việc đáp ứng được yêu cầu chuẩn nghề nghiệp cũng như yêu cầu của chương tình GDPT mới.
3.2.2.2. Nội dung của biện pháp
- Giúp cho GV nắm được các qui trình thiết kế và thực hiện bài học theo chương tình GDPT mới, có kỹ năng xác định mục tiêu bài học, xây dựng nội dung, lựa chọn và sử dụng hệ thống PPDH, HTTCDH và KTDH , tổ chức bài dạy và cách KTĐG học sinh;
- Bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình, tài liệu dạy học,tự chủ về chương trình dạy học, hợp tác với đồng nghiệp trong thiết kế và thực hiện bài giảng thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn theo nghiên cứu bài học và theo tổ chức biết học hỏi
- Nâng cao năng lực tổ chức bài học cho GV, giúp GV hiểu biết và vận dụng được các PP và HTTC dạy học tích cực. Đặc biệt là cách tác động đến HS sao cho các em chủ động, tích cực tự tìm tòi khám phá kiến thức hoặc vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn dưới sự điều khiển, điều chỉnh của GV để thực hiện nhiệm vụ học tập hiệu quả.
- Bồi dưỡng, nâng cao hiểu biết và khả năng vận dụng các PP và hình thức kiểm tra, đánh giá HS. Giúp GV nắm vững các hình thức kiểm tra, đánh giá trong dạy học phát triển năng lực đặc thù của môn tiếng Anh: Nghe, nói, đọc, viết;
- Bồi dưỡng năng lực tổ chức và quản lý các hoạt động học tập của HS.
- Đối với đội ngũ CBQL tham mưu với các cấp quản lý cử đi học các lớp bồi dưỡng về lý luận chính trị, quản lí nhà nước, chuyên môn nghiệp vụ, các lớp bồi dưỡng về xây dựng phát trển chương tình, đổi mới PPDH và KTDH theo hướng phát triển năng lực,..... Tăng cường tổ chức các hoạt động giao lưu, học hỏi kinh nghiệm trong quản lý HĐDH theo chương trình GDPT mới. Đồng thời, khuyến khích đội ngũ cán bộ QLGD phải thường xuyên cập nhật thông tin, tự bổ sung kiến thức về nghiệp vụ quản lý, trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
3.2.2.3. Cách thực hiện biện pháp
- Thực hiện tốt quy trình bồi dưỡng
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Quản Lý Thực Hiện Mục Tiêu, Chương Trình, Nội Dung Dạy Học Môn Tiếng Anh Theo Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới
- Thực Trạng Quản Lý Kiểm Tra, Đánh Giá Kết Quả Học Tập Môn Tiếng Anh Của Học Sinh Theo Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới
- Các Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Môn Tiếng Anh Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở Huyện Hải Hà, Tỉnh Quảng Ninh Theo Chương Trình Giáo Dục Phổ
- Chỉ Đạo Đổi Mới Thiết Kế Bài Học Môn Tiếng Anh Theo Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới
- Khảo Nghiệm Tính Cần Thiết Và Tính Khả Thi Của Các Biện Pháp
- Đối Với Phòng Giáo Dục Và Đào Tạo Huyện Hải Hà, Tỉnh Quảng Ninh
Xem toàn bộ 164 trang tài liệu này.
+ Bước 1: Ban Giám hiệu phải đánh giá đúng tình hình thực trạng đội ngũ GV, trong đó tập trung đánh giá về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm; đánh giá khả năng tổ chức HĐDH môn Tiếng Anh theo chương trình giáo dục phổ thông mớicủa đội ngũ. Chuẩn bị về nhân lực, các điều kiện cần thiết tổ chức quá trình bồi dưỡng.
+ Bước 2: Lập kế hoạch bồi dưỡng GV. Kế hoạch phải được xây dựng một cách chi tiết, cụ thể về mục tiêu, nội dung, PP thực hiện; xây dựng chương trình, nội dung, PP, hình thức bồi dưỡng cụ thể; phân công trách nhiệm cho các cá nhân trong trường.
