Các V Ă N Bán Cúa Bố Gd& Đ T Vế Hoát Đ Ống D Ạ Y

kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc, nhờ đó năng lực và phẩm chất của học sinh được hình thành và phát triển. Ngoài ra, dạy học các chủ đề tích hợp, liên môn giúp cho học sinh không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau, vừa gây quá tải, nhàm chán, vừa không có được sự hiểu biết tổng quát cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào thực tiễn.

1.3. Một số vấn đề về dạy học liên môn

1.3.1. Cơ sở thực tiễn

Nhìn chung trên thế giới, nhiều nước có xu hướng tích hợp các môn học thuộc lĩnh vực khoa học xã hội như lịch sử, địa lý, giáo dục công dân…đề tạo thành môn học mới, với hình thức tích hợp liên môn và tích hợp xuyên môn. Xu hướng thứ hai là việc thực hiện quan điểm tích hợp nhưng không tạo môn học mới. Đại diện xu hướng này là Cộng hòa liên bang Đức, Hà Lan…

Ở Việt Nam, thời Pháp thuộc quan điểm tích hợp đã được thể hiện trong một số môn học của trưởng tiểu học. Từ những năm 1987, việc nghiên cứu xây dựng môn Tự nhiên - xã hội theo quan điểm tích hợp đã được thực hiện và đã được thiết kế đưa vào dạy học từ lớp 1 đến lớp 5. Cho đến nay việc nghiên cứu quan điểm tích hợp trong quá trình dạu học chưa được thực hiện một cách hệ thống, đầy đủ, đặc biệt là bậc trung học. Tuy nhiên trong những năm gần đây, do yêu cầu của xã hội, nhiều nội dung mới đã được tích hợp vào môn học.

Khi thực hiện môn học tích hợp có ưu điểm sau: Làm cho quá trình học tập có ý nghĩa; Xác định rõ mục tiêu, phân biệt cái cốt yếu và cái ít quan trọng hơn; Dạy học sử dụng kiến thức trong tình huống; Lập mối liên hệ giữa các khái niệm đã học; Tránh những kiến thức, kỹ năng trùng lặp; Các kiến thức gắn liền với kinh nghiệm sống của học sinh; Có điều kiện phát triển kỹ năng chuyên môn.

Tuy nhiên khi thực hiện môn tích hợp cũng gặp phải những khó khăn như: Còn mới đối với các nhà trường, với giáo viên, với phương diện quản lý,

tâm lý học sinh và phụ huynh cũng như các nhà khoa học của mỗi bộ môn; Các chuyên gia, các nhà sư phạm đào tạo giáo viên trong các trường sư phạm, các chuyên viên phụ trách môn học, họ khó có thể chuyển đổi từ chuyên môn sang lĩnh vực mới cần sự kết hợp với chuyên ngành khác mà họ đã gắn bó; Giáo viên và các cán bộ thanh tra, chỉ đạo thường gắn theo môn học, không dễ gì có thể yêu cầu họ thực hiện chương trình tích hợp các môn học; Phụ huynh học sinh và người lớn khó có thể ủng hộ những chương trình khác với chương trình mà họ đã được học.

2. Các vă n bán cúa Bố GD&Đ T vế hoát đ ống dy

hc liên môn cho hc sinh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Công văn 5555/BGDĐT-GDTrH về việc hướng dẫn dinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lý các hoạt động chuyên môn của trường trung học/ trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng.

Công văn 5341/NGDĐT-VP tập huấn cán bộ quản lý, giáo viên trung học phổ thông về tổ chức dạy học các chủ đề tích hợp, liên môn.

Quản lý hoạt động dạy học liên môn ở trường THCS trên địa bàn huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ - 4

Công văn 3790/BGDĐT-GDTrH. Về tổ chức cuộc thi “vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn và cuộc thi ‘dạy học theo chủ đề tích hợp’”.

Công văn 4509/BGDĐT-GDTrH về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2015 - 2016.

1.3.3. Trường trung học cơ sở trong hệ thống giáo dục quốc dân

1.3.3.1. Vị trí của trường trung học cơ sở

Điều 2, Điều lệ trường trung học quy định: “Trường trung học cơ sở là cơ sở giáo dục của bậc trung học, bậc học nối tiếp bậc tiểu học của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm hoàn chỉnh học vấn phổ thông. Trường trung học cơ sở có tư cách pháp nhân và có con dấu riêng” [4].

Trường THCS là bậc học trung gian giữa TH và THPT, là giai đoạn quan trọng mà HS cần phải bổ sung đầy đủ kiến thức cơ bản của bậc học TH và tích lũy đầy đủ, toàn diện kiến thức của bậc THCS để chuẩn bị học lên THPT hoặc học tiếp vào các trường nghề hoặc trung học chuyên nghiệp. Giáo dục THCS được thực hiện trong bốn năm học, từ lớp 6 đến lớp 9, HS vào học lớp 6 phải hoàn thành chương trình TH, có độ tuổi là mười một tuổi. Chất lượng học tập của HS ở bậc này quyết định năng lực làm việc, tư duy sáng tạo, kỹ năng sống của mỗi con người.

1.3.3.2. Mục tiêu, nội dung và kế hoạch đào tạo của trường trung học cơ sở

- Mục tiêu giáo dục trung học cơ sở.

“Giáo dục THCS nhằm giúp HS củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học; có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học THPT, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động” [4].

Xác định đúng đắn mục tiêu giáo dục trong từng thời kỳ phát triển của đất nước có vai trò, ý nghĩa quan trọng trong việc hoàn thành các mục tiêu xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Mục tiêu giáo dục như là một phần định hướng, chỉ đường cho các khuôn mẫu phát triển và làm nền tảng cho sự vận động của tình hình hiện tại đến tương lai.

Để giáo dục phát triển mạnh mẽ “nhằm phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững”, Khi bước vào thời kỳ mới, Đảng và Nhà nước ta đã xác định: “Mục tiêu chủ yếu là thực hiện giáo dục toàn diện; đức dục; trí dục; thể dục; mỹ dục ở tất cả các bậc học”.

Ngoài ra các mục tiêu cụ thể nhằm xác định nhằm thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học trong cả nước năm 2000, phổ cập THCS năm 2010, phổ cập THPT năm 2020. Bảo đảm phần lớn thanh, thiếu niên trong độ tuổi ở thành thị và vùng nông thôn học hết THPT, trung học chuyên nghiệp hoặc

đào tạo nghề. Tạo điều kiện cho mọi người, ở mọi lứa tuổi được học tập thường xuyên, suốt đời.

- Nội dung giáo dục trung học cơ sở.

Khoản 1 điều 24 Luật Giáo dục quy định: “Nội dung GDPT phải đảm bảo tính phổ thông, cơ bản, toàn diện, hướng nghiệp và hệ thống: Gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của HS, đáp ứng mục tiêu giáo dục ở mỗi bậc học, cấp học.

Nội dung giáo dục THCS phải củng cố, phát triển những nội dung đã học ở bậc tiểu học, đảm bảo cho HS có những kiến thức phổ thông cơ bản về Tiếng việt, Toán, Lịch sử dân tộc; kiến thức khác về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, pháp luật, tin học, ngoại ngữ; có những hiểu biết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp.

Trong giai đoạn mới của đất nước, việc đổi mới nội dung giáo dục cho phù hợp là một việc rất cần thiết. Đổi mới nội dung giáo dục nhằm “loại bỏ những nội dung không thiết thực, bổ sung những nội dung cần thiết theo hướng đảm bảo kiến thức cơ bản cập nhật với tiến bộ của khoa học công nghệ, tăng nội dung khoa học - công nghệ ứng dụng, tăng cường giáo dục kỹ thuật tổng hợp và năng lực thực hành ở bậc phổ thông, tăng cường giáo dục công dân, giáo dục tư tưởng đạo đức, lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác - Lênin, đưa việc giảng dạy tư tưởng Hồ Chí Minh vào nhà trường phù hợp với từng lứa tuổi trong mỗi bậc học, coi trọng hơn nữa các môn khoa học xã hội- nhân văn, nhất là tiếng việt, lịch sử dân tộc, địa lý và văn hóa Việt Nam.

Như vậy, nội dung giáo dục THCS được đổi mới phải mang tính chất phổ thông, cơ bản, toàn diện và hướng nghiệp, gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với sự phát triển về tâm sinh lý HS.

- Kế hoạch giáo dục ở bậc trung học cơ sở.

Kế hoạch dạy học là một văn bản có tính pháp lý của Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành trong toàn quốc, mọi cán bộ QL, GV phải thực hiện nghiêm túc.

Kế hoạch giáo dục quy định: Thành phần các môn học, trình tự dạy môn học ở các khối lớp, số giờ dành cho từng bộ môn mỗi tuần, trong năm học, cấu trúc thời gian của năm học, kế hoạch giáo dục là tài liệu quan trọng nhất nhằm xác định nội dung, mức độ học vấn phổ thông và tổ chức các hoạt động giáo dục nhằm góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo của cấp học, bậc học.

Định hướng mang tính nguyên tắc khi xây dựng kế hoạch giáo dục trong thời gian tới:

- Kế hoạch giáo dục phải phản ánh mục tiêu giáo dục toàn diện bao gồm những yêu cầu về giáo dục đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, lao động kỹ thuật.

- Kế hoạch giáo dục phải phản ánh tính hài hòa, cân đối giữa các mặt giáo dục đảm bảo tính hệ thống, tính liên tục, kế tiếp. Xác định hệ thống môn học với thời lượng phù hợp, đảm bảo coi trọng nội dung giáo dục, khoa học tự nhiên, xã hội và nhân văn, kỹ năng công nghệ.

- Kế hoạch giáo dục xây dựng phải phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý và sức khỏe của HS.

Để đảm bảo mục tiêu giáo dục toàn diện cho HS THCS, những nội dung cần thiết về kỹ thuật, công nghệ và hướng nghiệp, những kiến thức về dân số, môi trường, pháp luật, giao thông, ngoại ngữ, sử dụng máy tính, âm nhạc mỹ thuật, hướng nghiệp… ngày càng được chú trọng cập nhật, tích hợp trong các môn học.

Mục tiêu, nội dung, phương pháp, kế hoạch giáo dục là những thành tố của hệ thống giáo dục và chúng có quan hệ hữu cơ, gắn bó và tác động qua lại lẫn nhau, đổi mới mục tiêu giáo dục không những phải đổi mới nội dung, phương pháp, kế hoạch giáo dục mà còn phải xây dựng đội ngũ GV đủ năng

lực, trình độ sư phạm để thực hiện mục tiêu đó, nhất là trong giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước hiện nay.

Giáo dục tuy có vị trí tương đối độc lập với phát triển kinh tế nhưng là một bô phận của kinh tế xã hội, nên sự phát triển của giáo dục phụ thuộc vào các điều kiện và trạng thái vận động của nhiều nhân tố: Dân số, thu nhập quốc dân, khả năng lao động, trình độ phát triển văn hóa, kết cấu và cơ chế kinh tế… Sự phát triển của giáo dục với đặc trưng về tổ chức sư phạm như cơ cấu hệ thống, nội dung đào tạo, tổ chức các loại hình đào tạo, nếu có sự QL tốt sẽ có tác dụng thúc đẩy các nhân tố tích cực, hạn chế các diễn biến tiêu cực của kinh tế xã hội.

1.3.4. Muc̣

đích, yêu cầu, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp, của dạy học liên

môn cho học sinh THCS

1.3.4.1. Muc̣

đích, ý nghĩa

Chương trình, Sách giáo khoa hiện nay còn có những nội dung dạy học gần giống nhau, có liên quan chặt chẽ với nhau (có thể đang trùng nhau) giữa các môn học, các hoạt động giáo dục trong chương trình hiện hành. Dạy học liên môn góp phần nâng cao chất lượng dạy học, hoạt động giáo dục của nhà trường. Hướng tới xây dựng chương trình phù hợp với đối tượng học sinh, năng lực, sở trường của giáo viên; điều kiện của mỗi cơ sở giáo dục và thuận lợi cho việc áp dụng các hình thức, phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực. Giúp giáo viên làm quen với việc xây dựng chương trình, kế hoạch giáo dục nhà trường và tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh. Đồng thời góp phần chuẩn bị cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn tiến tới đổi mới chương trình, sách giáo khoa sau năm 2015.

1.3.4.2. Yêu cầu, nhiệm vụ

Dạy học liên môn phải đảm bảo nâng cao kết quả thực hiện mục tiêu giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành do Bộ GD&ĐT ban hành kèm theo Quyết định số 16/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006.

Việc xây dựng các chủ đề liên môn dựa trên cơ sở chương trình, sách giáo khoa hiện hành và chuẩn kiến thức kỹ năng môn học; tính lôgic của mạch kiến thức và tính thống nhất trong từng môn học, giữa các môn học và các hoạt động giáo dục. Đảm bảo tổng thời lượng của các môn học và các hoạt động giáo dục trong năm học không ít hơn thời lượng quy định trong chương trình hiện hành. Thời lượng mỗi bài kiểm tra, định kỳ kiểm tra, việc đánh giá xếp loại học sinh thực hiện theo quy định hiện hành.

Đồng thời phải đảm bảo tính khả thi thực hiện trong khung thời gian năm học theo quy định của Bộ GD&ĐT, UBND tỉnh; phù hợp với năng lực giáo viên, đối tượng học sinh và điều kiện của nhà trường.

1.3.4.3. Nội dung, phương pháp

Tuy có mối liên hệ với nhau nhưng chương trình các môn học trong chương trình giáo dục THCS hiện hành có tính độc lập tương đối, được thiết kế theo mạch kiến thức môn học trên nguyên tắc kiến thức được học trước là cơ sở của những kiến thức được học sau. Vì thế, một số nội dung kiến thức có liên quan đến nhiều môn học đều được đưa vào chương trình của các môn học đó gây ra sự chồng chéo, quá tải. Không những thế, thời điểm dạy học các kiến thức đó ở các môn học khác nhau là khác nhau, đôi khi thuật ngữ được dùng cũng khác nhau, gây khó khăn cho học sinh.

Để khắc phục những khó khăn đó, trong khi chưa có chương trình mới, các cơ sở giáo dục tổ chức rà soát chương trình các môn học có liên quan với nhau trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, tìm ra những kiến thức chung để xây dựng thành các chủ đề dạy học tích hợp liên môn.

Trong chương trình hiện nay, những nội dung kiến thức được đề cập đến ở hai hay nhiều môn học được điều chỉnh theo hai hướng: chỉ dạy kiến thức đó trong một môn học và bổ sung thêm những kiến thức liên quan đến các môn còn lại đối với những kiến thức liên môn nhưng có một môn học chiếm ưu thế, không dạy lại ở các môn khác; tách những kiến thức có liên quan ra khỏi các

môn học, xây dựng thành các chủ đề liên môn để tổ chức dạy học riêng vào một thời điểm phù hợp, song song với quá trình dạy học các bộ môn liên quan.

1.3.5. Tổ chức việc dạy học liên môn cho học sinh

1.3.5.1. Xây dựng kế hoạch dạy học

Xây dựng kế hoạch dạy học của các bộ môn có liên quan sau khi đã tách một số kiến thức ra để xây dựng các chủ đề tích hợp liên môn. Kế hoạch dạy học của mỗi môn học cần phải tính đến thời điểm dạy học các chủ đề tích hợp liên môn đã được xây dựng, đảm bảo sự phù hợp và hài hòa giữa các môn học. Trong trường hợp cần thiết, có thể phải hy sinh một phần lôgic hình thành kiến thức để tăng cơ hội vận dụng kiến thức cho học sinh. Trong một số trường hợp, có thể phần kiến thức chung được tách ra để xây dựng các chủ đề tích hợp liên môn không nằm trọn vẹn trong một bài học của chương trình môn học hiện hành. Khi đó, phần kiến thức còn lại của bài học cần được bố trí để dạy học sao cho hợp lý theo hướng lồng ghép vào các bài học khác, có thể là các bài học liền kề trước hoặc sau.

Lựa chọn thời điểm tổ chức dạy học các chủ đề tích hợp liên môn phù hợp với kế hoạch dạy học của các môn học liên quan. Căn cứ vào nội dung kiến thức và thời lượng dạy học được lấy ra từ các môn học tương ứng, các tổ/nhóm chuyên môn cùng thống nhất các thời điểm trong năm học để tổ chức dạy học các chủ đề tích hợp liên môn (chẳng hạn có thể dành cho mỗi chủ đề khoảng 1 tuần). Trong thời gian đầu, có thể chỉ lựa chọn để xây dựng và tổ chức dạy học khoảng 02 chủ đề/học kỳ.

1.3.5.2. Thiết kế tiến trình dạy học

Vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, việc thiết kế tiến trình dạy học các chủ đề tích hợp liên môn phải đảm bảo các yêu cầu sau:

Tiến trình dạy học phải thể hiện chuỗi hoạt động học của học sinh phù hợp với phương pháp dạy học tích cực được vận dụng. Tùy theo đặc thù bộ môn và nội dung dạy học của chủ đề, giáo viên có thể lựa chọn các phương

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 20/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí