Ý Kiến Đánh Giá Của Gv Và Hs Về Mức Độ Thực Hiện Một Số Nội Dung Qlhs Ở Trung Tâm Gdktth Số 5 Hà Nội.

NPT phải đảm nhận phụ trách dạy rất nhiều lớp NPT và mỗi lớp NPT chỉ dạy một buổi/tuần, tạo nên không ít những khó khăn cho công tác quản lý học sinh ở Trung tâm.

Thực tế thời gian qua, một số biện pháp quản lý HS tới học NPT, ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội, đã được lãnh đạo Trung tâm thực hiện như: phối hợp chặt chẽ với các nhà trường PT có HS, tới Trung tâm học NPT trong hoạt động quản lý; Thường xuyên KTĐG học sinh tới Trung tâm học NPT, đưa hoạt động học NPT vào nội dung đánh giá, xếp loại thi đua ở nhà trường PT; Các buổi HS tới Trung tâm học NPT, có sự kết hợp quản lý của GV chuyên trách trường PT; Giữa trung tâm với các trường PT có thiết lập thông tin hai chiều để quản lý và sử lý kịp thời những vấn đề khi HS tới học NPT ở Trung tâm GDKTTH.

Để đánh giá thực trạng quản lý HS học NPT, ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội, chúng tôi tiến hành khảo sát, lấy ý kiến đánh giá của 24 GV Trung tâm và 450 HS ở các môn NPT, trường PT khác nhau, về mức độ thực hiện một số nội dung QLHS ở trung tâm. Chúng tôi thu được kết quả ở bảng sau:

Bảng 2.25. Ý kiến đánh giá của GV và HS về mức độ thực hiện một số nội dung QLHS ở trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội.


TT


Nội dung QL Học sinh

Mức độ thực hiện

Tốt

B. thường

Chưa tốt

GV

(%)

HS

(%)

GV

(%)

HS

(%)

GV

(%)

HS

(%)

1

QL nền nếp chuyên cần của HS

91,6

95

8,4

5

0

0

2

QL các giờ học trên lớp của HS

95,8

96

4,2

4

0

0

3

QL tự học ở nhà của HS

20,8

25

29,2

45

50

30

4

Quản lý KTĐG Học sinh

75

80

15

15

8,4

5

5

QL sự phối hợp với các trường PT

70,8

82

16,7

12

12,5

6

6

QL sự phối hợp với CMHS

17

25

29

35

54

40

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động dạy học nghề phổ thông ở Trung tâm Giáo dục kỹ thuật tổng hợp số 5 Hà Nội trong giai đoạn hiện nay - 11

Kết quả thu được ở bảng 2.25 cho thấy: Công tác quản lý HS ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội có được kết quả tốt ở các lĩnh vực: “QL nền nếp chuyên cần của HS” và “QL các giờ học trên lớp của HS” (có trên 90% GV, HS nhất trí mức độ thực hiện tốt). Kết quả cho thấy sự nỗ lực của đội ngũ CBQL, đội ngũ GV Trung tâm trong việc quản lý nền nếp dạy học ở Trung tâm. Bên cạnh đó, công tác quản lý: “Quản lý KTĐG Học sinh” và “QL sự phối hợp với các trường PT” cũng được thực hiện đạt hiệu quả tương đối cao (70,8% - 82%) GV, HS đánh giá mức độ tốt, tuy nhiên vẫn còn những ý kiến đánh giá mức độ thực hiện chưa tốt.

Kết quả điều tra, khảo sát cho thấy, công tác “quản lý tự học ở nhà của HS” và “QL sự phối hợp với CMHS” có kết quả thấp nhất, chỉ có từ 17% đến 25% GV, HS cho rằng đạt mức độ tốt, có từ 30% đến 54% GV, HS đánh giá ở mức độ chưa tốt.

gây ảnh hưởng tới công tác quản lý DHNPT ở Trung tâm. Kết quả này đã phản ánh đúng thực tế khó khăn của Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội, trong công tác quản lý HS tự học ở nhà, trong mối quan hệ với CMHS, đây cũng là nét đặc thù chung của các Trung tâm GDKTTH, quả lý “một trò hai trường”. Đòi hỏi sự cố, gắng nỗ lực nhiều hơn nữa của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, CBQL trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội.

2.3.3.4. Quản lý Môi trường

(1). Quản lý tài chính, quản lý CSVC, thiết bị dạy học

Quản lý tài chính, quản lý CSVC, thiết bị DHNPT ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội, có vai trò rất quan trọng trong DHNPT. Muốn đổi mới hoạt động DHNPT phải đổi mới phương pháp, phương tiện và kỹ thuật dạy học. như vậy CSVC, thiết bị DHNPT và nguồn tài chính của cơ sở là những yếu tố làm nên thành công của hoạt động DHNPT. Thiếu nguồn lực tài chính, thiếu và yếu về CSVC, thiết bị dạy học là một trở ngại rất lớn đối với việc DHNPT. Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội, đã nhận thức rõ được vai trò quan trọng không thể thiếu của nguồn tài chính, của CSVC, thiết bị, phương tiện kỹ thuật dạy học. Nó là cầu nối giữa người dạy và người học, góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo.

Thực tại công tác quản lý nguồn tài chính Trung tâm, việc sử dụng CSVC và thiết bị, phương tiện kỹ thuật DHNPT ở trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội đã có được những thành công nhất định. Công tác xây dựng kế hoạch trang bị CSVC, thiết bị, phương tiện kỹ thuật phục vụ cho hoạt động DHNPT hàng năm được nhà trường rất quan tâm, song thực tế nguồn tài chính Trung tâm không đáp ứng, việc sử dụng CSVC, thiết bị, phương tiện kỹ thuật phục vụ cho HĐDH của các tổ bộ môn không được chủ động và không có khả năng độc lập, thủ tục mượn thiết bị dạy học không thuận lợi. Vẫn còn tồn tại những bất cập trong quản lý nguồn tài chính, quản lý CSVC và thiết bị, phương tiện kỹ thuật DHNPT ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội, dẫn tới hiệu quả quản lý chưa cao, gây ảnh hưởng không tốt tới hoạt động DHNPT ở Trung tâm.

Để thấy rõ thực trạng công tác quản lý tài chính, quản lý CSVC, thiết bị dạy học, ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội, chúng tôi tiến hành khảo sát, lấy ý kiến đánh giá của đội ngũ 8 CBQL và 24 GV Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội, về mức độ thực hiện một số nội dung quản lý tài chính, quản lý CSVC, thiết bị dạy học, ở Trung tâm. Chúng tôi thu được kết quả ở bảng sau:

Bảng 2.26: Thực trạng quản lý tài chính, quản lý việc sử dụng CSVC, thiết bị dạy học phục vụ hoạt động DHNPT

T T


Nội dung quản lý

Mức độ thực hiện %

Tốt

Khá

TB

Yếu

CBQL

GV

CBQL

GV

CBQL

GV

CBQL

GV

1

QL việc xây dựng kế hoạch sử dụng nguồn tài chính

phục vụ DHNPT


75


70,6


25


21


0


8,4


0


0

2

QL việc xây dựng kế hoạch

trang bị và sử dụng CSVC, thiết bị DH phục vụ DHNPT


62,5


58,3


37,5


25


0


16,7


0


0

2

QL việc xây dựng, thực hiện nội quy sử dụng CSVC –

Thiết bị kỹ thuật


50


29,2


25


16,5


25


33,3


0


21

3

Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng

sử dụng các phương tiện kỹ thuật trong DHNPT


62,5


16,7


25


21


12,5


24,8


0


37,5

4

Tổ chức, tích cực tham gia cuộc thi sáng kiến cải tiến kỹ thuật, sản xuất các

phương tiện kỹ thuật phục vụ DHNPT.


25


21


37,5


29,2


25


16,5


12,5


33,3

5

Khen thưởng, động viên GV sử dụng kỹ thuật hiện đại

trong DH và sử dụng có hiệu quả CSVC, thiết bị KT.


37,5


0


25


33,3


12,5


25,1


25


41,6

6

QL việc sử dụng nguồn tài

chính phục vụ DHNPT


50


16,7


12,5


37,5


25


16,6


12,5


29,2

Kết quả khảo sát trong bảng 2.26 cho thấy: Ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội, có 2 nội dung quản lý là: “QL việc xây dựng kế hoạch sử dụng nguồn tài chính phục vụ DHNPT” và “QL việc xây dựng kế hoạch trang bị và sử dụng CSVC, thiết bị DH phục vụ DHNPT”, có 83,3% đến 100% CBQL, GV đánh giá ở mức khá và tốt, chỉ có 8,4% và 16,7% ý kiến GV đánh giá ở mức TB, không có ý kiến ở mức yếu. Cho thấy lãnh đạo Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội đã thực hiện tốt chức năng kế hoạch hóa trong quản lý tài chính, quản lý việc sử dụng CSVC, thiết bị dạy học phục vụ hoạt động DHNPT.

Kết quả ở bảng 2.26 cũng cho thấy những tồn tại, yếu kém trong công tác quản lý tài chính, quản lý việc sử dụng CSVC, thiết bị dạy học phục vụ hoạt động DHNPT ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội, có từ 37,5% đến 45,8% ý kiến của CBQL, GV Trung tâm đánh giá: “QL việc sử dụng nguồn tài chính phục vụ DHNPT” chỉ ở mức TB hoặc yếu. Đây là vấn đề trong quản lý, sử dụng nguồn tài chính ở Trung tâm chưa hiệu quả, đòi hỏi sự đổi mới, nỗ lực cải tiến của BGĐ Trung tâm, tìm ra nguyên nhân yếu kém để khắc phục, mang lại hiệu quả cao trong quản lý, sử dụng tài chính. Có từ 12,5% ý kiến của CBQL và 62,3% ý kiến của GV ở mức

TB và yếu đối với nội dung QL: “Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng sử dụng các phương tiện kỹ thuật DHNPT”, cho thấy hoạt động quản lý tổ chức, bồi dưỡng kỹ năng sử dụng các phương tiện kỹ thuật DHNPT, cho GV Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội còn hạn chế, nhiều GV lúng túng chưa biết sử dung thiết bị, kỹ thuật DH mới, gặp nhiều khó khăn khi ứng dụng CNTT vào giờ giảng. Nội dung quản lý này chưa có được sự quan tâm đúng mức của lãnh đạo Trung tâm. Các nội dung quản lý: “Tổ chức, tích cực tham gia cuộc thi sáng kiến cải tiến kỹ thuật, sản xuất các phương tiện kỹ thuật phục vụ DHNPT” hay “Khen thưởng, động viên GV sử dụng kỹ thuật hiện đại trong DH và sử dụng có hiệu quả CSVC, thiết bị KT” hiệu quả quản lý rất thấp, có từ 37,5% đến 66,7% ý kiến CBQL và GV đánh giá chỉ đạt mức TB hoặc yếu, đòi hỏi sự điều chỉnh, thay đổi, đổi mới từ nội dung đến phương pháp, có các biện pháp hữu hiệu trong quản lý các nội về CSVC, thiết bị dạy học, tìm ra nguyên nhân, khắc phục yếu kém, mang lại hiệu quả cao trong quản lý. Đặc biệt nội dung quản lý: “Khen thưởng, động viên GV sử dụng kỹ thuật hiện đại trong DH và sử dụng có hiệu quả CSVC, thiết bị KT” không có GV nào chấm ở mức tốt, chỉ có 33,3% để ở mức khá còn lại là mức TB và yếu. Nó đánh giá đúng thực trạng quản lý hiện nay ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội, không đưa nội dung sử dụng thiết bị DH vào thi đua, khi đánh giá giờ dạy tốt không có sự phân biệt giữa GV sử dụng kỹ thuật DH hiện đại với GV không sử dụng…thực sự chưa thúc đẩy nâng cao chất lượng DHNPT ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội.

Kết quả ở bảng 2.26, đặt ra nhiều vấn đề cần khắc phục, điều chỉnh, thay đổi và đổi mới trong công tác quản lý tài chính, quản lý việc sử dụng CSVC, thiết bị dạy học phục vụ hoạt động DHNPT, có như vậy mới đạt kết quả cao trong quản lý DHNPT ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội.

(2). Quản lý sự phối hợp với các trường PT

Học sinh theo học NPT ở Trung tâm GDKTTH là “một trò hai trường”. thực trạng này đòi hỏi phải có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa Trung tâm với các trường phổ thông. Học sinh cùng một lúc phải theo học hai nội dung chương trình, học các môn văn hoá ở nhà trường phổ thông và học môn NPT tại Trung tâm GDKTTH. Học sinh phổ thông cùng một lúc là thành tố của cả hai hệ thống (có thể gọi là hai phân hệ của hệ thống lớn hơn gồm trường phổ thông và Trung tâm GDKTTH), cùng một lúc chịu sự tác động của các thành tố ở hai hệ thống khác nhau, do vậy sự phối hợp này phải đảm bảo làm sao cho các tác động lên HS là “cùng chiều”, nghĩa là có thể tăng cường, bổ trợ cho nhau cùng phát triển, chứ không làm suy yếu nhau.

Thực trạng ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội, công tác Quản lý sự phối hợp giữa Trung tâm GDKTTH số 5 với các trường PT có HS tới Trung tâm học NPT được quan tâm thực hiện, nhằm mục đích thực hiện tốt mục tiêu giáo dục. Quản lý sự phối hợp giữa Trung tâm với các trường PT, lãnh đạo Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội đã xây dựng mối qua hệ phối kết hợp giữa Trung tâm và các trường PT trong tổ chức hoạt động DHNPT, hai cơ sở giáo dục đã có sự hỗ trợ lẫn nhau trong quản lý HS, đến Trung tâm học NPT.

Bên cạnh những thành công trong công tác “quản lý sự phối hợp với các trường PT”, còn có những công việc phối hợp giữa Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội với các nhà trường PT có HS tới Trung tâm học NPT chưa có được kết quả tốt như: Vấn đề thông tin và xử lý thông tin chưa đầy đủ, chưa thường xuyên và kịp thời. Những thay đổi về lịch học, lịch thi ở trường PT chưa có sự thông báo kịp thời với Trung tâm, vấn đề thu lệ phí HS học NPT và thi NPT chưa có được sự hỗ trợ, kết hợp tốt giữa Trung tâm với trường PT. Vấn đề phối kết hợp quản lý nền nếp HS tới Trung tâm học NPT, việc sử lý HS vi phạm nội quy học tập ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội hay xử lý HS đi xe máy đến Trung tâm học NPT…giữa hai cơ sở chưa kịp thời, hiệu quả.

Để đánh thực trạng công tác quản lý sự phối hợp giữa Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội với các trường PT, chúng tôi tiến hành khảo sát, lấy ý kiến đánh giá của đội ngũ 8 CBQL và 24 GV Trung tâm, thu được kết quả ở bảng sau:

Bảng 2.27. Thực trạng quản lý sự phối hợp với các trường PT



T T


Nội dung Quản lý

Mức độ thực hiện

Tốt

B. thường

Chưa tốt

CBQL (%)

GV (%)

CBQL (%)

GV (%)

CBQL (%)

GV (%)

1

Việc xây dựng kế hoạch phối hợp

với các trường PT

87,5

70,8

12,5

29,2

0

0

2

Phối hợp tuyển sinh giữa trung

tâm với các trường PT

100

83,3

0

16,7

0

0

3

Chương trình đào tạo, tổ chức DHNPT

62,5

79,1

25

12,5

12,5

8,4

4

Nền nếp, chất lượng dạy học

50

40

37,5

32

12,5

28

5

Lĩnh vực tài chính

37,5

66

37,5

15

25

13

Kết quả khảo sát thu được cho thấy, quản lý sự phối hợp giữa Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội với các trường PT, đã thu được những kết quả tốt. Có từ 70,8% đến 87,5% ý kiến của GV, CBQL Trung tâm đánh giá “Việc xây dựng kế hoạch phối hợp với các trường PT” đạt mức độ thực hiện loại tốt và từ 83,3% đến 100% ý kiến của đội ngũ GV, CBQL Trung tâm đánh giá công tác quản lý “Phối hợp tuyển sinh giữa

trung tâm với các trường PT” đạt mức độ tốt. Kết quả khảo sát phản ánh đúng thực tế công tác quản lý sự phối hợp, giữa trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội với các trường PT trong những năm học vừa qua. Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội, luôn xây dựng kế hoạch phối hợp với các trường PT có HS tới Trung tâm học NPT hết sức khoa học, cụ thể mang lại hiệu quả cao. Sự Phối hợp tuyển sinh giữa Trung tâm với các trường PT được thảo luận, trao đổi, thống nhất trong hội nghị tuyển sinh mở vào tháng 8 hàng năm, trên cơ sở tôn trọng lợi ích của hai bên, do vậy luôn đạt được kết quả cao.

Kết quả khảo sát cũng phản ánh những nội dung quản lý sự phối hợp như: “Chương trình đào tạo, tổ chức DHNPT”; “Nền nếp, chất lượng dạy học” hay quản lý sự phối hợp trong “Lĩnh vực tài chính” có nhiều ý kiến đánh giá ở mức bình thường hoặc chưa tốt. Đòi hỏi sự nhìn nhận thẳng thắn của lãnh đạo Trung tâm vào những tồn tại, yếu kém trong quản lý sự phối hợp, rất cần có sự chung tay, chia sẻ mọi vấn đề trong công tác quản lý giữa Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội với các nhà trường PH, có như vậy, công tác quản lý sự phối hợp giữa Trung tâm với các trường PT mới có được những kết quả tốt.

2.4. Đánh giá kết quả khảo sát

2.4.1. Điểm mạnh

Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao, kịp thời của các cấp lãnh đạo, quản lý. Đội ngũ CBNV và GV Trung tâm có lòng yêu nghề, có phẩm chất và năng lực tốt, có kinh nghiệm thực tế, có ý thức trách nhiệm, nhiệt tình trong mọi công việc, sẵn sang đón nhận sự thay đổi, đổi mới tích cực. Trong công tác quản lý lãnh đạo, Trung tâm luôn thực hiện nguyên tắc Đảng lãnh đạo toàn diện, trong mọi hoạt động luôn luôn có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các tổ chức, đoàn thể trong Trung tâm, xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm của Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội là DHNPT. Trung tâm luôn luôn coi trọng việc thực hiện Quy chế dân chủ, Quy chế chi tiêu nội bộ trong Trung tâm. BGĐ Trung tâm luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho đội ngũ cán bộ, giáo viên của Trung tâm được học tập để nâng cao trình độ CMNV và sử dụng các trang thiết bị kỹ thuận hiện đại trong DHNPT. Trung tâm chủ yếu dạy HSPT trên địa bàn quản lý của mình, có mối quan hệ tốt với các trường PT, hiểu rõ về học sinh đối tượng của DHNPT, do vậy có nhiều thuận lợi giúp thực hiện tốt chức năng quản lý DHNPT, ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội.

2.4.2. Điểm yếu

- Dạy học NPT ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội chưa nhận được nhiều sự ủng hộ, sự hỗ trợ tích cực từ chính các đối tượng của Trung tâm và các tầng lớp trong xã

hội, xuất phát từ nhận thức chưa đúng, từ hiệu quả chưa cao của hoạt động DHNPT, quản lý DHNPT ở Trung tâm.

- Cơ cấu tổ chức, phân công lao động, nhất là phân công GV trong hoạt động DHNPT ở Trung tâm chưa khoa học, chưa hợp lý, còn nhiều bất cập.

- Chưa kịp thời thay đổi, đổi mới về hình thức, nội dung, chương trình, phương pháp, tổ chức đào tạo các môn NPT, cho phù hợp với sự phát triển, chuyển dịch kinh tế của địa phương, của xã hội.

- Chưa có được hiệu quả cao, sự phối kết hợp chặt chẽ, việc tập trung mọi nguồn lực từ các lực lượng xã hội, nhất là từ các nhà trường phổ thông, trong hoạt động DHNPT và quản lý DHNPT ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội

- Về đội ngũ GV: thiếu, chưa đồng đều về chất lượng, một số GV năng lực thực hành, năng lực sư phạm có nhiều hạn chế.

- Về CSVC, SGK, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ DHNPT vừa thiếu, vừa lạc hậu, quy mô chưa phù hợp, khai thác, sử dụng chưa khoa học, chưa hợp lý, chưa đáp ứng được nhu cầu DHNPT giai đoạn hiện nay.

- Chưa xây dựng được bộ chuẩn riêng cho DHNPT, thực hiện KTĐG trong quản lý DHNPT ở Trung tâm chưa hiệu quả, gặp nhiều khó khăn.

- Việc sát nhập Trung tâm Dạy nghề Cầu Giấy với Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội, thành một Trung tâm duy nhất có tên gọi: Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp- Giáo dục thường xuyên với cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ có nhiều thay đổi. Trung tâm chịu sự quản lý của nhiều nghành, nhiều cấp khác nhau: sự quản lý toàn diện của UBND quận Cầu giấy, quản lý chuyên môn của Sở GD&ĐT Hà Nội và sở Lao động- Thương binh và Xã hội sẽ là một khó khăn không nhỏ ảnh hưởng tới hoạt động quản lý, DHNPT ở Trung tâm trong giai đoạn hiện nay.

2.4.3. Thời cơ

Môi trường chính trị xã hội ổn định; Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội là một tổ chức đoàn kết, biết học hỏi; luôn nhận được sự quan tâm đầu tư và ủng hộ của các cấp quản lý; Nhu cầu học NPT của học sinh ở các Quận Cầu Giấy, Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm có chiều hướng ngày càng tăng; DHNPT ở hai quận Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm chưa đáp ứng được nhu cầu đào tạo, đang cần sự hỗ trợ từ Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội, là một thời cơ để Trung tâm khẳng định năng lực của mình.

Quận Cầu Giấy đang tiến hành thực hiện quyết định chỉ đạo, sát nhập Trung tâm Dạy nghề Cầu Giấy với Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội thành một trung tâm duy nhất có tên gọi: Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp- Giáo dục thường xuyên với cơ cấu tổ chức,

chức năng, nhiệm vụ có nhiều đổi mới, cùng với sự quan tâm của các cấp quản lý, của xã hội đang tạo ra thời cơ và vận hội mới cho Trung tâm.

2.4.4. Thách thức

Để có được nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ hoạt động DHNPT, ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội trong giai đoạn hiện nay, là một khó khăn không nhỏ; Cơ chế QL nguồn nhân lực, tài lực, trí lực trong Trung tâm còn nhiều hạn chế,…; Đa số HS tới Trung tâm học NPT chưa có được nhận thức đúng, chưa tự giác rèn luyện về ý thức cũng như về tác phong công nghiệp, miễn cưỡng khi tham gia học các môn NPT; Nhận thức của các đối tượng Trung tâm, của xã hội về DHNPT còn chưa đúng, chưa rõ ràng. Yêu cầu đòi hỏi của nghành GD, của XH về chất lượng quản lý, chất lượng DHNPT đối với Trung tâm ngày càng tăng.

Thực hiện quyết định số: 5399/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội, ban hành ngày 28 tháng 9 năm 2016: “Về việc thành lập Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp- Giáo dục thường xuyên trực thuộc UBND quận, huyện, thị xã” do phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Ngô Văn Quý đã ký, quyết định sát nhập Trung tâm GDKTTH số 5 HN với Trung tâm Dạy nghề Cầu giấy thành một Trung tâm duy nhất có tên gọi: Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp- Giáo dục thường xuyên. Trung tâm sẽ có sự thay đổi về mọi mặt, để Trung tâm sớm ổn định, hoạt động DHNPT có hiệu quả là thách thức không hề nhỏ đến công tác quản lý DHNPT hoạt động ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội.


Kết luận chương 2

Từ cơ sở lý luận về quản lý hoạt động DHNPT, ở Trung tâm GDKTTH được viết trong chương 1 và từ những điều tra, khảo sát, phân tích đánh giá một cách chi tiết, cụ thể, thực trạng quản lí hoạt động DHNPT, ở Trung tâm GDKTTH số 5 HN trong giai đoạn hiện nay, được viết trong chương 1. Nội dung hai chương của đề tài, đã chỉ ra những mặt mạnh, mặt yếu, các cơ hội và thách thức đối với hoạt động quản lý DHNPT, ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội trong giai đoạn hiện nay. Đây chính là cơ sở để chúng tôi đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động DHNPT, ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội trong giai đoạn hiện nay, được thể hiện ở chương 3 dưới đây.

Ngày đăng: 26/05/2022