Nội dung quản lý | Tính cấp thiết | ||||||
Rất cấp thiết | Cấp thiết | Không cấp thiết | |||||
SL | % | SL | % | SL | % | ||
phương pháp giảng dạy và đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh | |||||||
4 | Biện pháp 4: Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên, đẩy mạnh tự bồi dưỡng thông qua Internet theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới | 43 | 75.44 | 7 | 12.28 | 7 | 12.28 |
5 | Biện pháp 5: Đầu tư cơ sơ vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học, chú trọng quản lý và sử dụng phòng máy tính. | 47 | 82.46 | 6 | 10.53 | 4 | 7.02 |
Có thể bạn quan tâm!
- Quản Lý Bồi Dưỡng Chuyên Môn Của Giáo Viên Dạy Tin Học
- Nguyên Tắc Đảm Bảo Phù Hợp Với Hệ Thống Pháp Lý
- Biện Pháp 3: Tổ Chức Phân Loại Đối Tượng Học Sinh Theo Năng Lực Nhằm Giúp Giáo Viên Có Cơ Sở Đổi Mới Phương Pháp Giảng Dạy Và Đổi Mới Kiểm Tra
- Quản lý hoạt động dạy học môn Tin học tại các trường trung học phổ thông - huyện Yên Lập - tỉnh Phú Thọ theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới - 16
- Quản lý hoạt động dạy học môn Tin học tại các trường trung học phổ thông - huyện Yên Lập - tỉnh Phú Thọ theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới - 17
- Quản lý hoạt động dạy học môn Tin học tại các trường trung học phổ thông - huyện Yên Lập - tỉnh Phú Thọ theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới - 18
Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.
Qua bảng trên ta thấy:
+ Về tính cấp thiết
Xét về mức độ cấp thiết của các biện pháp có thể thấy nhiều CBQL, giáo viên cho rằng không cấp thiết, minh chứng là trong 5 biện pháp đều có những đánh giá về độ không cấp thiết. Tuy nhiên, nhìn chung thời gian để triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới không còn nhiều, vậy nên các biện pháp đều được đánh giá chung là rất cấp thiết, cần triển khai ngay.
Với biện pháp 1: Có 87,72% đánh giá là rất cấp thiết, có 3,51% đánh giá là không cấp thiết. Vậy, đánh giá chung là rất cấp thiết, cần phải triển khai và thực hiện ngay.
Với biện pháp 2: Có 73,68% đánh giá rất cấp thiết, có 8,77% đánh giá không cấp thiết. Vậy, đánh giá chung là rất cấp thiết.
Với biện pháp 3: Có 78,95% đánh giá rất cấp thiết, 5,26% đánh giá không cấp thiết. Vậy, đánh giá chung là rất cấp thiết.
Với biện pháp 4: Có 75,44% đánh giá rất cấp thiết, 12,28% đánh giá không cấp thiết. Vậy, đánh giá chung là rất cấp thiết.
Với biện pháp 2: Có 82,46% đánh giá rất cấp thiết, có 7,02% đánh giá không cấp thiết. Vậy, đánh giá chung là rất cấp thiết.
Bảng 3.2. Khảo sát về tình khả thi
Nội dung quản lý | Tính khả thi | ||||||
Rất khả thi | Khả thi | Không khả thi | |||||
SL | % | SL | % | SL | % | ||
1 | Biện pháp 1: Tổ chức nâng cao nhận thức của CBQL, giáo viên về dạy và học môn Tin học trong chương trình giáo dục phổ thông mới | 51 | 89.47 | 6 | 10.53 | ||
2 | Biện pháp 2: Triển khai tăng cường đổi mới phương pháp dạy học khi dạy môn Tin học theo định hướng chương trình mới | 55 | 96.49 | 2 | 3.51 | ||
3 | Biện pháp 3: Tổ chức phân loại đối tượng học sinh theo năng lực nhằm giúp giáo viên có cơ sở đổi mới phương pháp giảng dạy và đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh | 42 | 73.68 | 12 | 21.05 | 3 | 5.26 |
4 | Biện pháp 4: Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên, đẩy mạnh tự bồi dưỡng thông qua Internet theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới | 52 | 91.23 | 5 | 8.77 | ||
5 | Biện pháp 5: Đầu tư cơ sơ vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học, chú trọng quản lý và sử dụng phòng máy tính. | 46 | 80.07 | 11 | 19.3 |
Qua bảng trên ta thấy:
+ Về tính khả thi
Qua bảng trên ta thấy, đa số các biện pháp đều được đánh giá có tính khả thi cao. Tuy nhiên, các biện pháp 1,3,5 có tỉ lệ đánh giá khả thi trên 10%, điều đó có thể thấy các thầy cô CBQL, giáo viên cũng có nhiều điều băn khoăn khi áp dụng vào thực tế đơn vị của mình. Đặc biệt, biện
pháp 3 có 5,26% đánh giá là không khả thi. Qua trao đổi một số CBQL, giáo viên cho rằng:
Thứ nhất: Việc phân loại đối tượng học sinh hiện nay là không cần thiết vì học sinh cơ bản vẫn coi môn Tin học là môn phụ, nên việc học của các em đôi khi không tập chung, mang tính hình thức, qua loa.
Thứ hai: CSVC các nhà trường chưa đủ đáp ứng cho toàn bộ học sinh (học sinh học chung máy tính từ 2-3 học sinh trên một máy tính). Nên phân loại đối tượng học sinh đôi khi là không cần thiết.
Vậy, có thể thấy, tuy có những ý kiến khác nhau về tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất. Tuy nhiên có thể thấy rằng, các biện pháp đưa ra đều có tính cấp thiết và tính khả thi. Nếu được áp dụng vào thực tiễn ở các trường THPT có thể nâng cao chất lượng dạy và học môn Tin học và nâng cao năng lực, sở trường cho mỗi học sinh.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Dựa trên những lý luận và kết quả khảo sát thực trạng tại các trường THPT trên địa bàn huyện Yên Lập, tác giả nếu 04 nguyên tắc để xây dựng các biện pháp thực hiện nhằm nâng cao chất lượng dạy và học Tin học.
Từ những nghiên cứu thực trạng hoạt động dạy và học môn Tin học của các trường THPT trên địa bàn huyện Yên Lập. Tác giả đã đề xuất ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Tin học theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới tại các trường này. Các biện pháp đưa ra tập trung vào các công việc quản lý của các trường, chú trọng những hướng đi tiếp cận với chương trình mới và mục đích cuối cùng là nâng cao chất lượng dạy và học. Trong phạm vi mỗi trường mỗi hoàn cảnh khác nhau, CBQL, giáo viên cần vận dụng linh hoạt các biện pháp và chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch sao cho mọi ứng dụng, mọi thay đổi đều góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở mỗi nhà trường.
Các biện pháp nêu ra có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và được CBQL, giáo viên các trường đánh giá cao. Các giải pháp đã được khảo sát về mức độ cấp thiết và khả thi của nó, đa số các ý kiến cho rằng có thể thực hiện được trong khuôn khổ và điều kiện của từng trường.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Từ các kết quả nghiên cứu trên, luận văn đã thu được:
1.1. Về công tác dạy và học: Dạy và học là hai công việc quan trọng, chủ đạo và cốt lõi trong mỗi nhà trường. Mọi công tác như: đổi mới quản lý, đổi mới phương thức dạy và học, tăng cường cơ sở vật chất... đều phục vụ công tác dạy và học trong mỗi nhà trường. CBQL, giáo viên cần nhận thức đầy đủ và sâu sắc nhằm đáp ứng mục tiêu đổi mới giáo dục.Việc chuyển đổi từ vai trò người thầy là trung tâm sang học sinh làm trung tâm đã và đang đòi hỏi sự nỗ lực thực hiện từ cả học sinh, giáo viên.
1.2. Môn Tin học trong chương trình giáo dục phổ thông mới có vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống các môn học của chương trình giáo dục phổ thông mới. Sẽ là môn học bắt buộc và chính thức từ lớp 3 đến lớp 12, giúp học sinh phát triển những năng lực cần thiết cho bản thân và các môn học khác. Từ đó có thể thấy, để đạt được mục đích của việc nâng cao chất lượng dạy và học môn Tin học trong chương trình GDPT mới cần sự quyết tâm thực hiện từ các cấp chính quyền, đến đội ngũ CBQL, giáo viên các trường THPT.
1.3. Về công tác quản lý khi đổi mới chương trình GDPT: Mục tiêu hàng đầu là đổi mới phương pháp giảng dạy đáp ứng với chương trình GDPT mới. Giáo viên giờ là người hướng dẫn học sinh lĩnh hội tri thức, học sinh cũng phải là người phối hợp chặt chẽ với giáo viên nhằm chủ động nắm lấy tri thức trong tương lai. Vậy, công tác quản lý cũng cần thay đổi nhằm đáp ứng được yêu cầu giảng dạy của giáo viên, giúp giáo viên phát huy được năng lực, sở trường của mỗi người. Và học sinh được chủ động, sáng tạo, làm việc nhiều hơn, hợp tác với nhau nhiều hơn khi tham gia các hoạt động giáo dục.
1.4. Về công tác quản lý ở 3 trường THPT trên địa bàn huyện Yên Lập: CBQL đã nhận thức được tầm quan trọng của các nội dung và biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong mỗi nhà trường. Các nhà trường đã cụ thể hoá các quy định của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT về việc thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học sao cho phù hợp với đặc điểm tình hình, CSVc, thiết bị trong nhà trường. Các nhà trường đã sử dụng đội ngũ giáo viên phù hợp với trình độ đào tạo, phù hợp với năng lực, sơ trường của mỗi giáo viên. Từ đó giúp giáo viên có thể phát huy được năng lực, sở trường của mình. Tuy nhiên, trong mỗi nhà trường đều có những công việc chưa được tập trung thực hiện như: việc kiểm tra công tác tự bồi dưỡng của giáo viên, việc chuẩn bị bài trước khi lên lớp còn chưa được thường xuyên, liên tục.
1.5. Biện pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý hoạt động giảng dạy
Để nâng cao chất lượng quản lý các nhà trường về hoạt động giảng dạy, các nhà trường cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
- Nâng cao nhận thức của CBQL, giáo viên về dạy và học môn Tin học trong chương trình giáo dục phổ thông mới.
- Tăng cường đổi mới phương pháp dạy học khi dạy môn Tin học theo định hướng chương trình mới
- Phân loại đối tượng học sinh theo năng lực nhằm giúp giáo viên có cơ sở đổi mới phương pháp giảng dạy và đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.
- Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên, đẩy mạnh tự bồi dưỡng thông qua Internet theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới.
- Đầu tư cơ sơ vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học, chú trọng quản lý và sử dụng phòng máy tính.
Các biện pháp này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và để đạt hiệu quả cao nhất trong công tác quản lý đòi hỏi CBQL, giáo viên phải đồng lòng, quyết tâm trong khi thực hiện nhiệm vụ.
2. KHUYẾN NGHỊ
2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Tiếp tục xây dựng các văn bản hướng dẫn về thực hiện chương trình phổ thông mới như: hướng dẫn về việc lựa chọn chủ đề dạy học, lựa chọn về các môn học, cách thức kiểm tra – đánh giá theo định hướng mới.
- Các hướng dẫn tới nhà trường, giáo viên về việc dạy học theo chương trình mới.
- Có các văn bản hướng dẫn về việc cho phép các nhà trường thực hiện giảng dạy một số chủ đề bài học thông qua dạy học online (trực tuyến) nhằm giúp các em có cơ hội trải nghiệm công nghệ ngay trong bài học.
- Tăng cường và đổi mới công tác bồi dưỡng cho CBQL, giáo viên về chuyên môn, nghiệp vụ thông qua nhiều hình thức như: trực tiếp, trực tuyến nhằm đảm bảo hiệu quả và chất lượng cao.
2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo
- Đề xuất với UBND tỉnh về việc tuyển dụng giáo viên, sinh viên có chuyên môn nghiệp vụ giỏi cho tỉnh nhà. Có chính sách thu hút nhân tài cho các nhà trường. Tiến tới cho phép các nhà trường được tự chủ hoặc tự chủ một phần trong công tác nhân sự.
- Tiếp tục duy trì và nâng cao các lớp tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ giúp giáo viên có cơ hội trao đổi, hoàn thiện bản thân.
- Xây dựng và duy trì đội ngũ giáo viên cốt cán ổn định, lâu dài.
2.3. Đối với các trường THPT
- Nắm sâu rộng các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục và đào tạo.
- Vận dụng chủ động, linh hoạt, sáng tạo phù hợp với điều kiện của từng trường nhằm thực hiện tốt các văn bản chỉ đạo của cấp trên và nâng cao chất lượng dạy và học.
- Huy động tối đa các nguồn lực phục vụ công tác dạy và học nhằm tạo động lực thúc đẩy giáo viên, học sinh thực hiện tốt trong khi dạy và học.
- Đảm bảo CSVC, trang thiết bị phù hợp, đầy đủ trong quá trình dạy học.
- Thông qua nhiều hình thức khác nhau giúp CBQL, giáo viên trau rồi chuyên môn, nghiệp vụ, nhằm đáp ứng tốt nhất cho chương trình giáo dục phổ thông mới.