và có rất ít khách vãng lai. Từ năm 1969, số lượng khách đến Galápagos tăng lên, và khi San Cristós Bal trở thành sân bay thứ hai, là một trung tâm dịch vụ đón khách thì số lượng khách du lịch đã tăng lên nhanh chóng. Năm 1975 có khoảng 7.000 khách tham quan, năm 1985 tăng lên 17.840 lượt khách và năm 1995 là 35.000 lượt khách và năm 2005 là 65.000 khách tham quan [30].
ở Galápagos hình thức du lịch truyền thống phát triển là khách du lịch
đi chơi trên biển bằng tầu thủy trong thời gian một tuần lễ đến các điểm du lịch khác nhau. Giữa thập kỷ 1980, giá vé hàng không quốc gia trở nên hợp lý hơn, Galápagos tiếp thu một lượng khách lớn và tăng lên đều đều vì các nhà
điều hành các chuyến đi trong vòng 1 ngày, là thời gian ngắn phù hợp hơn với túi tiền của người dân Equador. Hiện tại vườn quốc gia có 6 du thuyền, 4 tàu thủy (chở từ 34 đến 90 du khách), 75 thuyền lớn gắn máy (chở từ 8 đến 16 du khách) và 10 thuyền buồm. Nhìn chung đây là ngành kinh doanh mang lại lợi nhuận cao và do đó nhu cầu đối với giấy phép hoạt động là rất lớn [30].
3.3.6.3. Giáo dục môi trường trong các vườn quốc gia ở Nhật Bản
ở Nhật Bản, tất cả các vườn quốc gia đều quan tâm đến việc giáo dục môi trường cho du khách. Nhiều trung tâm giáo dục khách du lịch đã được thành lập nhằm cung cấp thông tin và giáo dục du khách về môi trường sinh thái, về đa dạng sinh học trong các vườn quốc gia. Các trung tâm giáo dục du khách đã sử dụng nhiều hình thức tuyên truyền giáo dục hấp dẫn như: panô về môi trường, các mẫu vật, chiếu video giới thiệu về cảnh quan, môi trường thiên nhiên của vườn cho khách du lịch đến tham quan vườn. Các vườn quốc gia cũng tổ chức các hoạt động như quan sát thiên nhiên để nâng cao kiến thức về môi trường thiên nhiên của vườn, giúp khách du lịch hiểu biết sâu sắc hơn tầm quan trọng của bảo tồn thiên nhiên. Trung tâm giáo dục khách du lịch còn cung cấp, hướng dẫn những tuyến đường mòn trong vườn hay các địa điểm quan sát thuận tiện. Nhiều vườn quốc gia đã làm những chòi để khách du lịch
quan sát chim. Nhật Bản có 70 trung tâm giáo dục du khách ở các vườn quốc gia và 20 trung tâm giáo dục du khách ở các vườn dưới quốc gia. Các trung tâm giáo dục du khách này đã đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của khách du lịch về môi trường, về bảo tồn đa dạng sinh học. Trong những năm gần đây, dự án “Viện bảo tàng sinh thái” đã được triển khai. Viện bảo tàng sinh thái tổ chức các buổi trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ việc học tập, hoạt động của các tình nguyện viên và tuyên truyền về môi trường, đa dạng sinh học [29].
Để nâng cao năng lực và nhận thức cho các nhân viên làm việc trong các trung tâm giáo dục khách du lịch, cục Môi Trường Nhật Bản đã tổ chức nhiều lớp đào tạo nhằm trang bị kiến thức về phương pháp tổ chức các hoạt
Có thể bạn quan tâm!
- Tương Quan Giữa Ba Mục Tiêu Trong Phát Triển Bền Vững
- Những Điều Kiện Cần Thiết Để Phát Triển Du Lịch Sinh Thái
- Bài Học Kinh Nghiệm Ở Một Số Vườn Quốc Gia Trên Thế Giới
- So Sánh Thực Vật Có Mạch Ở Vùng Núi Cao Ba Vì Và Việt Nam
- Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Ở Vườn Quốc Gia Ba Vì Và Vùng Đệm
- Hoạt Động Của Các Công Ty Du Lịch Trên Địa Bàn Vườn Quốc Gia Ba Vì Và Vùng Đệm
Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.
động và phát triển các khái niệm, kỹ năng tuyên truyền về môi trường.
Trong những khu vực chính của các vườn, cục Môi Trường Nhật Bản đã xây dựng các "Bảo tàng sinh thái" và các cơ sở khác để trẻ em có thể tiếp xúc với động thực vật hoang dã để nâng cao hiểu biết về thiên nhiên. Cục Môi Trường cũng xây dựng các "Trường học giao tiếp với thiên nhiên" làm cơ sở cho giáo dục thiên nhiên, cung cấp những địa điểm tham quan tốt cho những người tham gia có thể giao tiếp với thiên nhiên [29].
Các vườn quốc gia Nhật Bản không có đủ nhân viên để tiến hành tuyên truyền về môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học cho khách du lịch. Có nhiều người có thể nâng cao hiểu biết về thiên nhiên thông qua các hoạt động bảo tồn thiên nhiên khi tham gia các hoạt động tuyên truyền môi trường. Chính vì vậy, các nhân viên tình nguyện làm việc trong các vườn quốc gia đã được tham dự các khoá đào tạo để có đủ kiến thức tham gia vào các hoạt động tuyên truyền và các hoạt động bảo vệ môi trường như bảo vệ thảm thực vật, bảo vệ động vật hoang dã.
Từ năm 1999, cục Môi Trường Nhật Bản đã có sáng kiến tổ chức "Chương trình kiểm lâm vườn cơ sở" nhằm cung cấp cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở tăng cường sự hiểu biết về tầm quan trọng của môi trường.
Chương trình bao gồm các hoạt động như hướng dẫn các du khách, làm vệ sinh và bảo dưỡng các cơ sở vườn, bảo vệ thảm thực vật và quan sát thiên nhiên trong vườn [29].
3.3.7. Bài học kinh nghiệm
Cần coi du lịch sinh thái như một phương tiện quan trọng để đạt được các mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức phi chính phủ tham gia du lịch sinh thái và bảo tồn đa dạng sinh học. Đồng thời có cơ chế phù hợp để tạo sự liên kết, hợp tác giữa các bên tham gia và chính quyền địa phương. Đặc biệt, sự tham gia của người dân địa phương là nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy các hoạt động du lịch sinh thái và bảo tồn đa dạng sinh học. Người dân địa phương có thể tham gia ở những giai đoạn khác nhau, ở những công việc khác nhau. Ví dụ trong dự án Annapurna nhân dân địa phương tham gia ngay từ đầu, còn trong dự
án Monarch người dân địa phương chỉ tham gia sau khi chính phủ và các tổ chức phi chính phủ nhận thấy những khó khăn và xác định được cần phải làm gì để giải quyết những khó khăn đó [28].
Không gia tăng quá mức về số lượng khách tham quan đến vườn quốc gia, bởi vì sự gia tăng quá mức số lương khách tham quan sẽ vượt quá khả năng quản lý của vườn, ảnh hưởng đến công tác bảo tồn và hạn chế sự phát triển bền vững của vườn.
Tăng cường hoạt động của nhân viên kiểm lâm và cán bộ quản lý. Các nhân viên kiểm lâm vườn quốc gia có trách nhiệm tuyên truyền và quản lý tài nguyên một cách rõ ràng đối với khách tham quan. Sự có mặt của các nhân viên kiểm lâm vườn quốc gia, những người tình nguyện, các tổ chức phi chính phủ và các nhân viên dịch vụ thể hiện nỗ lực kết hợp nhiều lực lượng phục vụ du khách [29].
Kết hợp bảo vệ tài nguyên môi trường, bảo tồn thiên nhiên và phát triển cộng đồng. Du lịch sinh thái được coi như một phương tiện để kết hợp hai mục tiêu: phát triển cộng đồng và bảo vệ môi trường [11].
Chương 4
Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học ở Vườn quốc gia Ba vì
4.1. bảo tồn đa dạng sinh học ở vườn quốc gia Ba Vì
4.1.1. Đa dạng sinh học ở vườn quốc gia Ba Vì
4.1.1.1. Đa dạng về loài
Đa dạng các loài thực vật
Từ năm 1886- 1891, Balansa (một tác giả người Pháp tên là Balansa) đã thu thập và nghiên cứu ở vùng núi Ba Vì và những vùng lân cận được 5.056 số liệu tiêu bản thực vật. Từ 1984 - 1987, Viện điều tra qui hoạch rừng đã tổ chức 2 đợt thu thập tiêu bản thực vật, nghiên cứu hệ thực vật ở vùng núi Ba Vì đã xác định được 812 loài thực vật bậc cao có mạch trong 427 chi và 98 họ trên toàn bộ diện tích của khu vực..
Chương trình điều tra thực vật tại vườn quốc gia Ba Vì của trường đại học Lâm Nghiệp (1993 - 1994) đã thống kê được hơn 715 loài thực vật bậc cao có mạch từ độ cao 400m trở lên.
Đa dạng các loài thực vật cây thuốc
Theo các nguồn tại liệu, hiện nay thực vật cây thuốc ở vườn quốc gia Ba Vì rất phong phú, có tới 503 loài thuộc 118 họ, 321 chi chữa 33 loại bệnh và chứng bệnh khác nhau trong đó có nhiều loài thuốc quý như: Hoa Tiên (Asarum maximum), Huyết Đằng (Sargentodoxa cuneata), Bát Giác Liên (Podophyllum tonkiensis), Râu Hùm (Tacca chantrieri), Hoàng Đằng (Fibraurea tinctoria)...
Đa dạng các loài động vật
Không chỉ đa dạng về các loài thực vật, vườn quốc gia Ba Vì rất đa dạng về các loài động vật. Vườn có 45 loài thú, 139 loài chim, 30 loài bò sát,
24 loài lưỡng cư, trong đó có nhiều loài quý hiếm như: Cầy Vằn Bắc
(Chrotogale owstoni), Cầy Gấm (Prionodon pardicolor), Cu Li Lớn (Nycticebus coucorg), Gấu Ngựa (Selenarctor thibetanus), Beo Lửa (Felis temminski), Chồn Bạc Má (Melogle personata), Cầy Mực (Artictis binturong), Sơn Dương (Capticonis sumatrensis), Gà Lôi Trắng (Lophura nycthemara); Dù Dì Phương Đông (Ketupa zeylonesis), Tắc Kè (Gekko gekko), Ô Rô Vẩy (Acanthosaira lepidogasta), Rồng Đất (Thyigrathus coein), Kỳ Đà Hoa (Varanus salrator), Rắn Hổ Mang (Maja maja), Rắn Lục Núi (Trimeresurus monticola).
Đa dạng các loài côn trùng
Các cuộc điều tra nghiên cứu đã phát hiện ở vườn quốc gia Ba Vì có 552 loài côn trùng thuộc 364 giống, 65 họ, 14 bộ. Đặc biệt trong số đó có 7 loài được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam đó là: Bọ ngựa xanh thường (Mantis religiosa Linnaeus), Cà cuống (Lethocerus indicus L. et S.), Bướm khế (Attacus atlas Linnaeus), Ngài mặt trăng (Actias selene ningpoana Felde, Bướm rồng đuôi trắng (Lamproptera curius Fabricius), Bướm phượng Hêlen (Troides helena Linnaeus), Bướm đuôi kiếm (Graphium antiphates Cramer).
4.1.1.2. Thảm thực vật
Vườn quốc gia Ba Vì có 3 kiều rừng:
- Rừng kín lá rộng thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp.
- Rừng kín thường xanh hỗn hợp cây lá rộng, cây lá kim á nhiệt đới núi thấp.
- Rừng kín lá rộng mưa ẩm nhiệt đới núi thấp.
Kiểu rừng kín lá rộng thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp
Kiểu rừng này đã bị tác động nhẹ nhưng do được bảo vệ trong thời gian dài, rừng đã trải qua diễn thế hồi nguyên nên đến nay hình thái và cấu trúc vẫn mang sắc thái một quần thể nguyên sinh. Kiểu thảm thực vật này phân bố chủ yếu trên các hệ thống dông mái núi của các dãy núi sau đây:
Ngọc Hoa - Tản Viên - đỉnh Vua
Đỉnh Vua - đỉnh 1200m - 1189m- 1060m và 969m (hệ thống dông phía tây của đỉnh Vua)
Ngọc Hoa - đỉnh 1021m và 765m (dải dông phía tây và và đông bắc Ngọc Hoa).
Từ 700m trở lên thuộc núi Viên Nam, Vua Bà.
Loài ưu thế sinh thái là các loài cây thuộc khu hệ thực vật đệ tam đặc hữu bản địa nam Trung Hoa và bắc Việt Nam. Những họ tiêu biểu gồm: họ Dẻ (Fagaceae), họ Re (Lauraceae), họ Trúc Đào (Apocynaceae). Kiểu có cấu trúc đơn giản rừng chỉ có 2 tầng không có tầng vượt tán, quần thụ gồm những cá thể tương đối tròn trịa, rất hiếm thấy cây có bạnh vè kể cả những cây có tầm vóc to lớn như Dổi (Michelia sp), Sến (Madhuca pasquyeri). Tầng ưu thế sinh thái đồng thời cũng là tầng cây cao nhất. Cả 2 tầng rừng gồm những loài với tỷ lệ cá thể như sau: Dẻ, Sồi (Lithocarpus sp, Quercus conrneys) chiếm 14%, Re, Bời Lời Ba Vì (Cinamomum, Litsea baviensis) chiếm 7%, Cồng Sữa (Eberhartia tonkinensis) chiếm 6%, Nóng (Saurauia tristyla) chiếm 6%, Trâm (Syzygium sp) chiếm 6%. ở đai rừng á nhiệt đới còn có 2 kiểu phụ chính sau đây:
Rừng Rêu (Rừng Cảnh Tiên)
Rừng Rêu là một kiểu phụ thổ nhưỡng của đai rừng á nhiệt đới ẩm. Kiểu thảm này phân bố chủ yếu ở đỉnh Vua và một ít ở đỉnh Tản Viên. Loài cây ưu thế trong quần thụ khá rõ rệt điển hình là những loài cây thuộc họ Dẻ (Fagaceae) chiếm tỷ lệ cá thể 66% trong đó Sồi (Lithocarpus sp) chiếm 21%, Dẻ cau (Quercus platycalyx) 13%, Dẻ gai (Castanopsis tonkinnesis) 11%, Dẻ lá đào (Lithocarpus sp) 8%, rồi đến các loài trong họ Re (Lauraceae) chiếm 12%, các loài Đỗ quyên (Enkianthus pieris và Rhododendron) họ Ericaceae chiếm 11% và các loài trong họ Côm (Elaeocarpaceae) chiếm 5%.
Rừng thưa á nhiệt đới.
Mặc dù được bảo vệ trong thời gian dài nhưng tán rừng vẫn ở tình trạng bị phá vỡ mất hẳn tính chất liên tục vốn có của nó độ tàn che 0,3 - 0,4, Tỷ lệ cá thể những loài cây ưu thế cũng không rõ ràng, chủ yếu gồm các loài thuộc
họ sau: Trâm (Myrtaceae) chiếm 5%, Bời Lời Ba Vì, Bời Lời Lá Tròn thuộc họ Lauraceae chiếm 5%, Sồi thuộc họ Fagaceae chiếm 4%, Phân Mã (Mimosaceae) chiếm 4%...
Kiểu rừng kín thường xanh hỗn hợp cây lá rộng, cây lá kim á nhiệt
đới núi thấp.
Từ độ cao 900 m trở lên có những cá thể loài cây Bách Xanh (Calocedrus macrolepis) trong nghành phụ hạt trần (Gymnospermae) xuất hiện càng lên cao tần xuất xuật hiện ngày càng tăng. Kiểu rừng này phân bố ở phần đỉnh sườn phía tây của 3 đỉnh Ngọc Hoa, Tản Viên và Tiểu Đồng.
Kiểu rừng này có 2 tầng: tầng trên là loài Bách Xanh (Calocedrus macrolepis) xen lẫn với những loài trong họ re (Lauraceae), họ Dẻ (Fagaceae), họ Mộc Lan (Magnoliaceae). Tầng dưới tán có những loài Dương Sỉ Thân Gỗ (Cyalthea podophylla), những chi thuộc họ Re (Lauraceae) như: (Phoebe, Lisea, Lindera), những loài thuộc họ Sim (Myrtaceae) ...
Rừng kín lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi thấp
Theo luận điểm quần hệ sinh thái phát sinh thì ở đai khí hậu nhiệt đới này ở thời kỳ xa xưa vốn là ưu hợp của những loài cây trong các họ ưu thế như: họ Re (Lauraceae), họ Dẻ (Fagaceae), họ Dâu tằm (Moraceae), họ Mộc lan (Magnoliaceae), họ Đậu (Leguminoceae), họ Xoài (Anacardiaceae), họ Trám (Burceraceae), họ Bồ hòn (Sabindaceae), họ Sến (Sapotaceae). Nhưng trải qua quá trình chặt chọn những cây gỗ tốt làm vật liệu xây dựng của người dân địa phương và chặt phá làm nương rẫy bởi thế đai rừng nhiệt đỡi này đã bị mất hoàn toàn quần thể thành thục mà chỉ còn những kiểu phụ nhân tác sau đây:
Rừng thưa nhiệt đới
Kiểu thảm thực vật này phân bố đếu khắp ở vành đai độ cao 400m -700m xung quanh sườn núi Ba Vì. Hiện nay, kiểu thảm này vẫn chỉ là một kiểu rừng thưa, tầng tán đã bị phá vỡ, mất hẳn tính liên tục vốn có của nó với độ tàn khe 0,4-0,5 khái niệm về tầng của rừng gỗ chỉ được biểu hiện ở
những đám, những vạt lâm phần gỗ mọc tập chung. Dưới tán cây gỗ có những loài dây leo thân gỗ, cây phụ sinh thắt nghẹt, những cây dương sỉ phụ sinh, những loài phong lan phụ sinh, những cây họ môn, ráy bán phụ sinh, những loài trong các chi của họ dừa (Pamaceae) mọc dưới tán rừng. Ngoài ra dưới tán rừng còn có những loài cây thuộc họ phụ tre nứa (Bambusaceae) chủ yếu là Giang (Dendrocalamus) mọc thành bụi hay đám hạn chế sự tái sinh của các loài cây gỗ.
Tổ thành cây gỗ ở kiểu thảm rừng này rất phức tạp không thể hiện rõ tính chất ưu thế như ở vành đai á nhiệt đới, tỷ lệ cá thể từ lớn đến nhỏ có các loài trong các họ sau: Trâm (Syzygium sp) chiếm 7,1%, Đa (Ficus sp) chiếm 5,3%, Cà Lồ Ba Vì (Caryodaphnopsis baviensis) chiếm 5%, Nóng (Saurauia trystyla) chiếm 4,4%, Bời Lời Ba Vì (Lisea baviensis) chiếm 4,3%, Kháo Lá Lớn (Phoebe cuneata) chiếm 4%, Thừng Mực (Wrightia annamensis) chiếm 4,1%, Sồi (Lithocarpus sp) chiếm 3,5%
Rừng tre nứa
Rừng Giang là hậu quả của quá trình khai thác lạm dụng quá mức hoặc quá trình đốt phá rừng gỗ để làm nương rẫy của người dân sống xung quanh núi. Giang thường phát triển thành bụi dầy đặc xếp chồng lên nhau tạo thành một tán kín và thấp hạn chế khả năng tái sinh của mọi loài cây gỗ.
Rừng phục hồi
Kiểu rừng này tập trung ở quanh khu cốt 400m và trên đường từ cốt 400m sang cốt 600 m. Rừng phục hồi có một tầng tán cây gỗ khá đồng đều với nhiều cây như Ba Soi (Macaranga denticulata), Hu Đay (Trema angustifolia), Ba Bét (Mallotus apella), Muối (Rhus chinensis), Màng Tang (Litsea citrata), Ngoã Lông ( Ficus julva), Cò Ke (Grewia paniculata), Thôi Ba (Alangium sinesis).