+ Bước 3: Tổ chức bồi dưỡng. Ban Giám hiệu cần quán triệt rõ mục đích, yêu cầu và sự cần thiết phải tiến hành bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, GV để tổ
chức HĐDH môn Tiếng Anh theo chương trình giáo dục phổ thông mới; bố trí, phân công, giao nhiệm vụ cụ thể cho các lực lượng tham gia vào quá trình bồi dưỡng.
+ Bước 4: Kết thúc bồi dưỡng, tổ chức trao đổi, thu thập thông tin phản hồi từ các lực lượng liên quan, khảo sát, đánh giá mức độ đạt được và chất lượng bồi dưỡng; tổ chức rút kinh nghiệm làm cơ sở bổ sung, hoàn chỉnh nội dung, PP bồi dưỡng.
- Sử dụng đa dạng các phương thức, hình thức, PP bồi dưỡng phù hợp. Ngoài các đợt bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng theo chuyên đề, việc bồi dưỡng phải được tiến hành mọi nơi, mọi lúc và tự bồi dưỡng là một trong những con đường có hiệu quả trong tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.
- Sinh hoạt chuyên môn chuyên đề hàng tháng theo kế hoạch đã xây dựng từ đầu năm; tham gia các buổi sinh hoạt chuyên môn cấp cụm, cấp huyện; tham gia trường học kết nối. Tổ chức cho GV tham quan, học tập kinh nghiệm của các trường THCS trong cụm, trong huyện, trong tỉnh, các trường liên kết ngoài tỉnh thậm chí liên kết Quốc tế về tổ chức dạy học môn tiếng Anh theo chương trình giáo dục phổ thông mới góp phần thúc đẩy GV học hỏi và rèn luyện chuyên môn tốt hơn;
+ Tổ chức mời những nhà khoa học có uy tín, các chuyên gia giàu kinh nghiệm báo cáo các chuyên đề phù hợp với mục tiêu phát triển đội ngũ GV.
+ Đẩy mạnh công tác viết nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, viết chuyên đề hội thảo, hướng dẫn đề tài nghiên cứu khoa học cho HS trong đội ngũ cán bộ, GV. Tập trung nghiên cứu, đổi mới sáng kiến kinh nghiệm trong tổ chức HĐDH môn Tiếng Anh theo chương trình giáo dục phổ thông mới
+ Tổ chức các cuộc thi tay nghề, giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở; chọn GV đăng ký Hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp, thông qua đó, tạo môi trường bồi dưỡng GV đặc biệt là những GV còn hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ sư phạm và những GV trẻ mới vào nghề, giúp họ có điều kiện học hỏi, rút kinh nghiệm, từ đó nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cũng như trách nhiệm với nghề nghiệp và sẵn sàng cống hiến.
3.2.2.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
- Cán bộ quản lý và GV nhà trường cần nhận thức được tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng năng lực dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Cần có kế hoạch bồi dưỡng GV cho từng giai đoạn cụ thể. Bản thân mỗi GV cũng phải tích cực tham gia hoạt động bồi dưỡng và nhất là tự bồi dưỡng.
- Nhà trường tạo điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí cho hoạt động bồi dưỡng GV.
- Xây dựng đội ngũ GV cốt cán môn Tiếng Anh làm nòng cốt trong bồi dưỡng cho GV trong tổ chuyên môn. Phát huy được vai trò của tổ trưởng, nhóm trưởng và các GV cốt cán.
3.2.3.Chỉ đạo xây dựng nội dung chương trình dạy học môn Tiếng Anh theo chương trình giáo dục phổ thông mới.
3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp
Nâng cao nhận thức của GV về tầm quan trọng của việcxây dựng nội dung chương trình dạy học môn Tiếng Anh theo chương trình giáo dục phổ thông mớivà triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới nói chung và chương trình dạy học môn Tiếng Anh hiện hành theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Khắc phục những hạn chế của nội dung chương trình dạy học môn Tiếng Anh theoSGK hiện hành trong lúc chờ đợi SGK mới ban hành. Quản lý chặt chẽ quy trình xây dựng nội dung chương trình giáo dục nhà trường - nội dung chương trình dạy học môn Tiếng Anh theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Bồi dưỡng nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục, phát triển chương trình giáo dục nhà trường, xây dựng chương trình môn học cho GV. Thiết kế bộ công cụ và phân phối chương trình môn tiếng Anh của nhà trường phù hợp với đặc điểm đối tượng HS và điều kiện thực tế của nhà trường để nâng cao hiệu quả quản lí HĐDH môn Tiếng Anh và quản lý HĐDH môn tiếng Anh theo chương trình giáo dục phổ thông mới
3.2.3.2. Nội dung biện pháp
- Chỉ đạo tổ chuyên môn và GV tiếng Anh tiếp tục rà soát nội dung dạy học trong sách giáo khoa hiện hành, tinh giản những nội dung dạy học vượt quá mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành; điều chỉnh để tránh trùng lặp nội dung, hoạt động giáo dục; bổ sung, cập nhật những thông tin mới phù hợp thay cho những thông tin cũ, lạc hậu; không dạy những nội dung, bài tập, câu hỏi trong sách giáo khoa vượt quá mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành; tuyệt đối không dạy những nội dung ngoài sách giáo khoa; những nội dung nâng cao cần được sự đồng thuận của tổ, các GV bộ môn, CBQL và được hội đồng thẩm định chuyên môn, khoa học phê duyệt
- Căn cứ chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, cấu trúc, sắp xếp lại nội dung dạy học lựa chọn các chủ đề, rà soát nội dung các bài học trong sách giáo khoa hiện hành tương ứng với chủ đề đó để sắp xếp lại thành một số bài học tích hợp hoặc liên môn; từ đó, xây dựng kế hoạch dạy học, phân phối chương trình mới của môn học theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Xác định chuẩn về phẩm chất và năng lực học sinh phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, có rà soát, điều chỉnh, bổ sung
hàng năm và đáp ứng chuẩn đầu ra của chương trình GDPT mới đã ban hành qui định và hướng dẫn thực hiện .
- Tổ chức thẩm định và phê duyệt nội dung chương trình dạy học môn tiếng Anh từng năm học phù hợp với mục tiêu dạy học bộ môn và mục tiêu giáo dục THCS của chương trình giáo dục phổ thông mới.
3.2.3.3. Cách thực hiện biện pháp
- Tổ chức cho cán bộ, GV học tập đầy đủ, kịp thời sự chỉ đạo của ngành về chương trình giảng dạy bộ môn, xây dựng chương trình giáo dục nhà trường dựa trên hướng dẫn của ngành, sở và phòng GD&ĐT.
- Tổ chức cho GV nghiên cứu kĩ các chỉ thị, hướng dẫn, yêu cầu đổi mới dạy học và các năng lực, phẩm chất chung, các năng lực chuyên biệt môn tiếng Anh cần phát triển cho HS.
- Chỉ đạo tổ chuyên môn và GV xác định mục tiêu môn học, những năng lực cần phát triển cho HS, tổ chức nghiên cứu, đánh giá nội dung chương trình dạy học đã được xây dựng hằng năm, xem xét mức độ phù hợp, hiệu quả của chương trình môn học căn cứ vào chất lượng giảng dạy bộ môn đáp ứng chương trình GDPT mới.
- Ban giám hiệu nhà trường cũng thường xuyên dự giờ của GV theo quy định của ngành để kiểm tra việc thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của GV được thể hiện trong việc thực hiện chương trình giảng dạy môn tiếng Anh theo chương trinhg GDPT mới.
- Phê duyệt nội dung chương trình môn học để trở thành hành lang pháp lí, quy chế chuyên môn cho giáo viên tiếng Anh thực hiện trong suốt năm học.
3.2.3.4. Điều kiện thực hiện
- Cập nhật đầy đủ, kịp thời các văn bản chỉ đạo của ngành về phát triển chương trình nhà trường, xây dựng chương trình môn học, thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theochương trình giáo dục phổ thông mới, đổi mới PP, HTTC dạy học...và các thành tố khác của quá trình dạy học môn tiếng Anh
- Tổ chức cho CBQL, GV tiếng Anh tham gia các lớp tập huấn, thăm quan học tập các mô hình về xây dựng chương trình nhà trường, xây dựng nội dung chương trình môn học theo chương trình giáo dục phổ thông mới.
- Xây dựng quy chế đánh giá, các chế độ cho cán bộ, GV trong việc xây dựng nội dung chương trình môn học và chịu trách nhiệm đối với nội dung chương trình được xây dựng đó gắn với việc thực hiện mục tiêu giáo dục chung của nhà trường nhằm đáp ứng chẩn đầu ra HS THCS và chuẩn đầu ra môn tiếng Anh.
3.2.4. Chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức tổ chứcdạy học môn Tiếng Anh theo chương trình giáo dục phổ thông mới.
3.2.4.1.Mục tiêu của biện pháp
Lựa chọn và sử dụng các PPDH tích cực là xu thế tất yếu của giáo dục hiện nay. Mục tiêu củađổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học môn Tiếng Anh theo chương trình giáo dục phổ thông mới là phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo và mọi tiềm năng của HS, hình thành và phát triển tối đa các năng lực chung cũng như các năng lực chuyên biệt của môn học. Giáo viên tổ chức hướng dẫn các HĐDH một cách linh hoạt làm cho giờ dạy trở nên hấp dẫn, hiệu quả và có chất lượng cao. Nâng cao nhận thức của GV về tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học môn Tiếng Anh theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Quan tâm đúng mức đến việc trao đổi cách thức dạy học hướng vào mục tiêu năng lực; đảm bảo các PPDH phát huy tác dụng để đạt được chuẩn đầu ra ở học sinh
3.2.4.2.Nội dung của biện pháp
- Trên có sở nắm vững được các khâu của dạy học, thiết kế bài dạy, tổ chức bài dạy GV chú trọng đến việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học môn Tiếng Anh theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Tránh tình trạng “bình mới nhưng rược cũ”.
- Nâng cao năng lực tổ chức bài học cho GV. Giúp GV hiểu biết và vận dụng được các PP và HTTC dạy học tích cực trong dạy học tiếng Anh. Đặc biệt là cách tác động đến HS sao cho các em chủ động, tích cực tự tìm tòi khám phá kiến thức hoặc vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn dưới sự điều khiển, điều chỉnh của GV để thực hiện nhiệm vụ học tập hiệu quả. Khắc phục tình trạng dạy chay, dạy lý thuyết, ít kĩ năng thực hành; tăng cường hoạt động nhóm; hoạt động tương tác giữa học sinh và GV để hoàn thành sản phẩm học tập.
- Chỉ đạo GV khi sử dụng các PPDH phải gắn liền với các HTTC dạy học. Tùy theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể mà có những HTTC dạy học thích hợp như: Học trong lớp, học ở ngoài lớp, khuyến khích tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh.
- Bồi dưỡng, nâng cao hiểu biết và khả năng vận dụng các PP và hình thức KTĐG HS. Giúp GV nắm vững các hình thức KTĐG môn Tiếng Anh trong dạy học phát triển năng lực HS.
