DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
1. BPDH: Biện pháp dạy học
2. BT TH: Bổ túc trung học
3. BT THPT: Bổ túc trung học phổ thông
4. CBQL: Cán bộ quản lý
5. CNH, HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
6. CNLN: Công nhân lành nghề
7. CNTT: Công nghệ thông tin
8. CSSX: Cơ sở sản xuất
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý hoạt động dạy học nghề theo hướng tiếp cận năng lực thực hiện của học viên Trung tâm giáo dục thường xuyên Yên Lập, tỉnh Phú Thọ - 1
- Mối Quan Hệ Giữa Hoạt Động Dạy Và Hoạt Động Học
- Dạy Học Nghề Theo Hướng Tiếp Cận Năng Lực Thực Hiện
- Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Nghề Ở Trung Tâm Gdtx Theo Tiếp Cận Năng Lực Thực Hiện
Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.
9. CSVC: Cơ sở vật chất
10. DN: Doanh nghiệp
11. ĐH: Đại học
12. ĐT: Đào tạo
13. ĐTB: Điểm trung bình
14. GD: Giáo dục
15. GDQD: Giáo dục quốc dân
16. GDTX: Giáo dục thường xuyên
17. GV: Giáo viên
18. HS: Học sinh
19. LĐ: Lao động
20. LĐTBXH: Lao động thương binh xã hội
21. NL: Năng lực
22. NLTH: Năng lực thực hiện
23. PPDH: Phương pháp dạy học
24. QL: Quản lý
25. QLGD: Quản lý giáo dục
26. QTDH: Quá trình dạy học
27. THCN: Trung học chuyên nghiệp
28. THPT: Trung học phổ thông
29. TT: Trung tâm
30. TTGDTX: Trung tâm giáo dục thường xuyên
31. VHVL: Vừa học vừa làm
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Thống kê kết quả đánh giá, xếp loại học lực, hạnh kiểm 5 năm (2010 - 2015) ...35 Bảng 2.2. Thống kê hệ liên kết đào tạo nghề tại TTGDTX Yên Lập từ 2007 đến 2015 36
Bảng 2.3. Kết quả việc giáo viên thực hiện các khâu của quá trình dạy học 38
Bảng 2.4. Kết quả thực hiện việc sử dụng các hình thức tổ chức dạy học 41
Bảng 2.5. Kết quả thực hiện các phương pháp dạy học 43
Bảng 2.6. Kết quả thực hiện các biện pháp dạy học 45
Bảng 2.7. Kết quả thực hiện kiểm tra, thi, đánh giá kết quả học tập cho học viên 47
Bảng 2.8. Tương quan giữa các phương pháp, biện pháp, hình thức tổ chức dạy học
tích cực và việc kiểm tra, thi, đánh giá kết quả học tập của học viên 49
Bảng 2.9. Kết quả đánh giá các biểu hiện năng lực thực hiện hoạt động học tập
của học viên 50
Bảng 2.10. Kết quả thực hiện các nội dung quản lý 54
Bảng 2.11. Kết quả thực hiện chỉ đạo việc dạy nghề của giáo viên theo hướng phát huy tiếp cận năng lực học tập của học viên 57
Bảng 2.12. Quản lý hoạt động học nghề của học viên theo hướng tiếp cận năng
lực học tập 60
Bảng 2.13. Kết quả quản lý việc xây dựng và sử dụng trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập của học viên 62
Bảng 2.14. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến việc quản lý dạy học nghề theo hướng tiếp cận năng lực học tập của học viên 64
Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm nhận thức về tính cần thiết và tính khả thi của
các biện pháp quản lý được đề xuất 86
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Kết quả thực hiện các phương pháp, biện pháp, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên 48
Sơ đồ 1.1: Các thành phần cấu trúc của năng lực 13
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ về mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất 85
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
“Giáo dục ngày càng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Bí mật về sự phát triển thành công của Nhật Bản, Hàn Quốc chính là ở chỗ họ đã có một nền giáo dục có khả năng tạo ra những con người đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển. Chính vì vậy, trong cuộc cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt hiện nay, Việt Nam muốn phát triển, khẳng định được vị thế của mình và hội nhập được với thế giới, cần phải quan tâm đúng mức đến giáo dục. Nền giáo dục Việt Nam thời gian qua đã có những thành công đóng góp nhất định vào sự phát triển của đất nước nhưng vẫn còn nhiều mặt hạn chế, lạc hậu mà thể hiện trước hết là ở chỗ mục tiêu của giáo dục là tiếp cận nội dung nên chưa thực sự tạo ra những con người có khả năng đóng góp nhiều nhất cho xã hội” [12].
Trên cơ sở nhận thức rõ vị trí, vai trò của đổi mới Giáo dục và Đào tạo trong công cuộc đổi mới đất nước, Đảng ta xác định: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học” [2].
Như vậy, đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy học nghề nói riêng đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, phải thực hiện chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên – học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội.
Trước những yêu cầu đổi mới đòi hỏi những người làm công tác giáo dục, những nhà QLGD phải trăn trở, suy nghĩ để tìm ra được các biện pháp quản lý hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường. Đã có nhiều nhà khoa học trong nước, nước ngoài nghiên cứu những vấn đề cơ bản và chung nhất về vấn đề quản lý nâng cao chất lượng dạy học nghề, đó là những thành tựu khoa học rất đáng trân trọng, được các cán bộ quản lý, giáo viên nghiên cứu vận dụng và đã mang lại những kết quả nhất định. Tuy nhiên, việc nghiên cứu các biện pháp quản lý dạy học nghề theo định hướng năng lực thực hiện của học viên hiện nay vẫn còn ít công trình nghiên cứu.
Thực tế, chất lượng dạy học nghề ở các trung tâm GDTX trên địa bàn tỉnh Phú
Thọ trong những năm gần đây đã có nhiều chuyển biến. Tuy nhiên, chất lượng dạy học nghề chưa cao, chưa gắn hoạt động dạy học với năng lực người học, do vậy chưa phát huy được hết tiềm năng của học viên. Trong công tác quản lý hoạt động dạy học nghề đã có nhiều biện pháp theo hướng lấy học sinh làm trung tâm, nhưng để nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học cần tiếp tục đề xuất để tìm ra những biện pháp mới, khả thi để tạo ra những công nhân lành nghề góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Quản lí hoạt động dạy học nghề theo hướng tiếp cận năng lực thực hiện của học viên tại Trung tâm GDTX Yên Lập, tỉnh Phú Thọ” để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực tiễn hoạt động dạy học nghề và quản lý hoạt động dạy học nghề theo tiếp cận năng lực thực hiện ở Trung tâm GDTX, đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học nghề theo hướng tiếp cận năng lực thực hiện của học viên tại Trung tâm GDTX Yên Lập, tỉnh Phú Thọ nhằm góp phần nâng cao kết quả dạy và học nghề, quản lý dạy và học nghề ở Trung tâm GDTX.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Việc quản lý hoạt động dạy học nghề theo hướng tiếp cận năng lực thực hiện tại Trung tâm GDTX.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học nghề theo hướng tiếp cận năng lực thực hiện tại Trung tâm GDTX.
4. Giả thuyết khoa học
Trong những năm qua, hoạt động dạy và học nghề, quản lý hoạt động dạy học
nghề ở Trung tâm GDTX Yên Lâp
đã đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên,
vẫn còn một số tồn tại, chưa thực sự phát huy được năng lực thực hiện của học viên. Nếu đề xuất và áp dụng một cách đồng bộ các biện pháp quản lí hoạt động dạy học nghề theo hướng tiếp cận năng lực thực hiện cho học viên, thì có thể nâng cao kết quả
quản lý hoạt động dạy và học nghề ở Trung tâm GDTX.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứ u cơ sở lí luân
của hoat
đôṇ g dạy học nghề, quản lý hoạt động
dạy học nghề theo hướng tiếp cận năng lực thực hiện ở Trung tâm GDTX.
5.2. Đánh giá thực trạng hoạt động dạy học nghề và thực trạng quản lý hoạt động dạy học nghề theo hướng tiếp cận năng lực thực hiện ở Trung tâm GDTX Yên Lập, tỉnh Phú Thọ.
5.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý dạy học nghề theo hướng tiếp cận năng lực thực hiện của học viên tại Trung tâm GDTX Yên Lập, tỉnh Phú Thọ.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu
Nghiên cứ u cơ sở lí luân của hoaṭ đôṇ g dạy học nghề và quản lí hoaṭ động dạy học
nghề theo hướng tiếp cận năng lực thực hiện của học viên Trung tâm GDTX cấp huyện.
Khảo sát thưc
trang hoạt động dạy học nghề và thực trạng biện pháp quản lý
hoạt động dạy học nghề của Trung tâm GDTX Yên Lâp
từ đó đề xuất biện pháp quản
lí hoạt động dạy học nghề theo hướng tiếp cận năng lực thực hiện tại Trung tâm GDTX Yên Lập, tỉnh Phú Thọ.
6.2. Giới hạn về khách thể
Giám đốc trung tâm: 01 người; Phó giám đốc trung tâm: 01 người; Giáo viên: 11 người; Nhân viên: 04 người; Học sinh đang học nghề tại trung tâm: 50 người; Học sinh đã ra trường: 25 người học nghề; Cán bộ quản lý sử dụng học viên học nghề, cán bộ quản lý ở các đơn vị liên kết: 15 người.
6.3. Giới hạn về địa bàn và thời gian nghiên cứu
Đề tài triển khai nghiên cứ u ở Trung tâm GDTX Yên Lâp, huyên
Yên Lâp,
tỉnh Phú Tho.
Thời gian nghiên cứ u giới han
trong 2 năm hoc
2014 - 2015 và năm
hoc 2015- 2016.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Các nguyên tắc phương pháp luận
- Nguyên tắc tiếp cận hoạt động: nghiên cứu năng lực trong hoạt động dạy và học.
- Nguyên tắc hệ thống: Năng lực thực hiện bao gồm một hệ thống các năng lực thành phần có quan hệ gắn bó bổ sung cho nhau.
- Nguyên tắc phát triển: Hoạt động dạy và học nghề, quản lý dạy và học nghề hướng tới sự phát triển năng lực người học.
7.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể:
7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận:
Phương pháp nghiên cứu lý luận: các tài liệu lý luận về quản lý; quản lý giáo dục; quản lý dạy học nghề; quản lý dạy học nghề ở Trung tâm GDTX; phương pháp phân tích tổng hợp, hệ thống hóa các văn bản, các tài liệu, các công trình nghiên cứu về dạy học nghề, về quản lý hoạt động dạy học nghề theo hướng tiếp cận năng lực thực hiện của học viên ở Trung tâm GDTX.
7.2.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Nhằm thu thập số liệu thống kê để
đánh giá thực trạng hoạt động dạy học nghề, thực trạng quản lí hoat đông dạy học
nghề của giáo viên theo hướng tiếp cận năng lực thực hiện cho học viên và các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động dạy học nghề ở Trung tâm GDTX.
- Phương pháp phỏng vấn: Lấy ý kiến của các nhà quản lí giáo dục, đội ngũ giáo viên, học sinh nhằm làm rõ thực trạng hoạt động dạy học nghề theo hướng tiếp cận năng lực thực hiện cho học viên.
- Phương pháp chuyên gia: Trao đổi, xin ý kiến các đồng chí lãnh đạo Sở giáo dục, các đồng chí cán bộ quản lí, đội ngũ các thầy cô giáo giảng dạy lâu năm có nhiều kinh nghiệm ở các trung tâm về biện pháp quản lí hoạt động hoạt động dạy học nghề theo hướng tiếp cận năng lực thực hiện cho học viên.
7.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học với sự trợ giúp của SPSS.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục; luận văn được cấu trúc thành ba chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý hoạt động dạy học nghề theo hướng tiếp cận năng lực thực hiện của Trung tâm GDTX.
Chương 2: Thực trạng hoạt động dạy học nghề, thực trạng quản lý hoạt động dạy học nghề theo hướng tiếp cận năng lực thực hiện ở Trung tâm GDTX Yên Lập, tỉnh Phú Thọ
Chương 3: Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học nghề theo hướng tiếp cận năng lực thực hiện của học viên tại Trung tâm GDTX Yên Lập, tỉnh Phú Thọ.