Thực Trạng Việc Thực Hiện Mục Tiêu Đánh Giá Học Sinh Theo Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông 2018 Ở Các Trường Thpt Huyện Hưng Hà, Thái Bình

2.3.2. Thực trạng việc thực hiện mục tiêu đánh giá học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở các trường THPT huyện Hưng Hà, Thái Bình

Với việc xác định tầm quan trọng của hoạt động đánh giá học sinh như trên thì việc thực hiện các mục tiêu đánh giá như thế nào, chúng tôi tiếp tục tiến hành khảo sát các khách thể về mức độ đạt được mục tiêu đề ra đối với hoạt động đánh giá học sinh trong các nhà trường, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.6. Thực trạng mức độ thực hiện mục tiêu đánh giá học sinh

theo chương trình GDPT 2018 ở các trường THPT huyện Hưng Hà, Thái Bình



Nội dung

Tốt

Khá

Trung

bình

Chưa tốt


ĐTB


TB

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1. Làm sáng tỏ mức độ đạt được và chưa đạt được về mục tiêu dạy học, tình trạng kiến thức, kĩ năng kĩ xảo, thái độ của học sinh so với yêu cầu của

chương trình


65


52


20


16


35


28


5


4


3,16


1

2. Tạo cơ hội cho các em có kĩ năng tự đánh giá, giúp các em nhận ra sự tiến bộ của mình khuyến khích động viên và nhận thức đẩy việc học tập ngày càng tốt hơn.


45


36


51


40.8


11


8.8


18


14.4


2.98


4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THPT huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình - 8

Nội dung

Tốt

Khá

Trung

bình

Chưa tốt


ĐTB


TB

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

3.Công khai hóa các nhận định về năng lực, kết quả học tập của mỗi em học sinh

và cả tập thể lớp,


50


40


38


30.4


20


16.0


17


13.6


2.96


3

4. Phát hiện những sai sót và nguyên nhân dẫn đến sai sót, giúp học sinh điều chỉnh hoạt động học

tập của mình.


53


42.4


40


32.0


12


9.6


20


7.3


3.0


2

5.Giúp giáo viên có cơ sở thực tế để nhận ra những điểm mạnh điểm yếu của mình để tự điều chỉnh, hoàn thiện hoạt động

dạy


26


20.8


36


28.8


22


17.6


41


32.8


2.37


5

6. Giúp GV phấn đấu không ngừng nâng cao chất lượng

và hiệu quả dạy học


6


4.8


35


28


31


24.8


53


42.4


1.95


6

Trung bình

2.74




Nhìn vào kết quả bảng 2.6 cho thấy

- Với mục tiêu: Làm sáng tỏ mức độ đạt được và chưa đạt được về mục tiêu dạy học, tình trạng kiến thức, kĩ năng kĩ xảo, thái độ của học sinh so với yêu cầu của chương trình có 85% CBQL và GV cho rằng mức độ thực hiện tốt và khá, điểm trung bình 3.16 xếp thứ nhất. Kết quả đánh giá cho thấy, nhìn chung mục tiêu này đã thực hiện tương đối hiệu quả.

- Với mục tiêu: Phát hiện những sai sót và nguyên nhân dẫn đến sai sót, giúp học sinh điều chỉnh hoạt động học tập của mình cũng có 85% CBQL và GV cho rằng

mức độ thực hiệntốt và khá. Đây là điểm mới trong đánh giá kết quả học tập của học sinh theo CTGDPT mới, mục tiêu không phải chỉ nhằm đánh giá đạt hay không đạt mà là giups HS vfa GV nhận ra những điểm tốt và những điểm còn sai sót, để từ đó điều chỉnh hoạt động dạy và học cho tốt hơn.

- Với mục tiêu: Giúp GV phấn đấu không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học, đây là nội dung CBQL và GV đánh giá mức độ thực hiện kém nhất so với các mục tiêu khác, với điểm trung bình là 1.95, xếp thứ bậc 6.

Nhìn chung các mục tiêu đánh giá KQHT của học sinh theo CTGDPT 2018 thực hiện mới chỉ đạt ở mức độ trung bình. Điều này đặt ra cho công tác quản lí cần có những biện pháp phù hợp trong khâu xác định nội dung, xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện... nhằm nâng cao mức độ đạt được ở mục tiêu này.

