Chất Lượng Giáo Dục Hs Học Npt Giai Đoạn 2011 – 2016.

(2). Chất lượng Giáo dục:Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội luôn coi trọng nâng cao chất lượng GDHS học NPT, tuy nhiên thực tế cho thấy: đánh giá chất lượng dạy học NPT cho đến nay chưa ban hành được hệ thống tiêu chuẩn chất lượng NPT thống nhất trong toàn quốc. Tình trạng phổ biến là từng địa phương tự đặt chuẩn đánh giá chất lượng riêng dựa trên hướng dẫn học và thi NPT hàng năm của Bộ GD&ĐT. Việc kiểm tra, đánh giá chất lượng dạy học NPT ở trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội, chưa xuất phát từ mục tiêu dạy học. Công cụ kiểm tra, đánh giá chưa đảm bảo độ chính xác, độ tin cậy và tính khách quan. Kết quả kiểm tra, đánh giá chưa phản ánh đúng giá trị thực của nó mà còn mang nặng tính hình thức. Qui trình kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học NPT chưa mang tính pháp qui để xác định rõ các mặt: Kiến thức, kỹ năng, thái độ của học sinh đối với NPT. Vì thế không làm rõ được quyền lợi và trách nhiệm của người dạy và người học, không tạo hứng thú cho học sinh trong học NTP ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội. Chưa thực hiện được công tác thanh tra giáo dục trong hoạt động dạy học NPT. Vì thế chưa phát hiện, điều chỉnh, uốn nắn lệch lạc trong hoạt động dạy học NPT, chưa đề ra biện pháp giúp Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội khắc phục khó khăn trong dạy NPT và nâng cao chất lượng dạy học NPT.

Tiến hành tổng hợp chất lượng GD, ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội trong 5 năm gần đây, chúng tôi thu được kết quả trong bảng sau:

Bảng 2.13: Chất lượng Giáo dục HS học NPT giai đoạn 2011 – 2016.


TT

Năm học

2011-

2012

2012-

2013

2013-

2014

2014-

2015

2015-

2016

1

Tổng số HS học NPT

2768

2984

3225

3707

3792


2


Học lực

Giỏi

49,6%

52,5%

58,4%

59,7%

62,8%

Khá

44,4%

42,2%

37,3%

36,5%

34,4%

TB

5,0%

4,5%

3,7%

3,3%

2,6%

Yếu

1,0%

0,8%

0,6%

0,5%

0,2


3

Chuyên Cần

Đạt

95,9%

96,5%

96,3%

96,6%

96,8%

Không Đạt

4,1%

3,5%

3,7%

3,4%

3,2%

4

Kết quả đỗ thi NPT

98,70%

99,62%

99,75%

99,86%

99,89%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động dạy học nghề phổ thông ở Trung tâm Giáo dục kỹ thuật tổng hợp số 5 Hà Nội trong giai đoạn hiện nay - 9

(Nguồn: Báo cáo Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội)

Kết quả bảng 2.13 cho thấy: trong 5 năm trở lại đây số lượng HS đến Trung tâm GDKTTH số 5 học NPT tăng lên, đồng thời chất lượng giáo dục học sinh cũng tăng theo. Tuy nhiên số lượng học sinh xếp loại học lực TB, học lực yếu, không đủ điều kiện về chuyên cần vẫn còn nhiều, đòi hỏi Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội, không ngừng nỗ lực, có được những biện pháp tích cực, hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng GDHS học NPT ở Trung tâm hơn nữa, đáp ứng yêu cầu của Ngành GD Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

2.3.2.4. Về CSVC- Thiết bị DHNPT

Cơ sở vật chất của Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội gồm 04 khu phòng học 2 và 3 tầng , với tổng số 38 phòng học lý thuyết và phòng dạy thực hành, có khu vực làm việc của CB, GV, NV Trung tâm, Sân trường có nhiều cây bóng mát. Tổng diện tích đất trung tâm quản lý là 2146m2. Các phòng học được nhà nước đầu tư trang thiết bị dạy học tối thiểu như bàn ghế, bảng, hệ thống chiếu sang… tuy nhiên các phòng dạy thực hành còn thô sơ, lạc hậu, cũ nát…thiết bị kỹ thuật hiện đại phục vụ DHNPT rất thiếu.

Để đánh giá thực trạng về CSVC- thiết bị dạy học phụ vụ DHNPT ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội, tác giả đã tiến hành khảo sát lấy ý kiến của đội ngũ CBQL và GV Trung tâm, thu được kết quả ở bảng sau:

Bảng 2.14. Đánh giá thực trạng về CSVC- thiết bị dạy học phụ vụ DHNPT ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội.


T T


Nội Dung

Mức độ đáp ứng nhu cầu DHNPT

Tốt

KHá

T.Bình

Yếu

CBQL (%)

GV (%)

CBQL (%)

GV (%)

CBQL (%)

GV (%)

CBQL (%)

GV (%)

1

CSVC (gồm: phòng học, điện, nước, môi trường) đáp ứng nhu cầu DHNPT

ở Trung tâm


12,5


0


25


29,2


50


37,5


12,5


33,3

2

SGK, Tài liệu phụ vụ

DHNPT.

0

0

12,5

8,4

25

16,7

62,5

74,9

3

Văn phòng phẩm phục vụ DHNPT

25

0

37,5

29.2

25

41,6

12,5

29,2

4

Phương tiện, thiết bị kỹ

thuật phục vụ DHNPT

0

0

12,5

0

25

37,5

62,5

62.5

5

Thủ tục mượn, trả phương

tiện, thiết bị DHNPT

12,5

0

25

8,4

25

21

12,5

70,6

Kết quả bảng 2.14 cho thấy, CSVC- thiết bị kỹ thuật phục vụ DHNPT ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội chưa đáp ứng được nhu cầu DHNPT ở Trung tâm, đa số CBQL, GV Trung tâm đều đánh giá ở mức độ TB hoặc yếu, nhất là “SGK, Tài liệu phụ vụ DHNPT” và “Phương tiện, thiết bị kỹ thuật phục vụ DHNPT” có trên 60% ý kiến của CBQL và GV đánh giá ở mức Yếu. Kết quả trên giúp lãnh đạo Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội thấy rõ thực trạng yếu kém về CSVC- thiết bị DHNPT ở cơ sở mình, có biện pháp thiết thực để khắc phục.

2.3.3. Thực trạng về QL hoạt động DHNPT ở Trung tâm GDKTTH số 5 HN

2.3.3.1. Quản lý kế hoạch, chương trình DHNPT

BGĐ Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội nhận thức được: quản lý việc thực hiện kế hoạch, chương trình giảng dạy là rất cần thiết Vì vậy BGĐ Trung tâm

GDKTTH số 5 Hà Nội đã xây dựng, các biện pháp quản lý giáo viên, hướng dẫn giáo viên thực hiện chương trình đầy đủ, đúng tiến độ. Qua điều tra, thực tế cho thấy ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội, BGĐ Trung tâm đã chỉ đạo bắt buộc 100% giáo viên đều phải thực hiện đầy đủ sổ báo giảng hàng tuần, lịch báo giảng của giáo viên phải đăng kí vào sáng thứ 2 hàng tuần treo công khai ở phòng hội đồng. Việc xây dựng lịch báo giảng hàng tuần của giáo viên giúp cho giám đốc nắm chắc tiến độ thực hiện chương trình giảng dạy thuận lợi cho việc kiểm tra hoặc dự giờ, thăm lớp hoặc điều hoà tiến độ chung về kế hoạch, giảng dạy các môn học cũng như các hoạt động trong Trung tâm, nâng cao chất lượng DHNPT ở Trung tâm.

Lãnh đạo Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội qui định, các tổ Trưởng chỉ đạo GV báo cáo tiến độ thực hiện chương trình các môn học cho tổ Trưởng phụ trách chuyên môn và tổ Trưởng trực tiếp kiểm tra việc thực hiện chương trình của GV mỗi tháng 01 lần qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, đồng thời tổ chức cho kiểm tra chéo giữa các TCM với nhau trước khi Trung tâm kiểm tra. Hồ sơ kiểm tra đối với GV Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội bao gồm 7 loại sổ sách theo quy định.

Để đánh giá thực trạng về quản lý thực hiện kế hoạch, chương trình, tiến hành thăm dò ý kiến của đội ngũ CBQL ở Trung tâm GDKTTH số 5, về các biện pháp quản lý chương trình DHNPT, đưa ra 4 biện pháp, qua điều tra thu được bảng kết quả ở bảng số 2.15:

Bảng 2.15: Ý kiến đánh giá của CBQL về các biện pháp QL việc thực hiện kế hoạch, chương trình DHNPT


STT


Các biện pháp quản lý của BGĐ

Đánh giá của CBQL

Quan trọng

Bình thường

Kh. quan trọng

SL

%

SL

%

SL

%

1

Yêu cầu GV nắm vững, thực hiện

đúng kế hoạch, chương trình DHNPT

6

75

2

25

0

0

2

Yêu cầu giáo viên tham gia xây dựng

kế hoạch, chương trình DHNPT

5

62,5

3

37,5

0

0

3

Tổ chức cho GV học tập các văn bản

ch.trình mới, có bổ sung, có thay đổi

7

87,5

1

12,5

0

0

4

Thường xuyên kiểm tra hồ sơ, sổ

sách, giáo án, kế hoạch, chế độ cho điểm.

8

100

0

0

0

0

Kết quả thu được ở bảng 2.15 cho thấy: Hầu hết các CBQL ở Trung tâm đều cho rằng, các biện pháp quản lý để giáo viên “thực hiện chương trình giảng dạy” do BGĐ Trung tâm đưa ra là quan trọng, cần thiết. Trong các biện pháp đã nêu trên thì việc “thường xuyên kiểm tra hồ sơ, sổ sách, giáo án, kế hoạch giảng dạy, chế độ cho điểm” của giáo viên là việc làm cần thiết nhất, quan trọng nhất trong các biện pháp quản lý giáo viên thực hiện chương trình và 100% CBQL ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội đều nhất trí với quan điểm này. Tuy nhiên, ý kiến: “Yêu cầu giáo viên tham

gia xây dựng kế hoạch, chương trình DHNPT” có nhiều CBQL đánh giá ở mức bình thường (37,5%), Lãnh đạo Trung tâm cần có những điều chỉnh cho hợp lý.

Cũng với 4 biện pháp quản lý trên, được đưa ra lấy ý kiến của 24 GV Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội, thu được kết quả ở bảng sau:

Bảng 2.16. Ý kiến của GV về các biện pháp QL thực hiện chương trình DHNPT của BGĐ


STT

Các biện pháp quản lý của Ban giám đốc

Nên

Không nên

SL

%

SL

%

1

Yêu cầu GV nắm vững, thực hiện đúng kế hoạch, chương trình DHNPT.

24

100

0

0

2

Yêu cầu giáo viên tham gia xây dựng kế hoạch, chương trình DHNPT

24

100

0

0

3

Tổ chức cho GV học tập các văn bản chương trình mới, có bổ sung, có thay đổi.

24

100

0

0

4

Kiểm tra thường xuyên đột xuất

24

100

0

0

Qua điều tra ý kiến của các giáo viên đang trực tiếp giảng dạy thì 100% cho rằng nên nắm vững, thực hiện đúng kế hoạch, chương trình DHNPT của Trung tâm. Khi giáo viên đã nắm được kế hoạch, chương trình dạy học, sẽ hình thành nên cách tổ chức dạy học và sử dụng tốt các phương pháp đặc trưng của bộ môn mình giảng dạy có hiệu quả cao.

Theo ý kiến của giáo viên, việc kiểm tra của BGĐ Trung tâm GDKTTH nên tiến hành thường xuyên, ý kiến này đồng nhất với ý kiến của các CBQL vì có kiểm tra thì mới nắm bắt được thực tế thực hiện kế hoạch, chương trình DHNPT, chương trình giảng dạy có đúng với kế hoạch đặt ra không? Nếu không phát hiện kịp thời những sai lệch trong hoạt động dạy học của giáo viên để khắc phục, sẽ dẫn đến những hậu quả như: dồn ép, cắt xén, đảo lộn chương trình giảng dạy, không đảm bảo chất lượng đào tạo, vi phạm quy chế chuyên môn, không thực hiện đúng kế hoạch mà Trung tâm đã đề ra.

2.3.3.2. Quản lý Giáo viên, CBNV trong hoạt động dạy học NPT (1).Quản lý hoạt động dạy NPT của Giáo viên

*Quản lý Giáo viên soạn bài, chuẩn bị bài: để nâng cao tinh thần trách nhiệm, thực hiện tốt qui chế chuyên môn, thực hiện phong trào dạy tốt, học tốt. Đổi mới phương pháp DHNPT và soạn bài dạy theo hướng tích cực, BGĐ Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội yêu cầu 100% giáo viên Trung tâm phải soạn bài đầy đủ trước khi lên lớp. Giáo viên phải nghiên cứu tài liệu, sách giáo khoa, sách Giáo viên, cập nhật kiến thức mới, tài liệu mới, sử dụng phù hợp phương pháp đặc trưng của bộ môn, để bài soạn có được chất lượng tốt.

Yêu cầu các Giáo viên bộ môn xác định chuẩn kiến thức, chuẩn kỹ năng, xác định nội dung cơ bản của từng bài dạy, hình thức trình bày cho từng thể loại bài giảng, những phương pháp cơ bản thể hiện trong bài (bài soạn lý thuyết, bài tập thực hành).

Trung tâm tích cực thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá vì kiểm tra, đánh giá là công cụ quan trọng chủ yếu điều chỉnh hoạt động dạy và học, góp phần cải thiện nâng cao chất lượng đào tạo. BGĐ Trung tâm GDKTTH số 5 đã giao tổ Trưởng chuyên môn, PGĐ kiểm tra, kí duyệt vào giáo án của giáo viên trước khi giảng dạy.

Thực hiện quản lý GV soạn bài, chuẩn bị bài, BGĐ Trung tâm GDKTTH số 5 đã đưa ra những quy định, trách nhiệm cụ thể với CBQL và giáo viên Trung tâm:

1. Quy định về giáo án.

2. Bắt buộc giáo viên phải soạn bài mới trước khi lên lớp.

3. Quy định việc sử dụng sách giáo khoa, tài liệu.

4. Cung cấp đầy đủ sách giáo khoa giáo viên.

5. Cung cấp tài liệu về phương pháp giảng dạy.

6. Phó giám đốc kiểm tra giáo án? dự giờ không báo trước

7. Yêu cầu các giáo viên cùng bộ môn NPT thống nhất cơ bản nội dung chương trình kế hoạch dạy học.

8. Tổ Trưởng kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm.

9. Phân công tổ Trưởng chuyên môn, Phó GĐ phụ trách chuyên môn ký duyệt giáo án của giáo viên.

Thực hiện khảo sát, lấy ý kiến của 24 GV Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội, về biện pháp của BGĐ quản lý giáo viên Trung tâm soạn bài, chuẩn bị bài, kết quả điều tra thu được như sau:

Bảng 2.17: Ý kiến của GV Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội về biện pháp quản lý Giáo viên soạn bài, chuẩn bị bài.


STT

Các biện pháp quản lý GV soạn bài, chuẩn bị bài

Ý kiến đánh giá

Rất quan trọng

Quan trọng

Kh.quan trọng

SL

%

SL

%

SL

%

1

Quy định về nội dung bài soạn và chuẩn bị bài lên lớp.

24

100

0

0

0

0

2

Bắt buộc GV phải soạn bài giảng

mới trước khi lên lớp

24

100

0

0

0

0

3

Quy định về sử dụng SGK, sách

GV, tài liệu tham khảo.

15

62

4

17

5

21

4

Cung cấp đây đủ SGK, sách tham khảo, sách GV.

17

71

5

21

2

8

5

Cung cấp tài liệu về phương pháp

giảng dạy

6

25

8

33

10

42

6

Giám đốc kiểm tra giáo án, dự giờ không báo trước

5

21

4

17

15

62

7

Phó GĐ, tổ trưởng k.tra giáo án, dự giờ

rút kinh nghiệm

12

50

5

21

7

29

8

GV cùng bộ môn thống nhất cơ bản về nội dung, hình thức bài giảng

21

88

2

8

1

4

9

Phân công tổ trưởng chuyên môn ký duyệt giáo án

24

100

0

0

0

0

Qua kết quả điều tra thu được trên bảng 2.17 cho thấy: các biện pháp quả lý GV, quản lý DHNPT của BGĐ Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội như: “Quy định về nội dung bài soạn và chuẩn bị bài lên lớp”; “Bắt buộc GV phải soạn bài giảng mới trước khi lên lớp” và “phân công TTCM ký duyệt giáo án GV hàng tuần” nhận được 100% ý kiến GV đánh giá là rất quan trọng, trong đó Biện pháp “phân công TTCM ký duyệt giáo án của GV hàng tuần” là đặc biệt cần thiết và quan trọng nhất, bởi vì BGĐ Trung tâm cho rằng việc ký duyệt giáo án vừa kiểm tra việc soạn bài, vừa kiểm tra được kiến thức, phương pháp của giáo viên vừa tiếp cận gần gũi với giáo viên hơn, để có thể uốn nắn những sai lệch trong khâu soạn bài của giáo viên. Nếu việc chuẩn bị bài dạy chu đáo, kỹ càng, chất lượng, thì hiệu quả của giờ giảng trên lớp càng cao (nếu giáo viên chuẩn bị tốt mọi việc thì sự thành công trong công việc sẽ đạt trước 50% kết quả), điều này được thể hiện rõ nét qua các giờ giảng của giáo viên đạt giáo viên giỏi cấp Trung tâm, giáo viên giỏi cấp Thành phố do Trung tâm, Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức. Các giờ giảng tham gia dự thi được các giáo viên trong tổ, nhóm trao đổi rất kỹ, về tiến trình, cấu trúc nội dung, được thảo luận, tham gia đóng góp ý kiến từng chi tiết vì vậy các đợt thi GV giỏi đạt được kết quả rất cao. Chất lượng DHNPT, quản lý DHNPT ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội được nâng lên.

- Biện pháp “yêu cầu giáo viên cùng bộ môn thống nhất cơ bản về nội dung, hình thức từng thể loại bài dạy”, 100% các giáo viên cho rằng rất quan trọng. Ý kiến của giáo viên Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội cho rằng BGĐ Trung tâm đã thực hiện tốt biện pháp này. Biện pháp yêu cầu giáo viên thống nhất về nội dung, hình thức thể loại từng bài dạy, nhằm tập trung trí tuệ của tập thể, tổ, nhóm để chắt lọc nội dung, phương pháp trình bày để có được kết quả cao trong các giờ lên lớp.

- “Cung cấp tài liệu sách giáo khoa, sách tham khảo”, theo ý kiến của BGĐ thì chiếm vị trí quan trọng thứ hai, theo ý kiến của GV Trung tâm GDKTTH số 5 mong muốn BGĐ quan tâm cung cấp đầy đủ sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo, và các đồ dùng thiết bị DHNPT để phục vụ cho bài giảng.

KTĐG của BGĐ Trung tâm về hồ sơ, sổ sách của giáo viên qua các đợt kiểm tra, làm căn cứ đánh giá xếp loại hoàn thành công việc của mỗi giáo viên qua từng học kỳ, cả năm. Cách quản lý như vậy có tác dụng tốt để xây dựng cho mọi giáo viên có ý thức, có trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ theo đúng tinh thần: “Kỷ cương - Tình thường - Trách nhiệm”. Hàng năm, Trung tâm đều đón đoàn thanh tra của Sở GD&ĐT Hà Nội xuống Trung tâm thanh tra toàn diện về công tác quản lý hoạt động dạy học NPT, nhằm đánh giá những mặt đã làm được, những mặt chưa làm được để

từ đó rút kinh nghiệm cho công tác quản lý chỉ đạo hoạt động dạy học ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội được tốt hơn.

Những kết quả thu được trên bảng 2.17, giúp cán bộ lãnh đạo, CBQL ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội được, nhìn thấy rõ thực trạng phản hồi từ các GV Trung tâm về những biện pháp quản lý giáo viên soạn bài, chuẩn bị bài. Là cơ sở để CBQL Trung tâm điều chỉnh, đổi mới nội dung, phương pháp quản lý để có được kết quả cao trong quản lý DHNPT.

* Quản lý giờ dạy trên lớp: việc quản lý giờ dạy trên lớp của giáo viên có tầm quan trọng đặc biệt nó tác động trực tiếp đến kết quả giảng dạy, học tập của thầy và trò đến chất lượng DHNPT của Trung tâm. Chất lượng hiệu quả của công tác giảng dạy thể hiện ở giờ lên lớp, bởi vậy BGĐ Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội, đã chủ động đưa ra một số biện pháp quản lý giờ dạy trên lớp của giáo viên.

Để đánh giá thực trạng các biện pháp quản lý giờ dạy trên lớp của giáo viên do BGĐ Trung tâm GDKTTH số 5 đề ra, chúng tôi tiến hành khảo sát lấy ý kiến của 8 CBQL các cấp ở Trung tâm và đã thu được kết quả ở bảng sau:

Bảng 2.18. Tự đánh giá của đội ngũ CBQL Trung tâm GDKTTH số 5 về các biện pháp QL giờ dạy trên lớp của BGĐ


TT


Các biện pháp quản lý giờ dạy trên lớp

Nhận thức của CBQL

Trong thực tế

Rất cần

Cần

Không cần

Làm tốt

Đang làm

Không làm

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1

Tổ chức cho GV học tập qui chế, T.chuẩn đánh giá xếp

loại giờ dạy trên lớp


8


100


0


0


0


0


8


100


0


0


0


0

2

Yêu cầu GV lập kế hoạch

giảng dạy có ý kiến của tổ và BGĐ

8

100

0

0

0

0

7

87,5

1

12,5

0

0

3

XD T.chuân giờ lên lớp để

Đ.giá giờ lên lớp của GV

7

87,5

1

12,5

0

0

6

75

2

25

0


4

Xây dựng thời khoá biểu

khoa học hợp lý

8

100

0

0

0

0

5

62,5

3

37,5

0

0

5

Xây dựng nề nêp DH

8

100

0

0

0

0

6

75

2

25

0

0

6

XD qui chế DH phù hợp với

đặc điểm riêng của trường

6

75

2

25

0

0

4

50

4

50

0

0

7

Thường xuyên kiểm tra, dự

giờ, đánh giá giờ dạy GV

8

100

0

0

0

0

5

62,5

3

37,5

0

0

Kết quả thu được ở bảng 2.18 cho thấy: Đội ngũ CBQL các cấp ở trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội hầu hết đều cho rằng, các biện pháp quản lý giờ dạy trên lớp do BGĐ Trung tâm đề ra, là rất cần cho hoạt động quản lý giờ dạy trên lớp của GV. Trong đó có nhiều biện pháp được 100% đội ngũ CBQL Trung tâm nhất trí hoàn

toàn như: Thường xuyên kiểm tra, đánh giá giờ dạy của GV; xây dựng nền nếp dạy học; Xây dựng thời khóa biểu khoa học, hợp lý…Đồng thời kết quả bảng 2.18 còn cho thấy thực tế về quản lý giờ dạy trên lớp của BGĐ trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội, đã làm tốt ở khâu tổ chức cho đội ngũ GV học tập quy chế, tiêu chuẩn đánh giá giờ dạy, quan tâm làm tốt hơn ở một số biện pháp quản lý đạt hiệu quả chưa cao như: Xây dựng quy chế dạy học cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh Trung tâm hay xây dựng thời khóa biểu Trung tâm đang thực hiện sao cho khoa học, hợp lý hơn.

Thực hiện khảo sát, lấy ý kiến của 24 GV trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội, về các biện pháp của BGĐ quản lý giờ dạy trên lớp của GV Trung tâm, kết quả điều tra thu được như sau:

Bảng 2.19. GV Trung tâm đánh giá về các biện pháp QL giờ dạy của BGĐ



STT

Các biện pháp quản lý giờ dạy trên lớp

Trong thực tế

Làm tốt

Có làm

Chưa làm tốt

SL

%

SL

%

SL

%

1

Tổ chức cho giáo viên học tập

qui chế, tiêu chuẩn.

24

100

0

0

0

0

2

Yêu cầu GV lập kế hoạch

22

91,7

2

8,3

0

0

3

Xây dựng tiêu chuẩn giờ lên lớp

17

71

7

29

0

0

4

Xây dựng thời khoá biểu khoa

học hợp lý

10

42

8

33

6

25

5

Xây dựng nề nếp dạy học

18

75

6

25

0

0

6

Xây dựng qui chế DHNPT phù

hợp với đặc điểm riêng của TT

12

50

5

21

7

29

7

Thường xuyên kiểm tra giờ dạy

của GV

9

48

7

29

8

33

Qua kết quả điều tra thu được chúng ta nhận thấy, nhiều biện pháp BGĐ đưa ra để quản lý giờ dạy của GV, được tập thể GV Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội đánh giá là thực tại đang làm tốt như: Tổ chức cho giáo viên học tập qui chế, tiêu chuẩn (100%); Yêu cầu GV lập kế hoạch (91,7%); Xây dựng nề nếp dạy học (83,3%). Bên cạnh đó, có những biện pháp quản lý thực tế đạt kết quả chưa cao như biện pháp: “thường xuyên kiểm tra” được GV đánh giá làm tốt chỉ đạt 55,7% hay “Xây dựng thời khoá biểu khoa học hợp lý” có tới 58% ý kiến GV cho rằng làm chưa tốt, đạt mức bình thường…Đa số giáo viên ở Trung tâm cho rằng: việc xây dựng tiêu chuẩn giờ lên lớp ở Trung tâm là rất phù hợp, chỉ có một số ít giáo viên cho rằng chưa phù hợp, cần thay đổi điều chỉnh một số tiêu chuẩn phù hợp với giáo viên dạy NPT, vì một số tiêu chuẩn không thể đánh giá như trường THPT.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/05/2022