Khảo Nghiệm Tính Cần Thiết Và Tính Khả Thi Của Các Biện Pháp 85927

3.2.8.1. Mục tiêu của biện pháp

Đảm bảo các điều kiện thuận lợi, CSVC, thiết bị phục vụ cho hoạt động giảng dạy, học tập môn tiếng Anh của GV và HS đáp ứng được yêu cầu đổi mới toàn diện giáo dục của nhà trường. Tạo điều kiện thuận lợi cho GV khai thác và sử dụng hiệu quả CSVC và các TBDH hiện có. Nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc sử dụng các phương tiện, TBDH và bảo quản CSVC, thiết bị của GV và HS.

3.2.8.2. Nội dung của biện pháp

- Hằng năm, chỉ đạo tổ chức kiểm tra, rà soát, đánh giá số lượng, chất lượng, nhu cầu về CSVC, phương tiện, thiết bị dạy học môn tiếng Anh, từ đó xây dựng kế hoạch sửa chữa, mua sắm bổ sung để phục vụ HĐDH.

- Chỉ đạo GV xây dựng kế hoạch cho từng học kì về việc sử dụng đồ dùng dạy học, tránh tình trạng “dạy chay”, lãng phí các TBDH được trang bị. Khuyến khích GVsử dụng các phương tiện, TBDH hiện đại, ứng dụng CNTT trong giảng dạy. Đặc biệt phòng học chức năng chuyên biệt cho dạy và h ọc môn tiếng Anh: như đài, tai nghe, mạng internet….

- Quản lý tốt việc sử dụng và bảo quản đồ dùng, TBDH tránh hỏng hóc, thất thoát, lãng phí.

3.2.8.3. Cách thực hiện biện pháp

- Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức cho GV, nhân viên trong nhà trường về tầm quan trọng của TBDH trong HĐDH theo chương trình GDPT mới và tích cực sử dụng các đồ dùng, thiết bị vào giờ dạy.

- Xây dựng kế hoạch từng năm học và tầm nhìn đến năm 2025 về CSVC, thiết bị phục vụ cho dạy học môn Tiếng Anh theo chương trình giáo dục phổ thông mới..

- Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và đề xuất của tổ chuyên môn tiếng Anh, đề xuất của GV bộ môn, hàng năm, nhà trường bổ sung, mua sắm tài liệu tham khảo cho thư viện, xây dựng nguồn tư liệu mở, khuyến khích GV làm đồ dùng dạy học, lựa chọn và sử dụng phương tiện thiết bị dạy học môn Tiếng Anh theo chương trình giáo dục phổ thông mới phù hợp và hiệu quả.

- Huy động các nguồn lực, tranh thủ sự đóng góp của các cá nhân, tập thể, các doanh nghiệp của phụ huynh HS và các cựu HS tham gia xây dựng CSVC, mua sắm trang thiết bịdạy học môn Tiếng Anh theo chương trình giáo dục phổ thông mớidạy học theo hướng PTNL HS.

- Tăng cường đầu tư thiết bị dạy học hiện đại, ứng dụng CNTT, sử dụng các phần mềm ứng dụng trong dạy học như: sổ điểm điện tử, sổ liên lạc điện tử, trường học

trực tuyến, trường học kết nối, hộp thư điện tử, website phục vụ cho quản lý, giảng dạy và học tập.

- Xây dựng nội quy sử dụng CSVC, thiết bị dạy học, ứng dụng CNTT trong dạy học. Tăng cường quản lý và chỉ đạo các bộ phận liên quan hoạt động có hiệu quả và khai thác tối đa các CSVC, thiết bị dạy và học.

- Tổ chức cho GV bộ môn tham gia các lớp tập huấn, hướng dẫn sử dụng thiết bị, phần mềm trong dạy học môn Tiếng Anh theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

- Tổ chức việc tự làm đồ dùng dạy học hiệu quả hơn. Có thể động viên, khen thưởng cho các GV có các đồ dùng, TBDH có giá trị trong dạy học, đó là các thiết bị có thể sử dụng cho nhiều bài, nhiều khối lớp, đem lại hiệu quả trong dạy các bài khó

- Thực hiện tốt chế độ kiểm tra, kiểm kê, kiểm định, bảo dưỡng CSVC, TBDH định kỳ theo quy định.

3.2.8.4. Điều kiện thực hiện

- Hiệu trưởng phải có tầm nhìn chiến lược lâu dài, phải biết đánh giá, ưu tiên cho những công việc cụ thể.

- Phải có sự phân công cụ thể cho cá nhân phụ trách quản lý, bảo quản, sử dụng, đề xuất mua sắm thiết bị, phương tiện dạy học.

- Giáo viên phải có trách nhiệm cùng các bộ phận liên quan bảo quản, sử dụng, đề xuất mua sắm thiết bị, đồ dùng dạy học.Phải biết cách sử dụng, khai thác, bảo quản CSVC, thiết bị một cách có hiệu quả.

- Đưa việc sử dụng TBDH thành một tiêu chuẩn đánh giá xếp loại giờ dạy, xếp loại thi đua.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Các biện pháp quản lí hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở các trường Trung học cơ sở huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới được đề xuất không tồn tại độc lập riêng lẻ, tách rời nhau, mà chúng có mối quan hệ biện chứng, chặt chẽ, tác động qua lại và hỗ trợ nhau cùng phát triểnvà thống nhất với nhau tạo thành một chỉnh thể toàn vẹn, bởi mỗi biện pháp có thế mạnh và vị trí cần thiết trong quản lí hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở các trường Trung học cơ sở huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới.Khi quản lí hoạt động dạy học môn Tiếng

Anh ở các trường Trung học cơ sở theo chương trình giáo dục phổ thông mới,Hiệu trưởng phải tiến hành các biện pháp một cách có đồng bộ, có hệ thống, biện pháp này là tiền đề, là cơ sở cho biện pháp kia, chúng bổ sung cho nhau, thúc đẩy nhau cùng hoàn thiện để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường. Thực tiễn cho thấy không nên xem nhẹ hoặc tuyệt đối hóa bất kỳ biện pháp nào



Chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học môn Tiếng Anh theo chương trình giáo dục phổ thông mới

Chỉ đạo đổi mới thiết kế bài học môn Tiếng Anh theo chương trình giáo dục phổ thông mới

Tổ chức các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của HĐDH và QLHĐDH mônTiếng Anh theo chương trình GDPT mớicho CBQL, GV, HS

Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, GV để tổ chức DH môn Tiếng Anh theo chương trình GDPT mới


Các biện pháp quản lý HĐDH môn tiếng Anh ở các trường THCS theo chương trình GDPT mới

Chỉ đạo xây dựng nội dung chương trình dạy học môn Tiếng Anh theo chương trình giáo dục phổ thông mới

Tổ chức bồi dưỡng và rèn luyện kĩ năng học tập môn Tiếng Anh theo chương trình giáo dụcphổ thông mớicho HS

Chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tậpmôn Tiếng Anh theo chương trình giáo dụcphổ thông mới

Tăng cường đầu tư trang thiết bị và các điều kiện dạy học môn Tiếng Anh theo chương trình GDPT mới


Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp

3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

3.4.1. Khái quát về khảo nghiệm các biện pháp

* Mục đích khảo nghiệm

-Mục đích: Nhằm kiểm chứng đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất; từ đó có thể đề ra những biện pháp cụ thể để công tác quản lý đi vào chiều sâu và có hiệu quả hơn.

- Nội dung khảo nghiệm: Về các biện pháp đã đề xuất trình bày trong luận văn được tác giả khảo sát ý kiến đánh giá về 2 nội dung: tính cần thiết và tính khả thi của mỗi biện pháp.

* Đối tượng khảo nghiệm

Tác giả tiến hành khảo nghiệm đối với GV và đội ngũ cán bộ QLGD của Học viện. Tổng số người được trưng cầu ý kiến: 20 CBQL và GV

* Quy trình các bước tiến hành

Để khẳng định mức độ cần thiết, tính khả thi của các biện pháp, đề tài khảo sát các biện pháp thông qua phiếu trưng cầu ý kiến của các cán bộ QLGD, GV ccs trường THCS được nghiên cứu.

Điều tra về tính cần thiết của các biện pháp theo 3 mức độ: Rất cần thiết, cần thiết, không cần thiết;

Điều tra về tính khả thi của các biên pháp theo 3 mức độ: Rất khả thi, khả thi và không khả thi.

Để đánh giá tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất, xử lý định lượng ý kiến đánh giá bằng cách cho điểm như sau:

Mức độ: Rất cần thiết/rất khả thi = 3 điểm; cần thiết/khả thi= 2 điểm; không cần thiết/Không khả thi = 1 điểm.

3.4.2. Kết quả khảo nghiệm

* Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp

Bảng 3.1. Khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp



TT


Biện pháp

Tính cần thiết


X

Thứ hạng

Rất

CT

Cần

thiết

Không

CT


1.

Tổ chức các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của quản lý dạy học môn Tiếng Anh theo chương trình giáo dục phổ thông

mớicho lãnh đạo, cán bộ, GV, HS


14


6


0


2.7


1


2.

Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, GV để tổ chức dạy học môn Tiếng Anh theo chương

trình giáo dục phổ thông mới


13


7


0


2.65


2


3.

Chỉ đạo xây dựng nội dung chương trình dạy học môn Tiếng Anh theo

chương trình giáo dục phổ thông mới


12


8


0


2.6


3


4.

Chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học môn Tiếng Anh theo

chương trình giáo dục phổ thông mới


11


9


0


2,55


4


5.

Chỉ đạo đổi mới thiết kế bài học môn Tiếng Anh theo chương trình giáo dục

phổ thông mới


10


10


0


2.5


5


6.

Tổ chức bồi dưỡng và rèn luyện kĩ năng học tập môn Tiếng Anh theo chương trình giáo dục phổ thông

mớicho HS


11


9


0


2.55


4


7.

Chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tậpmôn Tiếng Anh theo

chương trình giáo dục phổ thông mới


10


10


0


2.5


5


8.

Tăng cường đầu tư trang thiết bị và các điều kiện dạy học môn Tiếng Anh theo

chương trình giáo dục phổ thông mới


11


9


0


2.55


4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 164 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường THCS huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới - 14

Qua bảng số liệu khảo sát trên, ta thấy, 100% các ý kiến đều cho rằng các biện pháp nêu trên là cần thiết trong quản lí hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở các trường Trung học cơ sở huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Trong đó biện pháp 1 có mức độ cần thiết cao hơn cả (điểm trung bình là 2.7). Có thể nói, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của tí hoạt động dạy học môn Tiếng Anh và quản lí hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở các trường Trung học cơ sở huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mớicho lãnh đạo, cán bộ, GV, HS là một nội dung quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học môn Tiếng Anh và quản lí hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở các trường Trung học cơ sở huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới, bởi từ nhận thức đến thái độ và hành động là một quá trình thống nhất biện chứng. Nhân thức đúng sẽ quyết định thực hiện hoạt động dạy học môn Tiếng Anh và quản lí hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở các trường Trung học cơ sở huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mớihiệu quả

Biện pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, GV để tổ chức dạy học môn Tiếng Anh theo chương trình giáo dục phổ thông mới có mức độ cần thiết thứ 2 (điểm trung bình = 2.65). Kết quả này cho thấy, CBQL và GV đánh giá cao việc cần thiết phải được bồi dưỡng về chuyên môn và nghiệp vụ, bởi không chỉ theo tháng năm sự mai một, sự thâm căn cố đế, sự chủ quan kinh nghiệm....sẽ làm giảm hiệu quả dạy học và QLHĐ dạy học. Nhất là khi chương trình giáo dục phổ thông mới vừa ban hành thì mọi sự thay đổi để đáp ứng với hoạt động dạy học môn Tiếng Anh và quản lí hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở các trường Trung học cơ sở huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mớilà điều cấp thiết, để giúp cho CBQL cũng như đội ngũ GV đủ về trình độ chuyên môn và nghiệp vụ đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới và làm cho người học (HS) được hưởng lợi nhiều nhất có thẻ từ sự thay đổi này của CBQL và đội ngũ GV. Do đó, ngoài bồi downgx thường xuyên theo qui định hành năm của các cấp bộ ngành thì mỗi nhà quản lý cũng như mỗi GV cần ý thức tốt để tự bồi dưỡng hiệu quả, bởi suy cho đến cùng tự bồi dưỡng mới quyết định trực tiếp mọi sự thay đổi của đội ngũ này

Biện pháp 3: Chỉ đạo xây dựng nội dung chương trình dạy học môn Tiếng Anh theo chương trình giáo dục phổ thông mới được đánh giá mức độ cần thiết xếp thứ 3.

Điều này rất đúng trong xu thế mới này, bởi khi có chương trình giáo dục phổ thông mới, nhưng chưa có SKG mới tương ứng thì việc xác định và xây dựng nội dung dạy học môn Tiếng Anh ở các trường Trung học cơ sở theo chương trình giáo dục phổ thông mới là rất bức thiết, bởi nội dung dạy học sẽ đáp ứng mục tiêu dạy học và chuẩn đầu ra. Do đó, xây dựng nội dung chương trình môn học không chỉ là việc làm của mỗi GV trước khi thiết kế và thực hiện bài học mà là việc làm cấp thiết của GV tiếng anh khi dạy theo chương trình GDPT mới. Để làm được điều này đòi hỏi CBQL và GV cần phải tìm nguồn tài nguyên phù hợp, cần bám sát vào mục tiêu, chuẩn đàu ra THCS và chuẩn đầu ra môn học để xây dựng và chỉ đạo cho hiệu quả

Các biện pháp: Chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học môn Tiếng Anh theo chương trình giáo dục phổ thông mới; Tổ chức bồi dưỡng và rèn luyện kĩ năng học tập môn Tiếng Anh theo chương trình giáo dục phổ thông mớicho HS và Tăng cường đầu tư trang thiết bị và các điều kiện dạy học môn Tiếng Anh theo chương trình giáo dục phổ thông mới được xếp cùng thứ tự 4 (với điểm trung bình = 2.55). Đây là những biện pháp khá can cốt, bới đổi mới chương trình GDPT không chỉ gắn với đổi mới mục tiêu, nội dung mà cần lắm sự đổi mới về cách dạy, cách học và những điều kiện cho hoạt động dạy học môn Tiếng Anh và quản lí hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở các trường Trung học cơ sở huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới được thực hiện có hiệu quả. Nếu nội dung được thay đổi thì phương pháp dạy và học là cách thức vận động của nội dugn đó cũng cần phải được đổi thay mới đáp ứng được yêu cầu cảu chương trình GDPT mới

Các biện pháp 5 và biện pháp 7 cũng được đánh giá ở mức độ cần thiết cao. Như vậy, có thể nói, dạy học và quản lí hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở các trường Trung học cơ sở huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mớilà vấn đề rất quan trọng. Qua đây, khẳng định vai trò của GV và CBQL trong dạy học và quản lí hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở các trường Trung học cơ sở huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Sự hiểu biết và vận dụng có hiệu quả các biện pháp quản lí hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở các trường Trung học cơ sở huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mớisẽ giúp người học phát triển đáp ứng chuẩn đầu ra của chương trình GDPT mới.

* Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp

Bảng 3.2. Khảo sát tính khả thi của các biện pháp



TT


Biện pháp

Tính cần thiết



Y

Thứ hạng

Rất KT

Khả thi

Không KT


1.

Tổ chức các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của quản lý dạy học môn Tiếng Anh theo chương trình giáo dục phổ thông

mớicho lãnh đạo, cán bộ, GV, HS


14


6


0


2.7


1


2.

Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, GV để tổ chức dạy học môn Tiếng Anh theo chương trình giáo

dục phổ thông mới


11


9


0


2.55


4


3.

Chỉ đạo xây dựng nội dung chương trình dạy học môn Tiếng Anh theo

chương trình giáo dục phổ thông mới


10


10


0


2.5


5


4.

Chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học môn Tiếng Anh theo chương trình giáo dục phổ thông

mới


13


7


0


2,65


2


5.

Chỉ đạo đổi mới thiết kế bài học môn Tiếng Anh theo chương trình giáo dục

phổ thông mới


12


8


0


2.6


3


6.

Tổ chức bồi dưỡng và rèn luyện kĩ năng học tập môn Tiếng Anh theo chương

trình giáo dục phổ thông mớicho HS


11


9


0


2.55


4


7.

Chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá kết

quả học tậpmôn Tiếng Anh theo chương trình giáo dục phổ thông mới


10


10


0


2.5


5


8.

Tăng cường đầu tư trang thiết bị và các điều kiện dạy học môn Tiếng Anh theo

chương trình giáo dục phổ thông mới


10


10


0


2.5


5

Qua khảo sát cho thấy, tất cả các biện pháp đều có tính khả thi đối với quản lí hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở các trường Trung học cơ sở huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Chứng tỏ có sự đồng tình, và nhất trí cao của đội ngũ cán bộ QLGD và đội ngũ GV ở các trường Trung học cơ sở huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh. Tuy nhiên, có sự thay đổi thứ tự mức độ khả thi ở biện pháp 5 và 4: „Chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học môn Tiếng Anh theo chương trình giáo dục phổ thông mới”; ”Chỉ đạo đổi mới thiết kế bài học môn Tiếng Anh theo chương trình giáo dục phổ thông mới”. Có lẽ, đây là những biện pháp không chỉ được thực hiện hàng năm mà còn là những biên pháp cơ bản, có thể nhìn thấy ngay sự thay đổi trong từng giờ dạy, từng giáo án... và có sản phẩm minh chứng

Xem tất cả 164 trang.

Ngày đăng: 31/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí