xuyên về học tập và đánh giá thường xuyên về năng lực, phẩm chất) và đánh giá định kì (Đánh giá định kì về học tập và đánh giá định kì về năng lực, phẩm chất).
Quản lý hoạt động đánh giá học sinh có vai trò ý nghĩa rất lớn trong quản lý giáo dục, hoạt động đánh giá học sinh được quản lý tốt sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Nội dung quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chương trình GDPT năm 2018 của Hiệu trưởng trường THPT bao gồm: (1) Xây dựng kế hoạch hoạt động đánh giá học sinh; (2) Tổ chức hoạt động đánh giá học sinh;
3. Chỉ đạo hoạt động đánh giá học sinh; (4) Kiểm tra giám sát việc thực hiện kế hoạch hoạt động đánh giá học sinh.
Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động đánh giá học sinh THPT theo chương trình GDPT năm 2018 bao gồm yếu tố chủ quan (Yếu tố nhận thức, Trình độ, năng lực, phẩm chất của người quản lý, Chất lượng giáo viên; Chất lượng học sinh) và yếu tố khách quan (Chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về GD & ĐT; Cơ sở vật chất, tài chính; Công nghệ thông tin; Nhận thức của xã hội, của cha mẹ học sinh).
Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập là tổng thể các công việc của CBQL, GV và học sinh, bao gồm việc đề ra cơ chế, chính sách, đề ra các biện pháp thực hiện, phân bổ nguồn lực, tổ chức thực hiện, thanh tra, kiểm tra để thực hiện một cách tốt nhất tất cả các khâu trong quá trình đánh giá kết quả học tập nhằm đánh giá chính xác kết quả học tập của người học và giúp cải thiện việc dạy và học.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ KẾT QỦA HỌC TẬP CỦA HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN HƯNG HÀ, TỈNH THÁI BÌNH THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC
PHỔ THÔNG MỚI
2.1. Vài nét về giáo dục trung học phổ thông huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình
Trong những năm qua được sự quan tâm của các ngành giáo dục đào tạo nói chung, giáo dục THPT nói riêng của huyện Hưng Hà , tỉnh Thái Bình đang có những bước tiến vững chắc. Thể hiện ở quy mô trường, lớp được duy trì và phát triển số lượng giáo viên giỏi các cấp, học sinh giỏi các cấp ngày càng tăng. Cấp tiểu học số học sinh học lực giỏi đạt 38,6% tăng 15,3% THCS đạt 19,1% tăng 7,2%. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THSC đạt 99,2%; tốt nghiệp THPT đạt 99,5%. Đỗ cao đẳng, Đại học đạt 90,2% số thí sinh dự thi. Có 93 học sinh đạt giải cấp tỉnh, tỷ lệ huy động trẻ ra lớp tăng, có 139 nhóm
Đến nay, tất cả các trường học trong toàn huyện đã được xây nhà lớp học 2 tầng kiên cố, các phòng làm việc của ban giám hiệu, phòng thư viện, thiết bị, phòng y tế và các phòng chức năng khác đã được củng cố và nâng cấp, có thể phục vụ được các hoạt động của nhà trường.
* Trình độ năng lực đội ngũ quản lí giáo viên số lớp học sinh
+ Về cán bộ quản lí: 4 trường tổng số có 10 CBQL, trong đó THPT Hưng Nhân: 03
THPT Bắc Duyên Hà: 03 THPT Đông Hưng Hà: 02 THPT Nam Duyên Hà: 03
Tất cả các đồng chí đều có trình độ chuyên môn Đại học đây là điều kiện thuận lợi về nhận thức năng lực chuyên môn để các trường tiến hành quản lí tổ chức chỉ đạo hoạt động kiểm tra - đánh giá.
Bảng 2.1. Thống kê trình độ chuyên môn giáo viên của 4 trường
Tên trường | Số giáo viên | Trình độ chuyên môn (tính theo %) | ||||
Trên ĐH | ĐH | CĐ | TC | |||
1 | THPT Hưng Nhân | 62 | 10 | 52 | 0 | 0 |
2 | THPT Bắc Duyên Hà | 76 | 10 | 66 | 0 | 0 |
3 | THPT Đông Hưng Hà | 65 | 8 | 59 | 0 | 0 |
4 | THPT Nam Duyên Hà | 61 | 7 | 51 | 0 | 0 |
Tổng số |
Có thể bạn quan tâm!
- Mục Tiêu Đánh Giá Kết Quả Học Tập Của Học Sinh Thpt Theo Chương Trình Gdpt Năm 2018
- Các Phương Pháp Đánh Giá Kết Quả Học Tập Của Học Sinh Thpt Theo Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông 2018
- Chỉ Đạo Triển Khai Hoạt Động Đánh Giá Kết Quả Học Tập Của Học Sinh Ở Trường Trung Học Phổ Thông Theo Ctgd 2018
- Thực Trạng Việc Thực Hiện Mục Tiêu Đánh Giá Học Sinh Theo Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông 2018 Ở Các Trường Thpt Huyện Hưng Hà, Thái Bình
- Thực Trạng Về Tổ Chức Thực Hiện Hoạt Động Đánh Giá Kết Quả Học Tập Của Học Sinh Các Trường Trung Học Phổ Thông Huyện Hưng Hà, Tỉnh Thái Bình
- Biện Pháp Quản Lí Hoạt Động Đánh Giá Kết Quả Học Tập Của Học Sinh Theo Chương Trình Gdpt 2018 Ở Các Trường Thpt Huyện Hưng Hà, Tỉnh Thái Bình
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
Số liệu được thu thập tại Sở Giáo dục Thái Bình từ bảng 2.1 thống kê ta thấy 35 giáo viên của 4 trường có trình độ trên chuẩn còn lại là đạt chuẩn không còn giáo viên nào chưa đạt chuẩn nhưng vẫn còn cá biệt một số giáo viên vẫn chưa thể đáp ứng tốt được các yêu cầu về đổi mới kiểm tra đánh giá, từ đó ảnh hưởng đến việc xây dựng ma trận đề kiểm tra, chất lượng câu hỏi, chất lượng bài kiểm tra.
Bảng 2.2. Tỉ lệ giáo viên đạt chuẩn theo nhóm môn học của 4 trường
Số giáo viên | Xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp (%) | ||||
Xuất sắc | Khá | Trung bình | Kém | ||
Toán - Tin - CN | 62 | 77.4 | 22.6 | 0.0 | 0.0 |
Lí - Hóa - Sinh - CN | 64 | 78.1 | 21.9 | 0.0 | 0.0 |
Văn - GDCD | 52 | 86.5 | 13.5 | 0.0 | 0.0 |
Ngoại ngữ | 32 | 78.1 | 21.9 | 0.0 | 0.0 |
Sử - Địa - Thể dục | 51 | 74.5 | 25.5 | 0.0 | 0.0 |
Tổng | 261 | 78.9 | 21.1 | 0.0 | 0.0 |
Số liệu được thu thập tại Sở Giáo dục Thái Bình từ bảng 2.2. cho ta thấy tỉ lệ giáo viên được xếp loại xuất sắc của tất cả các nhóm bộ môn là đông nhất. Không có giáo viên xếp loại TB và kém. Giáo viên được xếp loại xuất sắc tập trung chủ yếu vào bộ môn ôn thi THPT Quốc gia trước đây, nay là thi tốt nghiệp THPT. Điều đó cho
biết các môn khoa học này được quan tâm hơn, giáo viên có sự đầu tư nhiều hơn vào chuyên môn và có sự thay đổi tích cực về đổi mới phương pháp giảng dạy, thi và kiểm tra nhằm đáp ứng với những yêu cầu của nội dung thi và kiểm tra.
Bảng 2.3. Tỉ lệ giáo viên đạt chuẩn theo từng đơn vị trường
Số giáo viên | Xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp (%) | ||||
Xuất sắc | Khá | Trung bình | Kém | ||
THPT Hưng Nhân | 62 | 72.6 | 27.4 | 0.0 | 0.0 |
THPT Bắc Duyên Hà | 76 | 65.8 | 34.2 | 0.0 | 0.0 |
THPT Đông Hưng Hà | 65 | 61.5 | 38.5 | 0.0 | 0.0 |
THPT Nam Duyên Hà | 58 | 65.5 | 34.5 | 0.0 | 0.0 |
Tổng | 261 | 66.3 | 33.7 | 0.0 | 0.0 |
Bảng 2.3 cho biết tỉ lệ giáo viên xếp loại xuất sắc chuẩn nghề nghiệp của 4 trường là nhiều nhất, tỉ lệ xuất sắc có khác nhau, không có giáo viên xếp loại Trung bình và kém. Đây là con số quan trọng, thuận lợi cho yêu cầu đổi mới kiểm tra, đánh giá trong các nhà trường THPT huyện Hưng Hà.
Bảng 2.4. Thống kê số giáo viên, số lớp, số học sinh của 4 trường
Tên trường | Tính theo tỉ lệ % | ||||||
Số GV | Số HS | Số lớp | HS/lớp | GV/lớp | Ghi chú | ||
1 | THPT Hưng Nhân | 62 | 1800 | 39 | 46.4 | 1.59 | |
2 | THPT Bắc Duyên Hà | 76 | 1750 | 39 | 44.9 | 1.95 | |
3 | THPT Đông Hưng Hà | 65 | 1617 | 36 | 44.9 | 1.81 | |
4 | THPT Nam Duyên Hà | 58 | 1345 | 30 | 44.8 | 1.93 | |
Tổng cộng | 261 | 6512 | 144 | 45.2 | 1.81 |
Bảng 2.4 cho thấy, tỉ lệ trung bình số giáo viên/lớp là 181 GV/lớp (theo định biện chỉ 1,95, nếu phải kiêm nhiệm nhiều việc khác cho phép đến 2,2). Như vậy đảm
bảo số lượng giáo viên để thực hiện nhiệm vụ kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh. Riêng trường THPT Hưng Nhân, biên chế Sở GDĐT giao 75 giáo viên, hiện có 52 nên phải hợp đồng với giáo viên tập việc, vì thế số lượng giáo viên ở một số bộ môn chưa ổn định. Tuy nhiên, lực lượng giáo viên cốt cán của các bộ môn vẫn đảm bảo cho sự ổn định giáo dục của nhà trường.
Số học sinh trên lớp tương đối đáp ứng yêu cầu sĩ số học sinh với trường chuẩn Quốc gia (tối đa không quá 45 học sinh/lớp), đây là điều kiện tốt để giáo viên có thể bao quát lớp, quan tâm đến từng đối tượng học sinh tiến hành hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh một cách nghiêm túc có chất lượng và hiệu quả.
2.2. Khái quát về khảo sát thực trạng
2.2.1. Mục đích khảo sát
- Tiến hành nghiên cứu đánh giá thực trạng quản lý hoạt động đánh giá học sinh theo chương trình GDPT 2018 ở các trường THPT huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, từ đó đưa ra các nhận định chung về quản lý hoạt động đánh giá học sinh theo chương trình GDPT 2018.
- Xác định cơ sở thực tiễn cho việc xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá học sinh theo chương trình GDPT 2018 ở các trường THPT huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình
2.2.2. Phạm vi và đối tượng khảo sát
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát trưng cầu ý kiến các cán bộ quản lý, giáo viên, và học sinh của 04 trường THPT huyện Hưng Hà, Tỉnh Thái Bình (trường THPT Hưng Nhân, THPT Bắc Duyên Hà, THPT Đông Hưng Hà, THPT Nam Duyên Hà) cụ thể như sau:
- CBQL: 25 ngừoi (Hiệu trưởng; hiệu phó; tổ trưởng , tổ phó chuyên môn)
- GV: 100 người.
2.2.3. Nội dung khảo sát
- Thực trạng hoạt động đánh giá học sinh theo chương trình GDPT 2018 ở các trường THPT huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình
- Thực trạng quản lý hoạt động đánh giá học sinh theo chương trình GDPT 2018 ở các trường THPT huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình
- Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đánh giá học sinh theo chương trình GDPT 2018 ở các trường THPT huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình
2.2.4. Phương pháp khảo sát
Dựa trên cơ sở lí luận của đề tài và mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài chúng tôi xây dựng 2 loại phiếu điều tra:
Phiếu điều tra số 1: Dành cho GV (phụ lục 1). Phiếu điều tra số 2: Dành cho CBQL (phụ lục 2) Phiếu điều tra số 3: Dành cho Học sinh (phụ lục 3)
Mục đích: sử dụng phiếu hỏi để thu thập các thông tin về thực trạng đánh giá KQHT của học sinh theo CTGDPT 2018 ở các trường THPT huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình
Cách tính và các mức điểm:
- Sử dụng phương pháp thống kê để xử lý kết quả khảo sát.
Nội dung 1: Thực trạng đánh giá KQHT của học sinh theo CTGDPT 2018 ở các trường THPT huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình chúng tôi sử dụng thang đo 4 bậc (4 mức độ) chuyển định lượng tương ứng từ 1 đến 4 điểm. Với cách tính điểm như trên, điểm tối đa của thang đo là 4 (max) và điểm tối thiểu là 1 (min). Do vậy, điểm trung bình ( X) của các mức sẽ nằm trong khoảng (1 ≤ X≤ 4).
- Nội dung 2: Thực trạng QL đánh giá KQHT của học sinh theo CTGDPT 2018 ở các trường THPT huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình và các yếu tố ảnh hưởng của nó, chúng tôi sử dụng thang đo 3 bậc (3 mức độ) chuyển định lượng tương ứng từ 1 đến 3 điểm. Với cách tính điểm như trên, điểm tối đa của thang đo là 3 (max) và điểm tối thiểu là 1 (min). Do vậy, điểm điểm trung bình ( X) của các mức sẽ nằm trong khoảng (1 ≤ X≤ 3).
2.3. Thực trạng đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường trung học phổ thông huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình
2.3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về đánh giá kết qủa học tập của học sinh theo CTGDPT 2018 ở các trường trung học phổ thông huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình
Bảng 2.5. Thực trạng nhận thức về hoạt động đánh giá học sinh theo chương trình GDPT 2018
Rất quan trọng | Quan trọng | Bình thường | Không quan trọng | ĐTB | TB | |||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | |||
Là biện pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng dạy - học. | 87 | 69.6 | 25 | 20.0 | 13 | 10.4 | 0 | 0 | 3.59 | 1 |
Cho điểm, xếp loại học sinh, khuyến khích học sinh học tập. | 83 | 66.4 | 16 | 12.8 | 26 | 20.8 | 0 | 0.0 | 3.45 | 2 |
Cơ sở để giáo viên điều chỉnh hoạt động dạy và hoàn thiện hoạt động học tập của học sinh. | 63 | 50.4 | 30 | 24.0 | 20 | 16.0 | 12 | 9.6 | 3.15 | 3 |
Để học sinh tự kiểm tra về khả năng lĩnh hội tri thức, kĩ năng và tự điều chỉnh cách học. | 53 | 42.4 | 30 | 24.0 | 24 | 19.2 | 18 | 14.4 | 2.94 | 4 |
Giúp giáo viên nâng cao năng lực tự đánh giá, hạn chế tiêu cực khi đánh giá. | 36 | 28.8 | 39 | 31.2 | 30 | 24.0 | 20 | 16.0 | 2.72 | 5 |
Giúp học sinh tự đánh giá khả năng, để định hướng phát triển cho bản thân. | 33 | 26.4 | 34 | 27.2 | 33 | 26.4 | 25 | 20.0 | 2.60 | 6 |
Trung bình | 3.07 |
Từ bảng khảo sát 2.5 chúng ta thu được kết quả như sau:
- Có 100% ý kiến của CBQL cho rằng hoạt động đánh giá học sinh là biện pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng dạy - học điểm trung bình cao nhất 3.59 xếp thứ bậc 1. Bởi vì đánh giá học sinh có vai trò rất quan trọng, thể hiện kết quả cuối
cùng các hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS. Tuy nhiên, việc xác định đúng mục đích và yêu cầu trong hoạt động đánh giá còn hạn chế. Hiện mới chú trọng vào việc xác định nội dung đánh giá, chưa chú trọng đến đối tượng, hình thức, phương pháp và phương tiện đánh giá. Đánh giá học sinh là khâu cuối cùng của quá trình đào tạo nhưng là khâu quan trọng nhất vì nó sẽ phản ánh toàn bộ quá trình đào tạo của người GV được tổ chức thực hiện như thế nào. Hiện nay, việc lựa chọn hình thức và phương pháp đánh giá chưa phù hợp, phương tiện đánh giá hiện đại để đảm bảo tính khách quan còn hạn chế.
- CBQL cho rằng các nội dung ý nghĩa và tầm quan trọng của phiếu khảo sát thì không có nội dung nào là không quan trọng, điều này cho thấy rằng một bộ phận lớn CBQL đã nhận thức được vai trò quan trọng của hoạt động đánh giá, tuy nhiên vẫn còn một số cán bộ quản lý coi nhẹ hoạt động đánh giá. Đối với nội dung “giúp học sinh tự đánh giá khả năng, để định hướng phát triển cho bản thân” CBQL,GV cho rằng ít quan trọng và chỉ đạt điểm trung bình 2.6 xếp thứ bậc 6
- Kết quả khảo sát bước đầu cho thấy vẫn còn một số lượng đáng kể giáo viên của các trường tiểu học trên địa bàn huyện Hưng Hà chưa có nhận thức đúng và đầy đủ về ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động đánh giá học sinh..
- Hoạt động đánh giá còn giúp học sinh tự kiểm tra về khả năng lĩnh hội tri thức, kĩ năng và tự điều chỉnh cách học, tuy nhiên vẫn có 14.4% CBQL, giáo viên cho rằng không quan trọng.
- Có sự khác biệt giữa đánh giá của giáo viên và đánh giá của cán bộ quản lý ở hầu hết các nội dung. Giáo viên có xu hướng đánh giá thấp tầm quan trọng của hoạt động đánh giá hơn hơn so với CBQL.
- Như vậy qua khảo sát có thể thấy còn một khoảng cách nhất định về nhận thức của CBQL và GV các nhà trường về tầm quan trọng của hoạt động đánh giá theo CTGDPT 2018 ở các trường THPT huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình hiện nay. Điều này đặt ra cho các nhà quản lý giáo dục trong thời gian tới cần làm tốt hơn nữa công tác nâng cao nhận thức cho CBQL và giáo viên các nhà trường về tầm quan trọng của hoạt động đánh giá, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục của các nhà trường.