Thực Trạng Tổ Chức Triển Khai Hoạt Động Dạy Học Môn Toán Theo Định Hướng Ptnl Học Sinh Ở Các Trường Thcs Vùng Đặc Biệt Khó Khăn

* Nhận xét: Bảng 2.11 trên khảo sát 51 cán bộ quản lý và giáo viên thuộc 09 trường THCS vùng đặc biệt khó khăn cho thấy, việc xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng PTNL cho học sinh ở trường THCS vùng đặc biệt khó khăn bước đầu đã bao quát được các nội dung cần thực hiện. Kết quả cho thấy Phòng GD&ĐT đã lập kế hoạch thiết kế chi tiết của công tác kế hoạch khá rõ ràng, cụ thể.

Trao đổi với đội ngũ CBQL của các trường THCS, chúng tôi cũng nhận thấy nhận thức của đội ngũ CBQL về công tác này của Sở phù hợp với huyện Trùng Khánh. Song thực tế khi triển khai và việc quản lý của BGH còn những hạn chế nhất định.

Kết quả khảo sát cho thấy: Nội dung Xây dựng kế hoạch dạy thử nghiệm, tổ chức hội thảo rút kinh nghiệm, hoàn thiện chủ đề dạy học, phương pháp dạy học các chỉ số theo dõi, kiểm tra và đánh giá hoạt động dạy học môn Toánvới 29,41% Ít thực hiện và Xác định các chủ đề dạy học (lồng ghép các vấn đề hiện đại vào nội dung của môn học; chủ đề tích hợp liên môn; hoạt động trải nghiệm sáng tạo...) của nhà trường tương ứng với các mục tiêu được đánh giá thấp nhất với 21,57% mức độ ít thực hiện. Điều đó cho thấy Hiệu trưởng nhà trường mới chỉ dừng lại ở việc kiểm tra chung chung, đánh giá theo hình thức, chưa chú trọng đến huy động các nguồn lực để tổ chức thực hiện được thành công. Nguyên nhân thực trạng theo ý kiến của CBQL do:

Theo ý kiến của các thầy cô CBQL, sau khi kết thúc năm học, trong thời gian nghỉ hè các thầy cô CBQL thường chủ động xây dựng các loại kế hoạch cho năm học đến. Mặc dù thời gian trong hè nhiều, tuy nhiên đây cũng lại là thời điểm nghỉ ngơi của toàn thể GV, NV, vì vậy việc góp ý các nội dung trong kế hoạch còn hạn chế. Hầu hết việc thực hiện kế hoạch mang tính chủ quan của cá nhân CBQL. Khi vào đầu năm học, rất nhiều công việc triển khai cho năm học mới, nhiều loại kế hoạch cần xây dựng nên việc tập trung thực hiện các quy trình của việc lập kế hoạch cho HĐDH trong đó HĐDH môn Toán theo định hướng PTNL chưa tốt.

Một nội dung quan trọng trong việc xác định tính hiệu quả, tính khả thi của kế hoạch, đó chính là chú ý tìm hiểu thực tế công tác chuyên môn của trường THCS. Thực tế là khi xây dựng kế hoạch HĐDH môn Toán cấp trường, các trường chủ yếu dựa vào kế hoạch HĐDH của cấp trên (Phòng GD&ĐT) và cơ bản dựa vào kế hoạch HĐDH môn Toán của nhà trường ở các năm trước, mà chưa chú ý tìm hiểu nhu cầu, mong đợi của các đối tượng liên quan đến việc thực hiện HĐDH môn Toán. Trao đổi với các thầy cô giáo ở trường thì đa số các thầy cô không thấy nhà trường thực hiện vấn đề này. Điều này cho thấy Phòng GD&ĐT chưa sát sao chỉ đạo các trường xây dựng kế hoạch HĐDH môn Toán....

Tóm lại, việc lập quản lý HĐDH môn Toán theo định hướng PTNL trong trường THCS vùng đặc biệt khó khăn đã đạt những kết quả nhất định về phổ biến kế hoạch cho mọi đối tượng, xác định mục tiêu, yêu cầu. Tuy nhiên, các công việc quyết định hiệu quả của một kế hoạch như xác định hệ thống công việc với quỹ thời gian cụ thể thực hiện HĐDH môn Toán; xác định các nguồn lực cần huy động cho HĐDH môn Toán; kiểm tra tính hợp lý và khả thi của kế hoạch và điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp chỉ thực hiện mức độ trung bình và chưa đạt yêu cầu đề ra.

2.4.2. Thực trạng tổ chức triển khai hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng PTNL học sinh ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn

Việc tổ chức, chỉ đạo triển khai là vấn đề có ý nghĩa quan trọng, hiện thực hóa các nội dung trong kế hoạch đã đề ra, góp phần đưa HĐDH môn Toán diễn ra theo đúng hướng. Để tìm hiểu rõ hơn thực trạng công tác này ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn, chúng tôi đã tiến hành khảo sát. Kết quả khảo sát thể hiện qua Bảng 2.12.

Bảng 2.12. Tổ chức triển khai hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn


TT


Nội dung

Mức độ thực hiện


X

Không thực hiện


Ít thực hiện

Thường xuyên thực

hiện

SL

TL%

SL

TL%

SL

TL%


1

Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và kĩ năng sư phạm cho giáo viên theo định hướng phát triển năng

lực học sinh


13


25.5


27


52.94


11


21.6


1.96


2

Tổ chức thảo luận về kỹ thuật dạy môn Toán, chương trình dạy học và phương pháp dạy học liên môn, tích cực hóa

người học….


30


58.8


19


37.25


2


3.92


1.45


3

Phân loại HS để phân công GV giảng

dạy phù hợp, tuyển chọn HS thi HSG cấp huyện, tỉnh, quốc gia


7


13.7


33


64.71


11


21.6


2.08


4

Tổ chức, phân công giáo viên giảng dạy trên cơ sở đánh giá khối lượng

công việc của từng giáo viên như số lớp cần dạy, số học sinh, số tiết/buổi


13


25.5


23


45.1


15


29.4


2.04


5

Tổ chức phân công giáo viên giảng dạy

hợp lý, đảm bảo phát huy năng lực, sở trường phù hợp với trình độ của giáo viên


2


3.92


42


82.35


7


13.7


2.10

6

Tổ chức kiểm tra thường xuyên hoặc

đột xuất giáo án của giáo viên

0


26

50.98

25

49

2.49


7

Góp ý nội dung và phương pháp soạn bài, việc lựa chọn và sử dụng các phương tiện dạy học, các tài liệu tham

khảo.


12


23.53


20


39.22


19


37.25


2.14

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động dạy học môn toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học cơ sở vùng đặc biệt khó khăn huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng - 10

* Nhận xét: Kết quả khảo sát ở bảng 2.12 cho thấy nội dung được đánh giá ở mức độ thực hiện tốt đó là việc Tổ chức kiểm tra thường xuyên hoặc đột xuất giáo án của giáo viên là 50,98% thường xuyên 49,02% rất thường xuyên thực hiện. Đây là công việc rất quan trọng để đảm bảo hiệu quả tổ chức HĐDH hiệu quả. Trong việc quản lý hoạt động dạy thì quản lý việc soạn bài và giờ lên lớp của giáo viên có tầm quan trọng đặc biệt. Giờ dạy của GV có tác động trực tiếp đến kết quả giảng dạy của người thầy, kết quả học tập của HS, đến chất lượng giáo dục toàn diện của các nhà trường. Vì vậy phải có biện pháp quản lý phù hợp để tổ chức kiểm tra thường xuyên hoặc đột xuất.

Nội dung Tổ chức phân công giáo viên giảng dạy hợp lý, đảm bảo phát huy năng lực, sở trường phù hợp với trình độ của giáo viên được đánh giá thường xuyên với 82,35% mức độ rất thường xuyên 13,73%. Tìm hiểu điều này, chúng tôi đã trao đổi với các lãnh đạo trong nhà trường cho thấy trong quá trình việc phân công GV được dựa trên các tiêu chí về năng lực giảng dạy (năng lực chuyên môn) của từng giáo viên chính là căn cứ quan trọng nhất để phân công giảng dạy cho giáo viên. Do đó khi phân công công tác giảng dạy cho giáo viên, lãnh đạo nên xem xét năng lực hiện tại thực tế của từng người, cũng như triển vọng phát triển của người giáo viên đó, hạn chế yếu kém để lựa chọn phương án tối ưu. Khi phân công giảng dạy làm sao cho tất cả giáo viên ngoài số giờ giảng dạy trên lớp có thể tham gia các hoạt động khác để gắn bó với tập thể sư phạm, có điều kiện tiếp xúc rộng rãi với học sinh, phụ huynh học sinh. Ngoài năng lực giảng dạy là căn cứ chính, người quản lý nhà trường còn phải lưu ý đến tâm tư, nguyện vọng cá nhân của từng giáo viên, cũng như sở trường, hoàn cảnh hiện tại của giáo viên... Có như vậy việc phân công đúng khả năng của từng giáo viên, đúng nguyện vọng cá nhân mới tạo điều kiện cho họ phát huy hết khả năng vốn có của mình, khắc phục những điểm còn non kém, vươn lên hoàn cảnh cá nhân hiện tại mà làm tốt công tác giảng dạy đã được phân công. Ngược lại sẽ phát sinh nhiều vấn đề tư tưởng, tình cảm, hay tạo sức ì của cá nhân họ ảnh hưởng không tốt đến các mặt hoạt động của nhà trường. Vì vậy lãnh đạo các trưởng cần hết sức thận trọng giữa yêu cầu công tác của nhà trường và khả năng của từng giáo viên, Lắng nghe ý kiến của mọi người và điều cần thiết nữa phải làm việc tập thể trong BGH, hàng ngũ tổ trưởng chuyên môn trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

Nội dung đạt được khá nhiều ưu điểm tiếp theo là Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và kĩ năng sư phạm của giáo viên theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh được đánh giá với 52,94% mức độ thường xuyên và 21,57% mức độ rất thường cũng được sự quan tâm đúng mức của lãnh đạo. Để thực hiện bồi

dưỡng nghiệp vụ, năng lực cho GV về phương pháp theo hướng phát huy tính tích cực, để thực hiện bồi dưỡng, năng lực là điều rất cần thiết. Kết quả khảo sát cho thấy, ngoài việc căn cứ vào cơ sở tăng cường tính tích cực, chủ động của HS thì lãnh đạo đã chú ý đến việc kiểm tra đánh giá, xếp loại của đội ngũ giáo viên để từ đó phân công chuyên môn cho hợp lý và có kế hoạch chủ động cho việc bồi dưỡng giáo viên bằng nhiều hình thức khác nhau căn cứ vào trình độ đào tạo và năng lực cá nhân của từng giáo viên. Cách làm trên đã tạo điều kiện cho giáo viên phát huy sáng tạo được khả năng chuyên môn của mình.

Bên cạnh những nội dung thực hiện được thì vẫn còn bộc lộ những hạn chế. Việc góp ý nội dung và phương pháp soạn bài, việc lựa chọn và sử dụng các phương tiện dạy học. Việc sử dụng các tài liệu tham khảo. với 60,8% đánh giá ít thực hiện và “Tổ chức những buổi thảo luận về kỹ thuật dạy môn Toán, chương trình dạy học và phương pháp dạy học liên môn, tích cực hóa người học….” với 58,82% ít thực hiện.

Qua tìm hiểu và phỏng vấn Thầy giáo Hoàng Minh T – Giáo viên trường THCS Đàm Thủy cho rằng: Nguyên nhân chưa quản lý thường xuyên những nội dung trên là do lịch dạy học của nhà trường thường kín cả hai ca nên việc học hỏi giữa các tổ trong nhà trường và các trường trọng cụm khó thực hiện được, hơn nữa do sự nhận thức chưa đúng về việc dạy và kiểm tra, đánh giá theo năng lực học sinh, mặt khác do công việc của cán bộ quản lý và giáo viên quá nhiều nên không có thời gian để thay đổi và triển khai một cách đồng bộ và triệt để, mà chỉ có thể triển khai ở một số đợt trọng điểm như thi giáo viên giỏi, các đợt thao giảng, hội giảng. Khi đó, BGH nhà trường yêu cầu tất cả giáo viên đi dự giờ để học hỏi, rút kinh nghiệm, bổ sung cho nhau. Tuy nhiên tính hiệu quả vẫn chưa cao, vì chính những giáo viên cử thao giảng, hội giảng có khi cũng chưa nắm bắt được, hiểu hết được nội dung, cách thức dạy học, kiểm tra, đánh giá học sinh theo hướng phát triển năng lực hoặc vẫn chịu áp lực về lượng kiến thức cần truyền tải tới học sinh nên việc giảng dạy chưa chú trọng việc áp dụng những phương pháp mới vào dạy như: tích hợp liên môn, tăng cường áp dụng thực tế, học sinh chủ động sáng tạo, tăng cường hướng dẫn học sinh cách học, cách phát hiện và tiếp thu kiến thức, mặt khác sau khi dự giờ xong giáo viên không áp dụng ngay PPDH theo hướng phát triển năng lực hoặc có áp dụng cũng không biết là đã hiệu quả hay chưa.

Từ kết quả khảo sát trên thấy nhà trường triển khai những buổi thảo luận về kỹ thuật dạy môn Toán, chương trình dạy học và phương pháp dạy học liên môn, tích cực hóa người học nhằm phát triển năng lực học sinh còn rất hạn chế. Đây chính là

nguyên nhân để đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao công tác quản lý, hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh trong nhà trường.

2.4.3. Thực trạng chỉ đạo triển khai hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn

Bảng 2.13. Chỉ đạo triển khai hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn


TT


Nội dung

Mức độ thực hiện (%)


X

Chưa đạt

Đạt

Tốt

SL

TL%

SL

TL%

SL

TL%


1

Chỉ đạo tổ chuyên môn hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch dạy

học


19


37.3


27


52.9


5


9.81


1.73


2

Chỉ đạo tổ chuyên môn sinh hoạt theo nền nếp, đảm bảo chất lượng

và hiệu quả cao trong giảng dạy.


16


31.4


29


56.9


6


11.8


1.80


3

Phát huy vai trò của đội ngũ giáo viên cốt cán trong hoạt động dạy

học


13


25.9


32


62.8


6


11.4


1.85


4

Chỉ đạo bồi dưỡng giáo viên về đổi mới KT-ĐG kết quả học tập của học sinh theo hướng phát triển

năng lực


8


15.7


35


68.6


8


15.7


2.00


5

Chỉ đạo thực hiện đánh giá giáo

viên gắn với việc thực hiện đổi mới PPDH


21


41.8


14


27.5


16


30.5


1.88


6

Chỉ đạo giáo viên sử dụng đa dạng các phương pháp dạy học, phù hợp

đối tượng học sinh


10


19.6


36


70.6


5


9.8


1.90


7

Chỉ đạo thực hiện soạn giáo án theo hướng tích cực hóa học tập

của HS


5


9.8


37


72.6


9


17.7


2.08


* Nhận xét: Bảng 2.13 trên khảo sát 51 cán bộ quản lý và giáo viên cho thấy: 100% các nội dung được đánh giá ở 3 mức trung bình, khá, tốt cụ thể: Nội dung được đánh giá ưu điểm như:

Nội dung được đánh giá là Hiệu trưởng thường xuyên quan tâm và chỉ đạo tốt là: Chỉ đạo thực hiện soạn giáo án theo hướng tích cực hóa học tập của HS với 72,6% mức độ khá và 17,7% mức độ tốt. Qua tìm hiểu thực trạng cho thấy, kế hoạch giảng dạy của cá nhân được lập ra từ đầu học kỳ, đầu năm học. GV dựa vào hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học, dựa vào phân phối chương trình để chỉ đạo thực hiện soạn giáo án nhằm phát triển năng lực tính tích cực của học sinh.

