Nghiên cứu sự thích ứng với hoàn cảnh có con tự kỷ của cha mẹ ở Hà Nội - 13

Câu 15: Khi biết con mình có những biểu hiện rối loạn cảm xúc trên anh/chị đã?

a. Cho con sinh hoạt bình thường và sử dụng các bài tập điều hòa cảm xúc để hỗ trợ con cân bằng cảm xúc

b. Hạn chế cho con đến chỗ đông người, nơi có thể kích thích những cảm xúc ít tích cực của con

c. Không thích ứng được với sự biểu hiện rối loạn cảm xúc thường xuyên của con. Cảm thấy buồn chán, thất vọng mỗi khi nghĩ đến con.

d. Khác:…………………………………………………………

Câu 16: Khi đưa trẻ đi dự liên hoan, tiệc tùng. Do được đến chỗ đông người nên trẻ phấn khích cười không ngừng. Khi đó anh/ chị làm như thế nào?

a. Rất xấu hổ với mọi người nên cho con về nhà ngay

b. Đưa con ra khỏi đám đông, tìm một nơi không gây ồn ào để con bình tĩnh trở lại, giải thích cho con hiểu sau đó tiếp tục quay lại dự tiệc.

c. Quát, mắng, đánh để con dừng hành vi đó lại

d. Phương án khác…………………………………………

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Câu 17: Con anh /chị có biểu hiện rối loạn về hành vi nào sau đây?

a. Có hành vi rập khuân về mắt, xúc giác, thính giác, vị giác

Nghiên cứu sự thích ứng với hoàn cảnh có con tự kỷ của cha mẹ ở Hà Nội - 13

b. Tự xâm hại

c. Hủy hoại bản thân, người khác hoặc đồ vật

d. Lặp lại dai dẳng một vấn đề

e. Khác…………………………………………………………

Câu 18: Khi căng thẳng con anh/ chị thường tự hủy hoại bản thân như tự cắn vào cơ thể, tự đập đầu vào tường hoặc tát má…Khi đó anh/ chị đã làm như thế nào?

a. Giữ lấy con để trẻ không tiếp tục thực hiện hành vi đó nữa. Sau đó đánh lạc hướng trẻ sang các hoạt động khác để con quên đi căng thẳng

b. Khi trẻ làm vậy anh/ chị giải thích cho trẻ rằng đó là các hành vi gây tổn thương lên cơ thể và không được làm vậy.

c. Lờ đi hành vi của trẻ, để trẻ tự hành hạ đến khi nào trẻ tự dừng lại.

d. Phương án khác………………………………………

Câu 19: Anh/ chị cảm thấy như thế nào khi con mình cứ lặp đi lặp lại các hành vi khác thường?

a. Lúc đầu rất khó chịu sau đó quen dần

b. Coi đó là hành vi đặc biệt của con nên cố gắng giúp con điều chỉnh với cách thức biểu hiện phù hợp hơn

c. Chấp nhận sống cùng các hành vi của trẻ

d. Thấy rất khó khăn để thích ứng được với các hành vi của trẻ

e. Lo lắng, stress khi con biểu hiện các hành vi đó, không cho con ra bên ngoài vì sợ con biểu hiện các hành vi

f. Khác:…………………………………………………………… Câu 20: Khi cho con đi dự tiệc, con anh/ chị chạy và nghịch đồ lung tung, không nghe lời. Khi đó anh/ chị làm thế nào?

a. Tìm một không gian/ bàn ăn có nhiều người đã biết bệnh tình của trẻ để nhờ mọi người giúp đỡ và rèn luyện thói quen cho trẻ

b. Cứ để con biểu hiện hành vi bình thường sau đó giải thích

cho con hiểu cái gì được làm hoặc không được làm, không để ý đến thái độ của người xung quanh

c. Anh/ chị thấy xấu hổ với mọi người, mang con ra chỗ khác la mắng con

d. Phương án khác……………………………………

Câu 21: Con anh /chị giao tiếp với mọi người bằng cách nào?

a. Đã có ngôn ngữ bình thường và sử dụng linh hoạt

b. Có ngôn ngữ giao tiếp nhưng mang tính rập khuân, ít chủ động sử dụng để đưa ra nhu cầu

c. Kết hợp giao tiếp bằng ngôn ngữ và cử chỉ do vốn từ hạn chế, nói ngọng

d. Giao tiếp chủ yếu thông qua hành vi, cử chỉ

e. Phải hỗ trợ hoàn toàn, con bạn chưa có khả năng giao tiếp

f. Giao tiếp qua tranh ảnh, lấy thẻ ảnh khi có hình ảnh liên quan đến đồ trẻ muốn.

g. Khác:……………………………………………………

Câu 22: Anh /chị đã làm như thế nào để thích ứng với cách thức giao tiếp của con mình?(có thể chọn 1 hoặc nhiều phương án)

a. Các thành viên trong gia đình học cách thức giao tiếp của con để hiểu và giao tiếp được với trẻ

b. Thiết kế đồ dùng trong nhà, nội thất phù hợp với đặc điểm giao tiếp của trẻ

c. Cố gắng để trẻ học và giao tiếp theo cách thông thường và không chấp nhận cách thức giao tiếp khác

d. Không thích ứng được với cách thức giao tiếp đó và luôn tìm mọi cách để mong con có được ngôn ngữ bình thường dù khả năng của con có hạn chế

e. Thích ứng theo cách khác……………………………………… Câu 23: Khi con anh/ chị nói nhảm hoặc nói các âm vô nghĩa anh/ chị sẽ làm như thế nào?

a. Thu hút sự tập trung chú ý của trẻ về phía mình và tạo các âm có nghĩa để con nghe và sửa theo

b. Đợi con nói linh tinh xong rồi giải thích cho con là không được nói như thế

c. Mặc kệ con nói đến lúc nào con tự dừng và không để ý đến con

d. Phương án khác…………………………………………

Câu 24: Con anh/ chị không chủ động đưa ra nhu cầu, khi chơi với bạn trẻ chưa biết chia sẻ với bạn chơi. Khi đó anh/ chị làm như thế nào?

a. Hướng dẫn con và bạn cùng chơi

b. Chỉ đứng quan sát con chơi cùng bạn, thi thoảng giúp đỡ con tương tác với bạn

c. Quan sát con chơi, biết con thiếu các kĩ năng tương tác với bạn nhưng anh/ chị không biết làm thế nào để giúp con

d. Nhìn và để con tự chơi với bạn, không giúp gì cho con

e. Phương án khác………………………………………………… Câu 25: Khi dạy con học, dạy một nội dung mà mãi con không tiếp thu được, con tiến bộ rất chậm, nhớ rất kém…khi đó anh/ chị cảm thấy như thế nào?

a.Rất khó chịu, cáu, quát mắng con sao mà ngu thế

b. Bực mình, cáu và dừng lại không dạy con nữa

c. Cáu và mắng con nhưng vẫn kiên trì dạy con

d. Bình thường vì hiểu đó là vấn đề của con

e. Luôn bình tĩnh, khích lệ con, kiên trì dạy con vì hiểu rằng đó là đặc điểm rối loạn của con.

f.Khác…………………………………………

Câu 26: Theo anh chị Rối loạn tự kỉ

a. Có thể chữa khỏi được, trẻ sẽ bình thường trở lại

b. Các phương pháp chỉ hỗ trợ cải thiện được khả năng của trẻ chứ không chữa được hết các triệu chứng của tự kỉ

c. Không chữa được. Con phải mang theo những rối loạn này đến hết đời

d. Hai chữ « Tự kỉ » là dấu chấm hết cho cuộc đời con. Phải xác định hỗ trợ con đến hết đời

e. Khác:……………………………………………………………

Câu 27: Anh/ chị đã giúp con như thế nào?

a. Tìm mọi cách thức, phương pháp nhằm giúp con cải thiện khả năng của mình và đẩy lùi dấu hiệu tự kỉ trong mọi trường hợp, mọi giai đoạn

b. Chấp nhận khả năng của con và hy vọng con chỉ có thể thực hiện được những hoạt động theo đúng những gì con đang có, không tạo áp lực cho con

c. Con càng lớn càng mong con là một đứa trẻ bình thường nhưng con lại không như vậy. Anh/chị buồn và thất vọng nhiều hơn khi thấy con lớn về thể xác mà trí tuệ và tâm lý thì cứ mãi là đứa trẻ

d. Con càng lớn anh/chị lại có cảm giác là không muốn có con. Anh/chị mệt mỏi với tình trạng bệnh của con.

Câu 28: Anh/ chị nhận thấy con phát triển như thế nào?

a. Con phát triển tốt theo sự phát triển của độ tuổi

b. Các rối loạn giảm đi rất chậm

c. Tình trạng rối loạn của con phức tạp hơn và nặng thêm khi con lớn

d. Con vẫn ở mức như khi mới phát hiện ra

Câu 29: Anh/ chị thích ứng như thế nào với hoàn cảnh có con rối loạn tự kỉ?

a. Thích ứng tốt

b. Thích ứng bình thường

c. Thấy khó khăn với mọi vấn đề con biểu hiện

d. Không thích ứng được

Câu 30: Những khó khăn từ khi anh/chị phát hiện con bị tự kỷ?

a. Phía bản thân:

..……………………………………………………………………

……………………………………………………………….

b. Phía gia đình, họ hàng:

……………………………………..................................................

………………………………………………………………..

c. Phía cộng đồng, xã hội:

………………………………………..........................................…

……………………………………………………………..

Câu 31: Nguyện vọng của anh/chị về tương lai của con?

………………………………………………………………………

………………………………………………………………………

Câu 32: Xin anh/ chị cho biết một số thông tin cá nhân cơ bản: Câu 32.1: Vợ chồng anh/chị đang sống và làm việc tại?

a. Việt nam

b. Nước ngoài

Nếu sống ở Việt Nam, anh /chị ở?

- Thành thị

- Nông thôn

Anh/ chị là cha hay mẹ của trẻ ?

- Cha

- Mẹ

Câu 32.2: Trình độ học vấn của anh /chị?

a. Trên đại học

b. Đại học- Cao đẳng

c. Trung cấp

d. Phổ thông trung học, trung học cơ sở

Câu 32.3 : Nghề nghiệp của anh/chị ?

- Kỹ sư

- Giáo viên- giảng viên

- Công nhân/ Nông dân

- Phóng viên

- Công an

- Bác sĩ

- Ngành khác…………………………………………………. Câu 32.4: Anh/ chị bao nhiêu tuổi:………………………………. Câu 32.5: Con anh/ chị là?

a. Con trai

b. Con gái

Câu 32.6: Đây là con thứ mấy trong gia đình ?

a. Con đầu lòng

b. Con thứ 2

c. Con thứ 3

d. Con khác

Câu 32.7: Cháu sinh ra:

a. Theo kế hoạch

b. Nhỡ kế hoạch

c. Phương án khác …………………………………………………….

Câu 32.8: Thời gian phát hiện bệnh của con anh/chị là?

a. Dưới 2 tuổi

b. Từ 2- 3 tuổi

c. Từ 3- 4 tuổi

d. Trên 4 tuổi

Câu 32.9: Hiện giờ con anh/ chị bao nhiêu tuổi?....................................


Xin chân thành cảm ơn quý anh/ chị đã hoàn thành phiếu hỏi!


oo0oo

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 17/05/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí