3.1.2. Bảo đảm tính thực tiễn 76
3.1.3. Bảo đảm tính hệ thống 77
3.1.4. Bảo đảm tính hiệu quả 77
3.2. Các biện pháp quản hoạt động dạy học môn Hóa học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trường THPT Vân Tảo, Thường Tín, Hà Nội 77
3.2.1. Tổ chức hoạt động tổ chuyên môn theo định hướng dạy-học phát
triển năng lực học sinh 77
3.2.2. Tổ chức bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên về dạy-học theo
định hướng phát triển năng lực học sinh 80
3.2.3. Tổ chức xây dựng bộ tiêu chí đánh giá kế hoạch dạy học môn Hóa
học theo định hướng phát triển năng lực học sinh 86
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý hoạt động dạy học môn Hóa học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trường trung học phổ thông Vân Tảo, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội - 1
- Về Nội Dung Nghiên Cứu: Nghiên Cứu Đề Xuất Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Môn Hóa Học Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực Học Sinh Thpt
- Năng Lực Và Dạy Học Phát Triển Năng Lực Học Sinh
- Phương Pháp, Hình Thức Và Phương Tiện Dạy Học Môn Hóa Học Ở Trường Trung Học Phổ Thông Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực Học Sinh
Xem toàn bộ 149 trang tài liệu này.
3.2.4. Sắp xếp, sử dụng cơ sở vật chất – thiết bị đáp ứng yêu cầu dạy học
phát triển năng lực học sinh 90
3.2.5. Xây dựng cơ chế, tạo động lực để giáo viên và học sinh phát huy tốt vai trò của mình trong dạy học môn Hóa học theo định hướng phát
triển năng lực 92
3.2.6. Đổi mới kiểm tra đánh giá đánh giá kết quả giáo dục môn Hóa học
theo định hướng phát triển năng lực học sinh 94
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất 96
3.4. Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất 96
3.4.1. Mục đích khảo sát 96
3.4.2. Nội dung, phương pháp khảo sát 97
3.4.3. Đối tượng khảo sát 98
3.4.4. Kết quả khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất 98
Tiểu kết chương 3 102
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO 106
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Quy ước tiêu chí và điểm đánh giá 39
Bảng 2.2. Ý kiến của CBQL và GV về mục tiêu dạy học môn Hóa học ở trường trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực
học sinh 42
Bảng 2.3. Đánh giá của CBQL và GV về mức độ thực hiện nội dung dạy học môn Hóa học ở trường trung học phổ thông theo định hướng
phát triển năng lực học sinh 43
Bảng 2.4. Đánh giá của HS về mức độ thực hiện nội dung dạy học môn Hóa học ở trường trung học phổ thông theo định hướng phát
triển năng lực học sinh 45
Bảng 2.5. Đánh giá của CBQL và GV về kết quả thực hiện nội dung dạy học môn Hóa học ở trường trung học phổ thông theo định hướng
phát triển năng lực học sinh 47
Bảng 2.6. Đánh giá của CBQL và GV về mức độ sử dụng phương pháp dạy học môn Hóa học ở trường trung học phổ thông theo định
hướng phát triển năng lực học sinh 48
Bảng 2.7. Đánh giá của HS về mức độ sử dụng phương pháp dạy học môn Hóa học ở trường trung học phổ thông theo định hướng phát triển
năng lực học sinh 49
Bảng 2.8. Đánh giá của CBQL và GV về kết quả sử dụng phương pháp dạy học môn Hóa học ở trường trung học phổ thông theo định hướng
phát triển năng lực học sinh 50
Bảng 2.9. Đánh giá của CBQL và GV về mức độ sử dụng hình thức dạy học môn Hóa học ở trường trung học phổ thông theo định hướng
phát triển năng lực học sinh 51
Bảng 2.10. Đánh giá của HS về mức độ sử dụng hình thức dạy học môn Hóa học ở trường trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng
lực học sinh 52
Bảng 2.11. Đánh giá của CBQL và GV về kết quả sử dụng hình thức dạy học môn Hóa học ở trường trung học phổ thông theo định hướng
phát triển năng lực học sinh 53
Bảng 2.12. Đánh giá của CBQL và GV về mức độ sử dụng phương tiện dạy học môn Hóa học ở trường trung học phổ thông theo định hướng
phát triển năng lực học sinh 54
Bảng 2.13. Đánh giá của HS về mức độ sử dụng phương tiện dạy học môn Hóa học ở trường trung học phổ thông theo định hướng phát triển
năng lực học sinh 55
Bảng 2.14. Đánh giá của CBQL và GV về kết quả sử dụng phương tiện dạy học môn Hóa học ở trường trung học phổ thông theo định hướng
phát triển năng lực học sinh 56
Bảng 2.15. Đánh giá của CBQL và GV về mức độ thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học môn Hóa học ở trường trung học phổ thông
theo định hướng phát triển năng lực học sinh 57
Bảng 2.16. Đánh giá của HS về mức độ thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học môn Hóa học ở trường trung học phổ thông theo định
hướng phát triển năng lực học sinh 58
Bảng 2.17. Đánh giá của CBQL và GV về kết quả thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học môn Hóa học ở trường trung học phổ thông
theo định hướng phát triển năng lực học sinh 59
Bảng 2.18. Đánh giá của CBQL và GV về mức độ thực hiện điều kiện dạy học môn Hóa học ở trường trung học phổ thông theo định hướng
phát triển năng lực học sinh 60
Bảng 2.19. Đánh giá của CBQL và GV về kết quả thực hiện điều kiện dạy học môn Hóa học ở trường trung học phổ thông theo định hướng
phát triển năng lực học sinh 62
Bảng 2.20. Đánh giá của CBQL và GV về việc quản lý xác định mục tiêu dạy
học môn Hóa học theo định hướng phát triển năng lực học sinh 63
Bảng 2.21. Đánh giá của CBQL và GV về việc quản lý nội dung dạy học
môn Hóa học theo định hướng phát triển năng lực học sinh 64
Bảng 2.22. Đánh giá của CBQL và GV về việc quản lý việc soạn bài môn
Hóa học theo định hướng phát triển năng lực học sinh 66
Bảng 2.23. Đánh giá của CBQL và GV về việc quản lý việc lên lớp môn
Hóa học theo định hướng phát triển năng lực học sinh 67
Bảng 2.24. Đánh giá của CBQL và GV về việc quản lý việc đổi mới phương pháp dạy học môn Hóa học theo định hướng phát triển năng lực
học sinh 68
Bảng 2.25. Đánh giá của CBQL và GV về việc quản lý việc đổi mới hình thức dạy học môn Hóa học theo định hướng phát triển năng lực
học sinh 69
Bảng 2.26. Đánh giá của CBQL và GV về việc quản lý kiểm tra, đánh giá dạy
học môn Hóa học theo định hướng phát triển năng lực học sinh 70
Bảng 2.27. Đánh giá của CBQL và GV về việc quản lý các điều kiện dạy
học môn Hóa học theo định hướng phát triển năng lực học sinh 71
Bảng 2.28. Đánh giá của CBQL và GV về các yếu tố ảnh hưởng đến quản hoạt động dạy học môn Hóa học theo định hướng phát triển năng
lực học sinh trường THPT Vân Tảo 72
Bảng 3.1. Thang đánh giá các tiêu chí đánh giá kế hoạch dạy học bộ môn
Hóa học 88
Bảng 3.2. Kết quả khảo sát tính cần thiết của các biện pháp 98
Bảng 3.3. Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp 100
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH
Biểu đồ 2.1. Ý kiến của CBQL và GV về tầm quan trọng của hoạt động dạy
học môn Hóa học theo định hướng phát triển năng lực học sinh 40
Biểu đồ 2.2. Ý kiến của HS về tầm quan trọng của hoạt động dạy học môn
Hóa học theo định hướng phát triển năng lực học sinh 41
Hình 1.1. Mô hình bốn thành phần NL với bốn trụ cột giáo dục theo UNESCO 14
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chúng ta hiện đang sống trong một xã hội ngày càng đa dạng, toàn cầu hóa với sự bùng nổ công nghệ thông tin. Những thay đổi và phát triển liên tục ở mọi khía cạnh của cuộc sống đã xác định rõ con đường mà loài người bước vào kỉ nguyên mới: Con đường phát triển một nền kinh tế mới, một xã hội mới dựa chủ yếu vào các nguồn lực thông tin và tri thức, với xu thế toàn cầu hóa lôi cuốn sự hội nhập của mọi quốc gia trên thế giới. Bên cạnh những thành tựu, những lợi ích to lớn mà nó mang lại cho toàn thể nhân loại thì con người nói chung và thế hệ trẻ nói riêng hiện đang và sẽ còn phải đối mặt với nhiều vấn đề nảy sinh như nghèo đói, các vấn đề về sức khỏe, hạn hán,nóng lên toàn cầu, và các vấn đề môi trường và xã hội khác. Những vấn đề này đòi hỏi thế hệ trẻ phải có khả năng giao tiếp, hành động và sáng tạo ra những thay đổi tích cực ở các cấp độ: địa phương, quốc gia và toàn cầu. Chính vì vậy, Giáo dục phải chuẩn bị hành trang cho thế hệ trẻ tham gia vào quá trình toàn cầu hóa này, sẵn sàng thích nghi với sự thay đổi mạnh mẽ của kinh tế.Những điều này đòi hỏi người học phải có những năng lực mới để đáp ứng nguồn nhân lực cho xã hội hiện đại. Để giúp cho thế hệ trẻ tận dụng được các cơ hội và đứng vững trước những thách thức của đời sống, vai trò của Giáo dục ngày càng được các quốc gia chú trọng và quan tâm đầu tư hơn bao giờ hết. Ở nước ta trong những năm qua, công cuộc đổi mới giáo dục đã được Đảng, nhà nước và toàn xã hội quan tâm. Hiện nay, ngành giáo dục đang tích cực triển khai đổi mới một cách mạnh mẽ, đồng bộ, toàn diện về cả mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực” [10].
Ngày 26/12/2018 Bộ giáo dục Đào tạo đã ban hành thông tư 32/2018 –TT
Bộ GD & ĐT về chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và chương trình giáo dục của 27 môn học. Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đã công bố mục tiêu giáo dục học sinh phổ thông để rèn luyện tốt 5 phẩm chất: “yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm” và những năng lực cốt lõi: “những năng lực chung được hình thành, phát triển thông qua tất cả các môn học, hoạt động giáo dục: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; những năng lực đặc thù được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định: năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực khoa học, năng lực công nghệ, năng tin học, năng lực thẩm mĩ, năng lực thể chất” [4]. Chương trình các môn học và sách giáo khoa, phương pháp giảng dạy khi triển khai đều hướng tới mục tiêu này. Môn Hóa học góp phần hình thành và phát triển ở học sinh năng lực tìm hiểu tự nhiên thể hiện ở các năng lực thành phần môn Hóa học có ưu thế hình thành, phát triển ở học sinh như: “năng lực nhận thức kiến thức Hóa học, năng lực tìm tòi khám phá thế giới tự nhiên dưới góc độ Hóa học, năng lực vận dụng kiến thức Hóa học vào thực tiễn” [4]. Hoạt động giảng dạy môn Hóa học trong nhà trường phổ thông nhằm mục tiêu giúp học sinh tiếp thu kiến thức về những tri thức khoa học phổ thông cơ bản về các đối tượng Hóa học quan trọng trong tự nhiên và đời sống, tập trung vào việc hiểu các khái niệm cơ bản của Hóa học, về các chất, sự biến đổi các chất, mối liên hệ qua lại giữa công nghệ Hóa học học, môi trường và con người và các ứng dụng của của chúng trong tự nhiên và kĩ thuật. Những tri thức này rất quan trọng, giúp HS có nhận thức khoa học về thế giới vật chất, góp phần phát triển năng lực nhận thức và năng lực hành động, hình thành nhân cách phẩm chất của người lao động mới năng động, sáng tạo.
Khi giáo dục THPT có sự đổi mới căn bản và toàn diện như vậy, đòi hỏi toàn bộ hoạt động của nhà trường THPT cũng phải đổi mới theo định hướng phát triển NLHS trong đó có hoạt động dạy học môn Hóa học. Nhưng công tác quản lý nhà trường THPT nói chung, quản lý HĐDH môn Hóa học nói riêng vẫn đang trên “lối mòn truyền thống”, thiên về quản lý theo nội dung mà chưa chú ý đến quản lý theo định hướng phát triển NLHS. Tiếp cận NL trong giáo dục nói chung, trong dạy học Hóa học nói riêng, hiện đang là vấn đề lý luận và thực tiễn được quan tâm rộng rãi trên thế giới cũng như ở Việt Nam.
Hơn nữa, tại THPT Vân Tảo nói riêng và các trường THPT nói chung đã có rất nhiều giáo viên tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, cán bộ quản lý đã đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học theo công văn 5555/BGD và áp dụng 12 tiêu chí theo hướng dẫn trong công văn để đánh giá giờ dạy theo định hướng phát triển năng lực học sinh; nhưng khi giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học cho một giờ dạy theo hướng phát triển năng lực người học thì các giáo viên và cả cán bộ quản lý đều rất lúng túng trong việc đánh giá một kế hoạch dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh do thiếu bộ công cụ đánh giá kế hoạch dạy học.
Vì thế, chuyển sang dạy học và quản lý hoạt động dạy học môn Hóa học theo định hướng phát triển NLHS vừa là cơ hội để nâng cao chất lượng dạy học; vừa là thách thức lớn đối với GV, CBQL trường THPT nói chung và THPT Vân Tảo nói riêng, khi việc chuẩn bị để dạy học và quản lý hoạt động dạy học môn Hóa học theo định hướng phát triển NLHS chưa được triển khai một cách khẩn trương, đồng bộ. Ngoài ra còn một bộ phận nhỏ GV, CBQL trường THPT cũng chưa có tâm thế sẵn sàng cho dạy học và quản lý HĐDH theo định hướng phát triển NLHS.
Từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Quản lý hoạt động dạy học môn Hóa học theo định hướng phát triển năng lực học sinh học trường trung học phổ thông Vân Tảo, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về dạy học và quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh nói chung và đối với môn Hóa học nói riêng, đặc biệt từ nghiên cứu thực trạng tại trường THPT Vân Tảo, Thường Tín, Hà Nội, tác giả đề xuất một số biện pháp quản lý dạy học theo định hướng phát triển NLHS, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục THPT trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT và chuẩn bị thực hiện chương trình GDPT mới.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động dạy học môn Hóa học ở trường THPT.