- Cung cấp cho GV hệ thống phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực phù hợp với môn học như:
Một số PPDH tích cực
1- PPDH nêu và giải quyết vấn đề
Là PPDH đưa HS vào chính sự tìm tòi có hiệu quả của các nhà khoa học, tức là chuyển hóa sự tìm tòi thành phẩm chất của cá thể HS theo con đường tựa như con đường mà loài người đã theo để khám phá, kiếm tìm và đã vật chất hóa thành các phát minh, phát kiến. Trong đó, GV tạo ra những tình huống sư phạm có chứa vấn đề; tổ chức, hướng dẫn HS phát hiện vấn đề, hoạt động tích cực, chủ động, sáng tạo để giải quyết vấn đề; thông qua đó HS chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng và đạt được những mục đích học tập.
2- Phương pháp thảo luận nhóm: Là phương pháp GV chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ. Các thành viên trong nhóm trao đổi tự do về vấn đề GV yêu cầu nhằm tạo điều kiện cho HS bộc lộ quan điểm và ý kiến riêng, đồng thời lắng nghe ý kiến, quan điểm của các bạn học khác.
3- Phương pháp tổ chức thực hành các bài tập sáng tạo: Là phương pháp tổ chức cho HS vận dụng tổng hợp kiến thức, vốn hiểu biết, kinh nghiệm đã có thể thực hiện các bài tập sáng tạo.
4- PP dạy học theo tình huống
Dạy học theo tình huống dựa trên quan điểm giáo dục: “ Giáo dục là sự chuẩn bị cho người học vào giải quyết các tình huống của cuộc sống” (Soul B.Robinsohn 1967). Việc học cần được liên hệ với các tình huống hiện thực.
DH theo tình huống dựa trên cơ sở lý thuyết kiến tạo: việc học tập được tổ chức trong một môi trường học tập được cấu trúc hoá.
DH theo tình huống là một quan điểm day học, trong đó việc dạy học được tổ chức theo những chủ đề phức hợp gần với các tình huống thực của cuộc sống và nghề nghiệp. Qúa trình học tập được tổ chức trong một môi trường học tập tạo điều kiện kiến tạo tri thức theo cá nhân và trong mối quan hệ xã hội của việc học tập.
5- PP nghiên cứu trường hợp
* PP NC trường hợp (PP trường hợp, PP tình huống) là một PPDH, trong đó học sinh tự lực nghiên cứu một tình huống thực tiễn và giải quyết các vấn đề của tình huống đặt ra. PP trường hợp là PP điển hình của DH theo tình huống và DH giải quyết vấn đề
• Trường hợp là những tình huống điển hình trong thực tiễn. Nghiên cứu TH nhằm hiểu và vận dụng tri thức.
• Các trường hợp trở thành đối tượng chính của quá trình dạy học.
• Làm việc nhóm là hình thức làm việc chủ yếu.
• Giáo viên trở thành người điều phối.
6- PP dạy học dự án
Dạy học theo dự án là một hình thức dạy học, trong đó học sinh thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn với thực tiễn, kết hợp lý thuyết với thực hành, tự lực lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả. Hình thức làm việc chủ yếu là theo nhóm, kết quả dự án là những sản phẩm hành động có thể giới thiệu được.
Một số kỹ thuật dạy học tích cực:
1- Công não (động não, tấn công não, tập kíc não...)(Brainstomming)
Công não (động não, huy động ý tưởng) là một kỹ thuật nhằm huy động những tư tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề của các thành viên trong nhóm. Các thành viên được cổ vũ tham gia một cách tích cực, không hạn chế các ý tưởng. Kỹ thuật công não do Alex Osborn (Mỹ) phát triển từ những năm 1950, dựa trên kỹ thuật Ấn độ Prai-Barshana.
2- Kỹ thuật phòng tranh
• Tất cả các thành viên phác họa những ý nghĩ đầu tiên về cách giải quyết vấn đề trên một tờ bìa, rồi dính lên bàn hay lên tường như một triển lãm tranh.
3- Kỹ thuật 6-3-5:
• Mỗi nhóm 6 người, mỗi người viết 3 ý kiến trên một tờ giấy trong vòng 5 phút về cách giải quyết 1 vấn đề và tiếp tục chuyển cho người bên cạnh.
• Tiếp tục nh vậy cho đến khi tất cả mọi ngời đều viết ý kiến của mình, có thể lặp lại vòng khác.
• => Tối đa là 108 đề xuất đợc đa ra trong nhóm.
• Con số 6-3-5 có thể thay đổi. Đây là một dạng cụ thể của kỹ thuật XYZ, trong đó z,y,z là cac con số có thể tự quy định.
4- Kỹ thuật tham vấn bằng phiếu
Tham vấn bằng phiếu sẽ giúp thu thập ý kiến về những câu hỏi còn bỏ ngỏ, giúp nhận biết, sắp xếp vấn đề. Người tham gia viết những suy nghĩ của mình dới dạng cụm từ ngắn gọn lên những miếng bỡa, sau đó ghim chúng lên bảng mềm.
5- Kỹ thuật bản đồ tư duy (kỹ thuật lược đồ tư duy) (Mind Mapping) Lược đồ tư duy (mind Mapping) là một kỹ thuật sáng tạo. Những suy nghĩ được viết ra giấy hoặc trên máy vi tính, nhằm trình bày cấu trúc tư duy cá nhân được rõ ràng ( Theo BUZAN).
6- Kỹ thuật 3x3
- Là một kỹ thuật lấy thông tin phản hồi, nhằm huy động sự tham gia tích cực của HS.
- Cách thực hiện:
+ HS được yêu cầu cho ý kiến phản hồi về một vấn đề nào đó.
+ Mỗi người cần viết ra:
3 điều tốt
3 điều chưa tốt
3 đề nghị cải tiến
Sau khi thu thập ý kiến thì xử lý và thảo luận về các ý kiến phản hồi đó
Muốn hoạt động dạy học theo hướng đổi mới áp dụng thường xuyên hiệu quả thì phải làm tốt công việc sau:
- Kiểm tra dự giờ, thăm lớp định kì hoặc đột xuất.
Công việc kiểm tra dự giờ GV là rất quan trọng, giúp GV luôn chủ động ý thức thực hiện thường xuyên, hiệu quả. Thông qua dự giờ GV, có thể đúc rút những kinh nghiệm từ thực tế để điều chỉnh biện pháp quản lý hiệu quả. Mặt khác cũng giúp cho các GV được nhìn nhận đánh giá kết quả thực hiện ĐMPPDH để cố gắng thực hiện tốt hơn.
- Đưa vào tiêu chí đánh giá một giờ dạy.
Theo quy định của trường CĐYT cũng đã có tiêu chí thực hiện linh hoạt phù hợp các biện pháp dạy học. Song chưa có điểm nào đánh giá cụ thể về thực hiện ĐMPPDH, vì vậy cần khuyến khích thực hiện mạnh mẽ hơn thông qua tiêu chí đánh giá giờ dạy của GV.
3.3.6.3. Cách thức thực hiện biện pháp
- Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức đối với cán bộ quản lý, GV về sự cần thiết phải đổi mới PP, HTTC dạy học theo định hướng PTNL học sinh. Cung cấp thông tin, tài liệu về các PP, HTDH tích cực và việc đổi mới PP, HTTC dạy học theo định hướng PTNL. Tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, trong đó tập trung vào việc trang bị kiến thức, kĩ năng sử dụng PP, HTDH tích cực, đổi mới sinh hoạttổ nhóm chuyên môn theo nghiên cứu bài học, để qua đó bồi dưỡng GV.
- Chỉ đạo các tổ chuyên môn tổ chức học tập, biên soạn các tài liệu tham khảo, soạn giáo án, kế hoạch dạy học, đề cương chi tiết các học phần thể hiện được PPDH mới. Thường xuyên tổ chức thảo luận, sinh hoạt chuyên môn, nghiên cứu kĩ chương trình, bài dạy, từ đó đề xuất các PP giảng dạy phù hợp với môn tiếng Anh.