Các Phương Pháp Đánh Giá Kết Quả Học Tập Của Học Sinh Thpt Theo Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông 2018

1.3.8. Các phương pháp đánh giá kết quả học tập của học sinh THPT theo chương trình giáo dục phổ thông 2018

Có nhiều cách phân loại các phương pháp đánh giá kết quả học tập của HS, tùy theo góc độ xem xét và mục tiêu phân loại. Chúng ta có thể phân loại các phương pháp đánh giá kết quả học tập của học sinh sau đây:

a) Theo cách thực hiện việc đánh giá, có thể phân chia các phương pháp đánh giá làm ba loại: loại quan sát, loại vấn đáp và loại viết.

- Loại quan sát giúp đánh giá các thao tác, các hành vi, các phản ứng vô thức, các kỹ năng thực hành và cả một số kỹ năng về nhận thức, chẳng hạn cách giải quyết vấn đề trong một tình huống đang được nghiên cứu.

- Loại vấn đáp có tác dụng tốt để đánh giá khả năng ứng đáp các câu hỏi được nêu một cách tự phát trong một tình huống cần kiểm tra, cũng thường được sử dụng khi sự tương tác giữa người hỏi và người đối thoại là quan trọng, chẳng hạn để xác định thái độ người đối thoại...

- Loại viết thường được sử dụng nhiều nhất, vì nó có các ưu điểm sau: cho phép kiểm tra nhiều thí sinh cùng một lúc; cho phép thí sinh cân nhắc nhiều hơn khi trả lời; có thể đánh giá một số loại tư duy ở mức độ cao; cung cấp các bản ghi trả lời của thí sinh để nghiên cứu kỹ khi chấm; dễ quản lý vì người chấm không tham gia trực tiếp vào bối cảnh kiểm tra. Loại đánh giá viết lại được chia thành hai nhóm chính:

+ Nhóm các câu hỏi tự luận: các câu hỏi buộc phải trả lời theo dạng mở, thí sinh phải tự mình trình bày ý kiến trong một bài viết để giải quyết vấn đề mà câu hỏi nêu ra.

+ Nhóm các câu hỏi trắc nghiệm khách quan: đề thi thường bao gồm rất nhiều câu hỏi, mỗi câu nêu lên vấn đề và những thông tin cần thiết để thí sinh có thể trả lời từng câu một cách ngắn gọn.

b) Theo mục tiêu của việc đánh giá có thể phân chia các phương pháp đánh giá làm hai nhóm: đánh giá tiến trình và đánh giá tổng kết. Đánh giá tiến trình được sử dụng trong quá trình dạy và học để nhận được các phản hồi từ học sinh, xem xét mức độ thành công của việc dạy và học, chỉ ra trở ngại và tìm cách khắc phục. Đánh giá tổng kết nhằm tổng kết những gì học sinh đạt được, xếp loại học sinh, lựa chọn học

sinh thích hợp để tiếp tục đào tạo hoặc sử dụng trong tương lai, chứng tỏ hiệu quả của khóa học và việc dạy của giáo viên, đề ra mục tiêu tương lai cho học sinh. Hai nhóm đánh giá nêu trên được tiến hành theo những cách hoàn toàn khác nhau. Trong giảng dạy ở nhà trường, cách đánh giá tiến trình thường gắn chặt với giáo viên, còn các đánh giá tổng kết thường bám sát vào mục tiêu dạy học đã được đề ra và có thể tách khỏi giáo viên.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

c) Theo phương hướng sử dụng kết quả đánh giá, có thể phân chia ra đánh giá theo chuẩn và đánh giá theo tiêu chí.

Đánh giá theo chuẩn: là đánh giá được sử dụng để xác định mức độ thực hiện của một học sinh nào đó so với các học sinh khác trong một nhóm mà trên đó việc đánh giá được thực hiện.

Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THPT huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình - 5

Đánh giá theo tiêu chí: là đánh giá được sử dụng để xác định mức độ thực hiện của một học sinh nào đó so với các tiêu chí xác định cho trước.

d) Dựa vào cách phân loại theo cấp độ, đánh giá có thể phân loại ở 4 cấp độ chủ yếu:

- Đánh giá ở lớp học;

- Đánh giá cấp trường;

- Đánh giá (công khai) ngoài;

- Đánh giá quốc gia và quốc tế kết quả học tập của học sinh

1.3.9. Hình thức đánh giá kết quả học tập của học sinh trung học phổ thông

Kĩ thuật -đánh giá: là những mẫu bài tập cho các mục tiêu khác nhau được miêu tả kĩ lưỡng đề người dạy (giáo viên) có thể tham khảo biên tập các bài tập phục vụ cho các kì kiểm tra - đánh giá trong quá trình dạy học môn học.

+ Kiểm tra đánh giá thường xuyên: còn được gọi là kiểm tra hàng ngày, bao gồm kiểm tra miệng, kiểm tra viết dưới1 tiết, kiểm tra thực hành dưới 1 tiết.

+ Kiểm tra đánh giá định kì: gồm các bài kiểm tra viết từ 1 tiết trở lên, bài kiểm tra thực hành từ 1 tiết trở lên, kiểm tra học kì.

+ Kiểm tra, đánh giá tổng kết: được thực hiện vào cuối giáo trình cuối môn học, cuối năm học nhằm đánh giá kết quả chung, củng cố mở rộng toàn bộ tri thức đã học từ đầu năm đầu môn học, đầu giáo trình tạo điều kiện để người học chuyển sang môn học mới năm học mới.

+ Kiểm tra đánh giá hỗ trợ dạy học hiệu quả:

Trong quá trình dạy học. kiểm tra - đánh giá là một hoạt động tất yếu, không thể thiếu. Trong đó kiểm tra là hình thức thu thập thông tin về mức độ thực hiện mục tiêu từ đó đánh giá hiệu quả dạy và học.

Để kiểm tra, đánh giá hỗ trợ dạy học hiệu qur thì kiểm tra đánh giá phải căn cứ vào mục tiêu dạy học, mục tiêu giáo dục, cụ thể là căn cứ vào chuẩn kiến thức kĩ năng và yêu cầu về thái độ của học sinh đã được quy định trong chương trình giáo dục phổ thông. Kiểm tra và đánh giá là 2 khâu trong một quá trình thống nhất nhằm xác định kết quả mục tiêu dạy học, trong đó kiểm tra là khâu đi trước (không có kiểm tra thì không có căn cứ đánh giá)

Nội dung đánh giá xếp loại học sinh trung học phổ thông dựa vào Thông tư số 26/2020/TT BGDĐT ngày 26 tháng 08 năm 2020 của Bộ GD&ĐT Thông tư sửa đổi một số điều của Quy chế đánh giá , xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT ban hành kèm theo thông tư 58/2011 /TT- BGDĐT ngày 12.12.2011 của Bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo bao gồm một số vấn đề:

- Căn cứ đánh giá xếp loại học lực

- Hình thức đánh giá và kết quả môn học sau một học kì, cả năm.

- Kết quả môn học của mỗi học kì, cả năm

- Điểm trung bình các môn học kì, cả năm

- Trách nhiệm của hiệu trưởng

- Trách nhiệm của Phòng và Sở GDĐT.

1.4. Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh ở trường THPT theo chương trình GDPT 2018

1.4.1. Khái niệm quản lý, quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh THPT theo chương trình GDPT 2018.

1.4.1.1. Khái niệm Quản lý

C. Mác đã khẳng định: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng cần đến một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ chế sản xuất... Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng” [7].

Theo W.Taylor - Người đầu tiên nghiên cứu quá trình lao động trong từng bộ phận của nó, nêu ra hệ thống tổ chức lao động nhằm khai thác tối đa thời gian lao động, sử dụng hợp lý nhất các công cụ và phương tiện lao động nhằm tăng năng suất lao động thì: “Quản lý là nghệ thuật biết rõ ràng, chính xác cái gì cần làm và làm cái gì đó thế nào bằng phương pháp tốt nhất và rẻ tiền nhất. Quản lý là các hoạt động được thực hiện nhằm bảo vệ sự hoàn thành công việc qua những nỗ lực của người khác” [27].

Theo Harold Koontz thì “quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm. Mục tiêu của mọi nhà quản lý là nhằm hình thành một môi trường mà trong đó con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc và sự bất mãn cá nhân ít nhất” [12].

Ở Việt Nam, cũng đã có rất nhiều tác giả đưa ra những khái niệm về quản lý.

- Theo Bùi Trọng Tuân, Nguyễn Kỳ: “Quản lý là chức năng của những hệ thống có tổ chức với những bản chất khác nhau (kỹ thuật, sinh vật, xã hội), thực hiện những chương trình mục đích hoạt động” [31].

- Tác giả Trần Kiểm cho rằng: “Quản lý nhằm phối hợp sự nỗ lực của nhiều người, sao cho mục tiêu của từng cá nhân biến thành những thành tựu của xã hội” [15].

- Quản lý là công tác phối hợp có hiệu quả hoạt động của những người cộng sự khác nhau cùng chung tổ chức.

- Quản lý là những tác động có mục đích lên những tập thể người, thành tố cơ bản của hệ thống xã hội.

Nói về Nhà nước và quản lý Nhà nước trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh ta có thể thấy Người thể hiện một quan điểm khoa học, rõ ràng, minh bạch. Người nói: “... Một Nhà nước pháp quyền có hiệu lực mạnh là Nhà nước được cai trị bằng pháp luật và phải làm cho pháp luật có hiệu lực trong thực tế” [18] và “Trong một Nhà nước dân chủ, dân chủ và pháp luật phải luôn luôn đi đôi với nhau, nương tựa vào nhau...” [18]. Đồng thời “xây dựng một nền pháp chế XHCN đảm bảo được việc thực hiện quyền lực của nhân dân là mối quan tâm suốt đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh” [18].

Những định nghĩa trên tuy khác nhau về cách diễn đạt nhưng đều có thể hiểu: Quản lý là sự tác động liên tục, có tổ chức, có định hướng, có chủ đích của chủ thể

quản lý lên đối tượng quản lý bằng việc sử dụng các phương tiện quản lý nhằm làm cho tổ chức vận hành đạt tới mục tiêu quản lý.

1.4.2.2. Khái niệm Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh THPT theo chương trình GDPT 2018

Đánh giá kết quả học tập của học sinh là một thành tố của quá trình dạy học. Đánh giá KQHT của học sinh nếu được đánh giá khách quan, trung thực sẽ phản ánh được chất lượng thực sự hoạt động học của học sinh và hoạt động dạy của giáo viên.

Quản lý hoạt động đánh giá KQHT học sinh nằm trong mối quan hệ mật thiết với các nội dung quản lý khác như: quản lý chương trình, xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường... Vì vậy, nó có tác động tới việc ra quyết định của nhà quản lý cho sự phát triển của nhà trường.

Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh theo CTGDPT 2018 là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra của Hiệu trưởng trường THPT đối với hoạt động đánh giá KQHT học sinh nhằm đưa hoạt động, đánh giá được diễn ra theo đúng các quy định đồng thời phát huy hết vai trò của đánh giá trong quá trình dạy học, góp phần đưa hoạt động dạy học đạt đến các mục tiêu là hình thành năng lực cho học sinh trình độ tiểu học.

Phạm vi quản lý hoạt động đánh giá học sinh bao gồm cả phạm vi giảng dạy, giáo dục học sinh trên lớp, ngoài giờ lên lớp, ngoại khóa, thực hành, tự học… trong nhà trường.

Quản lý hoạt động đánh giá KQHT học sinh là tác động có tính chất, có mục đích của chủ thể quản lý đến hoạt động đánh giá học sinh để xác định mức độ nắm được kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo của học sinh so với chương trình đề ra.

Phân tích định nghĩa ta thấy: chủ thể của hoạt động cao nhất là người Hiệu trưởng, bên dưới là các giáo viên (chủ nhiệm và bộ môn), một tập thể cùng tham gia đánh giá KQHT học sinh. Hoạt động quản lý hướng tới mục tiêu cụ thể là xác định mức độ nắm được kiến thức của từng học sinh so với chương trình đề ra theo yêu cầu của chương trình.

1.4.2. Nội dung quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh ở trường trung học phổ thông 2018

1.4.2.1. Lập kế hoạch hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh ở trường trung học phổ thông 2018

Nhà trường có trách nhiệm cụ thể hoá quy định chung về hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh thể hiện trong các quy định mang tính pháp lý (Thông tư số 26/2020/TT BGDĐT ngày 26 tháng 08 năm 2020 của Bộ GD&ĐT Thông tư sửa đổi một số điều của Quy chế đánh giá , xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT ban hành kèm theo thông tư 58/2011 /TT- BGDĐT ngày 12.12.2011 của Bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo ban hành Quy định đánh giá và xếp loại HS trung học cơ sở, THPT; Công văn số 8773/BGDĐT-GDTrH ngày 30/12/2010 của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn soạn đề kiểm tra và một số quyết định, thông tư liên quan đến tuyển sinh THPT, thi tốt nghiệp THPT, các văn bản hướng dẫn của Sở GD&ĐT thành những quy định cụ thể phù hợp với phương thức tổ chức hoạt động dạy - học và hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh; phổ biến, hướng dẫn cho cán bộ, giáo viên, học sinh nhận thức và thực hiện đúng các quy định đó.

Kế hoạch hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh là một bộ phận của kế hoạch giáo dục. Nội dung cụ thể của việc xây dựng kế hoạch hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh là:

- Căn cứ vào các hướng dẫn về chuyên môn của Sở GD&ĐT, phân phối chương trình và Thông tư 26 , xây dựng kế hoạch chung và lịch công tác của nhà trường từng năm, dựa vào kế hoạch chung để xây dựng kế hoạch hoạt động đánh giá kết quả học tập cho các khối học. Do kết quả đánh giá có giá trị phản hồi thông tin, góp phần điều chỉnh hoạt động chuyên môn giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh nên kế hoạch đánh giá kết quả học tập của học sinh phải được thực hiện một cách khoa học, chặt chẽ. Kế hoạch cụ thể cho việc tổ chức ra đề, tổ chức kiểm tra, khảo sát chất lượng và các kỳ thi, tổ chức chấm điểm và thông báo kết quả và nguồn nhân lực, nguồn tài chính, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động đánh giá kết quả học tập phải có kế hoạch dài hạn và ngắn hạn; phải đảm bảo đầy đủ, phù hợp và kịp thời các chế độ chính sách đối với người thừa hành.

Để xây dựng kế hoạch hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh phù hợp và khả thi, cần có sự hiểu biết về: các loại hình, mục tiêu, phương pháp và đặc điểm của từng loại hình đánh giá; quy trình đánh giá cho hai loại hình chính là đánh giá trong lớp học và đánh giá qua thi cử; chủ trương và các quy định liên quan đến công tác đánh giá giáo dục; lựa chọn đúng loại hình và phương pháp đánh giá cho từng mục tiêu và đối tượng riêng biệt.

Tất cả kế hoạch về hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh phải được thông báo rộng rãi và công khai đến mọi cán bộ, giáo viên và học sinh. Kế hoạch đánh giá kết quả học tập của học sinh là một trong những cơ sở công tác quản lý chuyên môn, dựa vào đó nhà trường giám sát tiến độ và chất lượng hoạt động của giáo viên.

1.4.2.2. Tổ chức thực hiện hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh ở trường trung học phổ thông theo CTGD 2018

Căn cứ vào kế hoạch chung của năm học để tổ chức bộ máy cho từng quá trình: Tổ chức bộ máy quản lý việc ra đề, xây dựng đáp án biểu điểm, sao in đề; quản lý khâu tổ chức coi, chấm, xử lý kết quả; quản lý khâu tổng hợp, thống kê kết quả, đánh giá; quản lý về nguồn nhân lực; quản lý về tài chính, cơ sở vật chất.

Để thể hiện được vai trò tổ chức thực hiện hoạt động đánh giá KQHT học sinh theo CTGDPT 2018 ở trườngTHPT, Hiệu trưởng cần phải xây dựng và duy trì một cơ cấu tổ chức nhất định về những vai trò, nhiệm vụ của từng tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện hoạt động đánh giá KQHT học sinh theo CTGDPT 2018 cụ thể là:

- Thành lập ban chỉ đạo hoặc đội ngũ GV cốt cán để thực hiện hoạt động đánh giá học sinh theo CTGDPT 2018 trong nhà trường. Triển khai phân công cụ thể cho bộ phận chuyên môn, các tổ trưởng, nhóm trưởng bộ môn hoặc các thành viên của ban chỉ đạo thực hiện.

- Xác định mục tiêu, nội dung, biện pháp và hướng dẫn cách thức tổ chức thực hiện hoạt động đánh giá theo CTGDPT 2018 đối với từng khối lớp.

- Lựa chọn giáo viên là người có năng lực vững vàng, đúng thành phần và có phẩm chất đạo đức tốt để tổ chức thực hiện các hoạt động đánh giá học sinh theo CTGDPT 2018 có hiệu quả.

- Tổ chức bồi dưỡng giáo viên thực hiện nội dung, chương trình về hoạt động đánh giá học sinh theo CTGDPT 2018, nâng cao năng lực cho giáo viên về đánh giá học sinh và phương pháp đánh giá học sinh tiểu học. Đây là công tác phải được hết sức coi trọng nhằm đáp ứng yêu cầu chung của việc tổ chức thực hiện công tác đánh giá học sinh nhất là về tính hiệu quả và sự phù hợp với thực tiễn có những đổi mới. Trong điều kiện đó, sự nhạy bén và tính sáng tạo trong quản lý nhà trường cũng phải được chú trọng phát huy.

- Huy động các cán bộ cốt cán là những tổ trưởng chuyên môn, GV có tay nghề giỏi, có kinh nghiệm tổ chức trong công tác thực hiện hoạt động đánh giá học sinh theo Thông tư 22.

- Giao trách nhiệm cho các tổ trưởng, nhóm trưởng bộ môn thực hiện xây dựng quy trình đánh giá học sinh theo từng bộ môn, thống nhất trong tổ và hướng dẫn GV trong quá trình thực hiện.

- Huy động nguồn lực phục vụ cho các hoạt động đánh giá học sinh như: Huy động nguồn nhân lực tham gia thực hiện hoạt động đánh giá học sinh theo Thông tư 22, huy động nguồn tài chính, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động đánh giá trong nhà trường,…

- Giao trách nhiệm cho bộ phận kế toán triển khai mua sắm, sửa chữa cơ sở vật, trang thiết bị phụ vụ cho hoạt động đánh giá học sinh. Căn cứ điều kiện thực tế của cơ sở giáo dục, các văn bản quy định hiện hành của các cấp về chế độ cho đội ngũ GV tham gia hoạt động đánh giá trong nhà trưởng, để chi trả đảm bảo chế độ một cách phù hợp và kịp thời.

- Tổ chức sử dụng các thiết bị giáo dục phục vụ cho đánh giá học sinh, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin và các phần mềm trong chấm và quản lý đánh giá kết quả học tập của học sinh.

Bộ máy tổ chức thực hiện hoạt động đánh giá học sinh là cơ cấu về bộ máy quản lí, các bộ phận chuyên môn và nghiệp vụ của nhà trường, đó là đội ngũ CBQL, GV, NV và HS và các lực lượng khác tham gia quá trình đánh giá học sinh. Hiệu trưởng giao nhiệm vụ và quyền hạn cho từng người, từng bộ phận phải rõ ràng, hợp lí, không có sự chồng chéo, phải tương xứng giữa quyền hạn và trách nhiệm; tạo

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/03/2023