Đường Cầu Của Thị Trường Và Doanh Nghiệp Độc Quyền


- Là sản phẩm có tính điển hình của sản xuất hàng hóa, có tính chất động, có thể vận chuyển đến khắp mọi nơi.

- Được sản xuất bằng các phương pháp cơ lý hóa, ít phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, chu kỳ sản xuất thường rút ngắn, chu kỳ sống luôn thay đổi.

3.4.1.2. Thị trường sản phẩm công nghiệp

Dựa vào mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các thị trường, người ta chia thị trường thành thị trường sản phẩm công nghiệp và thị trường các yếu tố sản xuất kinh doanh. Trong thực tế, việc phân định thị trường sản phẩm công nghiệp và thị trường các yếu tố sản xuất chỉ mang ý nghĩa tương đối do từng doanh nghiệp công nghiệp trong quan hệ với thị trường bao giờ họ cũng vừa là người mua, vừa là người bán.

Có nhiều cách phân loại thị trường. Nếu xem xét sự can thiệp của người bán đối với giá cả thị trường, thị trường sản phẩm công nghiệp được chia thành thị trường cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh độc quyền, độc quyền nhóm và độc quyền.

Khi xem xét phân loại thị trường, cần quan tâm đến những vấn đề sau:

a. Cầu thị trường và cầu doanh nghiệp

- Thị trường cạnh tranh hoàn hảo (CTHH): doanh nghiệp trong thị trường này là doanh nghiệp chấp nhận giá và có đường cầu nằm ngang hình 3.1. (D = MR = P).


Thị trường Doanh nghiệp

S

P1

D1

P0

D0

P


P1

D1


P0 D0



Q0 Q1

Hình 3.1. Đường cầu thị trường và doanh nghiệp CTHH


- Thị trường độc quyền: doanh nghiệp có quyền định giá nhưng cũng không thể đặt giá quá cao thì sẽ đảm bảo được mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp. Cầu thị trường chính là cầu của doanh nghiệp. Trong thị trường độc quyền MR < P. (hình 3.2)



MR

D

P


P1


P0



Q

Hình 3.2. Đường cầu của thị trường và doanh nghiệp độc quyền


b. Cung thị trường và cung doanh nghiệp

Đường cung của doanh nghiệp và cung của thị trường trong ngắn hạn: cung của thị trường được xác định bằng cách cộng tất cả lượng cung cho từng doanh nghiệp tại từng mức giá.

MC

A

A

AFC

P



TC


VC


Q

Hình 3.3. Đường cung trong ngắn hạn


Trong ngắn hạn, doanh nghiệp sẽ sản xuất tại mức giá bán bằng với chi phí cận biên tính cho một đơn vị sản phẩm tăng thêm (P = MC), đường MC chính là đường cung của doanh nghiệp

Quyết định lựa chọn sản xuất của doanh nghiệp MC < AVCmin: doanh nghiệp ngừng sản xuất

MC = AVCmin: doanh nghiệp ở ngưỡng ngừng sản xuất

ATCmin> MC > AVCmin: doanh nghiệp bị lỗ nhưng vẫn tiếp tục sản xuất MC = ATCmin: doanh nghiệp hòa vốn

MC > ATCmin: doanh nghiệp có lãi


Đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp sẽ bắt đầu tính từ đường MC cắt đường AVCmin trở lên.

Trong dài hạn, doanh nghiệp sẽ quyết định sản xuất tại mức giá mà đường chi phí cận biên dài hạn (LMC) cắt đường tổng chi phí bình quân dài hạn tại điểm cực tiểu (LATCmin) trở lên → P = LMC

LMC > LATCmin: doanh nghiệp có lãi LMC = LATCmin: doanh nghiệp hòa vốn LMC < LATCmin: doanh nghiệp phá sản

LMC

P

LATC


P


0

Q

Hình 3.4. Đường cung trong dài hạn


- Quyết định gia nhập và rời bỏ thị trường của doanh nghiệp:


Điều kiện cận biên

Điều kiện bình quân

Sản xuất với mức sản lượng tại đó

P = MC

Ngắn hạn

Dài hạn

Nếu P < AVC :

tạm thời đóng cửa

P < LATC: doanh nghiệp rời bỏ thị trường

P > LATC: khuyến khích gia nhập thị trường

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.

Kinh tế công nghiệp và quản trị chất lượng - ĐH SPKT Nam Định - 15

Bảng 3.3. Quyết định của doanh nghiệp trong ngắn hạn và dài hạn

c. Hành vi của các chủ thể trên thị trường

- Hộ gia đình (người tiêu dùng): luôn lựa chọn để tối đa hóa lợi ích trong điều kiện giới hạn về ngân sách tiêu dùng

Điều kiện tối đa hóa lợi ích:

MU A

PA

=MUB

PB

=MUC

PC

MUA: độ thỏa dụng (lợi ích) cận biên của sản phẩm A PA: giá của sản phẩm A


- Doanh nghiệp: luôn lựa chọn để tối đa hóa lợi nhuận bằng cách tối thiểu hóa chi phí hoặc tối đa hóa doanh thu. Điều kiện để tối đa hóa loại nhuận là:

+ Đối với doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo: MR = MC = P

+ Đối với doanh nghiệp cạnh tranh không hoàn hảo: MR = MC < P

- Nhà nước: tác động tới lĩnh vực kinh doanh và điều tiết thị trường để thực hiện các chức năng công bằng, ổn định và hiệu quả.

3.4.2. Tổ chức thị trường sản phẩm công nghiệp

3.4.2.1. Quan hệ giữa thị trường với phát triển công nghiệp

Trong cơ chế thị trường, giữa phát triển công nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có mối quan hệ tương hỗ.

Tác động của thị trường tới phát triển công nghiệp thể hiện: nó chỉ ra xu thế phát triển công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu ngành và cơ cấu sản phẩm công nghiệp; nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất kinh doanh. Tác động trở lại của phát triển công nghiệp tới thị trường thể hiện: tạo nguồn hàng hóa cho lưu thông trên thị trường, giải quyết quan hệ cung cầu; mở rộng và quyết định khả năng tham gia thương mại quốc tế của một quốc gia.

Quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trường được thể hiện như sau:

Sơ đồ 3.1: Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và thị trường


- Thị trường lao động

- Thị trường nguyên vật liệu

- Thị trường trang thiết bị

- Thị trường vốn

- Thị trường khoa học công nghệ

Doanh nghiệp công nghiệp

Thị trường hàng hóa và dịch vụ


Thị trường đầu vào Thị trường đầu ra


3.4.2.2. Tổ chức thị trường

Để xem xét tổ chức thị trường, có hai vấn đề cần được làm rò: mô hình luân chuyển và các chủ thể tham gia thị trường (sơ đồ 3.2 và 3.3)

Có thể nêu các vấn đề cơ bản của tổ chức thị trường là:

- Tổ chức thị trường nhằm hướng tới đảm bảo hiệu quả cao trong hoạt động thương mại của các doanh nghiệp, hạn chế các khuyết tật của thị trường, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của sự phát triển công nghiệp và toàn bộ nền kinh tế quốc dân.


- Tổ chức thị trường chính là tổ chức các mối quan hệ giữa các chủ thể trên thị trường nhằm đạt được các mục tiêu đề ra.

- Tổ chức thị trường là áp dụng các định chế để khống chế và điều tiết thị trường, hoặc để chống lại những can thiệp không hiệu quả vào sự vận động của thị trường. (Bảng 3.4)

Thị trường sản phẩm

Sơ đồ 3.2: Sơ đồ luân chuyển trên thị trường


Thị trường yếu tố

Nhà nước

Hộ gia đình

Doanh nghiệp


Hộ gia đình

Doanh nghiệp hợp tác hoặc cạnh tranh

Sơ đồ 3.3: Các chủ thể tham gia thị trường


Doanh nghiệp công nghiệp

Doanh nghiệp cung ứng

Nhà nước


Bảng 3.4. Sự can thiệp của Nhà nước tới các lĩnh vực hoạt động của công nghiệp


Lĩnh vực

Biện pháp, chính sách

Sản xuất và tiếp thị

- Giấy phép kinh doanh

- Khuyến khích bằng thuế

- Kiểm soát giá cả

- Doanh nghiệp công cộng

Việc làm và thị trường các nhân tố khác

- Tiền lương tối thiểu

- Chương trình đào tạo

- Lãi suất đầu tư và kiểm soát tín dụng

Đầu tư nước ngoài

- Khuyến khích bằng thuế

- Chuyển lợi nhuận về nước

- Chuyển giao công nghệ

Công nghệ

- Luật sáng chế

- Trợ giúp nghiên cứu và phát triển

Nhập khẩu

- Giấy phép nhập khẩu

- Hạn ngạch

- Biểu thuế nhập khẩu

- Biểu thuế đặc biệt

Xuất khẩu

- Thuế xuất khẩu

- Thuế tiêu dùng

- Quy chế khu chế xuất

- Hạn ngạch

- Tín dụng xuất khẩu

3.4.2.3 Các định chế trong tổ chức thị trường

- Chính sách cạnh tranh: cạnh tranh không hoàn hảo dẫn tới các tổ chức độc quyền hoặc hợp nhất mang lại lợi ích tối đa cho tổ chức đó nhưng mang lại gánh nặng về chi phí của xã hội và người tiêu dùng. Do vậy, để hạn chế các trục trặc của thị trường do lợi thế kinh tế nhờ quy mô và do quyền lực độc quyền đối với thị trường gây nên nên các nước thường có chính sách cạnh tranh. Đối tượng chủ yếu của chính sách này là điều tiết độc quyền và điều tiết các hoạt động hợp nhất.

- Chính sách ngành: nhằm làm đối trọng cho các trục trặc của thị trường do các nguyên nhân khác gây ra. Chính sách này thường bao gồm: hệ thống đăng ký phát minh, khuyến khích nghiên cứu và phát triển (R & D), hỗ trợ ngành mới ra đời và ngành suy thoái.


- Chính sách thương mại: thường gắn với tài chính và giá cả. Chính sách này bao gồm: luật thương mại, điều tiết bằng công cụ thuế, hạn ngạch, can thiệp bằng công cụ giá...

- Những đối trọng khác: hiệp hội những người sản xuất, hiệp hội những người tiêu dùng...

3.5. SỬ DỤNG CÁC NGUỒN LỰC TRONG SẢN XUẤT

3.5.1. Nguồn nhân lực

Vốn nhân lực bao gồm các yếu tố: kỹ năng, kỹ xảo của người lao động, kinh nghiệm nghề nghiệp, trình độ đào tạo và những khả năng khai thác của người lao động. Vốn nhân lực là căn cứ cơ bản để trả công lao động vì tiền lương của người lao động chủ yếu phụ thuộc vào đơn giá lương và lượng sản phẩm cận biên do họ tạo ra.

W = P * MPL

Trong đó: W: tiền lương

P: đơn giá lương của sản phẩm MPL: lượng sản phẩm cận biên

Vốn nhân lực là một bộ phận hợp thành quan trọng của thị trường các yếu tố sản

xuất kinh doanh công nghiệp, do vậy, thị trường lao động có tương đối đầy đủ các nét đặc trưng của thị trường yếu tố sản xuất:

- Doanh nghiệp là bên có nhu cầu trong khi hộ gia đình trở thành nguồn cung ứng.

Đường cầu lao động của doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo khác với đường cầu của doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh không hoàn hảo. Doanh nghiệp sẽ thuê thêm lao động ở mức mà tiền lương phải trả cho đối tượng lao động thuê thêm bằng với năng suất cận biên của lao động. (hình 3.5)

DL

L

DL

W/P W/P



L

Hình 3.5. Đường cầu lao động phổ thông và lao động có tay nghề


- Cung của thị trường lao động là do hộ gia đình cung cấp. Đường cung cá nhân của lao động chịu ảnh hưởng của hiệu ứng thu nhập và hiệu ứng thay thế nên có dạng như hình 3.6:




W/P


W/P

(b)


SL

(a)

SL

Lao động

Hình 3.6. Đường cung cá nhân của lao động

Lao động


+ Hiệu ứng thay thế: Khi tiền lương tăng thúc đẩy người lao động làm việc nhiều hơn vì mỗi giờ làm thêm được trả thù lao nhiều hơn. Điều này có nghĩa mỗi giờ nghỉ ngơi sẽ trở nên đắt hơn, người lao động có động cơ làm việc thay thế cho nghỉ ngơi. Đường cung lao động dốc lên hàm ý sự gia tăng của tiền lương làm cho người lao động tăng cung ứng lao động. Do thời gian của một ngày lao động bị giới hạn, nên thời gian lao động nhiều hơn cũng hàm ý thời gian nghỉ ngơi ít hơn. Phần đường cung dốc lên cho thấy phản ứng của quyết định đánh đổi giữa lao động và nghỉ ngơi của người lao động để đáp lại thay đổi trong chi phí cơ hội.

+ Hiệu ứng thu nhập: Với mức tiền công cao hơn, thu nhập của người lao động cũng cao hơn. Với thu nhập cao hơn người lao động lại muốn tiêu dùng nhiều hàng hóa dịch vụ hơn, người lao động cũng muốn có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn. Điều này làm giảm cung lao động và đường cung có dạng quay vào trong như hình 3.6 (a). Ngoài ra, tiền lương còn chi phối đến quyết định của một cá nhân, từ đó ảnh hưởng đến cung lao động của cá nhân.


SL

E2

E1

DL2

DL1

L1

L2

L

W



W2 W1


Hình 3.7. Đường cung - cầu thị trường lao động

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/06/2022