2.3.3. Thực trạng mức độ thực hiện các nguyên tắc đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 các trường THPT huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình

Để triển khai hoạt động đánh giá KQHT của học sinh có hiệu quả cần tuân theo các yêu cầu nhất định. Đánh giá học sinh theo CTGDT mới có nhiều điểm khác biệt so với các hình thức đánh giá truyền thống. Chính vì vậy, CBQL và GV càng cần phải nắm vững và thực hiện nghiêm ngặt các yêu cầu trong đánh giá học sinh. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát 25 CBQL và 100 GV về mức độ thực hiện yêu cầu đánh giá, kết quả phản ánh qua bảng số liệu dưới đây:

Bảng 2.7. Thực trạng mức độ thực hiện các nguyên tắc đánh giá KQHT của học sinh theo chương trình GDPT mới


STT


Yêu cầu đánh giá

Mức độ thực hiện


Điểm TB


Thứ bậc

Tốt

Khá

Trung

bình

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1

Đảm bảo tính khách

quan:

65

52.0

45

36.0

15

12.0

0

0.0

3.4

1

2

Đảm bảo tính toàn

diện:

16

12.8

31

4.8

41

32.8

37

29.6

2.35

4

3

Đảm bảo tính

thường xuyên

57

45.6

38

30.4

30

24.0

0

0.0

3.21

2

4

Đảm bảo tính phát

triển

43

24.4

21

16.8

39

31.2

22

17.6

2.68

3

Trung bình

2.91


Kết quả bảng 2.7 cho thấy, quá trình đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chương trình GDPT mới ở các trường THPT huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình nhìn chung đã thực hiện tương đối khá với điểm trung bình là 2.91. Tuy nhiên với yêu cầu của từng nguyên tắc thì mức độ thực hiện chưa đồng đều.

Nguyên tắc được thực hiện tốt nhất theo sự đánh giá của CBQL, GV các trường THPT huyện Hưng Hà là nguyên tắc đảm bảo tính khách quan. Với điểm trung bình là 3.4 xếp thứ 1. Có thể thấy, trong đánh giá kết quả học tập của học sinh thì việc đảm bảo tính khách quan, chính xác luôn là vấn đề được đặt lên hàng đầu. Chính vì vậy nên hầu hết GV các trường THPT huyện Hưng Hà đều nhậ thức rõ được điều đó và thực hiện nguyên tắc này với kết quả cao.

Đứng thứ 2 là nguyên tắc: Đảm bảo tính thường xuyên, trong đánh giá nói chung và đánh giá kết quả học tập của học sinh nói riêng, việc đánh giá một cách thường xuyên, có hệ thống sẽ định kỳ cung cấp cho cán bộ quản lý giáo dục, cho giáo viên đầy đủ những thông tin để điều chỉnh kịp thời các hoạt động giáo dục, là cơ sở để đánh giá một cách toàn diện. Vì vậy chương trình giáo dục phổ thông mới với cách tiếp cận theo năng lực học sinh, việc đánh giá kết quả học tập của học sinh với mục tiêu hướng vào phát triển năng lực học sinh, nên coi trọng đánh giá thường xuyên, đánh giá quá trình hơn là đánh giá tổng kết.

Nguyên tắc mà CBQL, GV các trường THPT Huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình cho rằng việc thực hiện chưa mang lại hiệu quả cao là nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện, với điểm trung bình 2.35 xếp thứ 4 trong số 4 nguyên tắc. Đảm bảo tính toàn diện trong đánh giá kết quả học tập đòi hỏi phải tiến hành kiểm tra, đánh giá ở từng tiết học, từng chương, từng học kỳ, năm học, tạo cho học sinh có ý thức trách nhiệm trong học tập. Rất tiếc là điều này trên thực tế ở các trường THPT huyện Hưng Hà lại thực hiện chưa tốt. Đây cũng là một bài toán đặt ra cho CBQL các nhà trường cần có những biện pháp để thực hiện đồng bộ các nguyên tắc với kết quả cao.

2.3.4. Thực trạng phương pháp đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở các trường THPT huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình Các GV đang áp dụng các PP đánh giá KQHT của học sinh theo CTGDPT

2018 như thế nào trong thực tế giảng dạy của mình? Để trả lời câu hỏi này chúng tôi

tiến hành khảo sát thông qua ý kiến của 25 CBQL, 100 GV đang giảng dạy ở các trường THPT huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.8.

Bảng 2.8. Thực trạng mức độ sử dụng phương pháp đánh giá KQHT của HS theo chương trình GDPT 2018 ở các trường THPT huyện Kiến Xương,

tỉnh Thái Bình



Phương pháp đánh giá KQHT

Mức độ sử dụng

Rất

thường xuyên

thường xuyên

Thỉnh thoảng

Chưa bao giờ

Điểm trung bình


Trung bình

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1. Thông qua vấn

đáp

39

31.2

83

66.4

3

2.4

0

0.0

3.28

2

2. Thông qua làm

bài tự luận

69

55.2

35

28.0

15

12.0

6

4.8

3.32

1

3. Thông qua trắc

nghiệm

44

35.2

65

52.0

16

12.8

0

0.0

3.22

3

4. Đánh giá thông

qua thực hành

64

51.2

30

24.0

11

8.8

20

16.0

3.1

4

5. Thông qua

quan sát

27

21.6

46

36.8

28

22.4

24

19.2

2.6

5

6. Đánh giá

thông qua sản phẩm hoạt động


22


17.6


37


29.6


19


15.2


47


37.6


2.27


6

Trung bình

2.96


Kết quả thống kê ở bảng 2.3 cho thấy: Điểm trung bình ở các tiêu chí đánh giá mức độ thực hiện phương pháp dạy học đạt ở mức độ trung bình (ĐTB = 2.96). Những PP KTĐG được sử dụng ở mức độ thường xuyên nhất là phương pháp làm bài tự luận, vấn đáp, thông qua trắc nghiệm. Điểm trung bình của các PPDH này dao động từ 3.22 đến 3.32, ứng với mức độ thường xuyên đến khá thường xuyên. Trong đó, phương pháp đánh giá thông qua làm bài tự luận xếp thứ nhất, với (ĐTB = 3.32); thứ hai là phương pháp thông qua vấn đáp với (ĐTB = 3.28); xếp thứ ba là phương pháp làm bài trắc

nghiệm với (ĐTB = 3.22; thứ tư là phương pháp đánh giá thông qua thực hành với (ĐTB

= 3.1); xếp thứ năm là phương pháp thông qua quan sát (ĐTB = 2.6), cuối cùng là phương pháp thông qua sản phẩm hoạt động của học sinh, điểm trung bình 2.27. Lí giải cho các PP đánh giá được sử dụng nêu trên ở mức độ thường xuyên là vì thói quen đánh giá với mục đích là kiểm tra việc nắm vùng nội dung kiến thức theo chương trình cũ vẫn còn, nhưng giáo viên đã nhận thức được mục đích của kiểm tra, đánh giá theo định hướng pháp triển năng lực học sinh, bước đầu đã có thay đổi, nhưng chưa thật sự thích ứng tốt và đáp ứng tốt với việc kiểm tra đánh giá này nên đa số vẫn đánh giá theo các phương pháp truyền thống.

Đáng chú ý là một số PP đánh giá có ưu thế hình thành năng lực cho người học lại được các GV sử dụng rất ít, đó là các phương pháp thông qua quan sát, thông qua sản phẩm hoạt động của học sinh. Điểm trung bình các các phương pháp này dao động khoảng từ 2.27 đến 2.6, ứng với mức thỉnh thoảng hoặc không bao giờ sử dụng, trong đó, phương pháp thông qua sản phẩm hoạt động có điểm trung bình thấp nhất trong số các phương pháp (ĐTB = 2.27). Theo các CBQL, GV, sở dĩ các phương pháp này ít được sử dụng là do vấn đề thời gian. Hơn nữa, có những phương pháp còn mới mẻ nên cũng khiến cho GV cảm thấy lúng túng khi đưa vào thực tiễn giảng dạy.

Qua dự giờ thầy P.V.M, chúng tôi quan sát thấy rằng GV vẫn thiên về phương pháp đánh giá thông qua vấn đáp và tự luận, GV tuy có tổ chức cho HS làm việc nhóm nhưng cách làm việc còn mang tính hình thức, chưa tạo điều kiện để mỗi HS trong nhóm hoạt động, tự tạo ra sản phẩm của mình, đóng góp vào kết quả làm việc chung, chưa đánh giá kết quả hoạ tập của học sinh thông qua các sản phẩm hoạt động Như vậy, có thể nhận định rằng: PP KTĐG rất đa dạng và được các GV sử

dụng với tần suất khác nhau. Các phương pháp có ưu thế hình thành năng lực cho người học chưa thật sự được chú trọng.

2.3.5. Thực trạng các hình thức đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chương trình GDPT 2018 ở các trường THPT huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình

Qua quá trình tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi khảo sát bằng phiếu hỏi câu 3 (PL1,2) về thực trạng thực hiện các hình thức đánh giá KQHT của HS theo chương trình GDPT 2018 ở các trường THPT huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình chúng tôi thu được kết quả ở bảng sau:

Bảng 2.9. Đánh giá của CBQL, GV trường THPT về thực trạng thực hiện các hình thức đánh giá KQHT của HS theo chương trình GDPT 2018