Chỉ đạo giáo viên sử dụng đa dạng các phương pháp dạy học, phù hợp đối tượng học sinh với 19,61% chưa đạt và 70,59% ý kiến lựa chọn mức độ đạt và 9,8% mức độ tốt. Trong thời gian qua dưới sự chỉ đạo của Sở GD&ĐT tỉnh Cao Bằng, các trường đã tổ chức dạy học tích hợp liên môn như tích hợp môn Toán với các môn Khoa học tự nhiên. Mục đích là giúp học sinh củng cố thêm những hiểu biết của mình ở nhiều môn học khác và biết đặt các khái niệm đã học trong từng môn học cũng như giữa các môn học khác nhau, có như vậy thì các em mới thực sự làm chủ được kiến thức. Chẳng hạn như, liên quan đến kiến thức về tính diện tích, chu vi hình học ở môn Toán; hoặc kiến thức về các loại phân vô cơ, hữu cơ trong môn Hóa học; sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng ở môn Sinh học, thì giáo viên có thể tổ chức cho các em tham gia hoạt động trải nghiệm sáng tạo bằng việc cho các nhập vai như những người nông dân thực sự.

Việc Chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch dạy học cho giáo viên với 37,25 % ý kiến đánh giá mức chưa đạt, 52,94% mức độ đạt và 9,8% ý kiến lựa chọn mức độ tốt.

Các nội dung khác, Hiệu trưởng nhà trường còn nhiều hạn chế như: Chỉ đạo thực hiện đánh giá giáo viên gắn với việc thực hiện đổi mới PPDH với 41,8% mức chưa đạt, 27.5% ý kiến lựa chọn mức độ đạt và 30.5% mức độ tốt. Thực tế, các vùng đặc biệt khó khăn của huyện Trùng Khánh có đời sống vô cùng khó khăn việc khuyến khích giáo viên môn Toán tổ chức giờ học phát triển năng lực học sinh ngoài lớp, ngoài trường gần như không thực hiện hoặc có chỉ đạo nhưng không kiểm tra xem giáo viên có làm hay không. Điều đó dẫn đến việc chỉ đạo giáo viên môn Toán thực hiện các nội dung dạy học môn Toán theo hướng phát triển năng lực học sinh như cải tiến phương pháp dạy học, thay đổi hình thức dạy học còn nhiều hạn chế, nên việc dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh chưa đem lại hiệu quả như mong muốn.

2.4.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn

Kiểm tra, đánh giá là một mắt xích quan trọng của công tác quản lí, không những giúp cho nhà quản lí biết ưu điểm của công tác quản lí mà còn là căn cứ để

điều chỉnh kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo... Để đánh giá về kết quả khảo sát HĐDH tại trường THCS vùng đặc biệt khó khăn được tác giả khảo sát qua Bảng 2.14 trên 51 CB, GV và thu được kết quả như sau:

Bảng 2.14. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn


TT


Nội dung

Mức độ thực hiện (%)


X

Chưa đạt

Đạt

Tốt

SL

TL%

SL

TL%

SL

TL%

1

Lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá

kết quả dạy học của giáo viên

18

35.3

16

31.4

17

33.3

1.98


2

Kiểm tra hoạt động dạy học của giáo viên thông qua dự giờ đột

xuất, kết quả học tập của HS


12


23.5


28


54.9


11


21.6


1.98


3

Công khai kết quả kiểm tra, đánh giá giáo viên đến toàn bộ CBQL

– GV – NV và HS trong Nhà

trường


8


15.7


31


60.8


12


23.5


2.08


4

Tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả dạy học của giáo viên khách

quan, toàn diện, hệ thống.


5


9.8


39


76.5


7


13.7


2.04


5

Chỉ đạo chặt chẽ, tăng cường sự phối hợp giữa các phòng/bạn, tổ chuyên môn để tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả giảng dạy của

giảng viên


12


23.5


27


52.9


12


23.5


2.00


6

Kiểm tra kết quả học tập của HS, đánh giá thái độ, tinh thần học tập

của học sinh


9


17.6


27


52.9


15


29.4


2.12


7

Đánh giá việc sử dụng phương pháp, phương tiện dạy học môn Toán theo định hướng phát triển

năng lực HS


11


21.6


34


66.7


6


11.8


1.90


8

Có chính sách thi đua, khen thưởng đối với giáo viên, học

sinh có thành tích dạy và học


2


3.92


38


74.5


11


21.6


2.18

* Nhận xét: Các công việc kiểm tra, đánh giá HĐDH môn Toán của GV dạy Toán tại các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn huyện Trùng Khánh hiện nay đã thực hiện trên tất cả nội dung. Nội dung kiểm tra được CBQL, GV đánh giá cao nhất là Lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học của giáo viên cụ thể, chi tiết được đánh giá với 32.4% mức độ đạt và 33.3% ý kiến đánh giá mức độ tốt. Bên cạnh đó, việc kiểm tra việc dạy học của giáo viên thông qua dự giờ đột xuất, qua kết quả học tập của HS được đánh giá với 54.9% mức độ đạt, 21.6% ý kiến đánh giá mức tốt. Thực tế cho thấy, đối với giáo viên, nhà trường yêu cầu thực hiện đầy đủ số lần kiểm tra; trực tiếp chấm bài kiểm tra, ghi điểm hoặc mức nhận xét (đối với các môn kiểm tra bằng nhận xét), ghi nội dung nhận xét của người chấm vào bài kiểm tra; trực tiếp ghi điểm hoặc mức nhận xét (đối với các môn kiểm tra bằng nhận xét) vào sổ gọi tên và ghi điểm; đối với hình thức kiểm tra miệng, giáo viên phải nhận xét, góp ý kết quả trả lời của học sinh trước lớp, nếu quyết cho điểm hoặc ghi nhận xét (đối với các môn kiểm tra bằng nhận xét) vào sổ gọi tên và ghi điểm thì phải thực hiện ngay sau đó. Tính điểm trung bình môn học (đối với các môn học đánh giá bằng cho điểm), xếp loại nhận xét môn học (đối với các môn học đánh giá bằng nhận xét) theo học kỳ, cả năm học và trực tiếp ghi vào sổ gọi tên và ghi điểm, vào học bạ.

Bên cạnh đó, một số nội dung còn hạn chế như: “Đánh giá sử dụng phương pháp, phương tiện dạy Toán theo tiếp cận phát triển năng lực HS trong đó đến 21.6% ý kiến đánh giá nội dung này mức độ yếu; 66.7% mức độ đạt và 1.9% mức độ tốt. Nội dung Có chính sách thi đua, khen thưởng đối với giáo viên, học sinh có thành tích dạy và học cũng còn hạn chế với 74.5% mức độ đạt và chỉ có 21.6% ý kiến đánh giá mức độ tốt và 3.92% mức độ chưa đạt.. Thực tế các huyện vùng đặc biệt khó khăn có đời sống kinh tế còn hạn chế, chủ yếu phụ thuộc thiên nhiên, giao thông đi lại khó khăn điều đó làm cho việc thực hiện các chính sách về cải thiện đời sống của GV đến tu tạo đời sống kinh tế, tu bổ cơ sở vật chất còn bấp cập.

Một trong những kế tiếp của kiểm tra đánh giá là việc theo dõi, đánh giá các chuyển biến sau kiểm tra được đánh giá rất quan trọng. Sau khi có kết quả kiểm tra, các bộ phận theo quy định sẽ tư vấn, giúp đỡ cho lãnh đạo điều chỉnh các sai lệch, tức là dùng kết quả để thúc đẩy sự thay đổi của tổ chức, sử dụng kết quả kiểm tra để tạo sự chuyển biến trong nhận thức và hành động của đội ngũ.

Kết quả cho thấy công tác kiểm tra, đánh giá đã thực hiện được một số ưu điểm nhất định về lập kế hoạch kiểm tra, phổ biến kế hoạch, văn bản kiểm tra Bên cạnh đó còn nhiều hạn chế, đặc biệt hình thức kiểm tra, đánh giá còn nghèo nàn, kết quả kiểm tra, đánh giá chưa được CBQL, GV đưa ra trao đổi, nhận xét để rút kinh nghiệm và

Xem tất cả 140 trang.

Ngày đăng: 19/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí