- Xây dựng thời khoá biểu phải hợp lý, khoa học: thời khoá biểu là phương tiện quản lý quan trọng của BGĐ Trung tâm. Vì thời khoá biểu giúp BGĐ giám sát việc dạy học của thầy và học trò, để xây dựng thời khoá biểu khoa học hợp lý phải căn cứ vào phân phối chương trình của từng môn NPT, số giờ qui định của từng môn, nội dung giảng dạy, đồng thời phải quan tâm đến đặc thù riêng của mỗi môn NPT để sắp xếp sao cho hài hoà. Nhằm đảm bảo tính khoa học, tính logic trong quá trình nhận thức của HS. Trong quá trình xây dựng thời khoá biểu cần phải chú ý đến những điều kiện như, sức khoẻ, hoàn cảnh của giáo viên để bố trí sao cho hợp lý, hợp tình giúp mọi người có thể thoải mái, phấn khởi, yên tâm công tác hoàn thành nhiệm vụ, xếp thời khoá biểu hợp lý sẽ tạo ra sự cân đối, hài hoà trong hoạt động DHNPT. Thực tế cho thấy, BGĐ chưa thực sự quan tâm đến biện pháp này, mà giao phó cho Giáo vụ Trung tâm sắp xếp thời khoá biểu để cho giáo viên lên lớp, chưa thường xuyên kiểm tra, xem xét việc bố trí các môn học đã hợp lý, hợp tình chưa ? Qua tìm hiểu ý kiến của đội ngũ GV đang giảng dạy thì một số GV cho rằng có lúc chưa thực sự khoa học và hợp lý vì chưa cân đối kịp thời, gần kết thúc năm học có môn NPT thì dạy nhanh so với phân phối chương trình, có môn NPT còn quá chậm.
- Xây dựng nề nếp dạy học: căn cứ theo Quyết định số: 44 /2008/QĐ-BGDĐT ngày 30 tháng 07 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm GDKTTH, qui định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ của giáo viên, Giám đốc, Phó giám đốc và các loại hệ thống hồ sơ, sổ sách theo dõi hoạt động DHNPT trong Trung tâm GDKTTH, từ đó Trung tâm nghiên cứu tổ chức triển khai thực hiện thống nhất, là cơ sở để Trung tâm xây dựng Quy chế dân chủ, Quy chế chi tiêu nội bộ phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế của Trung tâm, là những căn cứ để BGĐ Trung tâm kiểm tra, đánh giá, quản lý hoạt động dạy học của giáo viên. Xây dựng các quy định như:
+ Thực hiện nền nếp dạy học, ngày công, giờ công cao;
+ Thực hiện kế hoạch dạy học;
+ Quy định về soạn bài giảng, chấm, chế độ cho điểm;
+ Công tác quản lý học sinh;
+ Xây dựng quy chế thi đua, khen thưởng…
Để quản lý giờ lên lớp của GV có hiệu quả, BGĐ yêu cầu GV phải xây dựng kế hoạch cá nhân (kế hoạch đã được thống nhất mẫu cơ bản với kế hoạch do Trung tâm quy định), căn cứ vào đó GV xây dựng kế hoạch của mình, đặc biệt là đối với GV trẻ mới vào nghề, giúp BGĐ thuận lợi trong công tác tổng hợp, KTĐG.
BGĐ Trung tâm kiểm tra giờ dạy trên lớp bằng việc quản lý kế hoạch của giáo viên. Giao cho TTCM kiểm tra lần thứ nhất, sau đó thành lập Ban kiểm tra do GĐ Trung tâm trực tiếp xem xét, phê duyệt kế hoạch (thường vào cuối tháng 9). Kiểm tra như vậy nhằm phát hiện những yêu cầu trong kế hoạch đã làm được, những tồn tại trong việc lập kế hoạch cá nhân, từ đó giúp GV bổ sung, điều chỉnh những thiếu sót trong bản kế hoạch cá nhân của mình, sao cho hoàn thiện hơn. Thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục theo quy định của Bộ GD, dạy đúng chương trình, soạn, chấm, trả bài đầy đủ theo quy định, quản lý tốt HS trong mọi hoạt động do Trung tâm tổ chức, thực hiện tốt quy chế chuyên môn.
Căn cứ vào các quy định, đối chiếu với tình hình thực tế đã thực hiện, hàng tháng BGĐ Trung tâm có đánh giá nhận xét cụ thể đối với giáo viên về nề nếp dạy học. BGĐ yêu cầu TTCM bám sát, đôn đốc, thường xuyên kiểm tra và giúp đỡ giáo viên cố gắng ở những mặt làm chưa tốt trong kế hoạch đã đề ra. Qua phiếu điều tra, chúng tôi thu được kết quả: 100% đội ngũ CBQL Trung tâm đều khẳng định việc “xây dựng nề nếp dạy học” ở Trung tâm GDKTT hợp số 5 Hà Nội là rất cần thiết và có 75% ý kiến của giáo viên Trung tâm đều công nhận là thực tế đã làm tốt.
- Xây dựng qui chế dạy học riêng phù hợp với đặc điểm của Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội: việc xây dựng qui chế làm việc của trung tâm GDKTT hợp số 5 Hà Nội, được tiến hành vào đầu năm học (khoảng cuối tháng 9 đầu tháng 10), trong Đại hội công chức đầu năm, BGĐ Trung tâm thay mặt hội đồng giáo dục trung tâm, thông qua quyết định về việc ban hành qui chế làm việc của CB, GV, NV Trung tâm, nói rõ nhiệm vụ cần phải thực hiện của từng thành viên trong đơn vị. Qua điều tra, có 50% GV Trung tâm đánh giá mức thực hiện tốt, nhưng cũng có tới 27% ý kiến GV đánh giá làm chưa tốt. Kết quả phiếu điều tra đối với giáo viên cho thấy quy chế cần phải cụ thể và bám sát với tình hình thực tế của Trung tâm hơn nữa.
KTĐG là một chức năng quan trọng của công tác quản lý ở Trung tâm, kết quả thu được ở bảng 2.19 cho thấy, có tới 29% ý kiến GV là có làm và 33% ý kiến GV là làm chưa tốt, khi điều tra GV Trung tâm đánh giá biện pháp quản lý “Thường xuyên kiểm tra giờ dạy của GV Trung tâm”. Kết quả này phản ánh chức năng KTĐG của đội ngũ CBQL trung tâm GDKTT hợp số 5 Hà Nội thực hiện còn nhiều thiếu xót, cần điều chỉnh, đổi mới, nỗ lực cao để có được kết quả tốt trong công tác quản lý DHNPT, ở trung tâm GDKTT hợp số 5 Hà Nội.
*Quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao trình độ cho giáo viên: qua thực tế, việc bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên, BGĐ
Trung tâm GDKTT hợp số 5 Hà Nội đều lên kế hoạch, chương trình hoạt động. Chú trọng quản lý công tác bồi dưỡng CMNV, nâng cao trình độ cho giáo viên đổi mới phương pháp dạy học ở Trung tâm nhằm nâng cao chất lượng DHNPT cụ thể:
- Tạo điều kiện cầo giáo viên đi học để nâng cao trình độ chuyên môn.
- Xây dựng đội ngũ GV cốt cán ở các tổ.
- Trao đổi chuyên môn, học tập kinh nghiệm đồng nghiệp qua các giờ dạy.
- Tổ chức rút kinh nghiệm để khắc phục những nhược điểm, phát huy ưu điểm của đồng nghiệp.
- Bồi dưỡng chuyên môn, tìm hiểu các tài liệu, sách học, thông tin đại chúng lĩnh hội kiến thức làm cơ sở bổ sung cho kiến thức bài dạy.
- Tạo điều kiện cho giáo viên Trung tâm tham gia dự giờ thăm lớp, học hỏi kinh nghiệm dạy học ở các Trung tâm bạn.
Để đánh giá thực trạng các biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng CMNV, nâng cao trình độ cho GV đổi mới PPDH nghề PT, do BGĐ Trung tâm GDKTTH số 5 đề ra, chúng tôi tiến hành khảo sát lấy ý kiến của 8 CBQL các cấp ở Trung tâm và đã thu được kết quả ở bảng sau:
Bảng 2.20. Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao trình độ giáo viên
Các biện pháp | Ý kiến đánh giá | ||||||
Rất quan trọng | Quan trọng | Không quan trọng | |||||
SL | % | SL | % | SL | % | ||
1 | Yêu cầu GV tự học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ CMNV. | 7 | 87,5 | 1 | 12,5 | 0 | 0 |
2 | Tạo điều kiện cho giáo viên đi học nâng cao trình độ CMNV | 6 | 75 | 2 | 25 | 0 | 0 |
3 | Đăng kí phân đâu trở thành giáo viên giỏi dạy NPT | 8 | 100 | 0 | 0 | 0 | 0 |
4 | Kiểm tra đánh giá việc bồi dưỡng thường xuyên | 8 | 100 | 0 | 0 | 0 | 0 |
5 | Yêu cầu, tạo mọi ĐK thuận lợi GV thường xuyên đổi mới PPDH | 7 | 87,5 | 1 | 12,5 | 0 | 0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Cấu Tổ Chức Của Trung Tâm Gdkttk Số 5 Hà Nội Cụ Thể Về Cơ Cấu Tổ Chức Của Trung Tâm:
- Kết Quả Khảo Sát Ý Kiến Cbql, Gv, Hs, Cmhs Nhận Thức Về Mục Đích Học Sinh Học Npt Ở Trung Tâm Gdktth Số 5 Hà Nội
- Chất Lượng Giáo Dục Hs Học Npt Giai Đoạn 2011 – 2016.
- Ý Kiến Đánh Giá Của Gv Và Hs Về Mức Độ Thực Hiện Một Số Nội Dung Qlhs Ở Trung Tâm Gdktth Số 5 Hà Nội.
- Các Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Dhnpt, Ở Trung Tâm Gdktth Số 5 Hà Nội, Trong Giai Đoạn Hiện Nay
- Biện Pháp 4: Xây Dựng Cơ Chế Phối Hợp Giữa Trung Tâm Gdktth Số 5 Hà Nội, Với Các Trường Pt Trong Quản Lý Dhnpt
Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.
Kết quả điều tra thu được cho thấy: CBQL các cấp ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội hầu hết đều nhận thức, các biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng CMNV, nâng cao trình độ cho giáo viên đổi mới PPDH ở Trung tâm GDKTTH số 5, do BGĐ Trung tâm đề ra rất quan trọng, là cần thiết trong hoạt động quản lý Trung tâm. Trong đó có nhiều biện pháp được 100% đội ngũ CBQL Trung tâm nhất trí hoàn toàn như: “Đăng kí phấn đâu trở thành giáo viên giỏi”; “Kiểm tra đánh giá việc bồi dưỡng thường xuyên”. Mọi người đều nhận thức được nhu cầu phấn đấu, khẳng định
bản thân rất thiết thực với thầy, cô giáo, đã là giáo viên ai cũng mong muốn trở thành thầy cô giáo giỏi. Nó là động lực để đội ngũ GV phải quyết tâm, quyết chí, phải xác định mục tiêu phấn đấu trở thành giáo viên giỏi, nhưng cũng không phải một sớm một chiều mà đạt được, mà phải phấn đấu suốt đời bằng cách tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, tích lũy kinh nghiệm mới có được. Biện pháp KTĐG cũng được các nhà quản lý nhất trí 100%, bởi lẽ làm lãnh đạo, quản lý khi đã triển khai công việc phải có KTĐG công việc mới có được kết quả tốt. Các biện pháp như: “yêu cầu giáo viên tự học tập nâng cao trình độ CMNV” hay biện pháp “Yêu cầu, tạo mọi ĐK thuận lợi GV thường xuyên đổi mới PPDH” cũng được các nhà quản lý Trung tâm thống nhất cao với 87,5% ý kiến đánh giá là rất quan trọng.
Thăm dò ý kiến của 24 GV trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội về việc BGĐ có quan tâm công tác bồi dưỡng CMNV, nâng cao trình độ cho GV, đổi mới PPDH ở trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội hay không? chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 2.21. Ý kiến của GV về BGĐ quản lý công tác bồi dưỡng CMNV, nâng cao trình độ cho GV, đổi mới PPDH ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội
Các biện pháp quản lý của Ban giám đốc | Có quan tâm | Chưa quan tâm | |||
SL | % | SL | % | ||
1 | BGĐ trung tâm có kiểm tra việc tự học, tự bồi dưỡng của GV Trung tâm không? | 19 | 79 | 5 | 21 |
2 | BGĐ Trung tâm có kế hoạch, tạo điều kiện thuận lợi cho GV tham gia các đợt tập huấn về CMNV không? | 24 | 100 | 0 | 0 |
3 | BGĐ Trung tâm có thường xuyên mua bổ sung các loại sách, tài liệu, trang thiết bị phục vụ dạy học NPT không? | 18 | 75 | 6 | 25 |
4 | BGĐ Trung tâm có thường xuyên KTĐG, xếp loại bồi dưỡng CMNV cho GV không? | 21 | 87,5 | 3 | 12,5 |
5 | BGĐ Trung tâm có quan tâm, bồi dưỡng, tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp GV đổi mới PPDH nghề PT ở Trung tâm không? | 23 | 95,8 | 1 | 4,2 |
Kết quả thu được ở bảng trên cho thấy: BGĐ Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội có quan tâm tới công tác bồi dưỡng CMNV, nâng cao trình độ, đổi mới PPDH cho GV Trung tâm. Trong đó có những biện pháp quản lý được đội ngũ GV Trung tâm đánh giá rất cao đạt 95,8% đến 100% như các biện pháp: “BGĐ Trung tâm có kế hoạch, tạo điều kiện thuận lợi cho GV tham gia các đợt tập huấn về CMNV” hay “BGĐ Trung tâm có quan tâm, bồi dưỡng, tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp GV đổi mới PPDH nghề PT ở Trung tâm”. Các biện pháp của BGĐ quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi để đội ngũ GV tham gia các khóa bồi dưỡng nâng cao trình độ,CMNV, đổi mới PPDH là góp phần thúc đẩy sự vươn lên, tìm tòi, sáng tạo trong chuyên môn của GV. Để có
được kết quả tốt trong giảng dạy, trước hết thày, cô giáo phải có được kiến thức sâu, rộng, kỹ năng, phương pháp Sư phạm tốt thì bài giảng sẽ hay, sẽ sinh động hơn, có như vậy mới phát huy được trí thông minh của học sinh, làm nâng cao hiệu quả DHNPT.
Các biện pháp quản lý khác được BGĐ đưa ra trong thực tế cũng có sự quan tâm thường xuyên của lãnh đạo Trung tâm. Tuy nhiên có một số ý kiến của GV mong muốn, BGĐ Trung tâm cần chú trọng quan tâm nhiều hơn nữa, hiệu quả hơn với các biện pháp quản lý về KTĐG, CSVC… Vẫn còn trên 20% ý kiến GV cho rằng BGĐ Trung tâm chưa thực sự quan tâm các lĩnh vực đó.
*Quản lý KTĐG Giáo viên: công tác quản lý KTĐG giáo viên ở Trung tâm được thực hiện tương đối tốt. Cụ thể, BGĐ Trung tâm chỉ đạo TTND, tổ CM, công đoàn Trung tâm theo dõi, thường xuyên KTĐG thực hiện nền nếp dạy học của GV, định kỳ KTĐG giờ dạy của GV, hồ sơ sổ sách, chuyên môn của GV, KTĐG việc thực hiện nội dung, chương trình các môn học. BGĐ Trung tâm hướng dẫn, chỉ đạo GV thực hiện nghiêm quy chế, quy định về quản lý, KTĐG học sinh nhất là điều kiện về chuyên cần để được dự thi tốt nghiệp NPT.
Đánh giá thực trạng công tác quản lý KTĐG GV ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội, chúng tôi tiến hành khảo sát lấy ý kiến của 8 CBQL và 24 GV Trung tâm, về mức độ thực hiện một số nội dung quản lý KTĐG giáo viên ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội, thu được kết quả ở bảng sau:
Bảng 2.22. Thực trạng quản lý KTĐG giáo viên ở TT.GDKTTH số 5 Hà Nội
Nội Dung | Mức độ thực hiện | ||||||||
Tốt | KHá | T.Bình | Yếu | ||||||
CBQL (%) | GV (%) | CBQL (%) | GV (%) | CBQL (%) | GV (%) | CBQL (%) | GV (%) | ||
1 | Chỉ đạo nghiêm túc thực hiện quy chế KTĐG, thi, xếp loại HS. | 87,5 | 91,6 | 12,5 | 8,4 | 0 | 0 | 0 | 0 |
2 | Chỉ đạo L.tịch gồm: TTND, Gvụ, TTCM, C.Đoàn, định kỳ KT các loại hồ sơ GV. | 75 | 79 | 25 | 21 | 0 | 0 | 0 | 0 |
3 | QL giáo viên chấm bài, q.lý đánh giá, xếp loại HS | 62,5 | 41,7 | 25 | 33,3 | 12,5 | 25 | 0 | 0 |
4 | KTĐG giáo viên, thực hiện nền nếp chuyên cần. | 75 | 62,3 | 12,5 | 21 | 12,5 | 16,7 | 0 | 0 |
5 | Tổ chức thanh tra nội bộ, dự giờ, đánh giá giờ dạy | 62,5 | 58,3 | 25 | 33,3 | 12,5 | 8,4 | 0 | 0 |
6 | Sử dụng kết quả KTĐG vào xếp loại thi đua. | 62,5 | 50,8 | 37,5 | 29,2 | 0 | 21 | 0 | 0 |
Kết quả thu được ở bảng 2.22 cho thấy: Thực trạng quản lý KTĐG giáo viên, HS ở trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội đang có được kết quả tương đối tốt. Nhiều nội dung quản lý KTĐG giáo viên được đội ngũ CBQL, GV Trung tâm đánh giá ở mức độ tốt với số phiếu đạt từ 75% đến 91,6% như: “Chỉ đạo nghiêm túc thực hiện quy chế KTĐG, thi, xếp loại HS”; “Chỉ đạo L.tịch gồm: TTND, Gvụ, TTCM, C.Đoàn, định kỳ KT các loại hồ sơ GV” hay “Tổ chức thanh tra nội bộ, dự giờ, đánh giá giờ dạy”, không có mức TB hoặc yếu. Chứng tỏ, lãnh đạo Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội, rất quan tâm, nghiêm túc trong chỉ đạo việc thực hiện quy chế KTĐG giáo viên, HS, thực hiện tốt chức năng QLGD. Bên cạnh đấy, kết quả khảo sát, điều tra cũng cho thấy có những lĩnh vực KTĐG, Trung tâm thực hiện quản lý chưa tốt, chưa đạt được kết quả cao như: “QL giáo viên chấm bài, q.lý đánh giá, xếp loại HS”, có từ 12,5% đến 25% CBQL, giáo viên chỉ chấm đạt mức độ quản lý TB, đòi hỏi BGĐ Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội, phải nỗ lực hơn nữa trong công tác quản lý giáo viên chấm bài, quản lý đánh giá, xếp loại HS để có được hiệu quả cao hơn.
Các nội dung quản lý như: “KTĐG giáo viên, HS thực hiện nền nếp chuyên cần”; “Tổ chức thanh tra nội bộ, dự giờ, đánh giá giờ dạy GV” hay “Sử dụng kết quả KTĐG vào xếp loại thi đua.” Có trên 70% ý kiến GV, CBQL xếp ở mức độ thực hiện khá, tốt, nhưng cũng có không ít đánh giá chỉ ở mức TB (từ 8,4% đến 21%), cho thấy Thực trạng quản lý KTĐG giáo viên ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội cần có những cải tiến, điều chỉnh cho hợp lý.
*Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn: BGĐ Trung tâm xác định, là một trong những nội dung quan trọng trong công tác quản lý DHNPT, quản lý Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội. Việc xây dựng, tổ chức và quản lý hoạt động của TCM là nhiệm vụ luôn được BGĐ Trung tâm coi trọng. Ngay đầu năm học, BGĐ Trung tâm GDKTTH số 5 đã yêu cầu, tổ Trưởng chuyên môn phải hoàn thiện, có ngay hồ sơ TCM, bao gồm: danh sách lí lịch trích ngang GV trong tổ; Bản Kế hoạch hoạt động của TCM trong từng học kỳ, trong cả năm học, sổ ghi các hoạt động của TCM; Sổ ghi biên bản họp TCM và nghị quyết các cuộc họp TCM. Trong năm học, BGĐ Trung tâm GDKTTH số 5 chú trọng việc xây dựng và tổ chức tốt nề nếp sinh hoạt TCM. Tăng cường, khuyến khích các nội dung sinh hoạt theo chuyên đề nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động dạy NPT. Tạo được không khí dân chủ, bình đẳng, tích cực trong sinh hoạt TCM, nhằm phát huy trí tuệ tập thể. Tích cực xây dựng tạo thói quen chia sẻ kinh nghiệm DHNPT khi sinh hoạt TCM.
Tiến hành điều tra đội ngũ 8 CBQL và 24 GV Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội về thực trạng quản lý hoạt động của các TCM, chúng tôi có kết quả ở bảng sau:
Bảng 2.23. Thực trạng quản lý hoạt động TCM
Nội dung Quản lý | Mức độ thực hiện | ||||||
Tốt | B. thường | Chưa tốt | |||||
CBQL (%) | GV (%) | CBQL (%) | GV (%) | CBQL (%) | GV (%) | ||
1 | QLViệc xây dựng kế hoạch hoạt động TCM. | 87,5 | 80 | 12,5 | 20 | 0 | 0 |
2 | Phát huy vai trò của TTCM | 62,5 | 60 | 25 | 24 | 12,5 | 16 |
3 | QL sinh hoạt TCM | 75 | 70 | 12,5 | 12 | 12,5 | 8 |
4 | QL việc b.dưỡng, nâng cao năng lực h.động của TCM | 62,5 | 40 | 25 | 32 | 12,5 | 28 |
5 | Quản lý KTĐG h.động tổ CM | 87,5 | 66 | 21 | 15 | 0 | 13 |
Kết quả thu được ở bảng 2.23 cho thấy: Thực trạng quản lý hoạt động TCM, ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội, đang có được kết quả tương đối tốt. Một số nội dung quản lý hoạt động TCM được đội ngũ CBQL, GV Trung tâm đánh giá ở mức độ tốt với số phiếu đạt từ 70% đến 87,5% như: “QLViệc xây dựng kế hoạch hoạt động TCM”; “QL sinh hoạt TCM”. Cho thấy lãnh đạo Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội, rất coi trọng hoạt động của TCM, thể hiện tốt chức năng kế hoạch hóa trong công tác quản lý, lấy hoạt động của TCM làm hạt nhân cho mọi hoạt động của Trung tâm. Điều tra, khảo sát thực trạng quản lý hoạt động TCM ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội, giúp cho BGĐ Trung tâm thấy rõ những hạn chế trong công tác quản lý hoạt động TCM như: có từ 12,5% đến 16% ý kiến đánh giá của CBQL, GV Trung tâm ở mức chưa tốt, cho rằng lãnh đạo chưa thật sự tin tưởng, trao quyền hạn, trách nhiệm cho TTCM. Lãnh đạo Trung tâm cũng chưa thường xuyên quan tâm đến: “QL việc b.dưỡng, nâng cao năng lực hoạt động của TCM”, có từ 37,5% đến 60% ý kiến của CBQL, GV Trung tâm đánh giá ở mức bình thường hoặc chưa tốt.
Kết quả này là cơ sở để lãnh đạo Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội nhìn rõ vấn đề, có sự điều chỉnh, thay đổi, một số biện pháp quản lý hoạt động của TCM, thực hiện tốt vai trò, chức năng QL, có được thành công trong công tác giáo dục, DHNPT ở Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội.
(2). Quản lý CBNV
Trung tâm GDKTTH số 5 HN có 8 Cán bộ lãnh đạo chủ chốt, Trong Trung tâm có sự phân công trách nhiệm cụ thể, rõ ràng dựa theo quy chế hoạt động của Trung tâm như: Giám đốc, Phó GĐ, Chủ tịch công đoàn, Trưởng Thanh tra ND, Trưởng giáo vụ, TTCM, dưới sự quản lý, điều hành trực tiếp của GĐ Trung tâm.
Đội ngũ Nhân viên Trung tâm bao gồm cả biên chế và hợp đồng là 10 người, thuộc tổ Hành chính, đảm nhiệm các công việc: Kế toán, Thủ quỹ, quản lý Thư viện, y tế, Bảo vệ, Trông xe, Nhân viên kỹ thuật và Lao công.
Đội ngũ CBNV Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội, có vai trò quan trọng, ảnh hưởng lớn tới hoạt động DHNPT ở Trung tâm. Đánh giá thực trạng công tác quản lý đội ngũ CBNV Trung tâm GDKTTH số 5, chúng tôi tiến hành khảo sát, lấy ý kiến đánh giá từ 24 GV Trung tâm, thu được kết quả ở bảng sau:
Bảng 2.24. Thực trạng về quản lý đội ngũ CBNV Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội
Nội dung Quản lý | Mức độ thực hiện | ||||||
Tốt | B. thường | Chưa tốt | |||||
CBQL (%) | GV (%) | CBQL (%) | GV (%) | CBQL (%) | GV (%) | ||
1 | QL Nền nếp làm việc của CBNV | 62,5 | 16,7 | 25 | 37.5 | 12,5 | 45,8 |
2 | Giao việc, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân | 75 | 54,1 | 12,5 | 29,2 | 12,5 | 16,7 |
3 | Phát huy vai trò của CBNV | 37,5 | 29,2 | 37,5 | 41,6 | 25 | 29,2 |
4 | Việc b.dưỡng, nâng cao năng lực cho CBNV | 50 | 12,5 | 25 | 45,9 | 25 | 41,6 |
5 | Quản lý KTĐG CBNV | 62,5 | 33,3 | 25 | 29.2 | 12,5 | 37,5 |
Kết quả bảng 2.24 cho thấy, công tác quản lý đội ngũ CBNV Trung tâm có được nhiều ý kiến của CBQL, GV đánh giá ở mức tốt là ở nội dung: “Giao việc, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân”, các ý kiến của CBQL thường đánh giá ở mức độ thực hiện tốt cao hơn nhiều so với GV. Thực trạng khảo sát cho thấy có tới trên 40% ý kiến GV đánh giá các nội dung quản lý: “Nền nếp làm việc của CBNV” và “Việc b.dưỡng, nâng cao năng lực cho CBNV” ở mức thực hiện chưa tốt, đặt ra cho lãnh đạo TT trách nhiệm thực hiện tốt hơn chức năng quản đội ngũ CBNV Trung tâm.
2.3.3.3. Quản lý hoạt động học NPT của Học sinh
Học sinh đến học các môn NPT ở các Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội, chủ yếu là HS đến từ các trường phổ thông (THCS, THPT) trên địa bàn các quận Cầu Giấy, Bắc Từ Liêm và Nam Từ liêm, đây là các quận mới chuyển đổi từ huyện lên trong mấy năm qua, đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn, đa dạng về nghành nghề, là khu vực giáp ranh với ngoại thành Hà Nội, nên trình độ dân trí có nhiều hạn chế. Một bộ phận HSPT tới Trung tâm GDKTTH số 5 Hà Nội học NPT, còn xem nhẹ môn NPT như là môn học phụ, chỉ dùng kết quả điểm thi nghề để cộng điểm ưu tiên cho thi tốt nghiệp cuối cấp, chưa xác định đúng đắn động cơ, thái độ học tập, do đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập. Thực tế, kết quả đánh giá, xếp loại quá trình học môn NPT, cũng như kết quả thi NPT ở Trung tâm GDKTTH không ảnh hưởng nhiều tới xếp loại, đánh giá HSPT, vì vậy, nhiều HS có nhận thức, thái độ không đúng về học NPT, như: không thực hiện nội quy học tập, học hành thiếu chăm chỉ, một số em còn tỏ ra coi thường giáo viên dạy NPT. Hơn nữa, mỗi giáo viên dạy