- Tạo được nguồn kinh phí để khen thưởng cho tập thể, cá nhân sau khi tổ chức thi đua, tổng kết các hoạt động về đổi mới phương pháp dạy học.
- Có đầy đủ cơ sở vật chất lớp học phù hợp với đặc điểm bộ môn như: phòng máy có đủ số lượng máy tính, có kết nối Internet, có đủ máy chiếu...
3.2.3. Biện pháp 3: Tổ chức phân loại đối tượng học sinh theo năng lực nhằm giúp giáo viên có cơ sở đổi mới phương pháp giảng dạy và đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh
3.2.3.1. Mục đích
- Trình độ nhận thức, năng lực học tập của học sinh là không giống nhau. Vậy, nếu phân loại được đối tượng học sinh sẽ giúp giáo viên có cơ sở đổi mới phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh. Từ kết quả phân loại đối tượng học sinh, giáo viên tổ chức củng cố và ôn tập cho học sinh yếu giúp các em có được kiến thức thiếu hụt và bồi dưỡng những học sinh khá giỏi. Từ đó nâng cao chất lượng môn học và giúp học sinh có những nhận thức khác về môn học.
- Đổi mới kiểm tra, đánh giá là công cụ cung cấp thông tin cụ thể về tình hình học tập của học sinh. Kiểm tra, đánh giá giúp giáo viên tìm ra những tồn tại trong nhận thức của học sinh, giúp giáo viên tìm ra những hạn chế, thiếu sót trong quá trình giảng dạy, giúp giáo viên điều chỉnh cách dạy sao cho phù hợp nhất với từng nhóm đối tượng học sinh. Kiểm tra, đánh giá là một kênh quan trọng giúp giáo viên đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh.
3.2.3.2. Nội dung của biện pháp
- Ngay từ đầu năm học, dựa trên kết quả tuyển sinh đầu vào lớp 10 nhà trường cần tiến hành phân lớp dựa vào năng lực của học sinh.
- Phân công giáo viên dạy ở các lớp phù hợp với năng lực, sở trường của mỗi cá nhân (cố gắng tốt nhất).
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
ngay từ đầu năm học. Chỉ đạo các tổ, nhóm chuyên môn thống nhất về kiến thức, kỹ năng trong các đề kiểm tra. Đảm bảo công bằng, khách quan, phân loại được đối tượng học sinh.
3.2.3.3. Cách tiến hành
- Phân lớp học sinh dựa theo kết quả tuyển sinh hoặc tiến hành khảo sát nhằm giúp CBQL có được danh sách đối tượng học sinh phù hợp nhất.
- Phân công giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn phù hợp với từng lớp, từng đối tượng học sinh. Đặc biệt quan tâm chú trọng những lớp có chất lượng học sinh yếu.
- Giáo viên nắm chắc từng đối tượng học sinh, chú trọng đến sự tiến bộ của học sinh và báo cáo Ban giám hiệu những học sinh chậm tiến để có biện pháp phối hợp gia đình – nhà trường – xã hội.
- Môn Tin học cũng cần được kiểm tra theo phòng toàn trường giống các môn học khác.
- Tổ chức coi kiểm tra nghiêm túc. Xử lý nghiêm các trường hợp giáo viên, học sinh vi phạm nội quy, quy chế thi.
3.2.3.4. Điều kiện thực hiện
- Thực hiện đồng bộ giữa các khâu từ phân loại học sinh, phân công giáo viên chủ nhiệm, phân công giáo viên bộ môn.
- Kiểm tra, đánh giá được thực hiện nghiêm túc, có hệ thống ngân hàng câu hỏi đánh giá chung của toàn trường.
- CBQL thường xuyên rà soát, theo dõi kết quả học tập của học sinh nhằm giúp giáo viên có những điều chỉnh thích hợp trong quá trình giảng dạy.
3.2.4. Biện pháp 4: Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên, đẩy mạnh tự bồi dưỡng thông qua Internet theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới
3.2.4.1. Mục đích
- Để đội ngũ CBQL, giáo viên có chuyên môn, nghiệp vụ tốt đáp ứng
được với yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới. Công tác bồi dưỡng là rất quan trọng và cần thiết.
- Đội ngũ CBQL, giáo viên tốt là người cần có phẩm chất đạo đức tốt, ý thức trách nhiệm với công việc và thường xuyên phấn đấu vươn lên trong công tác, nhiệt tình, trách nhiệm với các nhiệm vụ được giao; có năng lực chuyên sâu về lĩnh vực mình quản lý, môn học của mình dạy, thường xuyên cập nhật nội dung mới, nội dung khó từ đó hoàn thiện tay nghề, hoàn thiện bản thân dần trở thành người CBQL giỏi, giáo viên giỏi đáp ứng yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục.
- Nhà trường là cơ sở để giáo viên tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân.
- Khuyến khích giáo viên tự học, tự bồi dưỡng thông qua các hình thức khác như: Internet, thư viện, sách báo.
3.2.4.2. Nội dung của biện pháp
- Triển khai, tuyên truyền đầy đủ các văn bản chỉ đạo của cấp trên đến CBQL, giáo viên về công tác bồi dưỡng thường xuyên và tự bồi dưỡng giáo viên trong năm học. Giúp CBQL, giáo viên nhận thức đầy đủ về mục đích, vai trò và nhiệm vụ cần thực hiện về công tác bồi dưỡng trong năm học.
- CBQL, giáo viên nghiên cứu thật kỹ các văn bản, chỉ thị của cấp trên về hướng dẫn các nhiệm vụ năm học, nội dung, chương trình của môn học.
- Yêu cầu giáo viên tham gia đầy đủ vào các đợt tập huấn của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT về công tác chuyên môn. CBQL quản lý, theo dõi và có những nhận xét, đánh giá về quá trình bồi dưỡng, tự bồi dưỡng của giáo viên.
- Yêu cầu giáo viên tham gia đầy đủ và có trách nhiệm trong các đợt sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường do Sở GD&ĐT tổ chức.
- CBQL, giáo viên cần được hướng dẫn nhiều hình thức, cách thức tự bồi dưỡng
- Đưa đánh giá nội dung tự bồi dưỡng vào tiêu chí đánh giá, xếp loại giáo viên hàng năm.
3.2.4.3. Cách tiến hành
- Công tác tuyên truyền luôn rất quan trọng và cần thiết trong bất kỳ giai đoạn hay công việc gì. CBQL, giáo viên có hiểu rõ về các chủ trương, đường lối thì mới thực hiện tốt được.
- Ban giám hiệu, Tổ chuyên môn cần thường xuyên thăm nắm các đối tượng giáo viên có năng lực chuyên môn yếu, đề xuất những giáo viên có năng lực chuyên môn tốt hơn kèm cặp, bồi dưỡng, trao đổi về các nội dung bài học, phương pháp giảng dạy và các tình huống chuyên môn, nghiệp vụ khác.
- CBQL, giáo viên xây dựng chương trình, kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho CBQL, giáo viên. Chú trọng kế hoạch tự bồi dưỡng sao cho thiết thực và mang lại hiệu quả.
- Đẩy mạnh hoạt động viết sáng kiến kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học trong giáo viên và tổ chức vận dụng các sáng kiến, sản phẩm khoa học vào thực tiễn.
- Công tác dự giờ, đánh giá xếp loại giờ dạy cần được quan tâm, chú trọng thực hiện nghiêm túc, khách quan, công bằng.
- Đẩy mạnh các hình thức tự học, tự bồi dưỡng qua mạng Internet (học online). Từ đó CBQL, giáo viên có thể sử dụng quỹ thời gian của mình để học tập, bồi dưỡng mọi lúc, mọi nơi.
- Tổ chức thi giáo viên giỏi cấp trường và cử giáo viên tham gia đầy đủ các đợt thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh
3.2.4.4. Điều kiện thực hiện
- CBQL cần tạo điều kiện mọi mặt về CSVC, nhân lực trong các hoạt động chuyên môn của nhà trường. Tạo điều kiện cho các giáo viên được đi học tập để nâng cao trình độ của bản thân cũng như tạo nguồn nhân sự chất lượng cao cho nhà trường.
- Có kế hoạch cụ thể trong việc thực hiện công tác chuyên môn, công tác tự học, tự bồi dưỡng của bản thân.
3.2.5. Biện pháp 5: Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học, chú trọng quản lý và sử dụng phòng máy tính
3.2.5.1. Mục đích
- Trang bị đầy đủ CSVC, trang thiết bị tối thiểu cho cho các môn học, đồng thời mua sắm đồng bộ nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới của chương trình giáo dục phổ thông mới.
- Giáo viên được tạo điều kiện tối đa cho khai thác và sử dụng phương tiện hỗ trợ cho đổi mới phương pháp giảng dạy.
- Nâng cao ý thức sử dụng và bảo quản CSVC, trang thiết bị dạy học của nhà trường cho giáo viên và học sinh.
3.2.5.2. Nội dung
- CBQL, giáo viên phải nghiên cứu kỹ các văn bản hướng dẫn của cấp trên về yêu cầu, số lượng, chất lượng trang thiết bị tối thiểu cho từng môn học, trong đó có môn Tin học.
- Xây dựng kế hoạch mua sắm, sửa chữa trang thiết bị dạy học trong năm học.
- Khuyến khích giáo viên tham gia vào làm (sáng tạo) các sản phẩm phục vụ dạy học như các sơ đồ dạy học, các sản phẩm khác.
3.2.5.3. Cách tiến hành
- Yêu cầu giáo viên tăng cường ứng dụng CNTT trong dạy và học, đặc biệt ứng dụng CNTT trong việc khai thác và sử dụng, khai thác các phần mềm khác nhau trong việc dạy và học.
- Xây dựng nội quy sử dụng và bảo quản CSVC, thiết bị trong quá trình dạy và học. Đẩy mạnh công tác quản lý CSVC, thiết bị nhằm bảo quản tốt và sử dụng hiệu quả trong dạy và học.
- Trong các giờ thực tập, sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn cần yêu cầu tối đa việc sử dụng trang thiết bị hiện có. Trường hợp giáo viên chưa sử dụng được, hoặc giáo viên sử dụng hạn chế cần yêu cầu tổ nhóm, chuyên
môn tập huấn, bồi dưỡng hoặc tự bồi dưỡng thêm về quá trình sử dụng các trang thiết bị này.
- Nêu cao vai trò, trách nhiệm của cán bộ thư viện, thiết bị trong việc bảo quản và theo dõi sử dụng trang thiết bị dạy học.
- Công tác kiểm tra, đánh giá việc sử dụng trang thiết bị trong dạy và học cần được thực hiện thường xuyên, công khai, minh bạch.
- Công tác kiểm tra, kiểm định và bảo dưỡng cần được tiến hành định kỳ nhằm khắc phục và hạn chế việc hỏng hóc của thiết bị.
3.2.5.4. Điều kiện thực hiện
- CBQL cần có chiến lược ưu tiên mua sắm CSVC, trang bị thiết bị dạy học trong dài hạn, liên tục.
- Nhân viên thiết bị, thí nghiệm, thư viện có trình độ chuyên môn theo đúng chuyên ngành.
- Các giáo viên trong nhà trường đều phải có trách nhiệm chung trong việc bảo quản, sử dụng trang thiết bị dạy và học.
- Có đủ phòng thư viện, phòng học môn Tin học theo yêu cầu.
3.3. Mối liên hệ giữa các biện pháp đề xuất
Các biện pháp được nêu ra ở đây có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại với nhau và để phát huy được các biện pháp quản lý trong dạy và học, người cán bộ quản lý và giáo viên cần vận dụng một cách linh hoạt sao cho phù hợp với điều kiện đội ngũ, điều kiện CSVC của từng trường. Các biện pháp này sẽ bổ sung cho nhau trong các tình huống mà mỗi CBQL, giáo viên cần linh hoạt và sáng tạo trong quá trình dạy học, nhất là môn Tin học.
Kết quả của biện pháp này sẽ là điều kiện để thực hiện các biện pháp khác với mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng giáo dục trong dạy và học trong nhà trường nói chung và chất lượng dạy học môn Tin học nói riêng.
Vì vậy, muốn nâng cao chất lượng dạy và học môn Tin học trong giai đoạn này, thì các biện pháp cần được triển khai đồng bộ, có sự chỉ đạo
quyết liệt từ CBQL và quyết tâm thực hiện từ đội ngũ giáo viên Tin học trong mỗi nhà trường.
Trước hết, CBQL, giáo viên các trường THPT cần nhận thấy được tầm quan trọng khi nhận thức đầy đủ, toàn diện về môn Tin học trong chương trình giáo dục phổ thông mới thông qua Biện pháp 1. Biện pháp này là cơ sở nền tảng để thực hiện tốt các biện pháp còn lại. Vì vậy, các biện pháp này cần được thực hiện đồng bộ, thường xuyên và liên tục:
Biện pháp 1: Cần được thực hiện thường xuyên, liên tục.
Biện pháp 2: Đổi mới PPDH là việc làm cần thiết và bắt buộc trong giai đoạn hiện nay, do chương trình GDPT mới chuyển từ truyền thụ kiến thức (chương trình GDPT cũ) sang hình thành phẩm chất, năng lực cho người học. Nên cách dạy và cách học sẽ khác đi, người giáo viên buộc phải thay đổi để thích nghi với yêu cầu cảu chương trình mới.
Biện pháp 3: Để hình thành và phát triển toàn diện các năng lực, sở trường cho học sinh thì người giáo viên cần nắm rõ được từng đối tượng học sinh, để biết các em có những năng lực có thể phát huy, có ưu điểm, khuyết điểm gì để khắc phục. Từ đó giáo viên có những cách điều chỉnh PPDH, kiểm tra đánh giá phù hợp với năng lực, sở trường của từng em.
Biện pháp 4: Khi tham gia dạy chương trình GDPT mới người giáo viên phải nâng cao khả năng tự học, tự bồi dưỡng của mình. Chương trình thay đổi, các điều kiện dạy và học khác cũng thay đổi, vậy buộc giáo viên phải được bồi dưỡng thường xuyên và tự học tập để thích nghi với chương trình mới.
Biện pháp 5: Đây là điều kiện cần thiết để đổi mới chương trình giáo dục phổ thông mới. Người CBQL, giáo viên cần phải nắm được thực tế của mỗi nhà trường để có thể có những triển khai, thực hiện đồng bộ trên tất cả các mặt nhằm giúp giáo viên phát huy tốt nhất điều kiện dạy và học của trường mình.
3.4. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp
3.4.1. Mục đích khảo sát
Việc khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất nhằm giúp các biện pháp này được hoàn thiện và có thể đáp ứng được với yêu cầu của từng trường. Từ đó, đánh giá được tính khả thi của các biện pháp khi thực hiện ở điều kiện các trường khác nhau.
3.4.2. Đối tượng khảo sát
57 CBQL và giáo viên dạy Tin học tại các trường THPT trên địa bàn huyện Yên Lập tỉnh Phú Thọ.
3.4.3. Nội dung khảo sát
Tác giả dùng phiếu hỏi với tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp. Nội dung hỏi là 5 biện pháp mà tác giả đã nêu ở trên.
Tính cấp thiết thể hiện ở các cấp độ: Rất cấp thiết, Cấp thiết, Không cấp thiết.
Tính khả thi thể hiện ở các cấp độ: Rất khả thi, Khả thi, Không khả thi. Kết quả khảo sát cụ thể như sau:
Bảng 3.1. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của đề tài
Nội dung quản lý | Tính cấp thiết | ||||||
Rất cấp thiết | Cấp thiết | Không cấp thiết | |||||
SL | % | SL | % | SL | % | ||
1 | Biện pháp 1: Tổ chức nâng cao nhận thức của CBQL, giáo viên về dạy và học môn Tin học trong chương trình giáo dục phổ thông mới | 50 | 87.72 | 5 | 8.77 | 2 | 3.51 |
2 | Biện pháp 2: Triển khai tăng cường đổi mới phương pháp dạy học khi dạy môn Tin học theo định hướng chương trình mới | 42 | 73.68 | 10 | 17.54 | 5 | 8.77 |
3 | Biện pháp 3: Tổ chức phân loại đối tượng học sinh theo năng lực nhằm giúp giáo viên có cơ sở đổi mới | 45 | 78.95 | 9 | 15.79 | 3 | 5.26 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Quản Lý Thực Hiện Giờ Dạy Của Giáo Viên
- Quản Lý Bồi Dưỡng Chuyên Môn Của Giáo Viên Dạy Tin Học
- Nguyên Tắc Đảm Bảo Phù Hợp Với Hệ Thống Pháp Lý
- Biện Pháp Nâng Cao Chất Lượng Công Tác Quản Lý Hoạt Động Giảng Dạy
- Quản lý hoạt động dạy học môn Tin học tại các trường trung học phổ thông - huyện Yên Lập - tỉnh Phú Thọ theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới - 16
- Quản lý hoạt động dạy học môn Tin học tại các trường trung học phổ thông - huyện Yên Lập - tỉnh Phú Thọ theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới - 17