TT


Hình thức đánh giá

Mức độ thực hiện


ĐTB


Thứ bậc

Tốt

Khá

Trung

bình

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1

Đánh giá thường xuyên

32

25.6

47

37.6

26

20.8

20

16.0

2.72

3

2

Đánh giá định kỳ

64

51.2

30

24.0

11

8.8

20

16.0

3.1

2

3

Đánh giá tổng kết

44

35.2

65

52.0

16

12.8

0

0.0

3.22

1

4

Kết hợp đánh giá thường

xuyên định kỳ và tổng kết

27

21.6

46

36.8

28

22.4

24

19.2

2.6

4













ĐTB chung



Qua bảng số liệu chúng tôi nhận thấy rằng:

- Cán bộ quản lí, giáo viên các trường THPT huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình tham gia khảo sát đều khẳng định các hình thức đánh giá nêu trên đều được giáo viên sử dụng trong hoạt động đánh giá KQHT học sinh theo CTGDPT mới. Song mức độ đánh giá về kết quả thực hiện các hình thức trên có khác nhau.

Hình thức đánh giá tổng kết và đánh giá định kỳ được các trường thực hiện tốt hơn cả, hình thức kết hợp giữa đánh giá thường xuyên, định kỳ và tổng kết chưa tốt. Điều này cho thấy, với hình thức đánh giá định kỳ, đánh giá tổng kết, việc thực hiện là theo kế hoạch dạy học chung của nhà trường, khi thực hiện hình thức đánh giá này có sự tham gia chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo nhà trường vào các khâu trong quá trình đánh giá. Còn hình thức đánh giá thường xuyên, chủ yếu là do giáo viên thực hiện hàng ngày trong quá trình giảng dạy trực tiếp trên lớp. Nhưng việc thực hiện hình thức đánh giá này trong quá trình dạy học đối với giáo viên các trường THPT là chưa thật hiệu quả, điểm trung bình

2.72 xếp khoảng thang đo mức độ trung bình.

2.4. Thực trạng quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường trung học phổ thông huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình theo chương trình GDPT 2018

2.4.1. Thực trạng lập kế hoạch đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường trung học phổ thông huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình theo chương trình GDPT 2018

Qua quá trình tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi câu 6 (PL2) về thực trạng lập kế hoạch hoạt động đánh giá KQHT của HS theo CTGDPT 2018 ở các trường THPT huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình chúng tôi thu được kết quả ở bảng sau:

Bảng 2.10. Đánh giá của CBQL trường TH về thực trạng lập kế hoạch đánh giá KQHT môn TV theo hướng PTNL học sinh


TT


Nội dung đánh giá

Mức độ đánh giá


ĐTB

Thứ bậc

Tốt

Khá

Trung

bình

Yếu


1

Phân tích thực trạng hoạt động đánh giá KQHT của học sinh

theo định hướng CTGDPT 2018


0


5


20


0


2.4


2


2

Xác định các nguồn nhân lực cần thiết cho hoạt động đánh giá KQHT của học sinh theo định

hướng CTGDPT 2018


0


6


19


0


2.24


1


3

Xác định mục tiêu, thời điểm

đánh giá KQHT của học sinh theo định hướng CTGDPT 2018


0


3


22


0


2.12


4


4

Lập kế hoạch đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định

hướng CTGDPT 2018 cho từng khối lớp, từng lớp


0


4


21


0


2.16


3


5

Kế hoạch đánh giá xác định rõ hình thức kiểm tra đánh giá? Kiến thức, kỹ năng và năng lực cần đạt đối với từng mức độ? Cấu

trúc đề kiểm tra?


0


1


24


0


2.01


4

ĐTB chung

2.18


Qua bảng số liệu cho thấy

Xây dựng kế hoạch là khâu đầu tiên trong bất kỳ một chu trình quản lý nào của cán bộ quản lí. Đối với quản lý hoạt động đánh giá KQHT của học sinh theo định hướng CTGDPT 2018 ở các trường THPT thì công tác xây dựng kế hoạch phải được cán bộ quản lí nhà trường xây dựng và thực hiện đầy đủ nhằm hoạch định được những nội dung cụ thể trong hoạt động đánh giá KQHT của học sinh theo định hướng CTGDPT 2018. Tuy nhiên, kết quả điều tra thu được cho thấy điểm trung bình chung của các nội dung điều tra là 2.18 ứng với bốn mức độ thì đây là kết quả ở mức “Trung bình”. Điều này chứng tỏ các nội dung trong công tác xây dựng kế hoạch đánh giá KQHT của học sinh theo định hướng CTGDPT 2018 ở các trường THPT huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình chưa thật sự được quan tâm sát sao, mới chỉ được thực hiện ở mức trung bình. Trong đó Lập kế hoạch đánh giá kết quả

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 03/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí