cán bộ nguồn cho vùng dân tộc và miền núi. Trường PTDTNT được Nhà nước thành lập cho con em dân tộc thiểu số, con em gia đình các dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh

tế - xã hội đặc biệt khó khăn nhằm góp phần tạo nguồn đào tạo cán bộ và nguồn nhân lực có chất lượng cho vùng này.

GDĐĐ ở các trường phổ thông đã khó, ở trường PTDTNT lại càng khó hơn, bởi lẽ hiện nay HS các trường PTDTNT THCS trên địa bàn tỉnh Cao Bằng trên 99% HS là con em đồng bào các dân tộc thiểu số các em đến từ những vùng miền khác nhau, dân tộc khác nhau, phong tục khác nhau, các em đã quen với những sinh hoạt cộng đồng, những phong tục tập quán đã ăn sâu vào trong tư tưởng của các em, những tiếng chửi thề, những trò ngỗ nghịch, những hành xử thiếu ý thức ... không thể một sớm một chiều mà có thể thay đổi được.

Nghiên cứu về công tác GDĐĐ cho HS tại các trường PTDTNT THCS trên địa bàn tỉnh Cao Bằng để đánh giá đúng tình hình, nhận diện đúng vấn đề, phát hiện những trở ngại và vướng mắc, tìm ra nguyên nhân và đề xuất các biện pháp nhằm quản lý tốt hoạt động GDĐĐ cho HS tại các trường PTDTNT THCS tỉnh Cao Bằng là việc làm cấp thiết hiện nay nhằm góp phần đảm bảo chất lượng giáo dục của các nhà trường, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

Những năm học gần đây tỷ lệ HS vi phạm đạo đức trong các trường PTDTNT THCS có chiều hướng gia tăng và tính chất có phần nghiêm trọng hơn đã tạo dư luận không tốt trong xã hội. Việc quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS tại các trường PTDTNT THCS trên địa bàn tỉnh từ trước đến nay chưa có luận văn nào nghiên cứu về vấn đề này, vì vậy tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho HS các trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở tỉnh Cao Bằng theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông” làm luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành Quản lý giáo dục.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS các trường PTDTNT THCS tỉnh Cao Bằng, luận văn đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh các trường PTDTNT THCS trên địa bàn tỉnh Cao Bằng theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Hoạt động GDĐĐ cho HS trường PTDTNT THCS.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS các trường PTDTNT THCS trên địa bàn Cao Bằng theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài

- Đề tài tập trung khảo sát thực trạng và tổng kết kinh nghiệm hoạt động GDĐĐ cho HS tại các trường PTDTNT tỉnh Cao Bằng trong 5 năm qua (2013- 2018), phân tích những yêu cầu về GDĐĐ cho HS trong chương trình giáo dục phổ thông mới để đề xuất các biện pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng GDĐĐ cho HS tại địa bàn nghiên cứu.

- Khách thể điều tra gồm: Cán bộ quản lý, GV, Ban đại diện cha mẹ HS các trường PTDTNT THCS tỉnh Cao Bằng.

5. Giả thuyết khoa học

Hiện nay, việc GDĐĐ cho HS ở các trường PTDTNT THCS tỉnh Cao Bằng còn gặp nhiều khó khăn, thách thức: những thói quen xấu, hủ tục lạc hậu vẫn ăn sâu trong tiềm thức của con em đồng bào dân tộc thiểu số, khó thay đổi; hình thức tổ chức và phương pháp GDĐĐ còn nhiều hạn chế; công tác quản lý hoạt động GDĐĐ của Ban Giám hiệu nhà trường chưa thực sự hiệu quả.

Nếu phân tích làm rõ nội dung, phương pháp, hình thức GDĐĐ ở các trường phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, phối hợp chặt chẽ các lực lượng giáo dục nhà trường - gia đình - xã hội, từ đó xây dựng được

các biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS các trường PTDTNT THCS tỉnh Cao Bằng mang tính thực tiễn, khoa học, khả thi thì sẽ nâng cao được chất lượng hoạt động GDĐĐ cho HS, góp phần đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện của các nhà trường theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

6. Nhiệm vụ nghiên cứu

6.1. Nghiên cứu và xác lập cơ sở lý luận về quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS trường PTDTNT THCS.

6.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS các trường PTDTNT THCS tỉnh Cao Bằng.

6.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS các trường PTDTNT THCS tỉnh Cao Bằng theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động này.

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

- Tiến hành phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các nguồn tài liệu lý luận và thực tiễn liên quan đến hoạt động GDĐĐ cho HS các trường PTDTNT THCS tỉnh Cao Bằng theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông;

- Các tài liệu, văn kiện của Đảng, chính sách của Nhà nước về phát triển chương trình giáo dục phổ thông mới.

7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1. Phương pháp điều tra

Điều tra bằng bảng hỏi; bằng quan sát; bằng phỏng vấn phù hợp với nội dung luận văn; thống kê, phân tích các dữ liệu để có những đánh giá chính xác về thực trạng quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS các trường PTDTNT THCS tỉnh Cao Bằng.

7.2.2. Phương pháp quan sát

Xem tất cả 139 trang.

Ngày đăng: 20/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí