thay đổi đáng kể. Với việc lựa chọn đề tài: “Bảo vệ quyền nhân thân của người lao động trong Pháp luật lao động ở Vi ệt Nam” học viên mong muốn sẽ có những đóng góp tích cực vào tình hình nghiên cứu chế định bảo vệ quyền nhân thân của NLĐ trong pháp luật lao động Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn muốn làm rõ những vấn đề lí luận cơ bản về pháp luật bảo vệ quyền nhân thân của NLĐ cũng như sự cần thiết phải ban hành các quy định về bảo vệ quyền nhân thân của NLĐ ở Việt Nam, có tham khảo kinh nghiệm điều chỉnh của pháp luật quốc tế cũng như của một số nước trong lĩnh vực này.
Từ đó, Luận văn đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền nhân thân của NLĐ và nâng cao hiệu quả áp dụng, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, Luận văn cần làm rõ những nhiệm vụ cụ thể:
- Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lí luận cơ bản về pháp luật về bảo vệ quyền nhân thân của NLĐ.
- Phân tích, đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền nhân thân của NLĐ và việc thực thi các quy định đó trên thực tế cũng như đánh giá những kết quả, những bất cập, nguyên nhân của sự bất cập đó.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền nhân thân của người lao động trong thực tiễn.
Có thể bạn quan tâm!
- Bảo vệ quyền nhân thân của người lao động trong Pháp luật lao động ở Việt Nam - 1
- Khái Niệm Bảo Vệ Quyền Nhân Thân Của Người Lao Động
- Các Biện Pháp Bảo Vệ Quyền Nhân Thân Của Người Lao Động.
- Thực Trạng Pháp Luật Lao Động Việt Nam Trong Việc Bảo Vệ Quyền Nhân Thân Của Người Lao Động
Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung vào đánh giá thực trạng các quy định pháp luật lao động Việt Nam về quyền nhân thân đối với NLĐ. Trong chừng mực nhất định cũng có đề cập đến các quy phạm quốc tế có liên quan.
- Phạm vi nghiên cứu: Bảo vệ quyền nhân thân của NLĐ trong pháp luật
lao đôn
g ở Vi ệt Nam là một đề tài rất rộng , số lươn
g văn bản quy điṇ h về vấn
đề này rất nhiều . Vì vậy, phạm vi nghiên cứu xin được giới hạn ở các vấn đề
chính của quyền nhân thân của NLĐ đó là quyền lao động , quyền đươc
đảm
bảo về tính mạng sức khoẻ, quyền đươc
đảm bảo về danh d ự nhân phẩm, uy tín
của NLĐ trong pháp luật lao động ở Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác_Lê Nin với phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
Phương pháp cụ thể: phương pháp lịch sử, tổng hợp, so sánh, phân tích số liệu, tài liệu, thống kê… để làm rõ từng mặt, từng lĩnh vực của đề tài.
6. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, Luân văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về quyền nhân thân và bảo vệ quyền nhân thân của người lao động.
Chương 2: Thực trạng pháp luật lao động Việt Nam trong việc bảo vệ quyền nhân thân của người lao động.
Chương 3: Một số giải pháp kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền nhân thân của người lao động trong pháp luật lao động Việt Nam.
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN NHÂN THÂN VÀ BẢO VỆ QUYỀN NHÂN THÂN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
1.1. Khái quát chung về quyền nhân thân của người lao động
1.1.1. Quan niệm về quyền nhân thân của người lao động
Trong Bản Tuyên ngôn độc lập ngày 2-9-1945 khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn một câu nói nổi tiếng trong Bản Tuyên ngôn nhân quyền của nước Mỹ: "Mọi người sinh ra đều bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không thể chối cãi. Trong các quyền đó có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc…” Như vậy, có thể nhận thấy trong các quyền dân sự của con người, quyền nhân thân là một trong những quyền cơ bản và quan trọng nhất.
Quyền nhân thân được biết đến là một phần của khái niệm quyền công dân, từ khi sinh ra tất cả mọi người đều có quyền nhân thân và quyền này chỉ chấm dứt khi người đó chết. Quyền nhân thân không nằm trong phạm trù tài sản không thể chuyển nhượng, định đoạt chuyển giao cho người khác. Quyền nhân thân mang tính xã hội sâu sắc, phản ánh sự phát triển của xã hội, thể hiện thái độ của nhà nước đối với công dân. Một xã hội văn minh, tiến bộ là xã hội mà trong đó các quyền nhân thân của con người được đảm bảo.
Điều 50 Hiến pháp 1992 sửa đổi bố sung 2001 quy định “ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật”.
Điều 24 BLDS 2005 cũng quy định “Quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. Quy định này đã nêu lên khái niệm về quyền nhân thân thông qua hai đặc điểm cơ bản đó là gắn liền với cá nhân và không thể chuyển dịch. Tuy nhiên bên cạnh các đặc điểm của quyền dân sự đó còn có những đặc điểm đặc biệt là mang giá trị
tinh thần và không định giá được. Như vậy, cách hiểu toàn diện nhất về quyền nhân thân là “Quyền nhân thân là quyền dân sự gắn với đời sống tinh thần của mỗi chủ thể, không định giá được bằng tiền và không thể chuyển giao cho chủ thể khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác” [17.tr40].
NLĐ là một cá nhân trong xã hội và trước hết họ cũng là một công dân, do đó họ có những quyền nhân thân cơ bản của một công dân như: quyền đối với họ tên, dân tộc, quốc tịch, sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín…Tuy nhiên, khi tham gia vào một quan hệ lao động cụ thể, với một NSDLĐ cụ thể, các quyền nhân thân của NLĐ sẽ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như điều kiện lao động, thái độ của chủ sử dụng, chế độ làm việc…Như vậy, luật dân sự chỉ là cơ sở xác định các giá trị nhân thân của NLĐ. Trên cơ sở đó, Luật lao động cũng có những quy định phù hợp, đặc thù liên quan đến việc tôn trọng và bảo vệ các quyền nhân thân của NLĐ trong phạm vi điều chỉnh của mình. Nói một cách cụ thể: “Quyền nhân thân của người lao động là quyền lao động và các quyền đối với tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín…của người lao động trong quá trình tham gia quan hệ lao động với người sử dụng lao động”.
Việc xác định nội dung cụ thể của các quyền nhân thân của NLĐ có ý nghĩa rất quan trọng để xây dựng các chế định luật nhằm bảo vệ toàn diện NLĐ – một nhiệm vụ đặc trưng của luật lao động Việt Nam.
1.1.2. Phân loại quyền nhân thân của người lao động
BLDS 2005 liệt kê tương đối nhiều các quyền nhân thân (từ Điều 26 đến Điều 51), bao gồm: quyền đối với họ tên; quyền thay đổi họ tên; quyền xác định dân tộc; quyền được khai sinh, khai tử; quyền đối với hình ảnh; quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể; quyền hiến bộ phận cơ thể; quyền nhận bộ phận cơ thể người; quyền xác định lại giới tính; quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín; quyền bí mật đời tư; quyền kết hôn, quyền bình đẳng vợ chồng; quyền được hưởng sự chăm sóc giữa các thành
viên trong gia đình; quyền ly hôn; quyền nhận, không nhận cha, mẹ, con; quyền được nuôi con nuôi và quyền được nhận làm con nuôi; quyền đối với quốc tịch; quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; quyền tự do đi lại, tự do cư trú; quyền lao động, quyền tự do kinh doanh; quyền tự do nghiên cứu, sáng tạo. Điều 738 và Điều 751 BLDS 2005 còn quy định thêm một số quyền nhân thân như: quyền đặt tên cho tác phẩm; quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm, được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; quyền công bố hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm; quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén, xuyên tạc tác phẩm; quyền đứng tên tác giả trong văn bằng bảo hộ sáng chế, kiểu dáng, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, giống cây trồng [17.tr41].
Các quyền nhân thân này có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau, mỗi tiêu chí thể hiện một khía cạnh pháp lý đặc thù. Thông qua các phân loại đó, chúng ta sẽ hiểu được rõ nét hơn bản chất pháp lý của từng loại quyền nhân thân, từ đó nhận diện được chính xác các hành vi xâm phạm và đề ra được phương thức bảo vệ thích hợp nhất.
Tuy nhiên, xét dưới góc độ quyền nhân thân của NLĐ cũng như căn cứ trên các quy định của pháp luật lao động thì có thể phân loại quyền nhân thân của NLĐ thành 3 nhóm chính như sau:
Nhóm thứ nhất là quyền lao động : pháp luật lao động Việt Nam bảo vệ quyền nhân thân của NLĐ thông qua các quy định về việc làm; các quy định về quyền tự do lao động, lựa chọn việc làm của NLĐ; các quy định về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của NSDLĐ và sa thải NLĐ; và các
quy định về xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định về việc làm và hợp đồng lao động.
Nhóm thứ nhất là quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khỏe thân thể của NLĐ. Trong đó bao gồm các nội dung: quy định chế độ làm việc,
nghỉ ngơi hợp lý; quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động; quy định về chế độ tiền lương hợp lý nhằm bù đắp hao phí sức lao động, bảo đảm sức khỏe cho NLĐ. Thân thể của mỗi cá nhân không phải là tài sản, mà thuộc về nhân thân của cá nhân đó. Các quyền liên quan đến thân thể của NLĐ được bảo vệ một cách giống nhau ở mọi NLĐ (tính mạng, sức khoẻ, thân thể của mỗi cá nhân đều được bảo vệ như nhau và đều là vô giá mà không phụ thuộc vào giới tính hay địa vị xã hội) và được bảo vệ một cách tuyệt đối khỏi sự xâm phạm của bất kỳ chủ thể khác, bất kể chủ thể quyền có yêu cầu hay không yêu cầu được bảo vệ.
Nhóm thứ ba là quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín; quyền lao động của NLĐ. Trong đó bao gồm các quy điṇ h về cấm phân biêṭ đối xử ,
NLĐ đươc tôn trọng, được đối xử bình đẳng và đúng việc (NLĐ được tham
gia công đoàn; khi đình công NSDLĐ không được vùi dập – trả thù, khi có vi phạm xảy ra chủ sử dụng lao động cũng phải thực hiện các biện pháp xin lỗi
công khai). Nghiêm cấm moi lao động…
hành vi : quấy rối tình dục và ngược đãi người
Việc phân loại quyền nhân thân của NLĐ sẽ tạo nền tảng để xây dựng các quy định PLLĐ phù hợp nhằm bảo vệ quyền lợi của NLĐ một cách hiệu quả nhất bởi đối với mỗi nhóm quyền nhân thân pháp luật sẽ có những cơ chế bảo vệ riêng.
1.1.3. Ý nghĩa quyền nhân thân của người lao động
Đối với người lao động
Sức khỏe, tính mạng là những thứ quý giá nhất của con người không gì có thể thay thế được. Khi tham gia vào quan hệ lao động, cái mà NLĐ và NSDLĐ trao đổi chính là “sức lao động” của NLĐ. Tuy nhiên, trong quan hệ lao động NLĐ luôn ở vị trí yếu thế hơn, chính vị vậy quyền lợi của NLĐ khó có thể được đảm bảo. Bởi lẽ, khi đảm bảo các quyền liên quan đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm… cho NLĐ sẽ đồng nghĩa với việc NSDLĐ sẽ
phải mất thêm nhiều khoản chi phí, phải thực hiện một số thủ tục nhất định…mà họ hoàn toàn không mong muốn. Không những thế, những quyền liên quan đến danh dự, nhân phẩm của NLĐ cũng thường xuyên không được đảm bảo, ở địa vị người có quyền quản lý, nhiều NSDLĐ sẵn sàng có những hành vi xâm hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của NLĐ… Đối với NLĐ nói chung, tìm được việc làm đã là một việc khó khăn, là mong ước của họ. Nhưng khi tham gia vào một quan hệ lao động cụ thể để đổi lấy thu nhập, họ lại đứng trước rất nhiều sự thiệt thòi. Chính vì vây, pháp luật đặt ra vấn đề bảo vệ quyền nhân thân của NLĐ có ý nghĩa hết sức to lớn và thiết thực đối với họ. Thực hiện tốt nhiệm vụ này sẽ nâng cao vị thế, đảm bảo tâm lý ổn định cho NLĐ yên tâm tham gia vào quan hệ lao động và không vì nhu cầu mưu sinh mà phải mất đi những giá trị quý giá của một con người.
Nhận thức đúng đắn về quyền nhân thân của NLĐ cũng như bảo vệ quyền nhân thân của NLĐ sẽ tránh việc biến NLĐ trở thành một thứ máy móc, tránh coi sức lao động là một thứ “tài sản vô hình” được phép “hao mòn”. Tham gia quan hệ lao động, NLĐ luôn mong muốn có được một công việc bền vững, lâu dài, thu nhập được đảm bảo và điều kiện lao động ngày một tốt hơn. Những mong muốn chính đáng ấy chỉ có thể được thực hiện khi chủ sử dụng có ý thức tôn trọng các quyền nhân thân của họ. Phần lớn những NLĐ khi tham gia quan hệ lao động cũng không ý thức được hết những quyền mà đáng ra họ phải được hưởng. Mối quan tâm hàng đầu của họ là vấn đề thu nhập, tiền công. Những lợi ích trước mắt trên thực tế đã làm rất nhiều NLĐ tự đánh mất đi nhưng quyền nhân thân cơ bản nhất của mình. Trong điều kiện như vậy, để cho NLĐ có thể yên tâm làm việc và phát huy năng lực của mình thì họ phải được đảm bảo cả về đời sống vật chất và đời sống tinh thần, được hòa nhập vào đời sống cộng đồng. “Sức lao động” mà họ bỏ ra được thừa nhận là sự đóng góp cho xã hội.
Đối với người sử dụng lao động
Việc tôn trọng và đảm bảo quyền nhân thân của NLĐ không chỉ đơn thuần đem lại quyền lợi cho NLĐ mà bên cạnh đó đối với NSDLĐ nó cũng có những ý nghĩa, tác dụng to lớn.
Thứ nhất, khi các giá trị nhân thân của NLĐ được đảm bảo sẽ thúc đẩy họ hăng say lao động, đem lại lợi ích cho chủ sử dụng lao động. Trong quan hệ lao động, các yêu tố như tâm lý, tình cảm, lòng tin, sự thoái mái trong công việc có tác động rất quan trọng đến hiệu quả công việc. Khi NLĐ được đảm bảo tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm,…họ sẽ có ý thức tự nguyện làm việc, không còn coi công việc là nghĩa vụ để đổi lấy tiền lương. NLĐ tìm thấy niềm vui trong công việc, họ sẽ yêu quý và yên tâm gắn bó với doanh nghiệp, nỗ lực hết sức trong công việc. Bên cạnh tâm lý thoải mái NLĐ sẽ phát huy hết khả năng sáng tạo của mình làm cho năng suất chất lượng lao động tăng cao, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp được giữ vững. Và khi đó lợi ích sẽ thuộc về phía NSDLĐ.
Thứ hai, việc đảm bảo tốt quyền nhân thân của NLĐ còn giúp NSDLĐ tránh được những chi phí không cần thiết như: chi phí để khắc phục hậu quả tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, chi phí giải quyết các tranh chấp lao động có liên quan, chi phí đào tạo lại nguồn nhân lực bị mất do việc xâm hại quyền nhân thân…Trên thực tế, các chi phí này hàng năm không hề nhỏ và đó là một sự lãng phí đối với doanh nghiệp. Không chỉ lãng phí về mặt tiền của để giải quyết các vấn đề liên quan, NSDLĐ còn phải giành thời gian, công sức để giải quyết những vấn đề đó. Chưa tính đến việc nếu nghiêm trọng, NSDLĐ còn có thể gặp phải những rắc rối khác như bị đình chỉ sản xuất…điều này sẽ gây ra thiệt hại không hề nhỏ cho NSDLĐ. Như vậy, để tình hình kinh doanh ổn định, hiệu quả cũng như giảm tải các chi phí không đáng có thì các quyền cơ bản của NLĐ cần được đảm bảo đặc biệt là quyền nhân thân.
Thứ ba, việc đảm bảo quyền nhân thân của NLĐ còn đem lại uy tín cho doanh nghiệp hay chính là NSDLĐ, giữ vững niềm tin từ đối tác cũng như