Các Địa Điểm Di Tích Lịch Sử Văn Hoá Ở Quận 8


năm trong hẻm 617, vị trí sân đình xưa là nhà túc.

Khuôn viên đình rộng khoảng 500m2, phần sân chiếm khoảng 50m2.

Đình gồm hai nếp nhà xâu theo kiểu tứ trụ: bốn trụ cái ở giữa (tạo thành hình vuông) và các cột quân chung quanh đỡ lấy bốn bức nóng mái kéo ra bốn phía. Bộ khung cột, kèo, rui được làm bằng gỗ, mái lợp ngói âm dương. Nếp nhà phía gồm võ ca và tiền điện, nếp nhà phía sau là chính điện và nhà túc, hai bên chính điện được mở rộng thêm hai chái, chái bên phải là gian nghĩa từ.

Đình Hưng Phú được xây dựng cách đây đã gần 200 năm. Do những biến động về lịch sử, xã hội, ngôi đình không còn được vị trí và tầm vóc như trước kia nhưng vẫn có giá trị nhất định trong tâm linh của người dân trong vùng. Vì vậy, trải qua năm tháng, Hội Đình Hưng Phú cùng nhân dân trong vùng nối tiếp nhau giữ gìn ngôi đình làng, cố gắng bảo tồn kiến trúc truyền thống vùng nam bộ cùng những hiện vật có giá trị như hoành phi, liễn đối, hương án, lư đồng, các bộ binh khí. Đặc biệt nhất là Sắc phong của Vua Tự Đức ban tặng cho tướng Phi Vân Nguyễn Phục. Vị thần linh lúc sinh thời là một tướng giỏi, từng là thầy dạy học của Hoàng tử Lê Thành (Nhà vua Lê Thánh Tông).

Bên cạnh đó Đình Hưng Phú còn lưu giữ những giá trị văn hoá phi vật thể như nghi thức tế lễ Nam Bộ, lễ rức Sắc, lễ xây chầu, v.v.

Ngày 12 thán 10 năm 2005 Đình Hưng Phú được Uỷ Ban nhân dân Tp.

HCM xếp hạng di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh thành phố.

2.2.5. Đình Vĩnh Hội

Đình Vĩnh Hội tọa lạc tại số 46 đường Đinh Hoà, Phường 13, Quận 8, được xây dựng khoảng năm 1818-1836 để đáp ứng nhu cầu xã hội và tín ngưỡng của nhân dân trên địa bàn cư trú. Từ đầu thế kỷ XX trở về trước, khi khu vực Xóm Củi còn nhiều kênh rạch chằng chịt, đình Vĩnh Hội tọa lạc tại


nơi sầm uất “trên bến dưới thuyền”, là nơi duy nhất có rạp hát Bội “Bầu Xá” đáp ứng nhu cầu văn hoá của nhân dân vùng Quận 8.

Đình Vĩnh Hội tọa lạc ở khu thị tứ, trên khuôn viên rộng gần 700m2. Cổng đình nằm sát đường Đinh Hoà. Sau hàng rào song sắt là bàn thờ và phù điêu Hổ Thần.

Trước kia nội thất gồm võ ca, chính điện, nghĩa từ, nhà túc. Năm 1985, võ ca bị sập đổ vì mối mọt, hiện nay khu này là một khoảng sân trống. Chính điện và nghĩa từ có chung một nếp nhà, được xây dựng theo kiểu nhà năm gian, cột kèo gỗ, mái ngói, sàn lát gạch hoa. Hiện nay một số cột gỗ được thay bằng công xi măng, mái ngói thay bằng mái tôn fibro xi măng.

Chính điện tuy là nhà năm gian nhưng các án thờ tập trung vào ba gian giữa. Trang trí cho ba gian thờ là hai lớp bao lam, mỗi lớp ba bức, giăng ngang bốn hang cột. Lớp bao phía ngoài chạm rồng mây, mẫu đơn trĩ, lớp phía trong chạm phượng hoàng, mai điểu, dây hoa. Trên các cột ở chánh điện có treo ba cặp liễn.

Dọc theo khoảng giữa các thân cột trưng bày các bộ bát bửu, lỗ bộ xếp đứng trên giá gỗ. Cách bài trí các án thờ là đường thẳng hàng theo hàng dọc và ngang theo hàng ngang.

Vĩnh Hội là một thôn làng người Việt được hình thành khá sớm ở Nam bộ mà ngày nay dấu tích còn lại là dình Vĩnh Hội. Đợt trùng tu năm 1985 làm mất đi võ ca và thay đổi vật liệu kiến trúc làm giảm bớt giá trị của một ngôi đình cổ. Tuy vậy đình vẫn giữ được kiểu nhà năm gian và kết cấu cột kèo gỗ.

Nghệ thuật trang trí đình Vĩnh Hội cũng nằm trong mô típ trang trí đình miếu Nam Bộ . Các mảng chạm trỗ có bố cục đơn giản nhưng đường nét sắc sảo, tinh tế, từng cách hoa mẫu đơn, từng chiếc lá nhỏ, từng cái vảy rồng, cụm mây,…được thể hiện tỷ mỉ, sinh động.


Nổi bật nhất trong các hiện vật bằng đồng là đỉnh trầm mắt tre và đỉnh trầm trái đào, tiêu biểu cho nghệ thuật đúc đồng ở Sài Gòn - Gia Định cuối thế kỷ 19.

Tín ngưỡng lễ hội Kỳ Yên ở đình Vĩnh Hội được giữ gìn, tiếp nối đời này qua đời khác thể hiện khát vọng của nhân dân về một cuộc sống yên bình, ấp áp.

Ngày 13 tháng 10 năm 2008, Đình Vĩnh Hội được Ủy Ban nhân dân Tp.

HCM xếp hạng di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh thành phố.

2.2.6. Chùa Thiên Phước

Chùa Thiên Phước do phật tử di cư từ Bắc vào Nam lập nên vào năm 1956, tại số 1581 Phạm Thế Hiển, Phường 6, Quận 8. Là cơ sở cách mạng trong thời kì kháng chiến chống Mỹ, chứa kho vũ khí, in ấn tài liệu bí mật, phục vụ cho cách mạng và nuôi giấu cán bộ, cách mạng, nhất là trong hai cuộc tổng tiến công nổi dậy năm 1968 và 1975.

Chùa quay về hướng Đông Nam và có tổng diện tích mặt bằng là 700m2. Mặt tiền có cổng tam quan, phía trên có hình lưỡng long triều nguyệt, hai bên cổng phụ có hai miếu thờ Ngũ Hành Nương Nương. Bên trái chính điện có đền Tứ Phủ. Giữa sân chùa có tượng Nam Hải Quan Âm Bồ Tát đứng trên con kình ngư. Phía trước chính điện có hai lớp cửa, cửa sắt bên ngoài, cửa gỗ bên trong. Phần trên chính diện là sân thượng được đúc bê tông, xây liền với chính điện là bệ phật lộ thiên, phía bên trái là nhà đựng hũ cốt, chính giữa là phòng nghĩ. Kế bên trái đền Tứ Phủ là dãy nhà bếp, nhà vệ sinh. Cách bệ phật lộ thiên về phía hậu lieu chùa là vách chùa xây bằng gạch, về phía trái là dãy phòng học mang tên Bồ Đề Ni tự.

Chùa Thiên Phước là cơ sở cách mạng trong thời kì kháng chiến chống đế quốc Mỹ. Chùa là nơi in ấn tài liệu mật phục vụ cho cách mạng.

Chùa là nơi cất giấu vũ khí để chuẩn bị đợt tổng tiến công nổi dây Mậu


thân năm 1968. Như vậy, chùa vừa hoạt động công khai vừa bí mật ủng hộ cách mạng.

Chùa Thiên Phước là di tích có giá trị lịch sử. Đây sẽ là nơi học tập truyền thống yêu nước của dân tộc ta, là nơi ghi nhớ những đóng góp của nhân dân đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc. Với ý nghĩa đó, ngày 27 tháng 4 năm 2009, Chùa Thiên Phước được xếp hạng di tích lịch sử của Tp. HCM.

2.2.7. Chùa Pháp Quang

Chùa Pháp Quang xây dựng năm 1948 tại số 71 đường liên tỉnh 5, Phường 5, Quận 8. Đây là cơ sở cách mạng của liên quận 7, 8 trong giai đoạn 1963-1975. Trong chùa có hầm trú ẩn để che giấu cán bộ cách mạng và quần chúng yêu nước. Đây là nơi diễn ra nhiều sự kiện nổi bật trong phong trào đấu tranh yêu nước của lực lượng Phật Giáo yêu nước. Chùa cũng là nơi thể hiện tấm lòng tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách bằng các cuộc cứu tế, phát chẩn, các hoạt động từ thiện xã hội, giúp đỡ các cụ già tứ cố vô thân.

Có thể nói chùa Pháp Quang có những sự kiện gắn với cuộc tổng tiến công năm 1968 và chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Chùa đã trở thành một cơ sở công khai đấu tranh trực diện với kẻ thù từ năm 1964 đến 1975, chùa là một cơ sở cách mạng nội thành hết sức quan trọng của cánh Tây Nam.

Từ chùa này, các đồng chí cán bộ cách mạng đã xâm nhập vào giới phật giáo nói chung và Thiên Thai giáo quán nói riêng, đã cảm hoá được các nhà sư và phật tử, đã đẩy mạnh được phong trào đấu tranh của phật giáo đối với hoà bình, chống chiến tranh, chống chế độ Mỹ-nguỵ, ủng hộ cách mạng, góp phần đưa vào cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn.

Với những thành tích trên ngày 27 tháng 4 năm 2009, Chùa Pháp Quang được Ủy ban nhân dân Tp. HCM xếp hạng di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh thành phố.


2.2.8. Lò Gốm Hưng Lợi

Di tích là một gò đất cao khoảng 5 mét, chân gò theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Trên gò có nhiều cây hoang dại như hai cây keo già, me… chung quang gò là vùng đất trũng có nhiều ao nhỏ. Quan sát đất đắp bờ bao nhận thấy là loại đất sét xám xịt mịn.

Hiện nay phía đầu Nam bị sụp, về phía Bắc của di tích đã bị dân san phẳng làm khu nghĩa địa nhỏ. Sau khi sửa sang lại vách và nền lò ở đầu phái Bắc, di tích được mô tả như sau:

Phát quật mặt bằng phái bắc gò làm xuất lộ một phần nền lò, một phần vách lò hai phía Tây, Đông và lớp hợp chất nghi là nóc lò (?). Đào năm hố thám sát hai bên sườn gò; thu lượm và phân loại được một số sản phẩm, gồm 3 chất liệu chính: sành (lu, khạp…), gốm xốp men nâu (hộp, siêu, tay cầm, chậu, vịm…), gốm bán sứ (chén, dĩa, cốc, ly, muỗng…) một số khuôn và hiện vật kỹ thuật…. Nhận định bước đầu: cấu trúc lò là ống dài thông suốt từ bầu lửa đến ống khói. Nền dốc năm độ từ Bắc (phía kênh Ruột Ngựa) lên phía. Dấu tích bầu lửa đã mất do việc xây mồ mả. Ống khói phía Nam. Cửa lò có thể ở cả hai bên.

Có thể kể ra một số loại sản phẩm đặc trưng của khu lò Hưng Lợi:

Đầu tiên là loại lu (chum) lớn nhất, chất liệu sành nâu, dáng thuôn vào đáy hay bầu tròn, còn được gọi là lu 3 đôi hay lu 5 đôi nước (mỗi đôi nước 40 lít). Lu được tạo hình bằng phương pháp dải cuộn, sau đó dùng bàn dập sửa sang lại cho gắn kết và vỗ cho mỏng đều. Xung quanh các vách lò có rất nhiều lu hư hỏng chứa đầy mảnh sản phẩm hoặc đất, chất thành hàng dài hay chồng lên nhau để gia cố vách lò.

Chiếm tỷ lệ lớn nhất là các loại sản phẩm gốm và sành không men hoặc có men nâu hay men vàng (men da lươn, da bò). Về loại hình, chủ yếu là "đồ bỏ bạch" như siêu, ơ (nồi có tay cầm) với nhiều kích cỡ, các loại hộp men


nâu. Trên nắp ơ, đáy siêu, đáy hay nắp hộp có in nổi ba chữ Hán trong khung hình bầu dục "Hưng Lợi Diêu" (lò Hưng Lợi). Ngoài ra còn có các kiểu khạp, hũ, chậu, vịm, chậu bông ... Đặc biệt trong lò này xuất hiện loại chậu bông (tròn hay lục giác) kích thước nhỏ, in hoa văn nổi men nâu, vàng (bông mai, cúc). Thân phủ men xanh đồng hay xanh lam, màu men đặc trưng của gốm cổ Sài Gòn.

Loại sản phẩm thứ ba là lại gốm men xanh trắng và men nhiều màu, gồm có tô, đĩa, bát, cốc. ly đèn, lư hương, ấm trà, bình rượu, thìa muôi ... Hoa văn xanh hoặc hoa văn nhiều màu (tím, đỏ, xanh lá cây, nâu, vàng), một số sản phẩm có những chữ Hán màu đen. Loại sản phẩm này không nhiều, nhưng vẫn có sản phẩm đặc trưng là tô con gà, thìa cá vàng in chìm hai chữ Hán "Kim Ngọc", cốc cao có 3 ngấn. Giai đoạn này phổ biến loại chậu kiểng lớn tạo dáng bằng khuôn in hai mang. Hoa văn in nổi là những đường hồi văn và các khung trang trí các mô típ phổ biến như Tùng Lộc, Mai Điểu, Bát Tiên ... Màu men phổ biến của chậu kiểng vẫn là xanh đồng, xanh lam, xanh lá cây ... Do sản phẩm chính là tô, bát, nên lò này còn được gọi là Lò Men (các hiện vật và hình ảnh khai quật được trưng bày tại Bảo tàng lịch sử TPHCM) [6&7].

Xung quanh khu di tích có nhiều ao nhỏ là dấu tích việc khai thác nguyên liệu làm gốm. Gần đây khu vực này vẫn còn một số lò gạch nhỏ. Bên kia làng Phú Định có vài gia đình làm ông lò (bếp lò) bằng đất sét đào ven kênh Ruột Ngựa trộn với tro (do trấu hun thành). Số lượng rất ít vì loại bếp lò này hiện chỉ tiêu thụ ở vùng ngoại thành hoặc ở miền Tây.

Cấu trúc lò gốm, sản phẩm là dấu vết kỹ thuật cho biết khu lò Hưng Lợi sản xuất từ khoảng giữa thế kỷ 18. Giai đoạn đầu là lò lu, sau đó đến lò siêu (nhưng vẫn sản xuất lu với số lượng ít), sau cùng là lò chén. Lò Siêu - mang tên Hưng Lợi - sản xuất trong thời gian khá dài. Còn lò chén chỉ sản xuất


trong một thời gian ngắn và ngưng hoạt động khoảng năm 1940.

Khoảng đầu những năm 1940 những lò gốm, lò gạch ngói cuối cùng của xóm Lò Gốm đã ngừng hoạt động. Bên cạnh những biến cố chính trị, nguyên nhân xã hội do quá trình đô thị hóa mạnh mẽ của Sài Gòn - Chợ Lớn. Quá trình này thúc đẩy sự tách biệt giữa thương nghiệp và thủ công nghiệp: các làng nghề bị đẩy ra vùng ven, hoặc phải chuyển địa bàn sản xuất ra các tỉnh lân cận, nhường chỗ cho các trung tâm thương mại, phố chợ.

Đô thị hóa làm mất đi cảnh quan tự nhiên, vùng đất nguyên liệu bị thu hẹp, vị trí ưu đãi của một làng gốm không còn nữa, xóm Lò Gốm của Sài Gòn xưa phải nhường vai trò của mình cho vùng gốm Biên Hòa - Lái Thiêu.

Ngày 25 tháng 4 năm 1998, Lò gốm cổ Hưng Lợi được Bộ Văn hoá- Thông tin công nhận di tích của quốc gia.

Như vậy, Quận 8 là địa bàn có nhiều di tích lịch sử - văn hoá tại Tp. HCM. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch văn hoá. Thế nhưng, có một khó khăn là các di tích này nằm rãi rác và cách xa nhau, nên lộ trình tham quan có thể gây khó khăn cho khách du lịch.

Bảng 2.6. Các địa điểm di tích lịch sử văn hoá ở Quận 8


Stt

Tên

Thời gian

hình thành

Loại di tích

Năm công

nhận

1

Đình Bình Đông

1818-1836

Di tích lịch sử cấp

quốc gia

1997

2

Đình Phong Phú

1816-1833

Di tích lịch sử - văn

hoá cấp Tp.HCM

2009

3

Đình Hưng Phú

Đầu thế kỉ

XIX

Di tích lịch sử - văn

hoá cấp Tp.HCM

2005

4

Đình Vĩnh Hội

1816-1836

Di tích lịch sử - văn

2008

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Di tích lịch sử - văn hóa trong hoạt động du lịch quận 8, TP. Hồ Chí Minh - 9






hoá cấp Tp.HCM



5

Chùa Sắc Tứ Huệ Lâm

Cuối thế kỉ XVII đầu

XIX

Di tích lịch sử - văn hoá cấp Tp.HCM


2005

6

Chùa Thiên Phước

Năm 1956

Di tích lịch sử - văn

hoá cấp tỉnh

2009

7

Chùa Pháp Quang

Năm 1948

Di tích lịch sử - văn

hoá cấp tỉnh

2009

8

Lò gốm Hưng Lợi

N/A

Di tích lịch sử cấp

quốc gia

1998

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Sản phẩm du lịch di tích lịch sử - văn hoá tại Quận 8, Tp. HCM có những đặc điểm như sau:

Thứ nhất, trong 8 sản phẩm ở bảng trên có nhiều di tích gắn với phong trào cách mạng của dân tộc như Chùa Thiên Phước, Chùa Tháp Quang, Đình Vĩnh Hội, đình Hưng Phú.

Chỉ có một số di tích lịch sử -văn hoá mang giá trị khảo cổ học đó là lò gốm Hưng Lợi.

Thứ hai, Quận 8 là địa bàn có nhiều di tích lịch sử - văn hoá tại Tp. HCM. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch văn hoá. Thế nhưng, có một khó khăn là các di tích này nằm rãi rác và cách xa nhau, nên lộ trình tham quan có thể gây khó khăn cho khách du lịch.

Khi khảo sát du khách về sự hài lòng khi tham quan các di tích, có khoảng 62% cho rằng họ cảm thấy rất thích thú khi tham quan các di tích ở Quận 8. Khoảng 38% còn lại cho rằng tuy di tích có giá trị về lịch sử - văn hoá nhưng khi họ tới, các di tích quá xuống cấp và các dịch vụ hỗ trợ như người thuyết trình để giải thích ý nghĩa và giá trị của di tích chưa đảm bảo.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/04/2023