PHỤ LỤC
Phụ lục 1.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Kinh Môn, ngày 20 tháng 4 năm 2015 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tổ Chức Bồi Dưỡng Năng Lực Chuyên Môn Và Kỹ Năng Thực Hành Nghề Cho Giáo Viên
- Tăng Cường Đầu Tư, Nâng Cấp Cơ Sở Vật Chất, Thiết Bị Phục Vụ Dạy Nghề Ngắn Hạn Đáp Ứng Nhu Cầu Lao Động Địa Phương
- Kết Quả Khảo Nghiệm Tính Cần Thiết Của Các Biện Pháp
- Quản lý hoạt động dạy nghề ngắn hạn ở Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp - Dạy nghề huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương đáp ứng nhu cầu lao động địa phương - 15
Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.
KẾ HOẠCH
Về việc thực hiện dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn năm 2015
Căn cứ Quyết định số 375/QĐ-UBND ngày 04/02/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương về việc phân bổ chi tiết nguồn kinh phí địa phương hỗ trợ dạy nghề cho lao động nông thôn và kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm, dạy nghề và giảm nghèo bền vững năm 2015;
Thực hiện Công văn số: 584/SLĐTBXH-DN, ngày 13/3/2015 của Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Hải Dương về việc thực hiện công tác dạy nghề cho lao động nông thôn năm 2015;
Thực hiện Hợp đồng số 12/HĐDN ngày 20/3/2015 giữa Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Hải Dương và Trung tâm KTTH-HN-DN Kinh Môn về việc dạy nghề cho lao động nông thôn năm 2015
Thực hiện Hợp đồng số 09/HĐDN ngày 17/4/2015 giữa Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương và Trung tâm KTTH-HN-DN Kinh Môn về việc dạy nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn năm 2015;
Căn cứ Chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao và các điều kiện dạy nghề của Trung tâm KTTH-HN-DN Kinh Môn;
Trung tâm KTTH-HN-DN Kinh Môn xây dựng Kế hoạch thực hiện dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn năm 2015 như sau:
I/ Các văn bản hướng dẫn và chỉ đạo:
Tập trung nghiên cứu các văn bản sau:
Quyết định số 375/QĐ-UBND ngày 04/02/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương về việc phân bổ chi tiết nguồn kinh phí địa phương hỗ trợ dạy
nghề cho lao động nông thôn và kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm, dạy nghề và giảm nghèo bền vững năm 2015; Công văn số: 584/SLĐTBXH-DN, ngày 13/3/2015 của Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Hải Dương về việc thực hiện công tác dạy nghề cho lao động nông thôn năm 2015;
Quyết định số 62/QĐ-BLĐTBXH ngày 04/11/2008 của Bộ LĐTBXH về ban hành hệ thống biểu mẫu, sổ sách quản lý dạy và học trong đào tạo nghề.
Thông tư Liên tịch số 30/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BNNPTNT-BCT- BTTTT ngày 12/12/2012 của Liên Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương và Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn trách nhiệm tổ chức thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.
Thông tư Liên tịch số 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/7/2010; Thông tư Liên tịch số 128/2012/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 09/8/2012 sửa dổi, bổ sung một số điều của Thông tư Liên tịch số 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/7/2010 của Liên Bộ Tài chính- Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” ban hành theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ.
II/ Những công việc cần tập trung thực hiện:
1. Công tác thông báo, phổ biến tuyên truyền và tuyển sinh
- Phân công đ/c phó giám đốc phụ trách chuyên môn có trách nhiệm căn cứ các văn bản hướng dẫn làm túi Hồ sơ tuyển sinh, trong đó có đủ các mẫu giấy tờ theo quy định (Đơn, sơ yếu lý lịch, Hợp đồng học nghề với người học, giấy tờ ưu tiên, ảnh...) cung cấp và hướng dẫn các học viên làm hồ sơ dự học.
- Tuyển sinh nghề chăn nuôi (lợn) tại xã An Phụ: Đ/c Du, đ/c Vân. (2 lớp, mỗi lớp 35 hv)
- Tuyển sinh nghề May công nghiệp tại các xã Phúc Thành, Hiệp Hòa, Quang Trung, Thăng Long, Lạc Long, Lê Ninh, Bạch Đằng: đ/c Hòa, đ/c Hương, đ/c Yến, đ/c Dung. (2 lớp, mỗi lớp 35 hv)
* Những điều lưu ý trong công tác tuyển sinh:
+ CBGV đi cơ sở, làm việc với UBND các xã báo cáo kế hoạch, gặp cán bộ được UBND phân công thống nhất kế hoạch tuyển sinh (Thời gian, số lượng, nghề, chỉ tiêu, hồ sơ, danh sách, đối tượng... phải đảm bảo đúng theo hướng dẫn của Sở lao động Thương binh và Xã hội).
+ Tổng hợp danh sách, hướng dẫn học viên làm hồ sơ (lưu ý tên, tuổi, khớp CMT và sổ hộ khẩu, giấy tờ các đối tượng ưu tiên).
+ Khi đầy đủ điều kiện, Làm báo cáo đề nghị mở lớp (kèm theo danh sách học viên, hồ sơ và lịch tổ chức khai giảng).
+ Người làm công tác tuyển sinh phải chịu trách nhiệm số lượng học viên tuyển sinh được đến khi kết thúc khóa học. (số liệu dùng để thanh toán).
2. Công tác chuẩn bị trước khai giảng:
- Phân công chỉnh sửa chương trình, giáo trình, kế hoạch học tập các lớp nghề nông dân:
+ Nghề nghề chăn nuôi: Đ/c Du.
+ Nghề May công nghiệp: đ/c Hòa.
- Phân công lập dự toán kinh phí các lớp nghề nông dân: Đ/c Toàn (Thời gian hoàn thành: thứ 2 ngày 27/4/2015 gửi đ/c Trung).
- Tổ chức Hội nghị thẩm định chương trình các nghề trên và thống nhất dự toán kinh phí dạy nghề. Thời gian 14h30 ngày thứ hai 27/4/2015 tại phòng họp cơ quan. Thành phần: BGĐ, Tổ trưởng tổ Đào tạo- Dịch vụ, tổ trưởng tổ Hành chính, Kế toán.
- Kế toán tập hợp đầy đủ hồ sơ liên quan trình nộp Sở LĐTBXH và Chi cục Phát triển Nông thôn- Sở NN&PTNT để Giám đốc ký sau khi khai giảng.
/ Phân công trách nhiệm cụ thể
1. Giám đốc:
- Phụ trách chỉ đạo chung, toàn diện về chủ trương, chính sách chế độ, các thủ tục pháp lý trong việc dạy nghề.
2. Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn:
- Chịu trách nhiệm trước Giám đốc và tham mưu với Giám đốc trong việc chỉ đạo thực hiện dạy nghề. Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo tổ Đào tạo- Dịch vụ thực hiện kế hoạch mở lớp, giảng dạy, làm công tác kiểm tra, thực hiện hồ sơ các lớp nghề.
3. Tổ trưởng tổ Đào tạo- Dịch vụ:
- Có trách nhiệm nghiên cứu văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của các cấp, đặc biệt là 62/QĐ-BLĐTBXH ngày 04/11/2008 của Bộ LĐTBXH về ban hành hệ thống biểu mẫu, sổ sách quản lý dạy và học trong đào tạo nghề.
- Cụ thể các nội dung do ban Giám đốc chỉ đạo, quản lý, chỉ đạo việc tuyển sinh, mở lớp, chương trình, tài liệu, lịch giảng dạy. Phát hành các biểu mẫu, hồ sơ sổ sách phục vụ công tác chủ nhiệm, giảng dạy các lớp nghề; làm công tác kiểm tra và báo cáo tiến độ giảng dạy, học tập các lớp nghề với Trung tâm và Sở, phòng liên quan.
- Thực hiện các nội dung công việc do Ban giám đốc, Ban chuyên môn điều động và phân công, đảm nhiệm khâu hồ sơ học viên.
4. Kế toán tài vụ:
- Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về mọi chủ trương, chính sách cho việc dạy và học nghề về thu, chi, quyết toán đúng nội dung, quy trình, thời gian, độ chính xác, đối khớp các chứng từ thu, chi cho công tác dạy nghề.
- Có trách nhiệm nghiên cứu văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của các cấp, đặc biệt là Thông tư Liên tịch số 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/7/2010; Thông tư Liên tịch số 128/2012/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 09/8/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư Liên tịch số
112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/7/2010 của Liên Bộ Tài chính- Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” ban hành theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 461/QĐ-UBND ngày 21/02/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương phê duyệt mức hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn; Thông tư Liên tịch số 30/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BNNPTNT-BCT-BTTTT
ngày 12/12/2014.
- Lập các mẫu hướng dẫn kê chi về công tác tài chính để hướng dẫn các CBGV làm đúng các văn bản hướng dẫn.
- Chịu trách nhiệm thanh toán chế độ chính sách, cấp phát chứng chỉ cho học viên.
5. Giáo viên chủ nhiệm:
- Trực tiếp làm công tác quản lý lớp phụ trách; chịu trách nhiệm hướng dẫn, quản lý Hồ sơ học viên, sĩ số, hiệu quả học tập của lớp.
- Chuẩn bị tốt các nội dung cho công tác mở lớp, khai giảng, sơ kết, tổng kết lớp.
- Vào sổ theo dõi hiệu quả lao động của các học viên sau khi học.
6. Giáo viên giảng dạy:
- Chịu trách nhiệm chính về nội dung, phân phối chương trình giảng dạy và thực hành của các lớp.
- Đảm bảo giờ giấc, đúng, đủ số lượng, chất lượng theo chương trình giảng dạy đã được phê duyệt.
IV/ Tổ chức thực hiện
- Giám đốc Trung tâm giao nhiệm vụ cho phó giám đốc phụ trách chuyên môn, tổ trưởng và các giáo viên tổ Đào tạo- Dịch vụ chịu trách nhiệm tổ chức tuyển sinh, thành lập lớp học, khai giảng và thực hiện công tác giảng dạy; cùng với các cơ quan chức năng, tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá kết
quả thực hiện việc dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn năm 2015, làm đúng các văn bản hướng dẫn của cơ quan chỉ đạo.
- Lãnh đạo Trung tâm, có kế hoạch tự kiểm tra, giám sát, đồng thời thường xuyên phối hợp với các cơ quan, ban ngành chức năng, tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện nội dung, chương trình, cơ sở vật chất, các điều kiện giảng dạy của các lớp lao động nông thôn; kịp thời báo cáo, phản ánh kết quả thực hiện, tổ chức rút kinh nghiệm, tạo điều kiện để các lớp học hoàn thành nhiệm vụ.
- Kế toán tài vụ chịu trách nhiệm hướng dẫn và đôn đốc các CBGV, NV làm hồ sơ theo đúng tiến độ công việc, đồng thời chịu trách nhiệm về tính hợp pháp hồ sơ với Giám đốc.
- Cán bộ, giáo viên được phân công giao nhiệm vụ thực hiện các nội dung trên nêu cao tinh thần trách nhiệm, thực hiện nghiêm túc các nội dung công việc được giao, phối hợp chặt chẽ với các cán bộ giáo viên, nhân viên trong cơ quan, các bộ phận, ban ngành đoàn thể, cơ quan chức năng, phấn đấu hoàn thành thắng lợi chỉ tiêu kế hoạch dạy nghề cho lao động nông thôn năm 2015.
GIÁM ĐỐC (đã ký) Phạm Văn Hà |
Phụ lục 2.
PHIẾU HỎI Ý KIẾN CÁN BỘ QUẢN LÝ, GIÁO VIÊN
Để làm rõ thực trạng và những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng quản lý hoạt động dạy nghề ngắn hạn, từ đó nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động dạy nghề ngắn hạn, xin Ông (Bà) cho biết ý kiến của mình (đề nghị đánh dấu x vào các ô vuông những ý kiến phù hợp).
2. Đánh giá thực trạng về hoạt động dạy nghề ngắn hạn hiện nay ra sao?
1. Trước khi tham gia dạy nghề ngắn hạn, Ông (Bà) đã tham gia dạy môn gì?
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
2. Theo Ông (bà) hoạt động dạy nghề ngắn hạn hiện nay ra sao?
Khó khăn | Bình thường | Thuận lợi |
3. Ông (Bà) đã được đào tạo hoặc qua lớp bồi dưỡng nào chưa?
Thỉnh thoảng | Thường xuyên |
4. Hình thức tổ chức dạy nghề ngắn hạn hiện nay?
Theo đơn vị xã | Theo đợt |
5. Các nghề ngắn hạn đang tổ chức đào tạo có phù hợp không?
Ít phù hợp | Không phù hợp |
Nghề ngắn hạn nào Ông (Bà) thấy khó thực hiện? Tại sao?
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
6. Xin Ông (Bà) cho biết ý thức học tập của người học?
Bình thường | Tốt |
7. Việc tổ chức dạy nghề ngắn hạn hiện nay cho người lao động, theo Ông (Bà) có cần thiết không?
Cần | Không cần |
8. Khi thực hiện chương trình dạy nghề ngắn hạn, Ông (Bà) thấy có những khó khăn gì?
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
Xin Ông (bà) sắp xếp thứ tự các biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy nghề ngắn hạn đáp ứng nhu cầu lao động địa phương theo mức độ cần thiết (từ 1 đến 4)
( Dành cho cán bộ quản lý đơn vị)
1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan trọng của dạy nghề ngắn hạn đáp ứng nhu cầu lao động địa phương
2. Tổ chức bồi dưỡng năng lực chuyên môn và kỹ năng thực hành nghề cho giáo viên
3. Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động dạy nghề ngắn hạn đáp ứng nhu cầu lao động địa phương
4. Tăng cường đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ dạy nghề ngắn hạn đáp ứng nhu cầu lao động địa phương
Ngoài các biện pháp trên Ông (Bà) còn đề xuất biện pháp gì nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động dạy nghề ngắn hạn đáp ứng nhu cầu lao động địa phương hiện nay?
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
Xin cảm ơn ý kiến của Ông (Bà)!
.....