DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT | CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ | |
1. | CBQL | Cán bộ quản lý |
2. | DTTS | Dân tộc thiểu số |
3. | GDNN | Giáo dục ngôn ngữ |
4. | GDĐT | Giáo dục và Đào tạo |
5. | GV | Giáo viên |
6. | HS |
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lí hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số tại các trường tiểu học huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên - 1
- Cơ Sở Lý Luận Về Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngôn Ngữ Tiếng Việt Cho Hs Dân Tộc Thiểu Số Tại Trường Tiểu Học.
- Giáo Dục Ngôn Ngữ Tiếng Việt Cho Hs Tiểu Học Dtts
- Nội Dung Giáo Dục Ngôn Ngữ Tiếng Việt Cho Hs Tiểu Học Dtts
Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.
DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ
Bảng:
Bảng 2.1. Tổng số học sinh tiểu học năm học 2019-2020 38
Bảng 2.2. Tổng số học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số năm học 2019- 2020 38
Bảng 2.3. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về mục tiêu hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS tại các trường tiểu học huyện Định hóa 42
Bảng 2.4. Thực trạng nội dung hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho
HS DTTS tại các trường tiểu học huyện Định Hóa, Thái Nguyên 44
Bảng 2.5. Thực trạng các con đường giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS tại các trường tiểu học huyện Định Hóa, Thái Nguyên 46
Bảng 2.6. Thực trạng hình thức giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS tại các trường tiểu học huyện Định Hóa, Thái Nguyên 48
Bảng 2.7. Thực trạng phối hợp của các lực lượng giáo dục trong hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS tại các trường tiểu học huyện Định hóa 50
Bảng 2.8. Thực trạng lập kế hoạch giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS tại các trường tiểu học huyện Định Hóa, Thái Nguyên 52
Bảng 2.9. Thực trạng tổ chức quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS tại các trường tiểu học huyện Định Hóa, Thái Nguyên 54
Bảng 2.10. Thực trạng công tác chỉ đạo hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS tại các trường tiểu học huyện Định Hóa, Thái Nguyên 56
Bảng 2.11. Thực trạng quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS tại các trường tiểu học huyện Định Hóa, Thái Nguyên 58
Bảng 2.12. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS tại các trường tiểu học huyện Định Hóa, Thái Nguyên 61
Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh DTTS
tại các trường tiểu học huyện Định Hóa 88
Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm mức độ tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh DTTS tại các trường tiểu học huyện Định Hóa 89
Sơ đồ:
Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS DTTS trường tiểu học huyện Định Hóa 87
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Việt Nam là một quốc gia có 54 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó các dân tộc thiểu số chiếm 14,6% tổng số dân cư cả nước. Mỗi dân tộc có một nét đặc trưng văn hóa và ngôn ngữ riêng, vì vậy văn hóa và ngôn ngữ của Việt Nam rất phong phú, đó là một nét đặc trưng về văn hóa dân tộc mà không phải quốc gia nào cũng có được.
Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt và quan trọng bậc nhất của loài người, là phương tiện tư duy và công cụ giao tiếp của xã hội. Ngôn ngữ bao gồm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết là tấm gương phản ánh văn hoá và là công cụ quan trọng nhất của sự trao đổi văn hoá giữa các dân tộc. Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam có ngôn ngữ riêng của dân tộc mình trong sinh hoạt cộng đồng của họ, họ sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt để giao tiếp với cộng đồng người Việt trên toàn quốc, đồng thời thu nhận các thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng bằng chữ Quốc ngữ. Sự giao thoa văn hoá ngôn ngữ làm phong phú thêm cho nền văn hoá của các dân tộc thiểu số, đồng thời cũng làm thay đổi cuộc sống, kinh tế và vị thế của họ trong cộng đồng các dân tộc Việt. Cộng đồng các dân tộc thiểu số ở nước ta thực sự là một cộng đồng song ngữ” - tiếng mẹ đẻ của từng dân tộc và Tiếng Việt của người Kinh.
Ngôn ngữ tiếng Việt còn gọi là tiếng phổ thông với tư cách là ngôn ngữ Quốc gia, Tiếng Việt được coi là phương tiện ngôn ngữ chính thức dùng trong hệ thống giáo dục của Việt Nam. Để tiếp thu được kiến thức một cách tốt nhất do giáo viên truyền thụ, HS phải sử dụng thành thạo ngôn ngữ tiếng Việt. Thực tế cho thấy kết quả học tập của HS dân tộc thiểu số còn khá nhiều hạn chế do khả năng sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt của HS chưa tốt. Như chúng ta đã biết, tất cả các trường tiểu học ở nước ta đều học chung một chương trình, các bộ sách giáo khoa đều đánh giá kết quả học tập của HS trên một chuẩn thống nhất về kiến thức, kĩ năng và đều sử dụng trực tiếp bằng ngôn ngữ tiếng Việt.
Xuất phát từ những khó khăn về ngôn ngữ tiếng Việt của HS DTTS tại các vùng sâu, vùng xa trong giao tiếp hàng ngày chỉ sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, ít sử
dụng và không sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt. Ở các trường mầm non, một số đơn vị mới chỉ dừng lại ở việc trông trẻ mà chưa chú trọng nhiều đến việc giáo dục ngôn ngữ Tiếng Việt cho trẻ trong giao tiếp. Đây là một thiệt thòi lớn của HS DTTS miền núi so với HS miền xuôi. Khi vào học tiểu học, do hạn chế ngôn ngữ phổ thông, nhiều HS thiếu tự tin trong giao tiếp, trong học tập cũng như trong sinh hoạt vì Tiếng Việt là ngôn ngữ thứ nhất đối với HS người dân tộc Kinh nhưng lại là ngôn ngữ thứ hai đối với HS người dân tộc thiểu số.
Trong những năm học vừa qua, công tác giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS dân tộc thiểu số luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các cấp, các ngành vì vậy chất lượng học tập ngôn ngữ tiếng Việt của các em đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, do sự chi phối của nhiều yếu tố khác nhau trong quá trình dạy học nên công tác giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS vùng dân tộc thiểu số vẫn còn nhiều khó khăn hạn chế, chất lượng học tập của HS vẫn còn thấp so với mặt bằng chung.
Thực tế giáo dục Tiểu học của huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên với 80.2% HS tiểu học là người dân tộc thiểu số, 60% các em ở những thôn xóm khó khăn, dân cư sống phân tán, điều kiện học tập và giao tiếp ngôn ngữ Tiếng Việt còn hạn chế; Bên cạnh đó, công tác dạy học và quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ Tiếng Việt cho HS dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện mặc dù đã được quan tâm và đạt được một số kết quả đáng khích lệ, nhưng còn nhiều hạn chế, chất lượng giáo dục chưa được như mong đợi (HS đọc chậm - viết chậm so với chuẩn kiến thức kĩ năng, nói ngọng, nói chưa đúng ngữ pháp và chưa hiểu nghĩa của văn bản, trong giao tiếp tự ti, rụt rè...). Bên cạnh đó, rất ít giáo viên tiểu học biết tiếng dân tộc thiểu số ở địa bàn công tác, nếu có cũng chỉ biết tiếng của dân tộc mình. Trong chương trình đào tạo của các trường sư phạm hiện nay cũng chưa có chương trình đào tạo và bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số cho sinh viên trước khi ra trường. Tình trạng bất đồng ngôn ngữ giữa người học với người dạy, giáo viên nói nhưng HS khó hiểu diễn ra khá phổ biến. HS chưa thành thạo ngôn ngữ tiếng Việt sẽ khó nắm được kiến thức từ chương trình học. Chất lượng giáo dục vì vậy sẽ ảnh hưởng dẫn đến HS lưu ban hoặc bỏ học.
Xuất phát từ yêu cầu đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, ngành giáo dục huyện Định Hóa cũng như các huyện có nhiều HS dân tộc thiểu số đã quan tâm chú trọng nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục ngôn ngữ Tiếng Việt cho HS tiểu học dân tộc thiểu số đảm bảo cho các em đủ điều kiện cơ bản để có thể nắm bắt, tiếp thu các môn học khác đạt hiệu quả, giúp các em phát triển nhân cách một cách toàn diện.
Làm thế nào để HS dân tộc thiểu số khắc phục được rào cản ngôn ngữ, giao tiếp thành thạo, học tốt các môn học trong chương trình tiểu học và đạt chuẩn kiến thức kĩ năng chung là vấn đề tác giả luôn băn khoăn, trăn trở để tìm giải pháp quản lý hữu hiệu nhất. Đó chính là lý do tác giả đã chọn đề tài “Quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số tại các trường tiểu học huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng hoạt động giáo dục ngôn ngữ, quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ Tiếng Việt cho HS dân tộc thiểu số các trường tiểu học huyện Định Hóa, đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ Tiếng Việt cho HS dân tộc thiểu số tại các trường tiểu học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ngôn ngữ Tiếng Việt cho học sinh góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động giáo dục ngôn ngữ Tiếng Việt cho HS dân tộc thiểu số tại các trường tiểu học.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ Tiếng Việt cho HS dân tộc thiểu số tại các trường tiểu học huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên.
4. Giả thuyết khoa học
Hoạt động giáo dục ngôn ngữ Tiếng Việt cho HS DTTS ở huyện Định Hóa đã và đang được các cấp, các ngành quan tâm nhưng vẫn còn tồn tại và bất cập trong quá trình thực hiện. Nếu đề xuất được các biện pháp giáo dục ngôn ngữ
tiếng Việt phù hợp với đặc điểm tâm lý học sinh dân tộc, phù hợp với điều kiện thực tiễn của các trường tiểu học ở huyện Định Hóa thì có thể góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục ngôn ngữ Tiếng Việt cho HS dân tộc thiểu số góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ Tiếng Việt cho HS dân tộc thiểu số tại trường tiểu học.
5.2. Khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ Tiếng Việt cho HS dân tộc thiểu số tại các trường tiểu học trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.
5.3. Đề xuất một số biện pháp quản lí hoạt động giáo dục ngôn ngữ Tiếng Việt cho HS dân tộc thiểu số tại các trường tiểu học học trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.
Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS dân tộc thiểu số của Phòng GDĐT.
6. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu đề xuất biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ Tiếng Việt cho HSDTTS tại các trường tiểu học của Hiệu trưởng các trường tiểu học ở huyện Định Hóa.
6.1. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các biện pháp quản lý của Phòng Giáo dục và Đào tạo đối với hoạt động giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho HS tiểu học người dân tộc thiểu số huyện Định Hóa thông qua hoạt động dạy học Tiếng Việt ở trường tiểu học theo chương trình của Bộ GDĐT, các hoạt động giáo dục trong và ngoài giờ học.
6.2. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu
Đề tài triển khai nghiên cứu ở Phòng Giáo dục - Đào tạo Định Hóa và 24 trường tiểu học trên địa bàn huyện Định Hóa.
6.3. Giới hạn về khách thể khảo sát
Khách thể điều tra: 50 Cán bộ quản lý (CBQL), gồm lãnh đạo phòng GDĐT, chuyên viên phụ trách chuyên môn tiểu học và Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các
trường tiểu học; 54 tổ trưởng chuyên môn; 192 Giáo viên của 24 trường tiểu học trong toàn huyện.
6.4. Giới hạn về thời gian
- Thời gian nghiên cứu khảo sát từ tháng 9/2019 đến 3/2020.
- Số liệu nghiên cứu lấy từ năm học 2017 - 2018 đến 2018 - 2019.
7. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu, luận văn tiến hành sử dụng các phương pháp sau:
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa các tài liệu, văn bản có liên quan liên quan đến giáo dục ngôn ngữ Tiếng Việt cho HS dân tộc thiểu số nhằm hệ thống hóa, xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra giáo dục
Sử dụng các bảng hỏi dành cho cán bộ quản lý, giáo viên để thu thập thông tin về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ Tiếng Việt cho HS dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.
7.2.2. Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn trực tiếp các cán bộ quản lý, giáo viên các trường tiểu học về công tác quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ Tiếng Việt cho HS dân tộc thiểu số tại các trường tiểu học trên địa bàn huyện Định Hóa.
7.2.3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm
Nghiên cứu các văn bản quản lý về hoạt động giáo dục ngôn ngữ Tiếng Việt, sản phẩm của việc thực hiện giáo dục ngôn ngữ Tiếng Việt của HS dân tộc để đánh giá thực trạng giáo dục ngôn ngữ Tiếng Việt cho HS dân tộc thiểu số trong nhà trường.
7.2.4. Phương pháp chuyên gia
Thu thập ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý để khảo nghiệm tính cần thiết, khả thi của các biện pháp đề tài đề xuất.